Các Nghiên Cứu Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại


Yener Altunbas, Mahir Binici, Leonardo Gambacorta (2018),

Macroprudential policy and bank risk , Journal of International Money and Finance, Volume 81, March 2018, Pages 203-220. Nghiên cứu cho thấy các công cụ vĩ mô có tác động đáng kể đến rủi ro ngân hàng và thu được kết quả cho thấy các ngân hàng có những phản ứng khác nhau đối với những thay đổi trong các công cụ vĩ mô, tuỳ thuộc vào đ c điểm tài sản, nguồn vốn của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu c ng ch ra r ng khi các đ c tính, đ c điểm của ngân hàng được kiểm soát, các chính sách vĩ mô th t ch t thường có hiệu quả hơn trong việc hạn chế các rủi ro ngân hàng hơn là các chính sách nới lỏng.

Trịnh Thị Thủy (2015), Quản lý nhà nước đối với các ngân hàng thương mại iệt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả tiến hành phân tích thực trạng QLNN đối với các NHTM tại Việt Nam. Từ đó đánh giá những thành công c ng như những tồn tại hạn chế và những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với các NHTM trong giai đoạn phát triển nền tại Việt Nam. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nh m hoàn thiện hoạt động QLNN đối với các NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập.

Trần Trọng Phong, Cao Việt Th ng (2014), Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng thương mại trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại , Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 207/Tháng 9/2014. Tác giả thực hiện đã tập trung vào ba nội dung cơ bản, gồm: thứ nhất là cơ sơ sở lý thuyết đề hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản trị rủi rochính là Tiêu chuẩn Basel (I, II hay III); thứ hai là thực trạng các văn bản pháp lý về quảntrị rủi ro trong hoạt động ngân hàng hiện nay và cuối c ng tác giả đề xuất các kiến nghị để hoàn thiệnkhuôn khổ pháp lý hình thành hành lang pháp lỹ ch t ch tạo điều kiện cho quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng có điều kiện được nâng cao và phát triển hơn.

Nhìn chung, các nghiên cứu về QLNN đối với hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng của các NHTM nói riêng được thực hiện rất nhiều ở cả trong và ngoài nước, nổi bật có nghiên cứu của Trần Trọng Phong và Cao Việt Th ng (2014), nghiên cứu của Thakor Anjan V. (2019), Li Zhaohua và các cộng sự (2019),


Yazar Orhan H. (2015). Tuy nhiên, x t trong điều kiện thực tế đối với đ c điểm hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay và tình hình QLNN về tín dụng của các ngân hàng, hầu hết các nghiên cứu chưa đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng để tìm kiếm những giải pháp ph hợp. Vì vậy nghiên cứu được thực hiện nh m đi sâu phân tích thêm về vai tr và tác động của QLNN đối với nợ xấu của các NHTM.

1.1.3. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với nợ xấu của ngân hàng thương mại

Nguyễn Lê Nguyên Dung (2019), Thực trạng xử lý nợ xấu g n với tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số đề xuất , Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, Số 200+ 201- Tháng 1&2. 2019. Từ những hạn chế trong thực trạng xử lý nợ xấu của các TCTD, nghiên cứu đề xuất những giải pháp ph hợp nh m xử lý nợ xấu g n với lộ lình trong đề án tái cơ cấu các TCTD. Trong đó có những đề xuất về sự phối hợp ch t ch giữa các Bộ, ngành ở một số nội dung như nâng cao năng lực xử lý nợ của VAMC theo lộ trình, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến tài sản bất động sản và xây dựng thị trường mua bán nợ năng động hơn.

Baudino Patrizia, Yun Hyuncheol (2017), Resolution of non-performing loans – policy options , FSI insights on policy implementations, No 3, Bank for International Settlements. Nghiên cứu ch ra các b ng chứng chứng minh sự thành công của các chính sách giải quyết khác nhau tuỳ theo từng trường hợp và nghiên cứu c ng đã xác định một số yếu tố quyết định tính khả thi của các chính sách giải quyết riêng lẻ. Nghiên cứu c ng đề xuất việc giải quyết nợ xấu cần g n kết với các chính sách kinh tế vi mô, vĩ mô để giảm thiểu các vấn đề về nợ xấu.

Nguyễn Tiến Đông (2019), Phát triển thị trường mua, bán nợ xấu tập trung giải pháp bền vững cho xử lý nợ xấu tại Việt Nam , Tạp chí Ngân hàng, số 22/2018. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam thời gian quan đã có những thành công bước đầu tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ xấu, tuy nhiên vẫn c n nhiều hạn chế, tồn tại và vướng m c trong quá trình thực hiện. Một số hạn chế được tác giả ch ra như khung pháp lý chưa hoàn thiện, các chủ thể tham gia thị trường mua bán nợ c n thiếu năng


lực quản lý và chưa thực sự năng động. Trên cơ sở các hạn chế nêu trên, tác giả đề xuất những giải pháp hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ xấu tập trung tại Việt Nam.

Nguyễn Thu Hương (2016), Phát triển thị trường mua án nợ ấu tại iệt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính. Xuất phát từ hệ thống lý luận về nợ xấu và hoạt động mua bán nợ xấu, tác giả đã đề cập đến thực trạng phát triển thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam và phân tích có hệ thống các hoạt động mua bán nợ xấu đang diễn tra của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015. Từ đó có cơ sở khoa học để nghiên đề xuất các giải pháp giải quyết nợ xấu hiệu quả trên thị trường hiện nay. Trong đó, nổi bật có giải pháp với sự tham gia, phối kết hợp giữ Bộ Tài chính, NHNN và các cơ quan lên quan trong việc thống nhất xây dựng cơ sở cho hệ thống định giá bán nợ xấu.

Mazzu Sebastiano, Muriana Francesco (2018), A Strategic Approach to Non-Performing Loans Treatment in Banking: Options and Rules for Decision- Making , International Research Journal of Finance and Economics, Issue 166, March, 2018. Trước thực trạng các khoản nợ xấu đang gây áp lực trên ngành ngân hàng tại Châu Âu, nghiên cứu đã ch rõ trong bối cảnh tình hình nợ xấu diễn ra phức tạp, Nghị viện châu Âu khuyến nghị ủy ban nên hỗ trợ các quốc gia thành viên thành lập công ty quản lý tài sản chuyên dụng, tăng cường giám sát và kêu gọi các quốc gia thành viên cải thiện môi trường và các thủ tục pháp lý liên quan đến việc cơ cấu lại các khoản nợ xấu.

Tô Ngọc Hưng (2013), Xử lý nợ ấu trong quá trình tái cấu trúc các ngân hàng thương mại iệt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành năm 2012. Nghiên cứu đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống NHTM Việt Nam nh m hướng tới sự phát triển bền vững. Một số giải pháp tiêu biểu nghiên cứu đã đề xuất như quản lý cơ cấu tín dụng hướng tới giảm thiểu rủi ro thông qua đa dạng hóa các khoản vay, đẩy nhanh hiệu quả xử lý nợ xấu thông qua hoạt động của VAMC đồng thời nâng cáo chất lượng quản trị điều hành của các TCTD.


Phạm Tiên Phong và các cộng sự (2014), Xây dựng khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô cho hệ thống tài chính iệt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số DTNH.07/2014, Tổ chức chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tác giả phân tích thực trạng thị trường tài chính của Việt Nam và những yêu cầu trong xây dựng khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô ở Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2013. Xuất phát từ những hạn chế và nguyên nhân tồn tại, tác giả đã đề xuất khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô đối với hệ thống tài chính Việt Nam và cả lộ trình xây dựng và thực hiện các chính sách này.

Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nh m xây dựng cơ sở lý luân và đánh giá thực tiễn về tình hình QLNN đối với nợ xấu của NHTM ở cả trong và ngoài nước. Tuy nhiển mới ch có một số nghiên cứu điển hình được thực hiện trong những năm gần đây sau cuộc khủng hoảng kinh tế và những diễn biến phức tạp của nợ xấu tín dụng tại các NHTM như nghiên cứu của Nguyễn Trí Hiếu (2012) về vấn đề tái cấu trúc ngân hàng Việt Nam và giải quyết nợ xấu ở tầm quốc gia. Hầu hết các nghiên cứu được thực hiện bị giới hạn, chủ yếu tập trung vào các hướng dẫn của Nhà nước, các TCTD quốc tế về chuẩn mực và tiêu chuẩn đánh giá c ng như các hướng dẫn xử lý nợ xấu. Vì vậy, kết quả nghiên cứu chưa phản ảnh sâu s c và toàn diện về thực trạng QLNN đối với tình hình nợ xấu của NHTM. Trên cơ sở đó, nghiên cứu định hướng đi sâu về vai tr và tác động của QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay.

1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề luận án kế thừa, phát triển

Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã xây dựng nền tảng lý luận và thực tiễn khá đầy đủ về QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM. M c d đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới chủ đề, các nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, cụ thể như sau:

Thứ nhất, vai trò của chính sách nhà nước về nợ xấu của NHTM mới được các nhà nghiên cứu, nhà làm luật chú ý gần đây, đ c biệt từ sau khủng hoảng toàn cầu vừa qua, điển hình như các nghiên cứu của Lê Ngọc Lân (2011), Ozge và Jane (2018), Gambacorta và Murcia (2019) … Trong bối cảnh tại Việt Nam, nhiều chủ


trương, chính sách đối với quản lý nợ xấu của NHTM đã có nhiều thay đổi, điều này ảnh hưởng đáng kể đến cách thức và quy trình QLNN đối với nợ xấu tại NHTM tại Việt Nam, và cần có những nghiên cứu cập nhật bối cảnh hơn.

Thứ hai, các nghiên cứu đã nêu lên các lý luận cơ bản về những vấn đề liên quan đến QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM. Tuy nhiên, mỗi một nghiên cứu ch mới đề cập tới một mảng lý luận liên quan tới chủ đề của nghiên cứu đó, chưa có nghiên cứu nào tổng hợp đầy đủ các lý luận về QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời, cho đến nay, chưa có khung cơ sở lý luận thống nhất về QLNN đối với nợ xấu của NHTM vì sự khác biệt lớn giữa các quốc gia trên thế giới. Trong nghiên cứu này, tác giả s tổng hợp, bổ sung, s p xếp hệ thống lý luận để phù hợp nhất với đề tài lựa chọn.

Thứ ba, nhiều công trình nghiên cứu tập trung phân tích về các hạn chế, bất cập và khó khăn trong QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM. Tuy nhiên, cho đến nay, theo hiểu biết của tác giả, có rất ít công trình nghiên cứu phân tích cụ thể và toàn diện những khó khăn trong QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM.

Thứ tư, về phương pháp nghiên cứu, đa số các công trình nghiên cứu ch sử dụng một phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp định tính ho c phương pháp định lượng. Việc sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu này vẫn còn hạn chế, đ c biệt là đối với các công trình nghiên cứu trong nước. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả s sử dụng kết hợp cả hai phương pháp (định tính và định lượng) nh m phản ánh một cách toàn diện và chi tiết thực trạng QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam, làm tiền đề để xây dựng các giải pháp có tính khả thi cao.

Thứ năm, nhìn chung, theo đánh giá của tác giả, các công trình nghiên cứu, đ c biệt là các nghiên cứu trong nước đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM c n chung chung, chưa mang tính khả thi cao; vì vậy tính ứng dụng thực tế còn thấp. Trong nghiên cứu này, cùng với việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng nh m đánh giá chính xác thực trạng QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam, tác giả


s đưa ra các giải pháp có tính khả thi cao hơn, mang lại ý nghĩa thiết thực đối với các cơ quan QLNN, các NHTM và cộng đồng.

1.1.5. Góc tiếp cận của luận án

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá những công trình đã công bố, tác giả nhận thấy các nghiên cứu về QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Cho đến nay, một công trình nghiên cứu mang tính hệ thống về QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam, từ lý luận đến khảo sát về thực trạng, từ đó đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp thì vẫn chưa có công trình nào. Vì vậy, vẫn còn nhiều nội dung cả về lý luận và thực tiễn cần được giải quyết, đ i hỏi nghiên cứu sâu hơn về hoạt động QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu này. Có thể khẳng định, đề tài mà tác giả lựa chọn không trùng l p với các kết quả nghiên cứu đã được công bố trước đó.

1.2. Quy trình và phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Quy trình nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này được tác giả lên kế hoạch và thực hiện theo quy trình các bước triển khai như sau:


Bước 1: Xác định chủ đề và đối tượng nghiên cứu về QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM

Làm rõ định hướng nghiên cứu về nợ xấu của hệ thống NHTM

Phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến định hướng

Xác định khoảng trống nghiên cứu và định vị tiếp cận QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM


Xác định phương pháp luận nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 1669272396 - 3


Bước 2: Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM

Thu thập tài liệu và nghiên cứu xác lập khung cơ sở lý luận của đề tài

Đề xuất mô hình, giả thuyết và thang đo nghiên cứu

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM

Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia và rút ra bài học cho Việt Nam


Thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp phỏng vấn chuyên gia

Bước 3: Thu thập và xử lý dữ liệu về QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam



Thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

Thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp từ khảo sát điều tra


Bước 4: Phân tích dữ liệu làm rõ thực trạng QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam

Khái quát về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống NHTM Việt Nam

Thực trạng QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam

Phân tích định lượng kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM


Bước 5: Phân tích bối cảnh và đề xuất giải pháp kiến nghị hoàn thiện QLNN đối với

nợ xấu của hệ thống NTHM Việt Nam

Dự báo bối cảnh và diễn biến nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam

Làm rõ định hướng và quan điểm QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam

Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan hữu quan


Bước 6: Soạn thảo hoàn thiện luận án và bảo vệ


Nguồn: tác giả

Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu


1.2.2. Phương pháp luận nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu luận án được thực hiện là kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp được tác giả tiếp cận nh m tìm cách mô tả và phân tích đ c điểm của môi trường kinh doanh nơi nghiên cứu được tiến hành từ quan điểm của người nghiên cứu. Phương pháp này được tác giả sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM. Phương pháp nghiên cứu định lượng liên quan đến việc tính toán đo lường các sự kiện nh m thực hiện các phân tích thống kê dựa trên một cơ sở dữ liệu được số hóa. Trong phương pháp này, tác giả sử dụng một bảng câu hỏi ng n gọn để đánh giá về thực trạng và các nhân tố tác động đến QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

Các phương pháp chính được tác giả sử dụng trong quá trình xử lý dữ liệu gồm:

- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp này d ng để thu thập các tài liệu, số liệu và thông tin có sẵn qua các tạp chí, các kết quả nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học, báo cáo thống kế, báo cáo tổng kết tại các NHTM Việt Nam ho c thông qua phỏng vấn trực tiếp phục vụ nội dung nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê: Phương pháp này d ng để điều tra, thu thập tài liệu liên quan đến quá trình theo dõi, ngăn ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại, sau đó hệ thống hóa tài liệu. Phương pháp này được sử dụng trong các phần nghiên cứu về công việc điều tra nghiên cứu về tỷ lệ nợ xấu và các giải pháp được các ngân hàng áp dụng hiện nay, đánh giá mức độ ph hợp của các công văn quyết định hướng dẫn xử lý nợ xấu toàn hệ thống của ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại.

- Phương pháp phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia: Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập các thông tin về thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam những năm gần đây. Phương pháp này được xem như một cuộc trò chuyện có chủ đích, theo đó người phỏng vấn và đối tượng được phỏng vấn đối diện trực tiếp với nhau để hỏi và trả lời theo một chủ đề đã được định trước. Tác giả tập trung lấy ý kiến từ các nhà quản trị, các giám đốc tài chính, trưởng phòng quan

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 24/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí