Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Trên Địa Bàn Xã Tả Van, Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai


+ Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm là 1.400 - 1.460 giờ. Số giờ nắng không đồng đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng (180 - 200 giờ), tháng 10 số giờ nắng ít nhất (30 - 40 giờ).

+ Gió, bão: Ảnh hưởng bởi 2 hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa, mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc.

+ Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió còn có cả sương muối, băng giá, tuyết. Mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp.

Bảng 4.3. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người



STT


Ý nghĩa

Ttb năm (oC)

Ttb tháng(oC)

Biên độ Ttb

năm

Lượng mưa tb năm(mm)

1

Thích nghi

18 - 24

24 - 27

<6o

1.250 - 1.990

2

Khá thích nghi

24 - 27

27 - 29

6- 8

1.990 - 2.550

3

Nóng

27 - 29

29 - 32

8-14

>2.550

4

Rất nóng

29 - 32

32 - 35

14 - 19

<1.250

5

Không thích nghi

>32

>35

>19

<650

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 5

(Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam)

So sánh khí hậu xã Tả Van và bảng chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người cho thấy khí hậu tại vùng này rất thích nghi đối với con người. Đặc biệt thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng.

Nhiệt độ trung bình của xã là 18 - 20oC và lượng mưa trung bình năm từ 1.800 - 2.200 mm so với chỉ tiêu khí hậu sinh học có thể thấy nó nằm trong tầm thích nghi cho sự phát triển của con người. Điều kiện khí hậu thích hợp là tiêu chí đầu tiên của khách tham quan du lịch (du khách sẽ ít đến tham quan ở những vùng có khí hậu quá nóng hay quá lạnh). Tả Van là điểm đến lý tưởng cho du khách tham quan, nghỉ ngơi.


Đến với Tả Van du khách có thể tận hưởng không khí trong lành. Hay được chiêm ngưỡng những những thửa ruộng bậc thang mờ ảo trong làn sương mờ hay hòa mình vào dòng người nô nức trong hoạt động sản xuất (gặt lúa, phơi thóc) vào dịp cuối năm. Với điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi, Tả Van là điểm hứa hẹn đem đến những trải nghiệm lý thú cho du khách xa gần. Đây là một trong những lợi thế để Tả Van phát triển du lịch.

* Thủy văn

Là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, thủy lợi giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong sản xuất. Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chính của suối Bo có chiều dài 80km, bắt nguồn từ các núi cao phía Nam dãy Hoàng Liên Sơn với diện tích lưu vực khoảng 578 km2 chạy dọc theo sườn phía Tây và Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn.

Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lưu lượng nước thất thường và biến đổi theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn với dòng chảy khá mạnh (989 m/s) dễ gây nên các hiện tượng lũ ống, lũ quét, nhất là đối với vùng thấp, mùa khô các suối thường cạn. Vì vậy việc chủ động nước trong tưới tiêu và sinh hoạt của người dân còn hạn chế, phụ thuộc vào tự nhiên. Đây cũng là một trở ngại lớn cho chính quyền địa phương và người dân trong công tác quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng.

4.2.2. Tiềm năng về tài nguyên nhân văn

4.2.2.1. Lễ hội

Ở Tả Van mỗi một dân tộc đều có lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa riêng.

* Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy

Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch người giáy lại mở hội Roóng Poọc để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận gió hòa.


Địa điểm mở hội là một khu ruộng tương đối bằng phẳng phía đầu bảng. Trung tâm hội dựng cây còn có vút bằng cây mai có vòng tròn trên ngọn. Vòng tròn đó một mặt dán giấy vàng tượng trưng cho mặt trăng, một mặt dán giấy đỏ tượng trưng cho mặt trời.

Mở đầu là trò chơi ném còn. Những người cao tuổi lấy 6 quả trứng cùng ném tượng trưng 3 lần khai mạc, rồi sau đó mọi người vào cuộc chơi. Cùng với ném còn là chơi kéo co cũng bắt đầu bằng hình thức kéo nghi lễ, sau khi nghi lễ kết thúc, đông đảo nam nữ thanh niên cùng ùa vào chia phe thi kéo. Đông đảo du khách có thể cùng tham gia để cảm nhận bản sắc nơi đây.

Các trò chơi đang tiếp diễn thì những đôi nam nữ lặng lẽ rút khỏi cuộc chơi tìm góc vắng tâm tình qua đàn môi, tiếng khèn, lời hát.

* Lễ hội xuống đồng

Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào dân tộc Tày, Nùng khai hội sáng ngày mồng 8 Tết thu hút rất đông người dân địa phương và du khách thập phương, có rất nhiều khách du lịch nước ngoài đã đến dự vui và khám phá nét văn hóa đặc sắc của đồng bào vùng núi cao phía bắc. Sau không khí trang nghiêm của phần lễ du khách hòa mình vào trong những làn điệu dân vũ, điệu xòe mừng đảng mừng xuân, mừng đất nước đổi mới, được chứng kiến những nghi thức cúng bái của người dân địa phương,.. và tham gia vào các hoạt động vui chơi như: ném còn, đẩy gậy, kéo co, leo cột mỡ, …

* Lễ hội Nào Cống

Hàng năm vào ngày Thìn, tháng 6 âm lịch các làng người Mông, người Dao, người Giáy ở thung lũng Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ ở bản Tả Van làm lễ “Nào Cống”. Mỗi gia đình cử một người đại diện, không phân biệt nam, nữ, già, trẻ. Lễ “Nào Cống” cầu mong các thần phù hộ người yên vật thịnh, mùa màng bội thu. Ngoài ra, trong lễ hội người


đứng đầu sẽ công bố những bản quy ước chung và kết thúc bằng buổi ăn uống vui vẻ.

* Lễ hội “ Nhặn sồng” và “Nào Sồng”

Đây là lễ hội của người Dao đỏ làng Giàng Tả Chải (Tả Van - Sa Pa) mang ý nghĩa giáo dục cao với dân làng, phòng chống nạn phá rừng.

Người Mông ở Séo Mí Tỷ, ở Dền Thàng, Tả Van cũng như Lao Chải, Hầu Thào, trước đây đều tổ chức lễ hội tương tự gọi là lễ “Nào Sồng”, ngày cúng thường là ngày Thìn tháng giêng. Nội dung quy ước của lễ “Nào Sồng” có sự mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn làng người Dao. Bên cạnh việc bảo vệ rừng, chống thả rông gia súc, quy ước còn đề cập đến các vấn đề phòng chống trộm cắp, bảo vệ mùa màng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau,.

4.2.2.2. Thủ công mỹ nghệ

Nằm lọt trong thung lũng Mường Hoa khu chạm khắc đá cổ Sa Pa với gần 200 hòn đá lớn nhỏ có hình chạm khắc như những bông hoa điểm xuyết cho sự quyến rũ và sức hút mãnh liệt. Trải dài bên bờ Đông Bắc của dòng suối Mường Hoa qua nhiều xã như Tả Van, Sử Pán, Hầu Thào, Lao Chải với chiều rộng khoảng 500 mét.

4.3. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

4.3.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Tả Van

4.3.1.1. Lượng khách đến du lịch tại Tả Van

Khách du lịch là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của một địa phương tổ chức du lịch. Trong những năm gần đây, khi đời sống của người dân ngày càng ổn định và được nâng cao thì du lịch là một điều tất yếu. Các tour du lịch đến Tả Van ngày càng phát triển như: tour Sa Pa, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ. Tour từ thị trấn Sa Pa đi Cát Cát, Tả Van, Bãi đá cổ, Bản Hồ. Tả Van là một điểm đến ngày càng thu hút khách du lịch, đến với Tả Van du khách sẽ được tham quan, tìm hiểu văn hóa và đời sống của người dân. Lượng khách tăng lên là một tín hiệu đáng mừng cho địa phương.


Bảng 4.4. Số lượng khách du lịch đến Tả Van



Chỉ tiêu Năm

2015

2016

2017

2018

SL

(người)

CC (%)

SL

(người

)

CC (%)

SL

(người

)

CC (%)

SL

(người)

CC (%)

Tổng số

17.000

100

35.451

100

72.300

100

109.500

100

Khách quốc tế

8.550

50,29

19.127

53,95

47.920

66,28

68.900

62,92

Khách nội địa

8.450

49,71

16.324

46,05

24.380

33,72

40.600

37,08

( Nguồn: UBND xã Tả Van năm 2018)

Năm 2017 xã Tả Van đã thu hút 109.500 lượt du khách, trong đó có 68.900 lượt khách quốc tế tăng 12,63% so với năm 2015. Lượng khách nội địa cũng tăng đều qua các năm. Do các lễ hội trên địa bàn xã ngày càng phong phú. Một số lễ hội chính như “Ngày mùa trên ruộng bậc thang”, lễ hội Mùa đông thu hút được rất nhiều khách tham gia.

Bên cạnh đó với các hoạt động sản xuất, bản sắc văn hóa của các dân tộc, những nét văn hóa độc đáo, cảnh quan thiên nhiên cũng là điểm thu hút du khách, những kỉ niệm khó quên cho những ai đã từng đến nơi đây và luôn muốn quay lại vào một dịp không xa.

4.3.1.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch cộng đồng

Cơ sở vật chất được xem là một trong những tiền đề tạo nên sự thay đổi. Từ các chương trình, dự án xây dựng nông thôn mới được thực hiện đầu những năm 2014, xã đã có những bước chuyển mình quan trọng. Hệ thống điện, đường, trường, trạm,.. được nâng cấp và tu sửa khang trang. Giao thông thuận tiện giúp cho việc luân chuyển hàng hóa và đi lại được thuận tiện, tạo phát triển về mọi mặt đặc biệt là du lịch cộng đồng. Nắm bắt được cơ hội đó, một số hộ dân ở xã đã mạnh dạn đầu tư cho du lịch nhằm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình.


* Cơ sở lưu trú

Hệ thống các cơ sở lưu trú là thành phần quan trọng của du lịch. Hiện nay trên địa bàn xã có khá nhiều cơ sở đăng ký kinh doanh homestay, nhà nghỉ.

Bảng 4.5. Tổng hợp một số cơ sở lưu trú tại xã Tả Van


TT

Cơ sở lưu trú

Địa chỉ

Cách tổ chức kinh doanh

Quy mô (phòng)

Quy mô (giường)

1

Sapa

Impression

Tả Van

Dáy 1

Tự kinh

doanh

4

4

2

Tả Van

Ecologic

Tả Van

Dáy 1

Tự kinh

doanh

12

22

3

Lotus Hoàng

Tả Van

Dáy 1

Tự kinh

doanh

2

23

4

Green House

Tả Van

Dáy 1

Tự kinh

doanh

6

15

5

Lá Dao Spa

Tả Van

Dáy 1

Tự kinh

doanh

4

8

5

Joy House

Tả Chải

Mông

Tự kinh

doanh

6

17

6

The little

Hmong house

Tả Chải

Mông

Tự kinh doanh

5

11

7

Litopia

Ecolodge

Tả Chải

Mông

Tự kinh doanh

4

13

8

Po Homestay

Tả Van

Dáy 2

Tự kinh doanh

7

29

9

Mộc Anh

homestay

Tả Van

Dáy 2

Tự kinh doanh

12

12

10

Phơri's house

Tả Van

Dáy 2

Tự kinh doanh

9

18

11

Hmong Family

Tả Van

Mông

Tự kinh doanh

5

9

12

Green hills

Homestay

Tả Van

Mông

Tự kinh doanh

5

10

( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)

Hệ thống cơ sở lưu trú tại xã Tả Van tập trung chủ yếu ở đường trục chính như thôn Tả Van Dáy 1, Tả Van Dáy 2 và ở trung tâm xã. Với 12 cơ sở lưu trú quy mô từ 4 - 12 phòng, bằng những chính sách thông thoáng, UBND xã Tả Van đã cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình có


đủ điều kiện và mong muốn tham gia hoạt động du lịch cộng đồng. Với ý chí vươn lên làm giàu bền vững, các hộ dân đã tu sửa lại nhà cửa, sẵn sàng đón tiếp khách du lịch. Điển hình là cơ sở lưu trú Mộc Anh homestay và Tả Van Ecologic với số vốn đầu tư lớn, với 12 phòng khách và khuôn viên khang trang được bố trí hài hòa, cho mỗi du khách đến đây cảm thấy mình như được sống giữa thôn quê đầy thơ mộng với khí hậu hài hòa. Với hình thức tự kinh doanh mang đến tính cạnh tranh lớn cho các hộ gia đình tham gia, góp phần quảng bá cho các đơn vị cũng như địa phương với du khách gần xa.

* Cơ sở dịch vụ bán hàng

Trong khu vực xã Tả Van có khá nhiều cơ sở dịch vụ bán hàng từ bình dân đến siêu thị.

Bảng 4.6. Tổng hợp một số điểm bán hàng tại xã Tả Van

TT

Điểm bán hàng

Địa điểm

Hình thức kinh doanh

1

Quán Ngọc Lương

Tả Van Giáy 2

Bán hàng đồ đá mỹ nghệ, đồ lưu

niệm

2

HTX Dệt may thổ cẩm

sa pa

Tả Van Giáy 2

Thêu, may, bán hàng thổ cẩm

3

Tả Van Restaunt

Tả Van Giáy 2

Dịch vụ ăn uống, bia hơi

4

Mộc Quán

Tả Van Giáy 2

Dịch vụ ăn uống

5

Lá Dao Spa

Tả Van Giáy 2

Tắm lá thuốc, masge

6

Tắm lá thuốc

Pinocchino

Tả Van Giáy 2

Tắm lá thuốc

7

Masge Hoàng Quyên

Tả Van Giáy 1

Tắm lá thuốc, masge, tẩm quất

8

Charm Spa

Tả Van Giáy 1

Tắm lá thuốc, masge, tẩm quất

9

Bam Boo Bar

Tả Van Giáy 1

Dịch vụ ăn uống, cà phê, sinh tố,

rượu bia, bar

10

Nhà Hàng Hoàng

Quyên 2

Tả Van Giáy 1

Dịch vụ ăn uống

11

Local Bar

Tả Van Giáy 1

Cà phê, giải khát, rượu bia, bar

12

Quán Hòa Nguyên

Tả Van Mông

Dịch vụ ăn uống

13

Tắm lá thuốc Lý Phù

Tình

Tả Chải Dao

Tắm lá thuốc

( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)


Qua bảng 4.6 ta có thể thấy, hệ thống điểm bán hàng và các dịch vụ ở Tả Van khá phong phú với các loại hình kinh doanh khác nhau như ăn uống, tắm lá thuốc, bar,.. chủ yếu tập trung ở trung tâm xã. Các điểm kinh doanh này có đầy đủ các tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đội ngũ đón phục vụ đón tiếp khách tận tình, cách bố trí không gian đẹp mắt hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo về ẩm thực của người dân tộc thiểu số. Cùng với đó là hệ thống cung cấp quà lưu niệm và các dịch vụ tẩm quất, masage, tắm lá thuốc cho những du khách đi tham quan bằng hình thức trekking sau một ngày dài mệt mỏi được phân bố tại các thôn.

4.3.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của các hộ điều tra

4.3.2.1. Số lao động tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng của các hộ điều tra

Lao động và khả năng lao động là một trong những yếu tố giúp cải thiện đời sống của bản thân cũng như của gia đình, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Toàn xã có 69 hộ tham gia hoạt động du lịch từ đó ta thấy được lao động tham gia vào hoạt động du lịch từ các hộ điều tra qua bảng sau:

Bảng 4.7. Số lao động tham gia vào hoạt động du lịch tại các hộ điều tra‌


Số LĐ

Nhóm hộ khá

Nhóm hộ TB

Nhóm hộ nghèo

– cận nghèo

Số hộ

( hộ)

Tỷ lệ

(%)

Số hộ

( hộ)

Tỷ lệ

(%)

Số hộ

( hộ)

Tỷ lệ

(%)

1 - 2 LĐ

26

37,68

13

18,84

5

7,25

3 - 4 LĐ

16

23,19

5

7,25

2

2,90

> 5 LĐ

2

2,90

0

0

0

0,00

( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)

Từ bảng ta thấy: Số hộ có từ 1 -2 lao động tham gia du lịch chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cả 3 nhóm hộ khá, hộ trung bình cũng như nhóm hộ

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí