Các Chỉ Tiêu Phản Ảnh Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại


2.1.2. Các chỉ tiêu phản ảnh nợ xấu của ngân hàng thương mại

Để đo lường và đánh giá nợ xấu, các NHTM căn cứ vào các ch tiêu sau:

Thứ nhất, tổng số nợ xấu: ch tiêu này phản ánh quy mô các khoản nợ xấu mà ngân hàng phải đối m t, cho thấy giá trị tuyệt đối của toàn bộ các khoản nợ xấu tại ngân hàng.

Thứ hai, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: d ng để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của các NHTM và phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ch tiêu này cho biết có bao nhiêu đơn vị tiền tệ ngân hàng có khả năng thu hồi ho c không có khả năng thu hồi đúng hạn tại thời điểm xác định khi cho vay 100 đơn vị tiền tệ. Theo Jiménez and Saurina (2006), tỷ lệ nợ xấu càng cao thì rủi ro tín dụng càng lớn.

Thứ ba, tỷ lệ nợ khó đ i trên tổng dư nợ ho c tỷ lệ nợ khó đ i trên nợ xấu: cho biết ch tiêu tương đối của nợ khó đ i – một thành phần quan trọng của nợ xấu. Tỷ lệ này phản ánh thực tế và nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Ch tiêu này càng cao thì rủi ro mất vốn của ngân hàng s càng cao.

Thứ tư, tỷ lệ giữa các khoản xóa nợ trong năm so với tổng dư nợ cho vay: trong đó, các khoản xóa nợ là các khoản vay được đánh giá là không có khả năng thu hồi vốn nên được xử lý b ng cách dùng quỹ dự ph ng để xử lý và theo dõi ở ngoại bảng.

Thứ năm, tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng dư nợ cho vay kỳ báo cáo: ch tiêu này phản ánh quỹ dự phòng tổn thất tín dụng của ngân hàng có khả năng b đ p bao nhiêu cho các khoản nợ khi chúng chuyển thành các khoản nợ xấu có khả năng mất vốn. Thông qua ch tiêu này, có thể thấy được khả năng chi trả của ngân hàng khi có nợ xấu phát sinh trong quá trình cho vay.

Thứ sáu, tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng so với các khoản nợ xấu: ch tiêu này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có thể b đ p ở mức độ nào cho các khoản nợ xấu hoàn toàn mất khả năng thu hồi của các ngân hàng. Ch tiêu này càng cao thì khả năng quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng có thể b đ p được các thiệt hại do nợ xấu gây ra càng lớn và ngược lại.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

2.1.3. Ảnh hưởng nợ xấu đến an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại

Thứ nhất, nợ xấu làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, hậu quả dẫn đến là sự suy giảm về lợi nhuận. Khi xuất hiện nợ xấu, chi phí hoạt động của ngân hàng, bao gồm cả chi phí dự phòng rủi ro, chi phí dành cho hoạt động thu hồi nợ xấu c ng tăng theo.

Quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 1669272396 - 5

Thứ hai, nợ xấu làm gián đoạn nguồn vốn để cho vay của ngân hàng. Khi tình hình nợ xấu gia tăng, các ngân hàng s có xu hướng tìm mọi cách để không cho các món nợ tốt (là những món nợ thuộc nhóm 1) nhảy nhóm và trở thành nợ quá hạn (nhóm 2) hay tệ hơn nữa là trở thành nợ xấu (nhóm 3, 4, 5). Thay vào đó, các ngân hàng s cẩn trọng hơn trong việc cho vay mới vì tình trạng tài chính của doanh nghiệp suy giảm, không đủ hay không có tải sản thế chấp, hàng tồn kho tăng cao. Điều này làm gián đoạn vòng quay vốn và tài sản lưu động, ảnh hưởng tiêu cực đến việc hứng minh nguồn hoàn trả và tính khả thi của nhiều dự án.

Thứ ba, nợ xấu tăng khiến ngân hàng bị mất vốn, mất thanh khoản. Nợ xấu gia tăng làm cho nguồn vốn đầu tư bị đóng băng, không có khả năng thu hồi, làm giảm khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán giảm s dẫn đến khủng hoảng trong thanh toán và nếu tình trạng này kéo dài, ngân hàng s bị phá sản.

Thứ tư, nợ xấu làm suy giảm năng lực tài chính của NHTM, về lâu dài s ảnh hưởng đến sự ổn định chung của khu vực tài chính. Điều này s tác động tiêu cực đến năng lực tài chính và khả năng tồn tại của ngân hàng, nhất là đối với các đơn vị nhỏ ho c mới thành lập.

Thứ năm, nợ xấu khiến cho uy tín của ngân hàng sụt giảm, làm giảm vị thế cạnh tranh của ngân hàng trước các đối thủ khác.

Thứ sáu, nợ xấu ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiếp cận khách hàng của ngân hàng: nợ xấu khiến lợi nhuận giảm và khả năng thanh toán của ngân hàng giảm, gây ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng và các đối tác.


2.2. Quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại

2.2.1. Khái niệm và hoạt động quản lý nhà nước đối với nợ xấu của ngân hàng thương mại

2.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước và vai trò của ngân hàng trung ương đối với vấn đề nợ ấu của hệ thống ngân hàng thương mại

Hiện nay, Nhà nước đóng vai tr là chủ thể chung thực hiện chức năng quản lý đối với tất cả các đối tượng, hoạt động xã hội, hành vi của người dân trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Về cơ bản, quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể lên các đối tượng nh m đạt được mục tiêu đã đề ra của tổ chức. Có thể hiểu, QLNN là hoạt động quản lý xã hội đặc biệt, do các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước thực hiện thông qua hệ thống pháp luật và chính sách. Mục đích của QLNN là điều ch nh hành vi và các mối quan hệ của cá nhân, tổ chức để duy trì sự phát triển ổn định của toàn xã hội (Nguyễn Hữu Hải, 2014).

QLNN đối với vấn đề nợ xấu ngân hàng thông qua NHTW là một bộ phận trong quản lý kinh tế vĩ mô. B ng việc sử dụng các công cụ đ c th như hệ thống pháp luật, các chính sách để định hướng, tác động vào hoạt động tín dụng, nhà nước – thông qua NHTW, thể hiện vai trò quản lý hoạt động tín dụng để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế đã đề ra. Hay nói cách khác, QLNN đối với hoạt động tí dụng thể hiện khả năng định hướng, điều ch nh của nhà nước đến việc mở rộng ho c thu hẹp hoạt động tín dụng để phù hợp với từng giai đoạn kinh tế khác nhau, đồng thời tác động đến cả chất lượng của hoạt động tín dụng. Mục tiêu của QLNN đối với hoạt động tin dụng là nh m đảm bảo an toàn cho các hoạt động của NHTM phù hợp với các quy định của pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phẩn kiểm soát lạm phát để đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô đã đề ra.

Đới với nợ xấu, hoạt động quản lý nợ xấu của nhà nước bao gồm nhận diện nợ xấu, đưa ra các biện pháp phòng ngừa nợ xấu và xử lý nợ xấu, trong đó bao gồm các biện pháp thu hồi nợ xấu phát sinh để các NHTM hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững. Vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động quản lý nợ xấu là tiến hành các biện pháp hạn chế nợ xấu phát sinh bởi khi nợ xấu gia tăng, sự phát triển của


nền kinh tế, của cả hệ thống tài chính s bị ảnh hưởng. T y vào đ c điểm ngân hàng ở mỗi quốc gia mà có những mô hình quản lý nợ xấu khác nhau, nhưng theo Ghosh (2015), quản lý nợ xấu là một quá trình cần phải được thực hiện liên tục thì hoạt động tín dụng của các NHTM mới có thể đảm bảo được sự an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.

Một cách khái quát, QLNN đối với nợ xấu tại các NHTM chính là sự tác động có tổ chức, mang tính quyền lực công của NHTW và các cơ quan trong ộ máy của NHTW, thông qua hệ thống pháp luật và chính sách để điều chỉnh các hành vi và quy trình tín dụng của NHTM, nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng. Trong đó, nhà nước thực thi các biện pháp nh m phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh của nợ xấu c ng như các biện pháp xử lý nợ xấu để các NHTM tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

2.2.1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với nợ ấu của ngân hàng thương mại

Quản lý của nhà nước đối với nợ xấu của NHTM là cần thiết khách quan xuất phát từ bốn yếu tố sau:

Thứ nhất, chức năng chung của nhà nước: Bên cạnh vai trò bảo vệ nền kinh tế, nhà nước còn có vai trò quan trọng trong việc tham gia điều tiết các ngành và lĩnh vực để đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra trong nền kinh tế thị trường,. Sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, quá trình hội nhập có tầm ảnh hưởng sâu rộng và tác động lớn đến định hướng chính trị và pháp lý của mỗi nước.

Thứ hai, vai trò quan trọng của NHTM trong nền kinh tế: hệ thống NHTM ổn định tạo tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế bền vững. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 hay khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã cho thấy hoạt động của hệ thống NHTM đã tác động đến nền kinh tế như thế nào. Vì thế, hoạt động QLNN cần được lên kế hoạch và triển khai phù hợp với thực tiễn nền kinh tế (Zhu Ning, Wang Bing và Wu Yanrui, 2015).


Thứ ba, đ c điểm hoạt động kinh doanh: so với các loại hình kinh doanh khác, hoạt động của NHTM có độ rủi ro cao hơn và có ảnh hưởng lớn, mang tính dây chuyền đối với nền kinh tế. Vì thế, hoạt động của các ngân hàng thường được điều ch nh và kiểm soát ch t ch thông qua những đạo luật riêng biệt để đảm bảo sự vận hành an toàn và hiệu quả của hoạt động này.

Thứ tư, vai trò quản lý vĩ mô về tài chính ngân hàng của nhà nước: hệ thống tài chính tiền tệ được nhà nước sử dụng như một công cụ trong quản nền kinh tế ở mức độ vĩ mô nên có thể nói hệ thống ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế. Sự phát triển hay trì trệ của hệ thống ngân hàng s tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế của đất nước. Do đó, nhà nước cần phải quản lý nợ xấu của các NHTM thông qua NHTW để đảm bảo sự phát triển ổn định và lành mạnh của thị trường tiền tệ (Rose, 2004).

Thứ năm, yêu cầu cần phải đảm bảo hiệu quả QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM, việc ban hành và soạn thảo trình các cấp ban hành văn bản pháp luật về quản lý nợ xấu tại Việt Nam cần phải được chú trọng nh m đảm bảo một môi trường pháp lý phù hợp cho hoạt động tín dụng của NHTM c ng như hoạt động tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Trong đó, việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến chuẩn mực nợ xấu của NHTM Việt Nam là rất cần thiết.

2.2.2. Phương pháp, công cụ và mục tiêu quản lý nhà nước đối với nợ xấu của ngân hàng thương mại

2.2.2.1. Phương pháp quản lý nhà nước

Phương pháp QLNN đối với nợ xấu của NHTM là cách thức mà NHTW sử dụng đối với đối tượng quản lý là các NHTM nh m đạt được những mục đích đã định trước liên quan đến nợ xấu của NHTM. Có nhiều cách thức tác động đến nợ xấu của NHTM. Cụ thể, NHTW có thể tác động trực tiếp, gián tiếp, để NHTM tự giác thực hiện yêu cầu, ho c b t buộc các NHTM phải thực hiện (Phan Trung Hiền, 2009).

Ðể lựa chọn một phương pháp quản lý phù hợp đối với nợ xấu của NHTM thì NHTW cần phải căn cứ vào các điều kiện khách quan, đối tượng quản lý, đ c tính


của quản lý, c ng như bói cảnh của quá trình quản lý. Về cơ bản, việc lựa chọn phương pháp quản lý nợ xấu của NHTM phù hợp s góp phần quan trọng vào việc đảm bảo hiệu quả cho hoạt động QLNN, đáp ứng lợi ích kinh tế - xã hội và sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia.

Hiện nay, có một số phương pháp được áp dụng phổ biến trong QLNN đối với nợ xấu của NHTM, đó là: phương pháp hành chính, phương pháp cưỡng chế nhà nước, phương pháp thuyết phục, phương pháp kinh tế, phương pháp quản lý tác nghiệp, phương pháp quản lý có mục tiêu, phương pháp kiểm tra … (Phan Trung Hiền, 2009).

2.2.2.2. Công cụ quản lý nhà nước

Công cụ QLNN đối với nợ xấu của các NHTM là tập hợp những phương tiện mà NHTW sử dụng để thực hiện các chức năng quản lý về nợ xấu của NHTM nh m đạt được những mục tiêu nhất định. NHTW thông qua các công cụ quản lý này để chuyển tải ý định và ý chí của mình đến các NHTM hoạt động trong nền kinh tế (Phan Trung Hiền, 2009).

Hiện nay, có năm nhóm công cụ chính để QLNN đối với nợ xấu của các NHTM, bao gồm: (i) Nhóm công cụ thể hiện mục tiêu quản lý, (ii) Nhóm công cụ thể hiện chuẩn mực xử sự hành vi của các NHTM, (iii) Nhóm công cụ thể hiện tư tưởng, quan điểm của nhà nước trong việc điều ch nh các nợ xấu của NHTM, (iv) Nhóm công cụ vật chất làm động lực tác động vào các NHTM, và (v) Nhóm công cụ để sử dụng các công cụ trên (Phan Trung Hiền, 2009).

2.2.2.3. Mục tiêu quản lý nhà nước

QLNN đối với nợ xấu của ngân hàng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà nước. Đây c ng được xem là hoạt động chủ đạo của các NHTM. Theo Ghosh (2015), QLNN cần hướng đến mục tiêu đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động tín dụng tại các NHTM để ngày càng nâng cao chất lượng của hoạt động này. Cụ thể hơn, có bốn mục tiêu cụ thể QLNN đối với nợ xấu của NHTM:

Thứ nhất, duy trì sự an toàn và lành mạnh và phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng: ngân hàng là đối tượng chịu nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động và


đóng vai tr vô c ng quan trọng trong nền kinh tế bởi đây là nguồn thanh khoản dự phòng cho tất cả các tổ chức khác trong xã hội và là công cụ truyền tải chính sách tiền tệ của nhà nước (Corrigan, 1982).

Thứ hai, khuyến khích, hỗ trợ hoạt động của hệ thống NHTM: mục tiêu của QLNN đối với nợ xấu của các NHTM là tạo động lực và khuyến khích hoạt động tín dụng phát triển, ngăn ngừa nợ xấu. Điều này được thực hiện thông qua hệ thống chính sách tiền tệ và tiềm lực kinh tế nhà nước, từ đó hình thành đ n bẩy thúc đẩy hoạt động chung của cả hệ thống NHTM.

Thứ ba, tạo môi trường thuận lợi để các NHTM phát triển: trong nền , tác động của mỗi chủ thể đều có ảnh hưởng qua lại với nhau, đ c biệt là trong lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng.

Thứ tư, định hướng, dẫn d t và điều tiết hoạt động của hệ thống ngân hàng, tạo lập sự cân đối vĩ mô trong nền kinh tế và ngăn ngừa nợ xấu: nền hiện nay hoạt động theo các quy luật vốn có của nó (Rosenstein-Rodan, 1961).

2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với nợ xấu của ngân hàng thương mại

Hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM thể hiện qua các nội dung chính sau đây:

2.2.3.1. Xác lập môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Ban hành hệ thống pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liênquan đến hoạt động tín dụng của hệ thống các NHTM.

Nhà nước quản lý hoạt động của các ngân hàng thông qua việc thực hiện thể chế và chính sách tiền tệ nh m xác lập môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của các NHTM. Để làm được điều này, Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, nghị định và các văn bản hướng dẫn luật. Hệ thống chính sách và thể chế này s giúp đảm bảo công b ng, bình đẳng cho sự hoạt động của các NHTM, tạo nên môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh nh m đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế và đảm bảo đời sống của nhân dân (Lê Ngọc Lân, 2011; Ghosh, 2017).


Một trong những nội dung quan trọng hàng đầu là ban hành các văn bản hướng dẫn các biện pháp xử lý nợ xấu nh m tháo gỡ các vướng m c, khó khăn về m t pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay và quản lý dư nợ tín dụng của các NHTM, để các NHTM chủ động ứng phó, giải quyết trên tinh thần tuân thủ luật pháp (Phạm Tiên Phong và các cộng sự, 2014). Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn luật được ban hành, các NHTM có thể xử lý nợ xấu, đưa t lệ nợ xấu về con số mục tiêu.

Baudino và Yun (2017) khẳng định r ng, pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định các nội dung liên quan đến việc quản lý hoạt động tín dụng của các NHTM như các quy định về các hình thức cấp tín dụng; về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng (thẩm định tài sản và năng lực trả nợ, giới hạn cấp tín dụng, dự phòng rủi ro nợ xấu, đảm bảo tiền vay...) và các dịch vụ khác n m trong danh mục hoạt động của các NHTM.

Xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình hànhđộng và phát triển liên quan đến hoạt động tín dụng của các NHTM

NHTW quản lý các hoạt động tín dụng của hệ thống các NHTM thông qua chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình phát triển hoạt động xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình phát triển hoạt động có vai tr hướng dẫn, định hướng và điều ch nh các hoạt động tín dụng của các NHTM nhưng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của từng ngân hàng (Thakor, 2019).

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình phát triển hành động cần được lập một cách khoa học, kỹ lưỡng, tương ứng với tình hình hiện tại của nền kinh tế, phù hợp với nhu cầu và mục tiêu phát triển của đất nước trong tương lai và ổn định s tạo điều kiện to lớn trong việc tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thông thoáng, giúp cho các NHTM có được chiến lược phát triển kinh doanh hiệu quả và dài hạn cho riêng mình (Lê Ngọc Lân, 2011; Betz và cộng sự, 2017).

Trên cơ sở luật pháp hiện hành và chiến lược, kế hoạch và các chương trình phát triển hành động đã đưa ra, NHTW đưa ra hàng loạt các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện để biến chiến lược, kế hoạch và chương trình hành động thành các hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/11/2022