Kết Quả, Hạn Chế Bảo Đảm Quyền Được Bảo Vệ Khỏi Bạo Lực Học Đường Của Học Sinh Cấp Trung Học Cơ Sở Ở Tỉnh Hưng Yên

của người đứng đầu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo vệ trẻ em hồi tháng 8/2018. Ông khẳng định: “Hành vi này thể hiện sự đáng báo động trong quan hệ giữa học sinh trong trường học. Tuy các em mới lớp 9, là học sinh THCS nhưng đây là hành vi không thể chấp nhận được, sự việc gây sốc cho dư luận vì đây là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, thân thể của bạn học”.

Lãnh đạo Cục Trẻ em cho hay, Tổng đài Quốc gia về bảo vệ trẻ em 111 đã kết nối với địa phương để triển khai biện pháp để hỗ trợ cho nạn nhân. Hiện nay, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên và Uỷ ban Nhân dân huyện Ân thi đã vào cuộc để làm rõ vụ việc.

2.2. Kết quả, hạn chế bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở ở tỉnh Hưng Yên

2.2.1 Kết quả bảo đảm

Nắm bắt được tình hình, tỉnh Hưng Yên đã có những kế hoạch tốt trong công tác quản lý và hạn chế bạo lực trong môi trường học đường, góp phần bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em được.Sự nghiệp giáo dục của Hưng Yên đã có những bước phát triển, tiến bộ rõ rệt. Hệ thống giáo dục và đào tạo tiếp tục được hoàn thiện, quy hoạch mạng lưới theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường lớp, tăng cường xã hội hóa giáo dục. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, môi trường giáo dục lành mạnh; chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở được nâng cao; đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất trường học và trường đạt chuẩn quốc gia; chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chú trọng…

Trước hết để bảo đảm tốt nhất cho tất cả các em học sinh trên địa bàn Tỉnh trong việc bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em gồm: quyền được bảo vệ khỏi bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy; quyền được bảo đảm an sinh xã hội,.....Ngày 6-4, Hội nghị trực

tuyến về chống bạo lực học đường được tổ chức tại Hưng Yên với 16.000 giáo viên tham gia ở gần 600 điểm cầu trực tuyến trên toàn tỉnh. Hội nghị do ông Nguyễn Văn Phê, giám đốc Sở GD-ĐT Hưng Yên, và ông Bùi Văn Linh, phó vụ trưởng phụ trách Vụ Chính trị và công tác học sinh sinh viên Bộ GD-ĐT, điều hành. Mục đích của hội nghị là tuyên truyền thông điệp phòng chống bạo lực học đường đến tất cả các thầy cô giáo và nhà trường, đồng thời trao đổi, bàn giải pháp để xây dựng môi trường giáo dục an toàn. Bên cạnh đó, Kế hoạch số 82/KH- UBND triển khai Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2021. Mục tiêu của Kế hoạch bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Thông qua những hành động trên cả tỉnh ủy Hưng Yên, bước đầu tình hình giáo dục đã thu được những kết quả bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS ở tỉnh Hưng Yên như sau: 100% cơ quan quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh có quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương về phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc bạo lực học đường; 100% các cơ sở giáo dục xây dựng, tổ chức thực hiện nghiêm quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng về phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc bạo lực học đường. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng, chống bạo lực học đường cho cán bộ, nhà giáo và người học ngày càng được chú trọng. Không thể không kể đến các hoạt động giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường; rèn luyện kỹ năng sống cho người học được triển khai cụ thể và nhận được sự quan tâm của đông đủ các em học sinh các cấp nói chung. Đặc biệt, bộ Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học đang được xây dựng và sẽ sớm đưa vào triển khai thực hiện; các kênh tiếp nhận thông tin về bạo lực học đường luôn hỗ trợ kịp thời khi nhận được phản hồi và sẽ thực hiện các biện pháp can thiệp

kịp thời khi có người học bị bạo lực học đường. Tỉnh ủy Hưng Yên yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động phòng, chống ma tuý có trách nhiệm tổ chức cai nghiện tại gia đình hoặc tại cơ sở cai nghiện cho trẻ em nghiện ma tuý theo quy định của Luật phòng, chống ma tuý. Đồng thời, trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ bằng các biện pháp tư vấn, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và tạo điều kiện để ổn định cuộc sống.

Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; quyền được bí mật riêng tư, không được phép xâm phạm. Tuy nhiên các em chưa có đủ nhận thức và khả năng tự chăm sóc bản thân, chính vì thế sự chăm sóc, ủng hộ của cha mẹ bên cạnh là vô cùng quan trọng, là hậu phương vững chắc cho con em có điều kiện phát triển toàn diện. Nắm bắt được tình hình xã hội hiện tại của tỉnh, Hưng Yên đã có giải pháp tối ưu như tuyên truyền, giáo dục đến từng người dân trong tỉnh để nâng cao hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em. Tỉnh yêu cầu mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải quan tâm, vận dụng và thực hiện trong các hoạt động xã hội và sinh hoạt hàng ngày, luôn đảm bảo cho trẻ em một tương lai tốt đẹp. Bên cạnh đó, Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hưng Yên đề nghị các nhà trường cần tăng cường triển khai công tác tư vấn học đường, nâng cao hiệu quả hoạt động trong việc nắm bắt tâm lý những vấn đề vướng mắc của học sinh để hướng dẫn, hỗ trợ, tư vấn, phát hiện ngăn ngừa kịp thời tình trạng quyền của trẻ em bị xâm hại. Đặc biệt, trong công tác xã hội, giáo dục nhân cách của các em học sinh được tỉnh ủy Hưng Yên chú trọng, đồng thời quan tâm đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng để giáo dục một cách tốt nhất, giúp các em có những hoạt đông bổ ích ngoài giờ học tránh lãng phí thời gian vào những trò chơi vô bổ, không có lợi cho sự phát triển của các em góp phần tránh xa các tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật..

Nhằm đảm bảo quyền được bảo đảm an sinh xã hội, tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội, quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp, Tỉnh ủy đã có những buổi trao đổi của các giáo viên các cấp, tại các nhà trường cũng tổ chức các buổi lắng nghe ý kiến của các em học sinh, các em được thoải mái bày tỏ ý kiến của mình, giúp các em tự tin hơn vào bản thân, đồng thời đảm bảo quyền được bày tỏ quan điểm của các em. Tỉnh đoàn Hưng Yên chú trọng tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên thanh niên, trẻ em và cộng đồng về phòng, chống bạo lực học đường; gắn với các mô hình giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý các tình huống; đồng thời nhân rộng mô hình trên tại các huyện, thành phố, phối kết họp với các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục. Lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực học đường vào hoạt động của Trung tâm Văn hóa Thể thao Thanh Thiếu nhi tỉnh, hướng dẫn và tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí an toàn, lành mạnh cho thanh thiếu nhi. Phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo chỉ đạo việc quản lý học sinh trong thời gian nghỉ hè, đảm bảo cho học sinh có các hoạt động vui chơi an toàn, lành mạnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Trẻ em có quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính, nhận thức được điều đó, Công an tỉnh Hưng Yên phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội khảo sát, đánh giá thực trạng bạo lực học đường và vi phạm pháp luật ở các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đế có các giải pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc về vi phạm bạo lực học đường. Chỉ đạo, hướng dẫn Công an huyện, thành phố phối họp với Phòng GD-ĐT huyện, thành phố, các cơ quan liên quan bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học, phòng, chống vi phạm pháp luật và phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc bạo lực học đường. Tại hội nghị ngày 6/4 tại Hưng Yên, ông Phan Xuân Quyết, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hưng Yên, công bố kết luận của chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, trong đó nhấn mạnh: việc kỷ luật học sinh cần theo hướng định hướng để các em tiến bộ chứ không phải để phạt, răn đe. Ông Quyết nhắc lại việc sẽ xem

xét truy cứu trách nhiệm những người liên quan đến vụ việc bạo lực học đường ở trường THCS Phù Ủng. Đồng thời, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hợp với các sở, ngành địa phương, các đơn vị liên quan xây dựng phóng sự, đưa tin, bài về các quy định của pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống bạo lực học đường tại cộng đồng; phản ánh kịp thời tình hình bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; biếu dương, nhân rộng các gương điển hình trong công tác phòng, chống bạo lực học đường gắn với việc tôn vinh các thầy giáo, cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu.

Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp Trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên - 8

Bên cạnh đó, những kết quả đạt được không thể không nhắc đến sự tham gia xây dựng, chung tay triển khai các kế hoạch, phong trào của nhiều ban ngành trên địa bàn Tỉnh trong việc phổ biến và tuyên truyền những quyền và nghĩa vụ cần làm của mỗi cá nhân học sinh và đồng thời cũng tuyên dương những tấm gương tốt giúp các em học sinh noi theo, từ đó để các em hiểu tầm quan trọng về các quyền mà các em có. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương, tố chức chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị liên quan bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn việc tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn trong thực hành, thực tập nghề nghiệp và lao động sản xuất, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào chương trình đào tạo theo chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh. Tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Sở Y tế phối hợp Sở GD-ĐT hướng dẫn và tố chức thực hiện công tác y tế trường học bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch, bệnh cho người học. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống bạo lực học đường, việc bảo

đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phản ánh kịp thời tình hình bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; đưa tin, nhân rộng các gương điển hình trong công tác phòng, chống bạo lực học đường gắn với việc tôn vinh các thầy giáo, cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu; phê phán những hành vi vi phạm bạo lực học đường nhằm nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật của người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong các cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở GD-ĐT lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực học đường trong công tác gia đình; gắn công tác phòng, chống bạo lực học đường với thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kêt xây dựng đời sống văn hóa", xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Định hướng nội dung tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật, hệ thống thiết chế văn hóa; tăng cường công tác quản lý hoạt động văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn tỉnh liên quan đến công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường. Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về phòng, chống bạo lực học đường. UBND tỉnh cũng đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia công tác phòng, chống bạo lực học đường, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Tham gia giám sát, phản biện, tham vấn, kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

2.2.2 Hạn chế

Bên cạnh các kết quả trong việc bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS ở tỉnh Hưng Yên thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế.

Theo số liệu thống kê của của cơ quan Thanh tra tỉnh Hưng Yên (2015- 2020), trong số hơn 288 vụ bạo lực học đường và vi phạm pháp luật liên quan, có 188 nạn nhân là học sinh cấp THCS. Hình thức tổ chức không như thời gian trước đây mà đã có sự lôi kéo, chủ yếu thực hiện bởi một nhóm người gây hậu quả nghiêm trọng về thể chất, tinh thần đối với nạn nhân của bạo lực học đường. Hiện tượng học sinh đánh nhau cũng thay đổi so với giai đoạn trước, xuất hiện cả ở học sinh nam và học sinh nữ thay vì trước đây chủ yếu xuất hiện ở các em học sinh nam. Các em đánh nhau dưới nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, có thể là chửi bới xúc phạm nhân cách của bạn mình, các hành động chân tay như đấm, đá, tát, dùng dao, phớ; con gái thì thường là xé quần áo, túm tóc, cắt tóc…những hành vi này đều được thực hiện. Và một hình thức biểu hiện đáng quan tâm đó là việc dùng điện thoại hoặc máy quay phim quay lại hành vi đánh nhau đưa lên mạng, những video đó được phát tán nhanh chóng trong cộng đồng mạng. Hình thức này gây tổn hại nặng về mặt tinh thần cho các bạn bị bạo lực. Trước đây, học sinh đánh nhau có thể ở nhiều địa điểm khác nhau, diễn ra chủ yếu ở ngoài cổng trường, trong căng tin và nhà vệ sinh, thì hiện nay thì hiện tượng này còn diễn ra ngay trên lớp học hoặc những nơi ngoài trường học, kín đáo mà thầy cô và nhà trường không biết, gây lo sợ cho không ít học sinh.

Ngoài hành vi đánh nhau, bạo lực học đường trên địa bàn Tỉnh còn xảy ra rất phố biến dưới hình thức học sinh doạ nạt lẫn nhau, theo số liệu khảo sát của thanh tra Tỉnh Hưng Yên đối với các trường THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên năm 2018 có 48,5% học sinh đã doạ nạt hoặc bị doạ nạt ít nhất một lần. Trong đó, 21,1% học sinh đã doạ nạt hoặc bị doạ nạt từ 1 đến 2 lần; 12% học sinh trải qua

hành vi này từ 2 – 5 lần và 15,4% học sinh đã trải qua trên 5 lần doạ nạt hoặc bị doạ nạt. Tính trung bình mỗi học sinh đã trả qua hành vi này 2 lần. Hiện tượng dọa nạt giữa học sinh với học sinh có sự khác biệt về giới. Học sinh nam dọa nạt nhau nhiều gấp hai lần học sinh nữ: hành vi dọa nạt lẫn nhau của học sinh nam 3,14 lần; học sinh nữ 1,47 lần[14].

Theo số liệu khảo sát của thanh tra Tỉnh Hưng Yên đối với các trường THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên năm 2018 , hành vi bạo lực học đường còn tồn tại dưới hình thức mắng chửi lẫn nhau: theo số liệu 89,8% học sinh có ít nhất một lần. Trong đó, 43,7% học sinh có hành vi mắng chửi nhau từ một đến 7,5 lần; 30,1% học sinh có hành vi mắng chửi lẫn nhau từ 8 đến 13,5 lần và 16% học sinh có trên 13 lần mắng chửi lẫn nhau. Tính trung bình mỗi học sinh đã trải qua 7,5 lẫn mắng chửi lẫn nhau. Học sinh nam mắng chửi bạn nhiều hơn học sinh nữ. Trung bình học sinh nam mắng chửi bạn 9,1 lần trong sáu tháng, trong khi đó học sinh nữ 6,6 lần. Mắng chửi nhau xảy ra trong khi tranh cãi về một vấn đề nào đó hoặc trong các tính huống chẳng hạn như va quyệt vào nhau, làm bẩn quần áo khi chơi đùa, làm rách sách, vở, nhìn “đểu”. Học sinh mắng nhau là “đồ ngu” khá phổ biến: 72% học sinh đã mắng bạn hoặc bị bạn mắng là “đồ ngu”[15].

Qua những số liệu tác giả tự tổng hợp và nghiên cứu khảo sát[14] cho thấy tỷ lệ bạo lực học đường xảy ra trong học sinh cấp THCS tại một số trường THCS trên địa bàn thành phố Hưng Yên, cho thấy hành vi bạo lực tinh thần chiếm tỷ lệ từ 25-36.2%; hành vi bạo lực thể chất chiếm tỉ lệ từ 11.3%-22.5%. Tuy nhiên, chỉ có một nửa số học sinh bị bạo lực học đường nhận thức được mình đang bị bạo hành (15.7%). Cũng chỉ có 59.8% gia đình và 46.7% cán bộ nhà trường tham gia vào việc ngăn chặn hành vi bạo lực học đường. Qua đây có thể thấy bức tranh thực trạng hành vi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS trên địa bàn Tỉnh còn tồn tại những diễn biến phức tạp.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí