Bàn Luận Về Thực Trạng Trình Độ Sức Mạnh Tốc Độ Cho Nam Vận Động Viên Pencak Silat Bộ Công An


sự khác biệt trình độ SMTĐ VĐV. Nếu các VĐV các nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, chúng tôi sẽ xây dựng chung một tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ cho các nhóm tuổi, trình độ; nếu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng tiêu chuẩn riêng cho mỗi lứa tuổi, trình độ. Kết quả, khi so sánh sự khác biệt SMTĐ của VĐV theo nhóm tuổi (lứa tuổi 16, lứa tuổi 17 và lứa tuổi 18) và so sánh theo trình độ (Cấp 1 và kiện tướng), chúng tôi nhận thấy: Mặc dù kết quả kiểm tra trình độ SMTĐ của VĐV lứa tuổi 16, lứa tuổi 17 và lứa tuổi 18 có sự chênh lệch về kết quả kiểm tra, nhưng khi so sánh bằng thuật toán chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, nhưng lại có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh SMTĐ của VĐV cấp 1 và kiện tướng. Chính vì vậy, quá trình nghiên cứu đã xây dựng tiêu chuẩn đánh giá riêng cho VĐV Cấp 1 và VĐV Kiện tướng. Có thể nói, logic vấn đề nghiên cứu được luận án tiến hành chặt chẽ, khoa học và đảm bảo độ chính xác cao nhất trong đánh giá trình độ SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.

Về các test đánh giá SMTĐ đã lựa chọn cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an:

Về phân bổ các test: quá trình nghiên cứu đã lựa chọn được 9 test đánh giá SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, trong đó có 04 test đánh giá SMTĐ chung và 05 test đánh giá SMTĐ chuyên môn. Với VĐV thuộc đối tượng khảo sát của đề tài luận án, khi trình độ VĐV đều là cấp 1 và kiện tướng thì việc đánh giá SMTĐ của VĐV phải cân bằng và phải đánh giá toàn diện cả SMTĐ chung và chuyên môn, trong đó có ưu tiên SMTĐ chuyên môn. Nếu so sánh với tỷ lệ các test trong 2 nhóm test đánh giá có thể thấy là phù hợp.

Về nội dung các test: Các test đánh giá SMTĐ chung cân bằng cả về SMTĐ chân, tay và thân mình với cả các test có và không có dụng cụ, các test được lựa chọn gần gũi với các hoạt động của VĐV, đồng thời không yêu cầu khắt khe hay đặc biệt về cơ sở vật chất, không yêu cầu các năng lực đặc biệt của HLV khi tiến hành lập test… Các test đảm bảo tính phù hợp với đối tượng nghiên cứu và hoàn toàn khả thi trên đối tượng nghiên cứu. Với các test đánh giá


SMTĐ chuyên môn, quá trình nghiên cứu đã lựa chọn được các test đa dạng, bao gồm đánh giá cả SMTĐ đòn tay, chân, quét, phối hợp đòn và di chuyển cũng như đánh giá tổ hợp các đòn… nội dung các test lựa chọn là phù hợp với đối tượng nghiên cứu.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, các test được sử dụng chung cho VĐV cấp 1 và VĐV kiện tướng. Các test cũng được sử dụng chung cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an với các lứa tuổi từ 16-18. Đây là một hạn chế của luận án trong quá trình nghiên cứu (chưa tiến hành nghiên cứu tiêu chuẩn riêng cũng như các test đánh giá riêng cho VĐV theo từng nhóm tuổi và trình độ).

Về tiêu chuẩn đã xây dựng: Trên cơ sở so sánh sự khác biệt trình độ SMTĐ của VĐV theo lứa tuổi và theo trình độ tập luyện, luận án đã xác định cần xây dựng tiêu chuẩn đánh giá riêng cho VĐV Cấp 1 và VĐV kiện tướng. Trên cơ sở đó, tiến hành sử dụng quy tắc 2 để phân loại SMTĐ cho VĐV, sử dụng thang độ C để quy điểm cho VĐV theo thang điểm 10 và xây dựng tiêu chuẩn tổng hợp đánh giá SMTĐ cho VĐV theo 5 mức: Tốt, khá, trung bình, yếu, kém. Đây là lộ trình nghiên cứu khoa học, đảm bảo có thể xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ phù hợp và khả thi trên đối tượng nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.

3.1.4.3. Bàn luận về thực trạng trình độ sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an

Khi đánh giá thực trạng SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an theo tiêu chuẩn đã xây dựng của luận án và so sánh trình độ SMTĐ của VĐV với các VĐV của một số tỉnh thành có phong trào tập luyện Pencak Silat phát triển mạnh cho thấy:

Trình độ SMTĐ của nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an chủ yếu ở mức độ trung bình, Tỷ lệ VĐV có trình độ SMTĐ loại tốt và khá còn thấp. Còn tới xấp xỉ 20% tổng số VĐV có trình độ SMTĐ loại yếu. Dễ dàng nhận thấy, vì đối tượng khảo sát thực trạng làm căn cứ xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ cho


VĐV cũng chính là đối tượng được sử dụng trong đánh giá thực trạng trình độ SMTĐ cho VĐV nên kết quả phân loại hoàn toàn nằm trong phân phối chuẩn của quy tắc 2, chứng tỏ tiêu chuẩn xây dựng là chính xác và phù hợp.

Khi so sánh tỷ lệ VĐV có trình độ SMTĐ loại khá, tốt của nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an thấp hơn so với đội Hà Nội, Thanh Hóa và Hưng Yên từ 10-20% và tỷ lệ xếp loại thể lực loại yếu có xu thế cao hơn so với các đội cùng so sánh, điều này cho thấy thực trạng SMTĐ của nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an thấp hơn so với các đội tuyển trong đối tượng khảo sát của luận án. Điều này trùng với nhận định của các HLV hiện đang là công tác huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an. Việc so sánh trình độ thể lực của nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an với các đội tuyển, các địa phương có phát triển mạnh môn Pencak Silat tại Việt Nam cho cái nhìn toàn diện hơn về trình độ thể lực của VĐV Pencak Silat Bộ Công an với thực tế chung về trình độ VĐV tại Việt Nam. Với tỷ lệ so sánh này, việc phát triển SMTĐ cho đối tượng nghiên cứu là điều cần thiết và cấp thiết, giúp nâng cao hiệu quả huấn luyện VĐV.

Tóm lại, qua nghiên cứu mục tiêu 1, đề tài có các nhận xét sau:

Phân bổ kế hoạch huấn luyện và thời gian huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an là phù hợp; cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện tương đối đảm bảo; đội ngũ HLV đảm bảo về số lượng và trình độ.

Các phương tiện huấn luyện SMTĐ đa dạng, tuy nhiên, phương tiện bài tập thể lực, bài tập bổ trợ, dẫn dắt và trò chơi vận động sử dụng trong huấn luyện SMTĐ cho VĐV chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thực tế.

Quá trình nghiên cứu đã xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng SMTĐ của VĐV. Kết quả cho thấy, tỷ lệ VĐV có trình độ SMTĐ loại tốt và khá của Bộ Công an thấp hơn so với đội Hà Nội, Thanh Hóa và Hưng Yên từ 10-20% và tỷ lệ xếp loại thể lực loại yếu có xu thế cao hơn so với các đội cùng so sánh. Chính vì vậy, phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.


3.2. Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an

3.2.1. Cơ sở khoa học lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an

3.2.1.1. Cơ sở lý thuyết

Các căn cứ lý thuyết được sử dụng để lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an gồm:

Căn cứ vào các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển thể thao thành tích cao;

Căn cứ vào đặc điểm môn Pencak Silat với các nội dung như: Đặc điểm kỹ thuật, đặc điểm chiến thuật, đặc điểm thể lực, đặc điểm thi đấu và xu hướng huấn luyện Pencak Silat tại Việt Nam;

Căn cứ vào đặc điểm huấn luyện SMTĐ cho VĐV Pencak Silat với các nội dung như: Khái quát về SMTĐ, đặc điểm SMTĐ môn Pencak Silat, phương pháp huấn luyện SMTĐ môn Pencak Silat, phương tiện huấn luyện SMTĐ môn Pencak Silat;

Căn cứ vào đặc điểm lượng vận động và quãng nghỉ trong huấn luyện SMTĐ môn Pencak Silat với các đặc điểm như: Khái quát về lượng vận động và quãng nghỉ, thành phần cơ bản của bài tập thể chất; Lượng vận động và quãng nghỉ trong huấn luyện sức mạnh tốc độ môn Pencak Silat;

Căn cứ vào kết quả phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan về sức mạnh tốc độ và về môn Pencak Silat.

Các căn cứ lý luận trên đã được trình bày cụ thể trong chương 1, Tổng quan các vấn đề nghiên cứu của luận án.

3.2.1.2. Cơ sở khoa học

Song song với việc tuân thủ các căn cứ lý luận trên, trong quá trình lựa chọn các bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, chúng tôi còn căn cứ kết quả nghiên cứu thực tiễn gồm:


Căn cứ kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển SMTĐ của nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an với các nôi dung: Thực trạng phân bổ thời gian huấn luyện SMTĐ cho VĐV; Thực trạng cơ sơ vật chất phục vụ huấn luyện; Thực trạng đội ngũ HLV; Thực trạng sử dụng các phương pháp và phương tiện huấn luyện;

Căn cứ vào các tiêu chuẩn đã xây dựng để đánh giá SMTĐ cho VĐV; Căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng trình độ SMTĐ của nam VĐV

Pencak Silat Bộ Công an.

Các căn cứ thực tiễn trên được trình bày cụ thể trong mục 3.1, chương 3 của luận án.

3.2.1.3. Các nguyên tắc lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an

Ngoài các căn cứ lý luận và thực tiễn đã trình bày, để lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, đề tài còn tuân thủ các nguyên tắc lựac họn bài tập gồm:

Nguyên tắc 1. Nguyên tắc đảm bảo tính định hướng: Các bài tập được lựa chọn phải có định hướng rò rệt trong việc phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an;

Nguyên tắc 2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo tính khả thi, nghĩa là có thể thực hiện được trong điều kiện huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Bộ Công an; nội dung, hình thức, khối lượng vận động phải phù hợp với trình độ SMTĐ của nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.

Nguyên tắc 3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả: Các bài tập được lựa chọn phải có tính hiệu quả cao trong việc phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.

Nguyên tắc 4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiện đại: Các bài tập được lựa chọn phải tiếp cận với xu hướng huấn luyện VĐV Pencak Silat hiện nay và tiệm cận với xu hướng huấn luyện Pencak Silat trên thế giới.


Nguyên tắc 5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo tính hệ thống, tuần tự theo tiến trình huấn luyện, đảm bảo từ đơn giản tới phức tạp, tăng dần lượng vận động phù hợp với trình độ và mức độ tiến bộ của VĐV.

Trên cơ sở các nguyên tắc đã xác định, các cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài tiến hành lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.

3.2.2. Lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ của nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an

Việc lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an được tiến hành theo các bước:

Lựa chọn qua tham khảo tài liệu, qua sát sư phạm và phỏng vấn trực tiếp Lựa chọn qua phỏng vấn trên diện rộng bằng phiếu hỏi

Xây dựng nội dung chi tiết của các bài tập. Kết quả cụ thể:

Thông qua phân tích các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước có liên quan, các luận văn, luận án nghiên cứu về việc huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat trẻ; qua nghiên cứu thực trạng sử dụng các bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat trẻ thuộc các đơn vị huấn luyện và qua phỏng vấn trực tiếp các HLV tại Trung tâm Huấn luyện TDTT Bộ Công an và các đơn vị huấn luyện Pencak Silat trẻ trên toàn quốc, chúng tôi lựa chọn được 96 bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an thuộc 2 nhóm: Bài tập phát triển SMTĐ chung (33 bài tập) và bài tập phát triển SMTĐ chuyên môn (63 bài tập). Cụ thể gồm:

Bài tập phát triển SMTĐ chung:


1.

Chạy 100m

2.

Chạy 400m

3.

Chạy nâng cao đùi liên tục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an - 12



4.

Chạy đạp sau

5.

Nhảy lò cò

6.

Nhảy dây tốc độ

7.

Bật nhảy 2 chân chữ thập

8.

Bật bục đổi chân

9.

Bật bục qua lại

10.

Bật nhảy rút gối cao

11.

Nằm sấp chống đẩy

12.

Chống đẩy đổ người từ trên cao

13.

Đi xe bò

14.

Co tay xà đơn

15.

Chống đẩy xà kép

16.

Nằm sấp ưỡn thân liên tục

17.

Nằm ngửa gập bụng liên tục

18.

Bật cóc

19.

Đi vịt

20.

Gánh tạ 20kg đứng lên ngồi xuống

21.

Gánh tạ 20kg bật đổi chân liên tục

22.

Gánh tạ vật cổ chân liên tục

23.

Leo dây

24.

Nằm đẩy tạ 20kg ngang ngực

25.

Di chuyển ngang giữa 3 vật cách 3m

26.

Ghép đôi chạy lách người

27.

Lộn xuôi

28.

Lộn ngược

29.

Trò chơi cua đá bóng

30.

Trò chơi chọi cóc

31.

Trò chơi tranh phần



32.

Trò chơi vác đạn tải thương

33.

Trò chơi đàn vịt nào nhanh


Bài tập phát triển SMTĐ chuyên môn:


34.

Chạy đấm tốc độ

35.

Di chuyển zic zắc gạt đỡ + đấm liên tục

36.

Trung bình tấn đấm tốc độ liên tục vào đích

37.

Đấm 2 đích đối diện cách 2,5m

38.

Đấm 3 đích nan quạt cách 1,2m

39.

Đấm 4 đích chữ thập cách tâm 1,2m

40.

Nắm chun ngược đấm tốc độ 2 tay liên tục

41.

Nắm chun đấm gió liên tục

42.

Nắm chun đấm bao đấm liên tục

43.

Đi chuyển đổi chân chữ V tại chỗ đấm trung đẳng

44.

Đấm - tạt trụ

45.

Cầm tạ ante 0,5kg đấm thẳng liên tục

46.

Đá vòng cầu 2 chân

47.

Đá vòng cầu 1 chân dọc thảm

48.

Đá thẳng trước chuân thuận vào đích liên tục

49.

Đá tống trước luân phiên 2 chân liên tục vào đích

50.

Chân đeo bao chì 1kg đá vòng cầu 2 chân liên tục

51.

Đứng lên ngồi xuống thực hiện đòn đá tống trước

52.

Đứng lên ngồi xuống thực hiện đòn đá vòng cầu

53.

Đứng lên ngồi xuống thực hiện đòn đá tống ngang

54.

Tại chỗ thực hiện đòn tay và đòn vòng cầu chân trước vào đích

55.

Tại chỗ thực hiện đòn tay và đòn vòng cầu chân sau vào đích

56.

Tại chỗ thực hiện tấn công đòn đá tống trước và đá vòng cầu vào

đích

57.

Di chuyển thực hiện tổ hợp 2 đòn tay

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí