như bồi dưỡng lại cho GV của trường, bồi dưỡng HSG các cấp,…
Chỉ đạo TTCM và GVBM Vật lí phải làm tốt công việc đánh giá chuẩn GV theo Thông tư 30/2009/TT – BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009, qua đó lãnh đạo nhà trường thấy rõ những mặt mạnh, mặt hạn chế của từng GV để có kế hoạch bồi dưỡng cho từng GV theo phương châm “đúng người, đúng việc”.
Chỉ đạo nâng cao chất lượng các kì sinh hoạt tổ chuyên môn như đảm bảo đúng qui định 2 tuần/lần, nội dung họp đi sâu vào công việc thông bài những nội dung khó của chương trình để thống nhất được cách tổ chức lớp học khi lên lớp. TTCM cũng phải chỉ đạo GV tổ thực hiện nghiêm túc qui định chế độ dự giờ, thao giảng, dạy minh họa các bài có nội dung khó, góp ý tiết dự giờ trên tinh thần học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng tiến bộ, tránh trường hợp sợ mích lòng đồng nghiệp dẫn đến khen nhiều, chê ít.
Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo GVBM thực hiện tốt công việc bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, tổ chức tốt các buổi ngoại khóa bộ môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Vật lí.
Làm tốt công việc tham mưu với Sở GD và ĐT xây dựng đầy đủ các phòng bộ môn Vật lí, phòng TNTH, xây dựng thư viện của trường đạt chuẩn và thường xuyên bổ sung đầy đủ các loại sách tham khảo bộ môn, phục vụ cho việc tự học, tự bồi dưỡng của GVBM.
Tạo điều kiện thuận lợi cho GVBM có nhiều thời gian để tự bồi dưỡng như: sắp xếp TKB khoa học, ứng dụng tốt CNTT vào quản lí để hạn chế việc hội họp, phân công GV có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm để giúp đỡ GV còn yếu về chuyên môn hay mới vào nghề.
Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GVBM để kịp thời chỉnh sửa, thay đổi cho phù hợp với thực tế đơn vị và đạt được mục tiêu đề ra. Cuối năm có đánh giá xếp loại đúng về công tác bồi dưỡng thường xuyên của GVBM gởi Sở GD và ĐT cấp giấy chứng nhận, đồng thời cho tổ bầu chọn cá nhân xuất sắc, điển hình trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để lãnh đạo nhà trường biểu dương, khen thưởng.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Khảo Sát Thực Trạng Quản Lí Việc Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Môn Vật Lí Ở Học Sinh
- Những Cơ Sở Và Nguyên Tắc Đề Xuất Các Biện Pháp Quản Lí Dạy Học Môn Vật Lí Các Trường Trung Học Phổ Thông Ở Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long
- Tăng Cường Quản Lí Việc Thực Hiện Nội Dung, Chương Trình Của Giáo Viên Dạy Học Môn Vật Lí
- Đầu Tư Trang Bị, Sử Dụng Cơ Sở Vật Chất - Thiết Bị Dạy Học Môn Vật Lí
- Bảng Tổng Hợp Tương Quan Tính Cấp Thiết, Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp
- Trường Đang Công Tác (Có Thể Không Ghi): .................................................................
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
Lãnh đạo nhà trường phải xây dựng kế hoạch cụ thể ngắn hạn, trung hạn về các nội dung cần bồi dưỡng cho GVBM về HĐDH, đồng thời cử GV tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Sở GD và ĐT tổ chức hàng năm.
Lãnh đạo trường cần tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, tài chính, nhân lực, đặc biệt là sắp xếp thời gian khoa học để GVBM tham gia học bồi dưỡng.
3.2.5. Đổi mới quản lí hoạt động học tập môn Vật lí
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Nhằm chỉ đạo GVBM làm tốt các công việc sau: xây dựng tốt nền nếp học tập cho HS; tăng cường giáo dục động cơ, thái độ học tập bộ môn của HS; nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của HS trong tiết học; quản lí tốt hoạt động ngoài lớp và tự học của HS; hướng dẫn và quản lí tốt kế hoạch tự học, phương pháp học tập và tự học bộ môn; quản lí tốt việc dạy học phân hóa theo từng đối tượng; quản lí tốt công việc bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo cho HS yếu, kém bộ môn.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
* Xây dựng nền nếp học tập của học sinh
Các trường cần thực hiện tốt các công việc sau:
Xây dựng nội qui HS nói chung, nội qui TNTH bộ môn Vật lí nói riêng, chỉ đạo GVCN lớp kiểm tra, giám sát việc thực hiện của HS, kịp thời báo cáo với lãnh đạo nhà trường những HS chưa thực hiện tốt nội qui nhà trường để cùng phối hợp giáo dục, động viên, hướng dẫn các em thực hiện tốt.
Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận và đưa ra các qui định cho việc học tập bộ môn Vật lí, đặc biệt đối với các tiết TNTH, trước khi hướng dẫn thực hiện thì GVBM phải phổ biến lại nội qui của phòng thí nghiệm. Khi lắp ráp xong các dụng cụ thí nghiệm, phải báo cáo cho GV hướng dẫn kiểm tra, đảm bảo an toàn tuyệt đối về điện, an toàn về dụng cụ và an toàn về cháy nổ,… khi GV hướng dẫn kiểm tra xong mới cung cấp điện và cho HS tiến hành làm. Trong quá trình làm thí nghiệm, yêu cầu HS phải cẩn thận và có trách nhiệm bảo quản tốt các trang thiết bị, không được tự ý sử dụng các dụng cụ trong phòng thực hành khi chưa được GV hướng dẫn cho phép. Kết thúc tiết TNTH, HS phải kiểm tra, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp các
dụng cụ và báo cáo với GV hướng dẫn, sau đó để các dụng cụ vào các hộp đựng như ban đầu.
* Tăng cường giáo dục động cơ, thái độ học tập của học sinh Các trường cần thực hiện tốt các công việc sau:
Thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, lãnh đạo nhà trường thường xuyên lồng ghép giáo dục động cơ, thái độ học tập cho HS, kịp thời nêu gương những HS vượt khó phấn đấu trong học tập, đồng thời cũng kịp thời phê bình, chấn chỉnh những HS có động cơ, thái độ học tập chưa tích cực, thiếu ý chí phấn đấu.
Chỉ đạo GVBM phải xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện với HS, hướng dẫn HS học tập nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra, hợp tác tốt với GVBM trong tổ chức các HĐDH, cẩn thận trong quá trình làm các TNTH, tích cực tham gia thảo luận khi làm việc nhóm, sáng tạo khi làm việc cá nhân.
Chỉ đạo GVBM mạnh dạn đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá học tập của HS, tăng cường nhiều câu hỏi vận dụng kiến thức bộ môn vào thực tế cuộc sống, câu hỏi liên quan đến các bài TNTH, đây là vấn đề mới mà các kì kiểm tra trước đây chưa được thực hiện tốt, ít xuất hiện trong các bài kiểm tra.
Chỉ đạo kiểm tra với nhiều loại hình như kiểm tra trắc nghiệm khách quan; kiểm tra tự luận hay kết hợp hợp lí giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan; kiểm tra lí thuyết và thực hành, đặc biệt trong năm học lãnh đạo nhà trường cần phải có 4 đợt kiểm tra tập trung là giữa học kì 1 và học kì 1, giữa học kì 2 và học kì 2 để đánh giá chung nhất kết quả bộ môn của các lớp, các khối và của toàn trường. Thông qua mỗi đợt kiểm tra, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo việc đánh giá rút kinh nghiệm giữa các GV cùng dạy chung một khối và hoạt động học của HS, kịp thời tuyên dương những GV có chất lượng dạy tốt và những HS có điểm thi cao. Qua kiểm tra kịp thời động viên, giúp đỡ những GV có chất lượng thấp, đối với các em HS có điểm thi yếu, kém lãnh đạo nhà trường chỉ đạo GVBM giúp đỡ, động viên, hướng dẫn cách học và dạy phụ đạo thêm cho các em.
Chỉ đạo chặt chẽ việc ra đề kiểm tra tập trung theo qui định như sau: thống nhất hình thức kiểm tra (thường trắc nghiệm khách quan 7 điểm, tự luận 3 điểm), nội dung kiểm tra, số lượng câu hỏi kiểm tra. Sau đó, yêu cầu GVBM giảng dạy ở
các khối lớp nộp đề cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và TTCM bằng USB (không nhận qua email để mang tính bảo mật cao). Tiếp theo, khâu thẩm định đề: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cùng TTCM thẩm định chất lượng các loại đề kiểm tra, chọn lọc những câu đáp ứng được mục tiêu của kì kiểm tra. Kế tiếp, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo tổ sao in đề sử dụng phần mềm trộn đề, thực hiện việc sao in về số lượng các loại đề, số đề kiểm tra phát cho HS, đồng thời cho các đề thi vào các túi đựng đề, niêm phong lại. Tiến hành kiểm tra: bố trí phòng kiểm tra đảm bảo 24 HS/phòng và theo mẫu tự A, B, C,…sử dụng phần mềm để phân công giám thị nhằm đảm bảo tính nghiêm túc (không lộ qui luật phân công). Tiến hành chấm thi: thành lập tổ Khảo thí chấm các bài kiểm tra trắc nghiệm bằng máy, phần tự luận thì cắt phách và tổ chức chấm tập trung tại trường, theo dõi sát sao việc vào điểm của GVBM, chỉ đạo văn thư lưu trữ các bài kiểm tra theo qui định. Mục đích của công việc này nhằm đảm bảo việc ra đề kiểm tra của GVBM phù hợp với đối tượng HS, bám sát chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng, phát triển được tư duy, tính độc lập, tính trung thực từ đó đánh giá đúng thực chất trình độ, năng lực HS. Đồng thời, công việc này cũng đánh giá khá chính xác năng lực chuyên môn của GVBM, đánh giá chất lượng dạy của GVBM các lớp, các khối và mức độ đạt được của việc đổi mới PPDH của GV. Sau kiểm tra, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo từng GVBM phải tự đánh giá chất lượng dạy học của cá nhân, rút kinh nghiệm về hiệu quả giảng dạy, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học của các lớp mình phụ trách nói riêng và chất lượng bộ môn Vật lí toàn trường nói chung.
Chỉ đạo TTCM từng bước hoàn thiện ngân hàng đề thi, nộp về lãnh đạo nhà trường để thuận lợi trong việc kiểm tra tập trung, đây là vấn đề mà các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long chưa thực hiện tốt trong thời điểm hiện nay.
* Nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của học sinh trong tiết học Vật lí trên lớp
Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo trong tuần lễ sinh hoạt đầu năm học, làm tốt các công việc như: triển khai nội qui nhà trường, sinh hoạt tốt qui định đánh giá xếp loại HS (Thông tư số 58/TT – BGDĐT), sinh hoạt về trách nhiệm và quyền của HS được qui định trong Điều lệ nhà trường, sinh hoạt về qui định đánh giá xếp loại tiết
học, tổ chức nhiều hoạt động giao lưu tập thể giữa các HS trong và ngoài lớp học nhằm xây dựng tập thể đoàn kết, nhất trí, mọi thành viên lớp đều nắm rõ các qui định về đánh giá xếp loại kết quả học tập, đồng thời bầu ra Ban cán sự lớp gồm các HS tiêu biểu, xuất sắc trong các lĩnh vực, để giúp GVCN quản lí lớp và hỗ trợ giúp đỡ những bạn gặp khó khăn trong học tập, kịp thời báo cáo tình hình học tập của lớp như: HS không thuộc bài, không làm bài, HS vắng, trễ, bỏ tiết, năng lực học tập và rèn luyện đạo đức của từng HS. Qua đó, giúp GVCN lớp nắm vững đặc điểm, tình hình của lớp để đề ra nhiều biện pháp hữu hiệu quản lí lớp hiệu quả.
Lãnh đạo nhà trường cũng qui định cụ thể việc quản lí học tập của HS trong các tiết học Vật lí trong lớp, thuộc trách nhiệm của GVBM Vật lí; chất lượng học tập, nền nếp lớp học trong các tiết học thì GVCN phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo nhà trường. Ngay từ đầu năm học, khi phân công giảng dạy các lớp thì lãnh đạo nhà trường phải yêu cầu GVBM cũ và mới bàn giao chất lượng học tập, từ đó GV mới cũng nắm được trình độ, năng lực học tập bộ môn Vật lí của từng HS, để có những biện pháp dạy học hiệu quả áp dụng cho từng lớp học được giao, đây là công việc mà các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cũng chưa chú ý thực hiện.
* Tăng cường quản lí hoạt động học tập môn Vật lí ngoài giờ lên lớp của HS Các trường cần chỉ đạo tốt các công việc sau:
Chỉ đạo TTCM thành lập câu lạc bộ Vật lí, xây dựng kế hoạch và tổ chức sinh hoạt 1 lần/tháng, nội dung sinh hoạt đa dạng như: chia sẻ phương pháp học tốt bộ môn, làm các thí nghiệm về Vật lí vui, làm các ĐDDH phục vụ cho các bài học, chia sẻ cách giải các bài toán hay và khó đáp ứng các kì thi THPT quốc gia, thi HS giỏi các cấp.
Chỉ đạo GVBM tăng cường việc dạy học trải nghiệm sáng tạo gắn với kiến thức bộ môn như: nhà máy điện gió ở tỉnh Bạc Liêu, trạm biến áp, các cơ sở điện lạnh, các trạm bảo hành,… Qua mỗi đợt trải nghiệm, yêu cầu HS viết bài báo cáo thu hoạch, trao đổi, thảo luận, để rèn luyện các kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá được các nội dung ghi được từ thực tế và đối chiếu với lí thuyết được học.
Chỉ đạo Đoàn thanh niên phối hợp với tổ chuyên môn Vật lí tiến hành tổ chức
các cuộc thi đánh giá kĩ năng vận dụng lí thuyết đã học của bộ môn như: “Thi bắn tên lửa nước”, “Thi robocon”,… qua hoạt động này giúp HS yêu thích môn học, tạo không khí sôi nổi trong giờ học ngoài trời, đồng thời tuyển chọn những HS có năng khiếu, sáng tạo, đam mê nghiên cứu KHKT để bồi dưỡng, hướng dẫn HS tham gia các cuộc thi nghiên cứu KHKT do Sở GD và ĐT tổ chức hàng năm.
Chỉ đạo GVBM giới thiệu cho HS khai thác các thông tin trên các trang Web có chất lượng như “Trường học kết nối”, “Thư viện Vật lí”,…
* Chỉ đạo GVBM Vật lí tăng cường quản lí việc tự học của học sinh
Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo GVBM làm tốt nhiệm vụ quản lí việc tự học của HS ở lớp, ở nhà. Môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, đòi hỏi HS phải tự nghiên cứu tìm tòi các thí nghiệm để kiểm chứng lí thuyết, mặt khác khi giải các bài toán Vật lí thì HS ngoài việc liên kết các kiến thức của chương trình Vật lí, còn phải tích hợp được kiến thức của các môn học như: Toán học, Hóa học nên HS muốn đạt kết quả cao đòi hỏi việc tự học của HS là rất lớn. Quản lí việc tự học của HS thì GVBM phải thường xuyên kiểm tra việc làm bài tập về nhà, yêu cầu học sinh ở nhà làm các ĐDDH để phục vụ bài học mới, tăng cường khâu kiểm tra bài cũ khi lên lớp, chuẩn bị bài học mới. Đối với các HS được cấp tài khoản trên trang mạng “Trường học kết nối” thì GVBM giao và kiểm tra việc làm bài của HS trên trang mạng này, kiểm tra việc tự học của HS thông qua vận dụng “Lớp học đảo ngược”,… đây là những vấn đề mới mà GVBM và HS các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long chưa thực hiện hay thực hiện chưa tốt trong thời gian qua.
* Chỉ đạo giáo viên bộ môn Vật lí hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo GVBM sau mỗi bài, mỗi chương phải biết hệ thống
lại các kiến thức cơ bản, hướng dẫn HS biết cách xâu chuổi kiến thức giữa các bài, các chương,… chỉ đạo GVBM khi soạn giáo án giảng dạy phải ghi cụ thể, rõ ràng các nội dung hướng dẫn việc tự học cho HS khi về nhà.
* Chỉ đạo GVBM Vật lí bồi dưỡng học sinh phương pháp tự học cho HS
Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo GVBM khi lên lớp dạy phải thường xuyên hướng dẫn, bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS như: thiết kế nội dung bài học thành các tình huống có vấn đề, tổ chức và hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận
nhóm, tự lực giải quyết các vấn đề mà bài học đặt ra.
Lãnh đạo nhà trường ngoài việc đảm bảo đủ số phòng học cho HS (1lớp/phòng), còn phải tạo điều kiện cho các em sau các giờ học trên lớp đến hội trường, các phòng chuyên môn, đặc biệt là thư viện nhà trường để tự học, học nhóm, hay tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu. Thông qua trang “Trường học kết nối” chủ động trao đổi thông tin với bạn bè, GVBM để có được phương pháp học tập tốt nhất cho bản thân.
* Chỉ đạo GVBM Vật lí kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của HS
Các trường cần làm tốt các nhiệm vụ sau: chỉ đạo GVBM khi lên lớp dạy phải dành thời gian cho công việc kiểm tra việc tự học tại nhà của HS, phối hợp tốt với GVCN lớp để cùng quản lí việc học ở nhà của HS, nắm sát TKB của các lớp dạy và kế hoạch tự học của HS cũng như các hoạt động giáo dục khác tại nhà trường. Mặt khác, GVBM cũng thường xuyên liên lạc với PHHS để kiểm tra việc tự học ở nhà của các em, thông qua sổ liên lạc điện tử có thể thông tin kịp thời đến PHHS kết quả học tập bộ môn, ý thức học tập của HS tại lớp và qua đó nắm bắt thông tin việc tự học tại nhà của HS. Mục đích của biện pháp nhằm tạo cho các em thói quen, rèn luyện khả năng tự học, giúp các em sắp xếp lịch học một cách khoa học trong việc học lớp và tự học tại nhà, hình thành niềm say mê hứng thú trong việc học tập bộ môn Vật lí cho HS.
* Chỉ đạo GVBM quản lí tốt việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém bộ môn Vật lí
Các trường cần làm tốt các nhiệm vụ sau:
Ngay từ đầu năm học, lãnh đạo nhà trường phải chỉ đạo việc thành lập đội tuyển HS giỏi để bồi dưỡng, đối với HS đầu cấp, mới vào lớp 10 thì GVBM phải phối hợp với GVCN các lớp để có được thông tin về HS có năng khiếu của bộ môn, đã dự thi hay đạt giải trong cuộc thi HS giỏi cấp tỉnh lớp 9.
Chỉ đạo TTCM xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phân công GV giỏi có nhiều kinh nghiệm giảng dạy theo từng chủ đề được phân công, trong qua trình giảng dạy có kiểm tra đánh giá kết quả định kì theo kế hoạch đã được lãnh đạo nhà trường phê duyệt để rút kinh nghiệm, đồng thời kịp thời bổ sung kiến thức mà các em chưa vận
dụng tốt, tăng cường rèn kĩ năng thực hành cho HS, vì đây là nội dung bắt buộc trong các đề thi HS giỏi Vật lí ở các cấp. Đối với công việc bồi dưỡng HS giỏi thì hướng dẫn phương pháp tự học, tự nghiên cứu là rất quan trọng, đòi hỏi GVBM phải đặt ra các yêu cầu và nhiệm vụ cao trong quá trình dạy, hướng dẫn HS nghiên cứu các tài liệu như Olympic Vật lí, tạp chí “Vật lí tuổi trẻ”, các chuyên đề bồi dưỡng HS giỏi của các trường THPT chuyên, các đề thi HS giỏi cấp tỉnh, quốc gia,… tăng cường sửa bài “tay đôi” với HS, đây là công việc mà GVBM được phân công dạy bồi dưỡng rất ít sử dụng trong thời gian qua.
Chỉ đạo TTCM xây dựng kế hoạch phụ đạo cho HS yếu, kém bộ môn, tìm hiểu nguyên nhân HS yếu, kém phân loại HS và thành lập theo từng nhóm đối tượng để phân công GVBM hướng dẫn cho phù hợp. Lãnh đạo nhà trường cần chỉ đạo GV được phân công nâng kém HS thực hiện theo phương châm “dạy cái HS cần” chứ không “dạy cái mà GV có”, tăng cường dạy nâng kém ngay trong các tiết học trên lớp, đồng thời động viên, khích lệ để các em từng bước nắm lại kiến thức cơ bản và tự học, tránh trường hợp ép buộc HS học quá nhiều hay làm thay cho các em. Qua từng đợt dạy, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS và rút kinh nghiệm, từ đó đề ra các PPDH cho các đối tượng này ngày càng hiệu quả hơn.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Lãnh đạo nhà trường phải chỉ đạo GVBM thường xuyên bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS, chỉ đạo nhân viên thư viện chuẩn bị đầy đủ sách tham khảo, máy vi tính có kết nối internet,… để học sinh tham khảo và học tập.
Lãnh đạo nhà trường phải đảm bảo đủ số phòng học, phòng bộ môn, phòng máy vi tính,… đảm bảo tổ chức tốt các HĐDH của bộ môn.
3.2.6. Chỉ đạo đổi mới tổ chức hoạt động của tổ chuyên môn Vật lí
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm nâng cao chất lượng và hoạt động của tổ chuyên môn Vật lí, giúp tổ hoạt động theo đúng kế hoạch và đạt được các chỉ tiêu đặt ra, góp phần nâng cao hiệu quả HĐDH môn Vật lí.