Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Lào Cai


từ chương trình đào tạo nghề của tỉnh và các nguồn vốn khác). Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho Hiệp hội Nhà hàng – Khách sạn; các lớp tiếng Anh giao tiếp du lịch, nghiệp vụ Lữ hành, Hướng dẫn du lịch…Trong giai đoạn 2006 – 2010, nguồn lực dành cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch đạt 6,824 tỷ đồng, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Bằng những hoạch định chiến lược trong quy hoạch phát triển kinh tế du lịch bền vững của tỉnh. Nhằm chuyên môn hoá công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng cao của du lịch. Tỉnh đã thành lập Trường Trung cấp Văn hoá, Nghệ thuật - Du lịch và hình thành Khoa Du lịch - Khách sạn thuộc Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật để từng bước nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch. Đồng thời, Lào Cai cũng đã liên kết với các trường Đại học để mở các lớp đào tạo Đại học tại chức và liên thông về chuyên ngành du lịch và phối hợp cùng Trường Đại học Vân Nam, Học Viện Hồng Hà - Vân Nam - Trung Quốc đào tạo sau đại học, đại học ở lĩnh vực KTDL cho 26 cán bộ (đào tạo thạc sỹ 5 cán bộ, đào tạo theo nhu cầu xã hội 21cán bộ).

Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra nhằm đẩy mạnh và phát triển KTDL của tỉnh, nhìn chung chất lượng lao động du lịch của Lào Cai hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế thể hiện qua bảng số liệu sau:


Bảng 2.1. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Đơn vị: Người


STT

Chỉ tiêu

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

1.

Tổng số lao động du lịch

1.400

1.750

2.100

2.600

3.200

Phân theo trình độ đào tạo

2.

Trình độ trên đại học

1

3

3

6

9

3.

Trình độ đại học, cao đẳng

420

513

552

742

1.256

4.

Trình độ trung cấp

448

519

745

842

960

5.

Trình độ sơ cấp

312

414

480

570

525

6.

Trình độ sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ hoặc huấn luyện nghiệp vụ

ngắn hạn)


219


301


320


440


450

Phân theo loại lao động

7.

Đội ngũ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về

du lịch


26


32


34


45


51

8.

Lao động quản lý tại các doanh nghiệp

( cấp trưởng, phó phòng trở lên)


388


432


676


732


850


9.

Lao động nghiệp vụ

986

1286

1390

1723

2299

1 - Lễ tân

180

260

280

382

410

2 - Phục vụ buồng

140

121

141

196

270

3 - Phục vụ bàn, bar

238

368

392

425

568

4 – Đầu bếp

40

106

163

178

215

5 – Thẻ Hướng dẫn viên: Thẻ HDV

quốc tế

0

0

0

0

49


Thẻ HDV nội địa

0

0

0

0

108

Thẻ Thuyết minh

viên

0

0

0

0

56

6 - Nhân viên lữ hành

165

201

200

258

284

7 - Nhân viên khác

223

230

214

293

339

Phân theo ngành nghề kinh doanh

10.

Khách sạn, nhà hàng

808

1091

1335

1627

11908

11.

Lữ hành, vận chuyển du lịch

369

429

551

680

953

12.

Dịch vụ khác

223

230

214

293

339

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai - 10

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai (2010)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, phân theo trình độ đào tạo thì số lượng lao động du lịch có trình độ trung cấp, sơ cấp hoặc đào tạo ngắn hạn chiếm tỷ lệ chủ yếu (khoảng 61%), còn lại là lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên. Tuy nhiên,


trong số đó thì số lượng lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch rất ít, chủ yếu là đào tạo tại chức, phần còn lại chỉ được đào tạo nghiệp vụ du lịch và cũng có nhiều lao động chưa qua đào tạo.

Phân theo loại lao động, đội ngũ QLNN về du lịch chiếm chỉ tỷ lệ nhỏ, chỉ gần 2% trong tổng số 3.200 lao động phục vụ trong ngành du lịch. Cán bộ QLNN về du lịch phần lớn chưa đáp ứng được công việc hiện nay do số lượng đã qua đào tạo chuyên ngành về du lịch hiện nay còn thiếu, trình độ ngoại ngữ yếu. Phần lớn cán bộ đều là kiêm nhiệm và trái ngành, số cán bộ quản lý được đào tạo đúng chuyên ngành chỉ chiếm 31,5% trong số cán bộ quản lý về du lịch. Đồng thời hệ thống cán bộ QLNN về du lịch mới chủ yếu tập trung ở tỉnh, các huyện hầu như chưa có, sự phân bố lao động chưa hợp lý, trái ngành trái nghề. Đây là một trong những trở ngại lớn cho công tác điều hành, quản lý, phát triển các khu, điểm du lịch trong tỉnh.

Lao động quản lý trong các doanh nghiệp hiện nay có khoảng 850 người, chiếm gần 27% trong tổng số lao động. Về kiến thức quản lý, lãnh đạo của đội ngũ này ở mức độ trung bình, tuy nhiên họ có trình độ ngoại ngữ thành thạo, giao tiếp tốt. Lao động quản lý doanh nghiệp có nghiệp vụ chuyên môn cao chủ yếu là trình độ đại học và cao đẳng và tập trung phần đa tại một số Công ty kinh doanh du lịch lớn như: Công ty Du lịch Lào Cai, Công ty liên doanh khách sạn quốc tế, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu…

Lao động nghiệp vụ trong các cơ sở kinh doanh chiếm chủ yếu, trong đó trình độ từ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 30%. Đa số lao động trực tiếp có trình độ trung, sơ cấp, hoặc đào tạo ngắn hạn để phục vụ nhu cầu công việc, ở một số cơ sở kinh doanh đội ngũ nhân viên hầu hết là người nhà, chỉ mới được đào tạo rất sơ đẳng hoặc chưa qua đào tạo và làm việc theo hợp đồng thời vụ nên dẫn đến kinh doanh không mang tính chuyên nghiệp. Nhân viên phục vụ được đào tạo về ngoại ngữ hoặc có khả năng giao tiếp thành thạo ngoại ngữ với du khách còn ở mức độ thấp. Thiếu nhân viên chuyên môn và đầu bếp có trình độ tay nghề cao. Ở tất cả các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đội ngũ HDV còn thiếu và hạn chế về năng lực.


Với số lượng 213 HDV được cấp thẻ cho đến nay chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại và trong những năm tới. Mặt khác, trên thực tế, các HDV du lịch chỉ quan tâm đến đào tạo ngoại ngữ để nâng cao khả năng đón tiếp khách nước ngoài, cho nên còn hạn chế về khả năng hiểu biết, thiếu sự am hiểu về dân tộc, lịch sử, văn hoá và các phong tục tập quán của các dân tộc tại địa phương. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay có khoảng 2/3 số HDV đã được cấp thẻ là sử dụng ngoại ngữ tiếng Trung Quốc, còn khoảng 1/3 là sử dụng ngoại ngữ Anh, Pháp.

Từ những khảo sát thực tế và phân tích trên có thể thấy nguồn lao động du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay còn thiếu về số lượng so với yêu cầu, còn nhiều bất cập và hạn chế do thiếu kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển hiện tại và cũng như trong tương lai, ngành du lịch Lào Cai cần có một chiến lược lâu dài nhằm chuẩn hoá đội ngũ lao động, cán bộ quản lý nhà nước và trong kinh doanh. Đồng thời xây dựng lực lượng lao động đủ mạnh để phát huy các tiềm năng thế mạnh của địa phương góp phần đưa KTDL Lào Cai phát triển và hội nhập cùng với ngành du lịch của cả nước.

2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Do vậy, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng không chỉ bao gồm các yếu tố của riêng ngành du lịch mà bao gồm cả các yếu tố của các ngành khác được huy động vào hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ du lịch thỏa mãn nhu cầu của con người. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng, đồng thời là một điều kiện không thể thiếu được để phát triển KTDL. Để tạo điều kiện cho KTDL phát triển nhanh, mạnh, tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói chung và cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch nói riêng.

2.2.5.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội phục vụ đắc lực nhất và có tầm quan trọng nhất đối với phát triển KTDL là hệ


thống giao thông vận tải. Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông phân bố rộng khắp và khá đồng đều trên địa bàn các huyện, thị. Hiện nay, Lào Cai cơ bản có hệ thống giao thông nối với Hà Nội và các tỉnh miền xuôi thuận lợi. Có bốn tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4D, 4E, 279, 70) với tổng chiều dài trên 400 km; tám tuyến tỉnh lộ với gần 300 km và gần 1.000 km đường liên xã, liên thôn.

Hiện tại, các tuyến đường nối các khu, điểm du lịch Lào Cai – Sa Pa – Bắc Hà và một số huyện khác cũng đã được đầu tư, nâng cấp như đường du lịch Sa Pa – Tả Phìn, đường du lịch suối Mường Hoa (Sa Pa), đường du lịch Bản Phố (Bắc Hà)…Những tuyến đường này bước đầu đã phát huy tác dụng đi lại thuận lợi cho du khách và nhân dân địa phương.

Đặc biệt, việc khởi công tuyến đường cao tốc Lào Cai – Nội Bài với chiều dài 264km, một trong những tuyến đường hợp tác phát triển trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển khách du lịch cũng như kết nối tour du lịch. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có chủ trương xây dựng sân bay tại Lào Cai trong giai đoạn 2010 – 2015 tạo ra những cơ hội thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch.

Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đã và đang được nâng cấp, cải tạo, chất lượng phục vụ cao hơn. Ngành đường sắt đã đầu tư 8 hãng tàu du lịch với tổng số 15 toa giường nằm cao cấp và 21 toa giường nằm của đường sắt Việt Nam đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Bên cạnh hệ thống giao thông vận tải thì hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc chính là cơ sở vật chất kỹ thuật bậc hai đối với du lịch. Hiện nay đã đảm bảo cung cấp cho nhu cầu tại thành phố và các thị trấn, tỉnh đã có cấp hệ thống nước sạch đảm bảo phục vụ nhu cầu đời sống và dịch vụ du lịch; hệ thống thông tin liên lạc đã phát triển trên các huyện, thành phố, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu cho phát triển du lịch.

Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, cùng với đó là những khó khăn vốn có của một tỉnh vùng cao biên giới, nhiều dân tộc nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội vẫn còn thiếu


đồng bộ, nhất là khu vực nông thôn, vùng cao, vùng xa. Hệ thống giao thông không khỏi bộc lộ những hạn chế như đầu tư tốn kém, kỹ thuật xử lý phức tạp, tại một số điểm du lịch chưa có trạm biến áp riêng, phải sử dụng chung với hệ thống điện sinh hoạt của dân cư nên điện áp chưa đảm bảo.

2.2.5.2. Tình hình phát triển của hệ thống cơ sở kinh doanh du lịch

Hệ thống cơ sở KDDL đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng. Trong những năm qua tỉnh Lào Cai đã quan tâm chỉ đạo đúng mức, bước đầu đã hình thành nên các khu điểm du lịch với hệ thống cơ sở kinh doanh đủ điều kiện phục vụ du lịch. Việc đầu tư cơ sở vật chất

chuyên ngành phục vụ du lịch đã được quan tâm theo hướng Nhà Nước và nhân dân cùng làm8.

Cơ sở kinh doanh lưu trú:

Hệ thống cơ sở kinh doanh lưu trú của tỉnh Lào Cai phát triển với tốc độ nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia, không chỉ có khu vực Nhà nước mà còn cả khu vực tư nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp liên doanh…với nhiều loại hình như khách sạn, nhà nghỉ, nhà sàn, nhà nghỉ lưu trú tại gia tại các thôn bản (homestay)…

Theo số liệu của Sở VHTT&DL Lào Cai, đến nay, toàn tỉnh có 335 cơ sở lưu trú với 3.296 phòng, chủ yếu tập trung tại Sa Pa (khoảng 70%), thành phố Lào Cai (khoảng 20%), còn lại Bắc Hà, Bảo Yên và Bảo Thắng. Trong đó, có 20 cơ sở lưu trú (khách sạn) đạt chất lượng từ 2 sao đến 4 sao với trên 600 phòng. Ngoài ra còn có 80 nhà nghỉ lưu trú tại gia ở các thôn bản phát triển du lịch cộng đồng tập trung tại 2 huyện Sa Pa và Bắc Hà. Có thể nói, cơ sơ lưu trú đa dạng với nhiều kiểu và chất lượng khác nhau bước đầu đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng du khách.


8Tất cả các số liệu về tình hình phát triển của hệ thống cơ sở KDDL của tỉnh Lào Cai trong luận văn được sử dụng từ “Báo cáo tổng kết tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ ngành du lịch trên địa bàn tỉnh”

“Báo cáo kết quả thực hiện đề án phát triển kinh tế Du lịch giai đoạn 2006 - 2010” của Sở VHTT&DL Lào Cai; Cục thống kê Lào Cai (2010) và được tác giả xử lý, tổng hợp, phân tích theo mục đích nghiên cứu.


Bảng 2.2. Hiện trạng cơ sở lưu trú của Lào Cai qua các năm



TT


Chỉ tiêu

Năm

2005

2006

2007

2008

2009


1

Số lượng cơ sở lưu trú, trong

đó:

180

230

235

328

335

- Khách sạn 3 đến 5 sao

1

2

3

3

5

- Khách sạn 1 đến 2 sao

38

41

43

46

48

- Các loại cơ sở lưu trú khác

141

187

189

279

282

2

Tổng số phòng

2.500

3.000

3.221

3.477

3.926

Nguồn: Sở VHTT&DL Lào Cai (2010)

Qua thống kê có thể thấy, số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh không ngừng gia tăng qua các năm. Năm 2000, toàn tỉnh mới chỉ có 78 cơ sở lưu trú với 907 phòng, đến 2005 con số này lên tới là 180 cơ sở (tăng gấp 2,3 lần) với 2.500 phòng (tăng gấp 2,75 lần); năm 2009 với 335 cơ sở (tăng gấp 4,3 lần so với năm 2000), 3.296 phòng (tăng gấp 3,6 lần so với năm 2000), trong đó số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao trở lên cũng tăng lên đáng kể cùng với nhiều loại hình cơ sở lưu trú mới được hình thành. Bên cạnh sự gia tăng về số lượng thì chất lượng của các cơ sở lưu trú cũng không ngừng được cải thiện, đầu tư và xây dựng mới. Đáp ứng được yêu cầu về nghỉ ngơi cho du khách, nhờ vậy mà thời gian lưu trú của du khách cũng dài hơn cùng với công suất sử dụng phòng gia tăng, góp phần không nhỏ vào tăng doanh thu của các cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn tỉnh. Doanh thu ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, tại các bản làng có hoạt động du lịch cộng đồng, nhiều gia đình đã chuyển sang làm dịch vụ kinh doanh lưu trú tại gia: Bản Hồ (30 hộ), Tả Van (28 hộ), Sín Chải (4 hộ)…với mức thu bình quân một năm từ du lịch đạt 30 triệu đồng/năm/1 hộ, góp phần xóa đói giảm nghèo ở những khu vực trên.


Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh cơ sở lưu trú



Chỉ tiêu

Năm

2000

2005

2006

2007

2008

2009

1. Thời gian lưu trú

bình quân (ngày)

2,0

2,5

2,9

3,0

3,0

3,0

2. Doanh thu lưu trú

(triệu đồng)

13.100

60.771

60.956

64.845

68.387

71.816

Nguồn: Cục thống kê Lào Cai (2010)

Mặc dù tỷ trọng doanh thu lưu trú so với tổng doanh thu có xu hướng giảm, song nhìn chung doanh thu vẫn tiếp tục tăng trưởng qua các năm. Năm 2000, doanh thu lưu trú mới chỉ đạt 13.100 triệu đồng, thì đến năm 2005 doanh thu lưu trú đạt 60.771 triệu đồng, tăng 4,6 lần so với năm 2000; năm 2009 doanh thu lưu trú đã tăng lên 71.816 triệu đồng tăng 18,1% so với năm 2005 và tăng 5% so với năm 2008.

Như vậy, với sự cố gắng trong công tác nâng cao chất lượng phục vụ và cơ sở hạ tầng lưu trú, cũng như tăng cường thực hiện văn minh trong kinh doanh cơ sở lưu trú mà hoạt động kinh doanh lưu trú đã góp phần không nhỏ vào tăng doanh thu cho hoạt động du lịch của Tỉnh Lào Cai trong những năm qua, ngày càng khẳng định vai trò và vị thế của KTDL đối với sự phát triển kinh tế của địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên thì tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong đầu tư và xây dựng nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú. Ngoài các khách sạn lớn của nước ngoài và của các doanh nghiệp lớn được đầu tư với chất lượng cao như Khách sạn Victoria, Khách sạn quốc tế, khách sạn Châu Long…thì vẫn còn tồn tại nhiều cơ sở lưu trú chất lượng còn yếu kém, đầu tư thiếu đồng bộ, không theo quy chuẩn thống nhất dẫn đến chất lượng công trình không đạt tiêu chuẩn quốc tế, công suất sử dụng phòng còn thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Bên cạnh đó, các khu du lịch trọng điểm còn thiếu các khách sạn chất lượng cao để phục vụ khách có du lịch có thu nhập cao. Vì vậy khách du lịch đến Lào Cai đông nhưng thời gian lưu trú lại ngắn, mức chi tiêu không cao ảnh hưởng đến doanh thu lưu trú, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho mức tăng trưởng bình quân còn thấp, tỷ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/08/2022