Tổng Số Lao Động Trực Tiếp Trong Hoạt Động Du Lịch Tại Sa Pa Giai Đoạn 2010-2014 (Đơn Vị : Người)

và 34 nhà hàng độc lập với 1.120 chỗ ngồi chủ yếu phục vụ các món Âu, Á đáp ứng nhu cầu cho 6.000 khách lưu trú/ngày đêm.

Ngoài ra còn có rất nhiều các quán ăn có qui mô từ 40 đến 50 ghế/quán, phục vụ các món ăn với giá cả phù hợp khả năng và nhu cầu đa dạng khách du lịch. Tại thời điểm hiện nay số lượng các nhà hàng ăn uống của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn huyện đảm bảo yêu cầu phục vụ khách du lịch.

- Các điểm tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí và các tiện nghi khác

Hệ thống các điểm tham quan và vui chơi giải trí đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay của khách du lịch. Hiện nay hoạt động tiêu khiển chính của khách chủ yếu là dựa vào cảnh quan thiên nhiên như: Đi bộ dạo phố, ngắm cảnh quan thiên nhiên, đi chợ và tham quan tìm hiểu các nét văn hoá dân tộc.

- Phương tiện vận chuyển, đưa đón khách

Những phương tiện vận chuyển khách du lịch Sa Pa chủ yếu là các phương tiện chuyên chở khách du lịch đường bộ. Các phương tiện này phần lớn thuộc sở hữu của các doanh nghiệp tư nhân và các thành phần kinh tế khác. Phương tiện vận chuyển khách du lịch hiện có 154 xe từ 04 đến 50 chỗ ngồi với sức chứa 1.300 khách và 15 đầu xe buýt Lào Cai-Sa Pa-Lào Cai.

2.1.2.4. Lao động ngành du lịch

Số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Trong những năm gần đây, số lượng lao động trong ngành du lịch gia tăng một cách đáng kể. Theo Thống kê của Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Sa Pa (biểu đồ 2.4), tính đến năm 2014, Tổng số lao động ngành du lịch của huyện là 3.236 ngườiCùng với sự gia tăng không ngừng về số lượng, chất lượng lao động

cũng được nâng cao, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, thái độ và khả năng giao tiếp của nhân viên phục vụ từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Thời gian qua, Phòng Văn hoá-Thông tin đã phối hợp với Phòng Nghiệp vụ quản lý du lịch-Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai, các cơ sở đào tạo, đặc biệt là Viện Đại học Mở Hà Nội, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Trường Trung học nghiệp vụ du lịch Lào Cai, Hải Phòng tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản trị nhà hàng, khách sạn tại địa bàn huyện Sa Pa. Đối tượng tham gia hầu hết là lực lượng lao động trong các đơn vị kinh doanh lưu trú, lữ hành, nhà hàng trên địa bàn thị trấn, cộng đồng dân cư nằm trong các tuyến, điểm du lịch từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển ngành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Tổng số lao động trực tiếp

Đơn vị: Người

Nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai - 7

3500

3000

3236

2814

2500

2000

1500

1000

500

0

2447

2128

1850

2010

2011

2012

2013

2014

Nguồn : Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sa Pa

Biểu đồ 2.4. Tổng số lao động trực tiếp trong hoạt động du lịch tại Sa Pa giai đoạn 2010-2014 (Đơn vị : Người)

2.1.3. Vai trò của người H’Mông trong phát triển du lịch ở Sa Pa

Cộng đồng người H’Mông đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch ở Sa Pa. Họ đã tham gia vào một số hoạt động du lịch như dẫn đường,

hướng dẫn viên, khuân vác, cung cấp lương thực, thực phẩm, bán hàng và một số dịch vụ khác.

Bản Cát Cát có 610 người H’Mông mà có tới 120 người tham gia hoạt động du lịch chiếm tỷ lệ 19,7% dân số. Làng Lý Lao Chải có 950 người H’Mông có 121 người tham gia dịch vụ du lịch chiếm tỷ lệ 12,7% dân số nhưng tính theo đơn vị hộ gia đình tỷ lệ số hộ có người tham gia hoạt động du lịch rất cao. Như vậy là số người trực tiếp tham gia dịch vụ du lịch khá đông. Đó là chưa kể số người gián tiếp tham gia các dịch vụ này như sản xuất, đi mua thổ cẩm, hàng lưu niệm....

Bên cạnh việc xuất hiện các ngành nghề mới, một số ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá như nghề thêu dệt thổ cẩm, làm đồ chạm khắc bạc. Các sản phẩm chăn nuôi của các làng H’Mông trước kia chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống và tín ngưỡng của từng gia đình thì nay đã bước đầu trở thành các sản phẩm hàng hoá cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn. Thông qua trao đổi hàng hoá, giao dịch với du khách, khả năng nắm bắt nhu cầu, giá cả thị trường của người H’Mông được nâng cao.

- Tham gia làm hướng dẫn viên, người dẫn đường

Trong các ngành nghề mới xuất hiện, có nghề hướng dẫn viên du lịch và phục vụ khách du lịch (mang đồ, dẫn đường cho khách du lịch) phát triển khá nhanh, nhất là trong tầng lớp thanh niên. Mỗi một làng người H’Mông có một vài thanh niên làm nghề hướng dẫn viên tự phát. Đặc biệt, một số công ty du lịch đã tuyển người H’Mông ở các làng đào tạo trở thành đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Làng Cát Cát có 5 hướng dẫn viên người H’Mông chuyên nghiệp, làng Lao Chải có 12 hướng dẫn viên, xã Hầu Thào có 7 hướng dẫn viên....

Xét về mặt nghiệp vụ hiện nay đã có những khóa đào tạo cho hướng dẫn viên người H’Mông, như khóa tập huấn cho thuyết minh viên du lịch du lịch theo tiêu chuẩn VTOS tổ chức tại trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai. Điều này là một tín hiệu đáng mừng, vì Sở Du lịch đã có sự quan tâm và đầu tư, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho bà con dân tộc thiểu số nhằm mục đích phục vụ khách du lịch ngày một tốt hơn.

Ngoài nghề hướng dẫn, bà con địa phương còn làm công tác dẫn đường và khuân vác. Công việc dẫn đường chủ yếu là dẫn đường cho khách nước ngoài. Những thanh niên H’Mông hầu hết đều biết Tiếng Anh do hàng ngày tiếp xúc với khách nên có cơ hội học bồi ngoại ngữ. Phần lớn là dẫn khách đi xuyên qua các bản làng. Bà con còn nhận khuân vác và dẫn đường cho khách leo núi.

Tại thôn Cát Cát, hiện có 4 người đại diện cho 4 hộ làm công tác dẫn đường và khuân vác với thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày (gần 7% tổng số hộ gia đình ở Cát Cát). Trung bình mỗi tháng tham gia từ 2 - 3 đoàn, mỗi lần đi thường từ 3 - 4 ngày. Thôn Sín Chải chưa có ai tham gia vào hoạt động này.

- Bán hàng phục vụ nhu cầu khách du lịch

Người H’Mông thường bán hàng rong, đồ lưu niệm cho khách du lịch. Ngoài việc bán hàng ở thị trấn, họ còn đi theo bán đồ cho khách khi họ tới tham quan các làng bản. Những người bán các mặt hàng này chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em chiếm đa số.

Không chỉ đi lại bán hàng, hiện nay tại các thôn bản còn có các hộ bán hàng cố định ngay trong bản. Tại thôn Cát Cát, hiện có gần chục quán bán hàng cho khách đi thăm bản, các mặt hàng chủ yếu là đồ uống, bánh kẹo và hàng thổ cẩm. Gần thác Cát Cát còn có vài quán chuyên bán đồ nướng phục vụ khách. Thôn Sín Chải chỉ có 1 hộ gia đình bán đồ uống cho khách du lịch.

- Cung cấp dịch vụ nhà nghỉ -homestay

Hiện nay, các thôn bản của người H’Mông đã lác đác xuất hiện những nhà nghỉ mô hình Homestay phục vụ du khách, chủ yếu là du khách nước ngoài có nhu cầu nghỉ chân và ngủ qua đêm ở bản để khám phá, tìm hiểu về đời sống của bà con dân bản.

- Cung cấp thực phẩm, dịch vụ ăn uống

Trong các bản của người H’Mông, đã xuất hiện một vài nhà hàng phục vụ ăn uống cho khách du lịch, chủ yếu là các bản của xã Lao Chải.

- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, văn hóa dân gian

16 làng người H’Mông còn thành lập các đội văn nghệ phục vụ khách du lịch, thu hút khoảng 200 nam nữ diễn viên không chuyên tham gia. Một số đội ở Lao Chải, Sa Pa, San Sả Hồ không chỉ biểu diễn ở làng mà còn trở thành đội văn nghệ không chuyên của các khách sạn Victorya, BamBeo, khách sạn Châu Long, khách sạn Hàm Rồng....

Hiện nay ở thôn Cát Cát đã có 4 người đại diện cho 4 hộ (7% tổng số hộ ở Cát Cát) tham gia vào các hoạt động văn nghệ. Các hoạt động này gồm có các tiết mục ca múa nhạc dân tộc của người dân H’Mông. Mỗi lần tham gia các diễn viên được hưởng một khoản thù lao là 10.000 đồng/người/lần. Vào mùa khách du lịch Tây Âu, mỗi tháng họ có thể tham gia 4 lần. Như vậy, vào mùa khách du lịch nước ngoài, mỗi hộ này có thể tăng thêm thu nhập là khoảng 40.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, các hoạt động văn nghệ này lại không được tổ chức tại bản mà lại được tổ chức tại một điểm du lịch khác, vì thế sự thu nhập này mang tính phụ thuộc vào điểm du lịch.

Thôn Sín Chải có ít người tham gia hơn, ở đây chỉ có hai người tham gia và cũng có thu nhập tương đương các diễn viên thôn Cát Cát.

- Xe máy chuyên chở khách

Thôn Cát Cát có 10 người tham gia vào dịch vụ xe máy chuyên chở khách. Thôn Sín Chải có 3 người đại diện cho 3 hộ ở đây tham gia (2% tổng

số hộ). Khách sử dụng loại hình này bao gồm cả khách du lịch và người dân ở đây. Tuy khách là người địa phương chủ yếu (60%) nhưng do giá chở khách cao nên thu nhập có được từ khách du lịch gấp 3 lần so với thu được từ khách là người địa phương. Trung bình thu nhập từ dịch vụ này khoảng

60.000 đồng/ngày/xe, vào ngày cao điểm có thể thu nhập lên đến 100.000 đồng/ngày/xe.

2.2. Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông ở Sa Pa, Lào Cai

Để nghiên cứu được các tác động của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người H’Mông ở Sa Pa, trước hết cần có sự tìm hiểu về văn hóa truyền thống trước đây của họ, sau đó nêu lên đặc điểm về đời sống hiện tại của bà con, từ đó thấy được sự khác biệt do ảnh hưởng từ hoạt động du lịch. Khi thực hiện công việc này, tác giả đã tiến hành điều tra, phỏng vấn và tìm hiểu thông tin tại địa bàn huyện Sa Pa, đặc biệt là tại các bản du lịch phát triển mạnh như bản Cát Cát thuộc xã San Sả Hồ, hai bản Lý Lao Chải, Hàng Lao Chải của xã Lao Chải và một bản du lịch hầu như là chưa phát triển, chỉ thỉnh thoảng đón tiếp một số lượng rất ít khách nước ngoài, đó là bản Sín Chải, xã San Sả Hồ.

Qua bảng 2.3, ta thấy trong các bản được điều tra, tỷ lệ hộ gia đình là người H’Mông đều chiếm đa số, vì vậy các số liệu cũng như thông tin điều tra ở đây có thể được dùng để nghiên cứu về người H’Mông là tương đối chính xác.

2.2.1. Tác động đến xây dựng, trang trí nhà cửa

Về kiến trúc truyền thống, nhà ở của người Mông là nhà trệt. Để chống gió, khí hậu lạnh, sương muối vùng cao, nhà của họ thường là thấp, vững chắc, kín đáo. Nhà phổ biến dựng trên các triền núi, phía trước có suối phía sau là núi che chở, xung quanh có thể trồng trọt và chăn nuôi gia súc.

Quy mô nhà thường có ba gian, hoặc ba gian hai chái. Cửa chính mở ở gian giữa, cửa phụ mở ở gian hai bên hoặc đầu hồi nhà. Xung quanh nhà thưng ván, vách nứa hoặc trình tường, mái lợp ván xẻ hay cỏ tranh, tùy từng nơi. Nhà giàu thường làm khá rộng, cột gỗ kê đá tảng đẽo hình đèn lồng hay quả bí, vừa tạo sự vững chắc, không sụt lún, nghiêng lệch, vừa không bị mủn, mọt do ẩm ướt.

Gian giữa là nơi thờ tổ tiên và để dụng cụ sản xuất. Tùy từng dòng họ mà bếp lò và buồng chủ nhà được đặt bên trái (như họ Thào, Giàng, Vàng...) hay bên phải (như họ Mùa, Lý, Lù...), nhưng bao giờ buồng chủ nhà cũng phải đặt cạnh "cột ma"-cột giữa của vì kèo thứ hai ngăn gian đầu hồi bên phải hoặc bên trái gian giữa. Hai gian bên, một bên là bếp lò và buồng ngủ, một bên là bếp khách, giường khách và có thể thêm một buồng ngủ, nếu gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống. Phía trên là gác xép, nơi cất trữ lương thực. Một số gia đình còn làm kho lương thực bên ngoài nhà.

Cửa chính của ngôi nhà thường được treo một tấm vải đỏ hình chữ nhật, hoặc các tờ giấy bản với ý nghĩa cầu phúc. Một số nhà còn treo thêm ở trước cửa một chén nước nguồn tinh khiết bọc vải đỏ được múc vào ngày mồng một tết Nguyên đán. Chén nước này sẽ thay mới vào dịp tết năm sau với ý nghĩa cầu mong bình yên, mát lành, phúc lộc đến nhà đầy đặn như chén nước ấy. Phía trước nhà là chuồng trâu, ngựa, lợn, gà, tổ ong nuôi và có kho để lương thực. Ở những địa hình tương đối bằng phẳng, đồng bào còn trồng rau sau nhà và dựng hàng rào phía trước.

Nhà thường được cất vào mùa khô (từ tháng 11, 12 đến tháng 3, 4 năm sau). Để thử xem nơi đất định dựng nhà có lành không, người Mông thường đào ba hố sâu khoảng 40 cm ở ba vị trí: nơi định đặt bàn thờ tổ tiên (ma nhà), nơi sẽ để bếp lò, nơi sẽ làm bếp khách, rồi cho vào mỗi hố ba hạt gạo hoặc ngô. Hạt thứ nhất tượng trưng cho con người, hạt thứ hai tượng trưng cho gia

súc, hạt thứ ba tượng trưng cho cây trồng (một số dòng họ còn cắm thêm một cây nhỏ chính giữa ba hạt gạo (hoặc ngô), sau đó úp bếp lên để qua đêm (có người để qua ba đêm). Sáng hôm sau mở ra, nếu những hạt này không bị thay đổi vị trí, không bị mốc, không bị kiến tha thì được coi là nơi đất tốt, có thể ở được. Nếu hạt gạo di chuyển ra xa thì đất xấu; nếu bị mất một hạt là đất rất xấu, không thể ở được. Công việc này do chủ nhà thực hiện. Đối với những gia đình cầu toàn hơn, họ mời thầy cúng về làm lễ để xem đất.

Hướng nhà thường là hướng Đông, theo quan niệm để làm ăn tốt. Ngày và giờ dựng nhà phụ thuộc vào tuổi của chủ nhân. Đồng bào thông thường dựng nhà vào những ngày chẵn, kiêng dựng nhà vào ngày lẻ. Giờ dựng nhà thường vào lúc 4 giờ hoặc 6 giờ. Có những gia đình còn mổ gà xem chân để chọn ngày, giờ dựng nhà.

Sau khi san nền, chọn hướng đi cho cửa chính và căn nền vuông vức họ đào hố chôn cột con và dựng xà ngang, làm thành khung nhà. Khi dựng nhà, khâu quan trọng nhất là dựng “cột ma”. Trước khi dựng cột, chủ nhà mổ lợn, gà để cúng cột ma. Theo quan niệm của đồng bào, việc san nền, dựng cột thường phải chọn ngày, giờ tốt. Làm nhà xong thì làm lễ cúng "ma nhà" "cột ma". Chủ nhà phải là người đầu tiên đích thân nhóm lửa vào các bếp để khai mở cho cuộc sống ở ngôi nhà mới.

Nhà ở của người Mông xây dựng khá kiên cố, tường có thể được trình bằng đất dày hoặc ghép các tấm ván xẻ từ gỗ quý chắc chắn. Khuôn viên mỗi gia đình đều được bao bọc bằng tường đá hoặc bằng hàng rào tre và gỗ. Cả hai cách làm như trên là một đặc điểm trong truyền thống của người Mông nhằm mục đích phòng thủ, bảo vệ người, gia súc và của cải nếu có sự tấn công bằng vũ lực từ bên ngoài.

Ngày nay, với tác động của du lịch, kiến trúc nhà ở của người H’Mông đã có sự thay đổi. Trước hết là về vật liệu xây dựng, ngôi nhà truyền thống

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2024