Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau
∆y: chênh lệch tăng, giảm của chỉ tiêu
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau đây:
1) Các chỉ tiêu phản ánh quy mô của hoạt động du lịch trên địa bàn Thị xã Sa Pa như: Tổng lượt khách, doanh thu từ dịch vụ du lịch, số cơ sở lưu trú, số ngày lưu trú.
2) Các chỉ tiêu phản ánh mức tăng trưởng của ngành du lịch bao gồm: tốc độ tăng trưởng số lượt khách du lịch, doanh thu từ dịch vụ du lịch qua các năm và bình quân của cả giai đoạn
3) Các chỉ tiêu phản ánh tài nguyên du lịch của Thị xã Sa Pa như số điểm du lịch, số tuyến du lịch.
4) Các chỉ tiêu phản ánh phát triển nguồn nhân lực cho du lịch: số lớp đào tạo, tập huấn được mở; kinh phí cho phát triển nguồn nhân lực.
5) Các chỉ tiêu phản ánh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch: Số lượng các sự kiện được tổ chức, số lượng các ấn phẩm tuyên truyền, số lượng các tin bài, phóng sự được xây dựng…
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Chất Lượng Của Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Làm Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Phương Pháp Tổng Hợp, Phân Tích Thông Tin
- Kết Quả Thực Hiện Kế Hoạch Phát Triển Du Lịch
- Kết Quả Thực Hiện Chương Trình Phát Triển Nguồn Nhân Lực Cho Du Lịch Của Thị Xã Sa Pa
- Đánh Giá Sự Hài Lòng Đối Với Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
6) Các chỉ tiêu phản ảnh công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch: Số lượt kiểm tra; số cá nhân, tổ chức bị xử lý, số tiền xử phạt.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI
3.1. Tổng quan về Thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 68.329 ha, chiếm 8,24 % diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong toạ độ địa lý từ 220 07’04’’ đến 220 28’46’’ vĩ độ bắc và 1030 43’28’’ đến 104004’15’’ kinh độ đông. Phía bắc giáp huyện Bát xát, phía nam giáp huyện Văn Bàn, phía đông giáp huyện Bảo Thắng, phía tây giáp huyện Than Uyên và Tỉnh Lai Châu. Thị xã Sa Pa có 17 xã và một thị trấn. Thị trấn Sa Pa là trung tâm huyện lỵ nằm cách thị xã Lào Cai 35 km về phía Tây Nam. Nằm trên trục quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu, Sa Pa là cửa ngõ giữa hai vùng đông bắc và tây bắc.
Về địa hình, Sa Pa có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung bình từ 35 - 400, có nơi có độ dốc trên 450, địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp. Nằm ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn, Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200 m đến 1.800 m, địa hình nghiêng và thoải dần theo hướng Tây - Tây Nam đến Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 m và thấp nhất là suối Bo cao 400 m so với mặt biển. Địa hình của Sa Pa chia thành ba dạng đặc trưng sau:
- Tiểu vùng núi cao trên đỉnh: Gồm các xã Tả Giàng Phình, Bản Khoang, Tả Phìn, San Sả Hồ. Diện tích của vùng 16.574 ha, chiếm 24,42 % diện tích tự nhiên của huyện. Độ cao trung bình của khu vực từ 1.400 - 1.700 m, địa hình phân cắt, độ dốc lớn và thung lũng hẹp tạo thành một vùng hiểm trở.
- Tiểu vùng Sa Pa - Sa Pả: Gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Lao Chải, Hầu Thào, Tả Van, Sử Pán và Thị trấn Sa Pa có diện tích 20.170 ha, chiếm 29,72 % diện tích của huyện. Đây là tiểu vùng nằm trên bậc thềm thứ hai của đỉnh Phan
Xi Păng, độ cao trung bình là 1.500 m, địa hình ít bị phân cắt, phần lớn có kiểu đồi bát úp.
- Tiểu vùng núi phân cắt mạnh: Gồm 7 xã phía Nam của huyện là Bản Phùng, Nậm Sài, Thanh Kim, Suối Thầu, Thanh Phú, Nậm Cang và Bản Hồ có diện tích 31.120 ha, chiếm 45,86 % diện tích của huyện. Đặc trưng của vùng là kiểu địa hình phún xuất núi cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp sâu.
Về khí hậu thời tiết: Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa đông lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau .
Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa có các đặc trưng cơ bản sau :
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40 C, nhiệt độ trung bình từ 18 - 200 C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 120 C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 330 C vào tháng 4, ở các vùng thấp. Nhiệt độ xuống thấp nhất từ tháng 2 năm sau, thấp nhất vào tháng 1 là 00 C (cá biệt có những năm xuống tới -3,20 C). Tổng tích ôn trong năm từ 7.500 - 7.8000C. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm.
- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm của Sa Pa biến động trong khoảng 1.400 - 1.460 giờ. Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm từ 180 - 200 giờ, tháng 10 số giờ nắng ít nhất, khoảng 30 - 40 giờ.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 - 90 %, độ ẩm thấp nhất vào tháng 4 khoảng 65 % - 70 %. Do sương mù nhiều, càng lên cao càng dày đặc, đặc biệt trong những thung lũng kín và khuất gió khí hậu ẩm ướt hơn các khu vực khác.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762 mm, cao nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc
vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80 % lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa có lượng mưa trung bình từ 50 - 100 mm/tháng. Mưa đá hay xảy ra vào các tháng 2, 3,4 và không thường xuyên trong các năm.
- Gió: Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa, mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc. Với địa hình đồi núi phức tạp và nằm sâu trong lục địa, Sa Pa ít chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa mà chủ yếu là gió địa hình diễn ra cục bộ theo từng khu vực, tốc độ gió trung bình đạt 2,2 m/s, mạnh nhất có thể lên tới 19,7 m/s. Ngoài ra thị xã Sa Pa còn chịu ảnh hưởng của gió Ô Quí Hồ (gió địa phương) cũng rất khô nóng, thường xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4.
- Giông: Hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc.
- Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và thung lũng kín gió còn có cả sương muối, băng giá, tuyết. mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp.
Do địa hình cao, chia cắt phức tạp, phía Tây và Tây Nam được dãy Hoàng Liên Sơn bao bọc, khí hậu Sa Pa có những nét điển hình riêng và phân chia thành hai vùng khí hậu là vùng cao và vùng thấp, tạo nên sự đa dạng về sản xuất nông lâm nghiệp. Khí hậu Sa Pa mát mẻ và trong lành là nơi nghỉ mát lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên các hiện tượng tuyết rơi, băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Về thuỷ văn, Sa Pa có mạng lưới sông suối khá dày, bình quân khoảng 0,7
-1,0 km/km2 , với hai hệ thống suối chính là hệ thống suối Đum và hệ thống suối Bo.
- Hệ thống suối Đum có tổng chiều dàu khoảng 50 km, bắt nguồn từ vùng núi cao phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn được phân thành hai nhánh chính và
phân bố ở hầu hết các xã phía Bắc và Đông Bắc gồm các xã Sa Pả, Trung Chải, Tả Phìn với tổng diện tích lưu vực khoản 156 km2 .
- Hệ thống suối Bo có chiều dài khoảng 80 km, bắt nguồn từ các núi cao phía Nam dãy Hoàng Liên Sơn với diện tích lưu vực khoảng 578 km2 chạy dọc theo sườn phía Tây và Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn gồm các xã San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú, Hầu Thào, Thanh Kim và Bản Phùng.
Các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lưu lượng nước thất thường và biến đổi theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn với dòng chảy khá mạnh (suối Bo 989 m/s) dễ gây nên các hiện tượng lũ ống, lũ quét, nhất là đối với vùng thấp. Mùa khô các suối thường cạn.
Có thể nói, với những điều kiện tự nhiên đặc trưng, Sa Pa là nơi có tài nguyên du lịch thiên nhiên hết sức tiềm năng. Đây là cơ sở cho việc phát triển du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao và sinh kế lâu dài cho người dân địa phương.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Thị xã Sa Pa được thành lập vào tháng 09/2019 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Sa Pa (cũ). Thị xã Sa Pa có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: Cầu Mây, Hàm Rồng, Ô Quy Hồ, Phan Si Păng, Sa Pa, Sa Pả và 10 xã: Bản Hồ, Hoàng Liên, Liên Minh, Mường Bo, Mường Hoa, Ngũ Chỉ Sơn, Tả Phìn, Tả Van, Thanh Bình, Trung Chải.
Theo thống kê năm 2019, thị xã Sa Pa có diện tích 681,37 km², dân số là 65.695 người, mật độ dân số đạt 96 người/km². Đây là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc Kinh, H'Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó. Trong đó, phần lớn là người H’Mông chiếm tỉ lệ 51,65% và người Dao chiếm 23,04% tổng dân số. Sự phong phú về văn hóa và các nét đẹp về phong tục tập quán của các dân tộc trên địa bàn thị xã là tài nguyên về du lịch nhân văn, thu hút rất nhiều du khách đến tìm hiểu và trải nghiệm.
Về phát triển kinh tế, ngoài thế mạnh về du lịch, các ngành kinh tế khác của Sa Pa cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Cụ thể:
- Nông nghiệp: năm 2019 tốc độ tăng trưởng sản xuất đạt 8,3%. Địa phương tích cực đưa giống mới vào sản xuất, nâng cao giá trị chất lượng cây trồng; tăng cường sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị sản xuất trên một ha đất sản xuất. Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 90 triệu đồng /ha; vượt 9,8 % so với kế hoạch, tăng 4 triệu đồng so với năm 2018. Hệ số sử dụng đất đạt 1,55 lần, đạt 100 % kế hoạch, tăng 0,02 lần so với năm 2018.
- Công nghiệp - Xây dựng: Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp duy trì ổn định; tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 9,2 %. Trong công nghiệp chủ yếu là phát triển ngành sản xuất phân phối điện; công nghiệp khai khoáng, xây dựng, trong đó ngành xây dựng tăng do nhiều dự án đầu tư được triển khai trong năm. Ngành tiểu thủ công nghiệp được quan tâm triển khai với việc triển khai Kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, khai thác hiệu quả bản sắc văn hóa các dân tộc và thế mạnh tài nguyên thiên nhiên Sa Pa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030; trong đó thực hiện rà soát, xây dựng phương án phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, các chương trình trải nghiệm làm nghề thủ công gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Giá trị sản xuất Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện ước thực hiện đạt 659,34 tỷ đồng; trong đó sản xuất Công nghiệp đạt 529,39 tỷ đồng, Tiểu thủ công nghiệp đạt 130 tỷ đồng, vượt 5 % so với kế hoạch, tăng 15% so với năm 2018.
- Thương mại - Dịch vụ - Du lịch: Kinh doanh thương mại dịch vụ diễn ra ổn định, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu được đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn; giá cả hàng hóa được tăng cường kiểm soát. Nhìn chung các đơn vị kinh doanh dịch vụ, du lịch chấp hành tốt các quy định về niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; chuẩn bị tốt các điều kiện đón khách vào các dịp cao điểm, đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của du khách đến
Sa Pa. Về du lịch, Sa Pa tiếp tục triển khai các hạng mục hỗ trợ, thực hiện kế hoạch số 101/KH ngày 27/3/2018 của UBND huyện về Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, khai thác hiệu quả bản sắc văn hóa các dân tộc và thế mạnh tài nguyên thiên nhiên Sa Pa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030. Lượng khách du lịch đến Sa Pa ước đạt 3.294.000 lượt, vượt 10,98 % kế hoạch, tăng 22 % so với năm 2018. Doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 9.300 tỷ đồng, vượt 4,8 % kế hoạch; tăng 68 % so với năm 2018. Số ngày lưu trú du lịch trung bình 2,4 ngày/người.
3.2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn Thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai
3.2.1. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
3.2.1.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia với hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, sản phẩm du lịch đa dạng chất lượng cao và phát triển theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo tồn sinh thái, bảo vệ môi trường, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch 192/KH-UBND ngày 28/06/2017 về việc thực hiện Đề án “Phát triển Du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020”. Theo đó, thị xã Sa Pa đã triển khai các kế hoạch thực hiện nội dung đề án, đồng thời Ban hành Dự án số 03 "Đổi mới và tăng cường quản lý nhà nước về du lịch và dịch vụ trên địa bàn huyện Sa Pa, giai đoạn 2016 - 2020. Để cụ thể hóa việc thực hiện 02 chiến lược phát triển du lịch trên, trong giai đoạn 2017 - 2019, UBND thị xã Sa Pa đã ban hành nhiều kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện. Cụ thể:
- Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 24/3/2017 về triển khai Đề án 03 “Phát triển du lịch tỉnh Lào Cai” và Dự án số 03 “Đổi mới và tăng cường công tác quản lý du lịch và dịch vụ trên địa bàn huyện Sa Pa”, giai đoạn 2016-2020;
- Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 10/01/2017 của UBND huyện về việc tổ chức các hoạt động trong Chương trình Năm du lịch Quốc gia 2017 Lào Cai
- Tây Bắc trên địa bàn huyện Sa Pa;
- Kế hoạch số 04 /KH-UBND ngày 06/ 01/2017 của UBND huyện Sa Pa về tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Định Dậu và lễ hội dân gian các bản làng năm 2017;
- Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 14/4/2017 của UBND huyện Sa Pa về Tổ chức Lễ hội Du lịch mùa Hè năm 2017;
- Kế hoạch số 205/KH-UBND ngày 21/7/2017 về việc tổ chức Lễ hội mùa Thu năm 2017;
- Kế hoạch số 268/KH-UBND ngày 01/11/2017 về việc tổ chức Lễ hội mùa Đông năm 2017,
- Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 10/01/2018 về tổ chức “Lễ hội mùa Xuân Sa Pa năm 2018”;
- Ban hành Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 06/01/2017 của UBND huyện về ban hành Quy chế quản lý hoạt động du lịch cộng đồng tại các xã trên địa bàn huyện Sa Pa;
- Kế hoạch 280/KH-UBND ngày 20/11/2017 về việc tổ chức Hội thảo phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn tiến tới xây dựng Sa Pa thành Khu du lịch quốc gia mang tầm quốc tế;
- Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 27/3/2018 về việc phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030;
- Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 12/4/2018 về kế hoạch thống kê, rà soát các đơn vị kinh doanh, du lịch trên địa bàn huyện Sa Pa;
- Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 9/1/2019 Kế hoạch Lễ hội mùa xuân năm 2019;
- Kế hoạch số 117/KH-UBND của UBND huyện tổ chức Lễ hội mùa hè Sa Pa năm 2019;
- Kế hoạch số 199/KH-UBND ngày 04/7/2019 của UBND huyện Sa Pa phát triển du lịch trên địa bàn huyện Sa Pa 6 tháng cuối năm 2019;