Thực Trạng Về Tác Động Của Du Lịch Đến Đời Sống Văn Hóa - Xã Hội Ở Sa Pa, Lào Cai

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa được một số những khái niệm và định nghĩa liên quan đến hoạt động du lịch. Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích được các tác động của hoạt động du lịch đến các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa-xã hội. Chương 1 đóng vai trò là nền tảng lý luận để tác giả tiếp tục thực hiện công việc nghiên cứu về thực trạng của các tác động này đối với đời sống văn hóa-xã hội của đồng bào H’Mông ở Sa Pa.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA - XÃ HỘI Ở SA PA, LÀO CAI

2.1. Khái quát về hoạt động du lịch ở Sapa, Lào Cai

2.1.1. Sự hình thành và phát triển du lịch ở Sa Pa, Lào Cai

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Sa Pa là một huyện nhỏ vùng cao, cách thị xã Lào Cai 36 km và ở độ cao 1560 m so với mực nước biển, trên sườn phía đông của dãy núi Hoàng Liên Sơn-nơi có đỉnh Fansipan cao 3143 m. Với diện tích 678,6 km2, gồm 17 xã và một thị trấn, thị trấn là trung tâm huyện lỵ cách thành phố Lào Cai khoảng 35 km về phía Tây Nam. Nằm trên trục đường quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Lai Châu, Sa Pa là cửa ngõ giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Vị trí địa lý tạo cho Sa Pa có điều kiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội giao lưu buôn bán với các tỉnh vùng núi phía bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng.

Khí hậu thuỷ văn huyện Sa Pa mang tính chất á nhiệt đới Bắc Bán Cầu nên có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa đông lạnh giá, ít mưa, kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Dân số toàn huyện Sa Pa hiện nay có 7.732 hộ với 43.932 nhân khẩu mật độ trung bình 58 người/km2, cơ cấu dân số giữa thành thị và nông thôn 18,1%. Tổng số trong độ tuổi lao động là 20.645 lao động.

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Sau khi chiếm được Sa Pa vào năm 1887, thực dân Pháp thực hiện mở mang khu vực Hùng Hồ-Sa Pa xưa thành nơi nghỉ mát. Họ đưa một số chủ thầu người Pháp như Hautefeuille, Lapiques, Anvaro cùng với lực lượng công binh Pháp và công nhân người Việt khai thác vật liệu xây dựng, đá, gỗ, cát… Huy động hàng ngàn thợ từ miền xuôi, hàng vạn lượt người dân địa phương đi phu và tù nhân ở nhà tù Sa Pa tham gia xây dựng.

Năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898.

Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa.

Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật... Sa Pa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan đẹp. Năm 1909, một khu điều dưỡng được xây dựng.

Đến năm 1915, đã có hai nhà nghỉ mát đầu tiên làm bằng gỗ do nhà chủ thầu Hautefeuille xây dựng. Sau đó là ba khách sạn lớn: Metropole, Fansipan, Hotel Đuy xang và hàng trăm biệt thự khác cũng được dựng lên phục vụ cho việc nghỉ dưỡng của người Pháp.

Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai hoàn thành, Sa Pa được xem như thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ. Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng ở Sa Pa gần 300 biệt thự.

Khi khu nghỉ mát hình thành, cơ sở hạ tầng cũng được người Pháp xây dựng. Năm 1925 xây dựng trạm thuỷ điện Cát Cát, năm 1930 rải nhựa đường nội thị và đường Lao Cai-Sa Pa, hệ thống cung cấp nước sạch được xây dựng phục vụ khu vực thị trấn. Đồng thời hình thành khu dân cư Thị trấn Sa Pa. Ngoài người Việt còn có người Hoa, người Pháp, sau đó hình thành các tên phố như: Phố Khách, An Nam, Xuân Viên.

Đến năm 1943, Sa Pa đã có khoảng 200 biệt thự và nhà do người Pháp xây dựng, các vườn hoa, sân chơi, đồn điền cũng như các điểm du lịch như:

Hang đá, Thác Bạc, Cầu Mây… Tuy nhiên các biệt thự nghỉ mát, khách sạn và công sở đó không còn đến ngày nay vì hầu hết các công trình đó đã bị phá huỷ theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến năm 1947 và cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.

Năm 1954, hoà bình được lập lại ở Miền Bắc, Sa Pa trở thành điểm nghỉ dưỡng của tất cả các tầng lớp nhân dân lao động. Nhưng Sa Pa chỉ thực sự mở cửa trở lại với khách du lịch quốc tế từ năm 1992.

Vào thập niên 1990, Sa Pa được xây dựng, tái thiết trở lại. Nhiều khách sạn, biệt thự mới được xây dựng. Từ 40 phòng nghỉ vào năm 1990, lên tới 300 vào năm 1995. Năm 2003, Sa Pa có khoảng 60 khách sạn lớn nhỏ với

1.500 phòng. Lượng khách du lịch tới Sa Pa tăng lên từ 2.000 khách vào năm 1991 đến 60.000 khách vào 2002.

Ngành du lịch được coi là thế mạnh và là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện trong thời gian qua. Số lượng khách du lịch, số ngày lưu trú của khách và doanh thu từ các hoạt động du lịch không ngừng tăng lên.

2.1.2. Hoạt động kinh doanh du lịch ở Sa Pa-Lào Cai

2.1.2.1. Về khách du lịch

Khách du lịch quốc tế đến Sa Pa có mức tăng trưởng hàng năm khá cao. Theo biểu đồ 2.1, lượng khách quốc tế đến Sa Pa tăng từ 130.603 lượt năm 2010 lên đến 253.000 lượt vào năm 2014.


Nguồn Phòng Văn Hoá Thông tin huyện Sa Pa Biểu đồ 2 1 Lượng khách du lịch của 1

Nguồn: Phòng Văn Hoá - Thông tin huyện Sa Pa

Biểu đồ 2.1. Lượng khách du lịch của Sa Pa giai đoạn 2010 đến năm 2014

(Đơn vị: lượt)


Khách nội địa đến Sa Pa lớn hơn nhiều so với khách quốc tế do tài nguyên du lịch phù hợp cho việc phục vụ khách nội địa và xu hướng đi du lịch trong nước tăng, cụ thể là trong 5 năm, từ 2010 đến năm 2014, lượng khách nội địa tăng từ 319.665 lượt lên đến con số 596.000.

Tuy số lượng khách đến Sa Pa có mức tăng trưởng khá nhưng ngày khách lưu trú tại Sa Pa còn ở mức thấp (trung bình là 2,7 ngày/khách). Điều này cho thấy các sản phẩm du lịch của Sa Pa còn đơn điệu, các dịch vụ chưa phong phú và đa dạng nên chưa hấp dẫn du khách lưu lại lâu hơn.

2.1.2.2. Về doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch bao gồm các khoản do du khách chi trả, đó là nguồn thu từ lưu trú, ăn uống, bán hàng, vận chuyển khách du lịch và các dịch vụ khác. Giai đoạn 2010-2014 mức tăng trưởng khách du lịch cao nên doanh thu

xã hội từ du lịch của Sa Pa cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản thu này không chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác có tham gia các hoạt động du lịch thu hoặc do người dân địa phương phục vụ khách du lịch thu. Số liệu thống kê được đánh giá sau đây chỉ mang tính tương đối, chưa phản ảnh đầy đủ doanh thu của ngành du lịch ở địa phương. Năm 2010, doanh thu thuần du lịch Sa Pa đạt 325 tỷ đồng, đến năm 2014 tăng lên 600 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi (Biểu đồ 2.2).

Nguồn Phòng Văn Hoá Thông tin huyện Sa Pa Biểu đồ 2 2 Doanh thu từ hoạt động du 2

Nguồn: Phòng Văn Hoá - Thông tin huyện Sa Pa

Biểu đồ 2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch của Sa Pa từ năm 2010 đến năm 2014 (Đơn vị: tỷ đồng)

+ Chi tiêu khách du lịch

Theo thống kê (biểu đồ 2.3), cơ cấu chi tiêu của khách du lịch phần lớn là chi cho ăn uống và lưu trú, chiếm 77,69% tổng chi phí. Các chi phí vui chơi giải trí, vận chuyển và mua sắm chiếm tỷ lệ thấp. Do đó, cần đầu tư tăng thêm các dịch vụ hỗ trợ này để tăng doanh thu và kéo dài thời gian lưu trú của du khách.



Cho thuê phòng 34.81%

Bán hàng ăn

42.88%

Lữhành 5.47%

Doanh thu khác 8,34%

Bán hàng hoá

4.71%

Vui chơi giải

trí 0.88%

Vận chuyển khách 2.91%

Nguồn : Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sa Pa

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch tại Sa Pa năm 2014

(Đơn vị :%)

2.1.2.3. Về cơ sở vật chất kỹ thuật

Trong những năm qua huyện Sa Pa đã tập trung chỉ đạo đúng mức, bước đầu đã hình thành nên các điểm du lịch, hệ thống cơ sở vật chất đủ điều kiện phát triển nhanh về số lượng từng bước đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ và vui chơi giải trí của du khách.

Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng các điểm du lịch và hệ thống cơ sở vật chất còn mang tính tự phát do chưa có quy hoạch cụ thể, chất lượng vẫn còn thấp, qui mô kiểu dáng chưa hoà nhập với cảnh quan, kiến trúc truyền thống. Do đó chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

- Cơ sở lưu trú du lịch tại Sa Pa

Bao gồm các khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, các nhà nghỉ dân (homestay), khu du lịch (Resort)…phát triển hợp lý các loại hình cơ sở lưu trú

không những tạo sự độc đáo hấp dẫn khách mà còn mang lại lợi ích kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Đến năm 2014, trên địa bàn huyện có 170 cơ sở lưu trú với tổng số 2.775 phòng, 4.990 giường, trong đó có 47 khách sạn đạt từ 1-4 sao; 01 khu nghỉ dưỡng (resort). Ngoại trừ các khách sạn Victoria Sa Pa, khách sạn Châu Long, khách sạn Bamboo, Hoàng Gia View, Holiday có qui mô lớn, còn lại hầu hết các cơ sở lưu trú khác đều có qui mô nhỏ, lượng phòng ít, thiếu các dịch vụ hỗ trợ và các phòng họp lớn phục vụ hội nghị-hội thảo.

Ngoài ra có 107 hộ kinh doanh lưu trú tại gia tại các xã: Tả Phìn, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ, Thanh Phú, San Sả Hồ, Nậm Sài. Toàn bộ số hộ kinh doanh lưu trú nhà nghỉ dân có thể đón hơn 1000 lượt khách/đêm.

Chất lượng cơ sở vật chất phục vụ du lịch có sự chuyển biến rõ nét, nhiều cơ sở lưu trú kinh doanh dịch vụ du lịch có chất lượng cao. Tuy nhiên, số lượng khách đến Sa Pa có mức tăng trưởng khá nhưng ngày khách lưu trú tại Sa Pa còn ở mức thấp (trung bình là 2,7 ngày/khách). Điều này cho thấy các sản phẩm du lịch của Sa Pa còn đơn điệu, các dịch vụ chưa phong phú và đa dạng nên chưa hấp dẫn du khách lưu lại lâu hơn.

- Cơ sở ăn uống

Các cơ sở ăn uống du lịch bao gồm các nhà hàng, làng ẩm thực, quán cà phê, quán rượu có phục vụ ăn uống… Các cơ sở phục vụ ăn uống nằm trong các cơ sở lưu trú, phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn. Các cơ sở ăn uống nằm độc lập bên ngoài các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí… nhằm phục vụ khách tham quan du lịch và các tầng lớp dân cư địa phương.

Trên địa bàn thị trấn hiện có 84 cơ sở nhà hàng và 01 khu ẩm thực trong đó có 50 nhà hàng nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng 800 chỗ ngồi

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 11/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí