Phương Pháp Tổng Hợp, Phân Tích Thông Tin


Để đạt được những kết quả về phát triển du lịch như trên, chính quyền thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện các giải pháp sau:

- Nâng cao chất lượng nhân lực và nhận thức người dân tại các điểm hấp dẫn: Cùng với sự gia tăng của lượng khách và cơ sở vật chất kỹ thuật, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, Hạ Long đã tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng lao động trong ngành. Phối hợp giữa các dự án đào tạo trong và ngoài nước, tổ chức thường xuyên, liên tục các khóa đào tạo nhân lực cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, cộng đồng tham gia hoạt động du lịch... Đào tạo về chuyên môn và bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho nhân lực du lịch tại Hạ Long. Chính quyền địa phương tổ chức những buổi tuyên truyền giáo dục nhận thức cho người dân hiểu biết về du lịch, những lợi ích mà du lịch mang lại cho địa phương; ngăn chặn các hiện tượng không lành mạnh như nạn “chặt chém” khách, ăn xin, cướp giật, lừa đảo,… tại các khu vực điểm đến; nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về phát triển du lịch, trong đó phát triển du lịch phải gắn với bảo tồn và phát triển bền vững.

- Cải thiện giao thông đi lại bằng việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng: Các ban ngành đã phối hợp với chính quyền để mở rộng các tuyến đường huyết mạch, đường cao tốc nối liền tỉnh với các vùng lân cận để giảm thời gian lưu thông của người dân cũng như khách du lịch khi muốn tiếp cận điểm đến Hạ Long. Thành phố tập trung đẩy mạnh tiến độ dự án xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn, tuyến đường sắt Hà Nội - Hạ Long,… nhằm phục vụ nhu cầu khách đi du lịch Hạ Long bằng đường hàng không và đường sắt.

- Tăng cường vai trò của quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh cần tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các chủ cơ sở lưu trú du lịch và cán bộ quản lý về quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh lưu trú. Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành Du lịch tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho những


người quản lý và nhân viên buồng, bàn, bar, lễ tân đang làm việc trong các cơ sở lưu trú du lịch. Bên cạnh đó, chính quyền thường xuyên rà soát các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố và hướng dẫn các cơ sở lưu trú du lịch đảm bảo các điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch và trình tự đăng ký thẩm định, tái thẩm định loại hạng cơ sở lưu trú; định kỳ tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, chủ các cơ sở lưu trú cần quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu; từng bước nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất; nâng cao chất lượng phục vụ; đa dạng hóa dịch vụ, tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách…

- Chuyên nghiệp hóa các hoạt động thông tin nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ: Cơ quan quản lý du lịch tỉnh Quảng Ninh nói chung và TP. Hạ Long nói riêng cùng các đơn vị kinh doanh du lịch luôn tìm các huy động nguồn kinh phí đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch, công tác tổ chức, lưu trữ và phát triển nguồn lực thông tin phục vụ hoạt động du lịch, chú trọng thông tin tuyên truyền quảng bá tới du khách. Trong đó, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Quảng Ninh đóng vai trò là cơ quan chủ quản điều hành quản lý và kết nối thông tin du lịch, liên kết, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch dùng chung, kiểm tra giám sát thông tin tuyên truyền, quảng bá của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố. Trang web của các doanh nghiệp du lịch thường xuyên được cập nhật, đảm bảo sự đa dạng phong phú về nội dung, hình thức mang tính mỹ thuật. Bên cạnh đó, việc tăng cường công tác thông tin tuyên truyền quảng bá Du lịch Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh trên báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình bằng những thông tin mang đậm nét văn hóa luôn được quan tâm, chú trọng. (Đỗ Thị Thu Huyền, 2017)

1.2.3. Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, và các chính sách khai thác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển. Ở nhiều nước trên thế giới và nhiều vùng trong cả nước, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Mỗi nước, mỗi địa phương đều có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách nhằm huy động các nguồn lực trong và và ngoài nước để phát triển du lịch. Chiến lược, quy hoạch , kế hoạch, chiến lược phát triển được xây dựng rất đồng bộ, thống nhất và có các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, cũng cần quan tâm đến việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai - 6

Thứ hai, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu của du khách càng phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách là một tất yếu cần được thực hiện tốt.

Thứ ba, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến trong kinh doanh du lịch là nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phương. Có thể nói, làm tốt công tác tuyên tryền, quảng bá du lịch là một trong những kinh nghiệm quan trọng cần học hỏi để đưa du lịch của địa phương phát triển.

Thứ tư, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp với nhau để phát triển du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, ngành du lịch phải đối mặt với những cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, liên kết, hợp tác du lịch giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp du lịch với nhau để cùng phát triển trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việc liên kết, hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các tua, các tuyến du lịch và trong việc xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch để thu hút khách du lịch nhất là du khách quốc tế.

Thứ năm, quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở địa phương. Du lịch là một ngành kinh tế - dịch vụ có đối tượng phục vụ là con người. Hơn nữa, con người ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm


vi một vùng, một nước mà còn bao gồm cả du khách quốc tế. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du khách không giống với các ngành kinh tế và dịch vụ khác, nó mang tính toàn diện, từ cán bộ quản lý cho đến nhân viên phục vụ đều phải được trang bị đầy đủ kiến thức về du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch.

Thứ sáu, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch. Việc phát triển du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn, tình trạng gây tổn hại về môi trường, tài nguyên du lịch thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình lịch sử, văn hóa, kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Điều đó cho thấy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đồng thời làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch.


CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌


2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung vào việc trả lời một số câu hỏi chính sau:

- Tại sao cần phải nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về du lịch tại thị xã Sa Pa? Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại thị xã Sa Pa như thế nào?

- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về du lịch tại thị xã Sa Pa?

- Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch tại Sa Pa cần thực hiện những giải pháp nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Trong quá trình nghiên cứu, để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã thu thập các văn bản, tài liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài. Ưu điểm của tài liệu thứ cấp là dễ tìm kiếm, không tốn nhiều thời gian. Số liệu được thứ cấp được thu thập bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, của các Bộ, Ban, Ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh Lào Cai và Thị xã Sa Pa có liên quan đến Du lịch và quản lý nhà nước về du lịch; các báo cáo tổng kết, sơ kết của thị xã Sa Pa, của tỉnh Lào Cai về việc thực hiện các chính sách, chủ trương, dự án, đề án về phát triển du lịch; các nghiên cứu liên quan đến du lịch được công bố trên các sách báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử. Từ các số liệu có liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về du lịch, đặc biệt là công tác công tác quản lý Nhà nước về du lịch của Thị xã Sa Pa được tổng hợp, phân tích và đánh giá. Từ đó có được thông tin một cách chính xác, hợp lý và có giá trị. Các yêu cầu của


việc xác định tài liệu, các loại tài liệu thu thập phải được xác định rõ ràng xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu.

2.1.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn và điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng các phiếu điều tra lấy ý kiến của các doanh nghiệp hoặc các cơ sở kinh doanh du lịch như các khách sạn, nhà hàng, các công ty du lịch lữ hành... và ý kiến của cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch tại Thị xã Sa Pa. Ý kiến của các doanh nghiệp hoặc các cơ sở kinh doanh du lịch sẽ phản ánh mức độ hài lòng của các đối tượng chịu sự quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn Thị xã Sa Pa, tức là phản ánh rõ nhất hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn Thị xã. Ý kiến của cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch phản ánh rõ nhất những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch, những thành tựu và những hạn chế, tồn tại trong cơ chế, chính sách của Nhà nước...

Đối với việc điều tra các doanh nghiệp hoặc các cơ sở kinh doanh du lịch, trên địa bàn Thị xã Sa Pa có số lượng các loại hình kinh doanh du lịch như sau: 690 đơn vị lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, homestay), 23 đơn vị lữ hành (bao gồm: đơn vị lữ hành quốc tế và đơn vị lữ hành địa phương), 339 nhà hàng (Trong đó có 64 nhà hàng thuộc khách sạn). Như vậy, tổng số cơ sở kinh doanh du lịch bao là 988 cơ sở. Nghiên cứu sử dụng công thức Slovin để tiến hành kích thước mẫu điều tra:

Công thức: n = N/(1 + Ne2)

Trong đó: n: Kích thước mẫu điều tra

N: Tổng thể mẫu

E: Sai số cho phép (tại nghiên cứu này lấy mức 5%)

Từ công thức trên có thể xác định được số lượng cơ sở kinh doanh liên quan đến du lịch cần khảo sát là 285 cơ sở. Trong đó, nghiên cứu sẽ chọn khảo sát 198 cơ sở lưu trú, 80 nhà hàng và 07 đơn vị lữ hành. Các cơ sở cần điều tra của mỗi loại hình kinh doanh được chọn ngẫu nhiên trong tổng số đơn vị của


loại hình đó. Phiếu điều tra được thiết kế nhằm lấy ý kiến của các đơn vị về các nội dung của Quản lý Nhà nước về du lịch (Phụ lục 1).

Đối với việc điều tra ý kiến của cán bộ Quản lý Nhà nước về du lịch tại Thị xã Sa Pa, đề tài sẽ phỏng vấn 30 cán bộ thuộc Phòng Quản lý du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai và các cán bộ phụ trách Quản lý du lịch của UBND Thị Xã Sa Pa và UBND các phường, xã trọng điểm du lịch của Thị xã. Phiếu điều tra được thiết kế cũng nhằm lấy ý kiến của các cán bộ này về các nội dung của Quản lý Nhà nước về du lịch (Phụ lục 2).

Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để ghi nhận ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo sát đối vơi các tiêu chí về quản lý nhà nước về du lịch. Tại mỗi câu hỏi trong bảng hỏi có thể thay đổi câu từ cho phù hợp với nội dung nhưng vẫn tuân theo 5 mức độ cụ thể sau:

1- Rất không hài lòng 2- Không hài lòng

3- Trung bình 4- Hài lòng 5- Rất hài lòng

Các phiếu điều tra sau khi đã thu thập ý kiến được hệ thống hóa và phân loại theo các nội dung nghiên cứu. Đối với các tài liệu là các thông tin định tính thì phân loại nội dung theo chuyên đề để thẩm định tính xác thực, đánh giá tầm quan trọng và dùng làm căn cứ suy luận để đi đến các kết luận cần thiết. Đối với các tài liệu là số liệu thì nhập vào phần mềm Excel để tính toán và phân tích, tổng hợp theo các phương pháp định lượng để tính toán thành các chỉ tiêu nhằm đưa ra những kết luận cần thiết.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được trong điều kiện không chắc chắn. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với


phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Thống kê mô tả được chia thành đo lường xu hướng tập trung và đo lường biến động. Đo lường xu hướng tập trung có giá trị trung bình, trung vị và yếu vị, trong khi các đo lường biến động gồm độ lệch chuẩn, phương sai, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, độ nhọn và độ lệch.

Phương pháp thống kê mô tả tuy đơn giản nhưng lại có độ chính xác đáng tin cậy rất cao, phương pháp này thường là công cụ cơ bản không thể thiếu để phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế - xã hội. Để hiểu được các hiện tượng và ra các quyết định, giải pháp đúng đắn, cần nắm vững và sử dụng thành thạo các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu theo phương pháp thống kê mô tả. Trong đề tài này, phương pháp thống kê mô tả sẽ được sử dụng trong hầu hết các nội dung về quản lý nhà nước về du lịch trên địa bạn Thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh định lượng giữa các kỳ

Việc so sánh định lượng về một chỉ tiêu nào đó giữa các kỳ với nhau sẽ giúp đánh giá hoạt động du lịch trên địa bàn Thị xã Sa Pa trong thời gian qua có biến động như thế nào, mức độ biến động ra sao. Phương pháp so sánh giữa các kỳ bao gồm so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.

* So sánh tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu phân tích.

Công thức: ∆y = y1 - y0

Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước

y1: chỉ tiêu năm sau

∆y: chênh lệch tăng, giảm của chỉ tiêu

* So sánh tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu phân tích. Công thức :

∆y = y1 - y0 x 100%

y0

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/11/2023