Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Lào Cai‌‌


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH LÀO CAI‌‌


3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH LÀO CAI

3.1.1. Bối cảnh kinh tế mới

* Bối cảnh quốc tế:

Nền kinh tế thế giới đang bước vào thời kỳ phát triển mới, xu hướng phát triển kinh tế tri thức đang diễn ra mạnh mẽ. Khoa học, công nghệ đang trở thành LLSX trực tiếp có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế và trong thời gian tới sẽ có những bước đột phá mới. Toàn cầu hóa, khu vực hóa là một xu thế khách quan, ngày càng có nhiều nước tham gia, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là một xu thế lớn phản ánh nguyện vọng và đòi hỏi của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong bối cảnh đó nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển nhanh với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là điểm mới đang được nhiều thị trường khách du lịch quốc tế quan tâm tìm hiểu. Đây là cơ hội tốt tạo đà cho thị trường du lịch Việt Nam nói chung và thị trường du lịch Lào Cai nói riêng phát triển.

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế mới trên, cạnh tranh du lịch trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, sẽ được đẩy lên ở mức cao trong điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa. Trong khi đó khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn rất hạn chế. Trong phát triển du lịch toàn cầu và của Việt Nam cũng cần phải tính đến những biến động khó lường của khủng hoảng tài chính, năng lượng, thiên tai, dịch bệnh, của chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố…đã làm suy giảm lượng khách du lịch, du khách cắt giảm chi tiêu…là những thách thức đặt ra cho phát triển KTDL trong thời gian tới.

* Bối cảnh trong nước:

Trong những năm qua sự nghiệp đổi mới đất nước đã đạt những thành tựu quan trọng. Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng an ninh được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.


tăng cường; quan hệ đối ngoại và việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng và thu nhiều kết quả tốt. Hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông, cầu, cảng, sân bay, điện, nước, bưu chính viễn thông…được tăng cường. Các ngành kinh tế, trong đó có ngành dịch vụ đều có bước phát triển mới, tích cực, cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hóa và từng bước hiện đại hóa.

Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai - 13

Bên cạnh đó, văn hóa xã hội của đất nước có những tiến bộ, đời sống nhân tiếp tục được cải thiện. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Khoa học, công nghệ có chuyển biến, phục vụ ngày càng nhiều hơn cho sản xuất, phát triển các ngành kinh tế và đời sống.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang trở thành điểm đến an toàn và thân thiện của du khách quốc tế, của các loại hình du lịch hội nghị, tổ chức sự kiện của khu vực và thế giới. Đồng thời sau khi nước ta trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), du lịch Việt Nam cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức của lộ trình hội nhập thị trường du lịch vào thị trường du lịch khu vực và thế giới, đồng thời đây cũng là những cơ hội và thách thức đối với phát triển KTDL của tỉnh Lào Cai.

Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, nhờ đó các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp muốn giữ và phát triển thêm thị trường thì phải nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới cho phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của du khách, đây cũng là động lực kích thích các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường khu vực trong nước và quốc tế. Hơn nữa, gia nhập WTO ngành du lịch Việt Nam sẽ phải đối diện với một môi trường kinh doanh mới, các doanh nghiệp trong nước không còn được sự bảo hộ của Nhà nước, cho nên để tồn tại và


phát triển được buộc các doanh nghiệp phải tự thân vươn lên. Do đó, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ năng động hơn, hiệu quả hơn.

Ngoài ra, lượng khách trong và ngoài nước đến Việt Nam nói chung và Lào Cai nói riêng sẽ gia tăng lên, hoạt động đầu tư cho du lịch cũng sôi động hơn với nhiều dự án xây dựng các khu du lịch tổng hợp, nhà hàng, khách sạn cao cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng được thực hiện. Nâng cao công tác tuyên truyền và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, các thỏa thuận song phương, đa phương liên quan đến lĩnh vực du lịch cho các doanh nghiệp, cán bộ quản lý và người lao động.

Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi nêu trên, thì bối cảnh kinh tế mới cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho phát triển KTDL. Sức cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch tỉnh Lào Cai nói riêng còn yếu. Do vậy, khi hội nhập kinh tế quốc tế ngành du lịch sẽ phải đối mặt với sự canh tranh ngày càng gay gắt trong khu vực và thế giới. Mặt khác, môi trường phát triển du lịch trong nước còn nhiều khó khăn, hoạt động du lịch còn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, kinh nghiệm quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều bất cập. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn nhiều yếu kém; vốn đầu tư rất thiếu lại đầu tư chưa đồng bộ, kém hiệu quả là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển du lịch; hệ thống các chính sách, quy định về du lịch thiếu nhiều, môi trường quản lý chưa vững chắc, chưa thể hiện tính đồng nhất với luật du lịch của các quốc gia phát triển về du lịch, trong khi đó các nước Châu Á khác như: Xingapore, Philippin, Malaixia, Indonexia,…đang liên tục, đưa ra các đợt quảng bá, tiếp thị rầm rộ nhằm thu hút khách du lịch.

Như vậy, có thể thấy rằng, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Lào Cai nói riêng đang có nhiều thuận lợi cũng như cơ hội phát triển song cũng phải đối mặt với không ít trở ngại. Những trở ngại, thách thức này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ Bộ VHTT&DL, từ phía các Bộ, ngành hữu quan, từ các địa phương và các doanh nghiệp KDDL. Đó chính là những động lực quan trọng thúc đẩy KTDL nước ta và kinh tế du lịch của Lào Cai ngày càng phát triển.


3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai

3.1.2.1. Quan điểm phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Lào Cai trong thời gian tới

Để du lịch Lào Cai phát triển nhanh, mạnh và bền vững, hoà nhập cùng với xu hướng phát triển chung của du lịch Việt Nam, ngành du lịch Lào Cai cần nắm vững các quan điểm sau:

Phát triển du lịch cần quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là nghị quyết Đại hội lần thứ VIII, IX, X của Đảng và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIII. Đó là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của tỉnh, tạo bước phát triển mới về kinh tế du lịch trong những năm tới.

Phát triển du lịch với vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn là hướng tích cực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành khác phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với phát triển du lịch liên vùng của cả nước.

Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực, năng động của tất cả các thành phần kinh tế và toàn xã hội. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho sự phát triển.

Phát triển du lịch phải gắn với sự bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; vừa tạo được môi trường an toàn, thân thiện cho du khách, vừa giữ được sự ổn định và yên bình cho cuộc sống của nhân dân trong vùng du lịch.

Phát triển du lịch gắn với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển, đồng thời với việc lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ; vốn hiểu biết về lịch sử, văn hoá, về tự nhiên, xã hội; kỹ năng giao tiếp, ứng xử... cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên và lực lượng lao động làm việc trong ngành du lịch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của cơ quan QLNN về du lịch các cấp, của các doanh nghiệp và tổ chức tham gia hoạt động du lịch.


Phát triển du lịch phải mang tính bền vững gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Phát triển vừa thoả mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến sự phát triển của các thế hệ tương lai.

3.1.2.2. Định hướng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Lào Cai

Trên cơ sở những quan điểm cơ bản trên và thực trạng phát triển KTDL của tỉnh trong thời gian qua, Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIII đã đưa ra định hướng tổng quát như sau: “Trong những năm tới cần tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh phong phú về cảnh quan thiên nhiên, về văn hóa lịch sử, về điều kiện giao thông thuận lơi, những cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng tạo bước phát triển mới về du lịch. Phấn đấu sau năm 2010 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng giá trị gia tăng của ngành du lịch chiếm trên 12% trong cơ cầu GDP của tỉnh” [33].

Từ định hướng tổng quát nêu trên, phát triển KTDL được cụ thể hóa theo những hướng cơ bản sau:

Về định hướng thị trường và phát triển sản phẩm:

+ Về thị trường:

Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, song song với việc phát triển thị trường nội địa phù hợp với những điều kiện cụ thể của tỉnh Lào Cai.

Các thị trường quốc tế trọng điểm như Trung Quốc, chiếm tới gần 70% thị phần khách quốc tế đến Lào Cai; thị trường Châu Âu chủ yếu là Pháp, Đức, Anh, Thụy Điển và thị trường Bắc Mỹ (phần đa là Mỹ và Canada) là những thị trường có nhiều triển vọng đối với du lịch Lào Cai. Đây cũng là thị trường có khả năng thanh toán và có nhu cầu về chất lượng dịch vụ cao. Vì vậy cần phải có kế hoạch cụ thể khai thác để thúc đẩy tăng trưởng du khách quốc tế đến Lào Cai trong thời gian tới.

Thị trường khách nội địa: Khách nội địa đến Lào Cai rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau có thể đi lẻ hoặc đi theo đoàn song chủ yếu đến từ các thị trường gần, từ Hà Nội và các tỉnh lân cận phía Bắc. Vì


vậy cần phải chú trọng kích cầu du lịch nội địa, đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá thu hút nguồn khách nội địa ở những thị trường xa.

+ Định hướng về phát triển sản phẩm:

Trên cơ sở định hướng thị trường chính xác và điều chỉnh linh hoạt để xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của Lào Cai, đủ sức cạnh tranh với các tỉnh lân cận và cả nước, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch cộng đồng, gắn văn hóa dân tộc với phát triển du lịch. Đồng thời đa dạng hóa sản phẩm du lịch với các sản phẩm phù hợp với từng vùng, tuyến, điểm và khu du lịch để thỏa mãn nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của các đối tượng khách, nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế du lịch.

Định hướng phát triển các vùng du lịch:

Lào Cai được phân chia và định hướng phát triển thành 3 vùng du lịch, trong đó mỗi vùng có những sản phẩm và tiềm năng du lịch riêng để phát triển và thu hút khách du lịch.

+ Vùng 1: Gồm thành phố Lào Cai và huyện Sa Pa, Bát Xát. Trong đó, xây dựng Sa Pa thành đô thị du lịch gắn với sản phẩm du lịch thế mạnh như du lịch nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái có yếu tố mạo hiểm... được phát triển theo hướng có kiểm soát sức tải, nâng cao chất lượng. Thành phố Lào Cai là điểm đầu tư trọng tâm hướng tới thị trường khách thương mại, phát triển mạnh loại hình du lịch mua sắm, du lịch gắn với hội nghị, hội thảo, hội chợ và khảo sát thị trường. Bát Xát phát triển các loại hình du lịch văn hóa – sinh thái nhỏ, nhằm giảm tải và phân phối lượng khách từ Sa Pa và Lào Cai.

+ Vùng 2: Gồm Bắc Hà – Si Ma Cai - Mường Khương. Bắc Hà là điểm đầu tư trọng tâm. Mường Khương và Si Ma Cai là các điểm đến vệ tinh trong các tour du lịch kết nối tam giác du lịch Bắc Hà – Si Ma Cai - Mường Khương với Hà Giang và Châu Văn Sơn – Trung Quốc. Vùng này có địa hình núi cao, cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm. Cùng với các tài nguyên du lịch nhân văn tập trung, đặc sắc của các dân tộc, rất hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế.


Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng: Du lịch sinh thái, du lịch thể thao, giải trí, du lịch văn hóa, lịch sử.

+ Vùng 3: Phía Tây Nam tập trung các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên và Văn Bàn. Đây là vùng gắn với Quốc lộ 70 và Cao tốc Lào Cai – Hà Nội, do vậy tạo điều kiện phát triển mạnh các trạm dừng chân du lịch gắn với mua sắm và bán các sản phẩm du lịch lưu niệm, quà tặng; hình thành các điểm mua sắm du lịch cho các tuyến du lịch Hà Nội – Lào Cai; Trung Quốc – Việt Nam và các tuyến du lịch của các tỉnh Lai Châu (qua Than Uyên), Yên Bái và Hà Giang.

Định hướng về đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ du lịch

Đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Ưu tiên đầu tư cho những công trình, dự án có khả năng nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch.

Định hướng về phát triển nguồn nhân lực du lịch

Xây dựng nguồn nhân lực quản lý và lao động trực tiếp trong ngành du lịch đáp ứng yêu cầu ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó chú trọng đào tạo (bao gồm cả hệ thống đào tạo) để nâng cao năng lực; đảm bảo chất lượng, kỹ năng nghề và nghiệp vụ du lịch, mang tính chuyên nghiệp, góp phần nâng cấp chất lượng dịch vụ du lịch.

Định hướng về quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch

Tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều nội dung, hình thức có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, đảm bảo thiết thực hiệu quả. Huy động mọi nguồn lực để ưu tiên xúc tiến du lịch đối với thị trường khách du lịch nội địa tại các đô thị phía Nam, khách Trung Quốc và khách quốc tịch nước thứ 3 từ Côn Minh – Trung Quốc và Luongprabang – Lào đến Lào Cai.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH LÀO CAI


Để du lịch Lào Cai hướng tới mục tiêu trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của miền Bắc và của cả nước, góp phần xây dựng Lào Cai ngày càng giàu mạnh, tỉnh Lào Cai cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

3.2.1. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch

Với đặc điểm là ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao nên hiệu quả hoạt động của ngành du lịch liên quan đến nhiều ngành khác trong mối quan hệ tương hỗ, mà chủ yếu là tổ chức quản lý và cơ chế chính sách. Để đạt được mục tiêu đề ra, công tác tổ chức, QLNN về du lịch cần được kiện toàn, đổi mới; cơ chế chính sách về du lịch cần từng bước bổ sung, sửa đổi theo hướng hình thành khung pháp luật đồng bộ, liên ngành tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho kinh tế du lịch phát triển. Do vậy, vai trò QLNN về du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Để tăng cường hiệu lực QLNN về du lịch trên địa bàn, tỉnh Lào Cai cần hoàn thiện và kiện toàn bộ máy tổ chức theo một số hướng sau:

- Kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực cho cơ quan QLNN về du lịch từ cấp tỉnh, huyện, và một số xã trọng điểm du lịch. Quy định tổ chức bộ máy QLNN về du lịch phải gắn liền với yêu cầu thực tiễn của tình hình phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Bộ máy tổ chức phải được tiêu chuẩn hóa về cán bộ và nâng cao hiệu lực chỉ đạo và điều hành.

- Thành lập đội liên ngành quản lý khách du lịch tại địa bàn du lịch trọng điểm. Thống nhất cơ chế quản lý hoạt động lữ hành quốc tế tại cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu. Tiếp tục xây dựng và chuyên nghiệp hóa các nhà du lịch và từng bước xây dựng hệ thống nhà văn hóa du lịch thôn bản theo quy hoạch du lịch. Quan tâm hình thành và củng cố hoạt động của các hiệp hội khách sạn, lữ hành trên địa bàn theo hướng hoạt động hiệu quả, thiết thực. Thực hiện phương án cổ phần hóa, chuyển đổi hình thức các Doanh nghiệp du lịch 100% vốn Nhà nước để kinh doanh hiệu quả hơn.

- Thực thi chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, có các quy định cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng mô hình liên kết chặt chẽ giữa cơ quan QLNN về du lịch, các doanh nghiệp, nhà tư vấn và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/08/2022