10 của Luật SHTT quy định nội dung quản lý nhà nước về SHTT, chúng tôi kiến nghị cần quy định cụ thể các khiếu kiện QĐHC, HVHC trong quản lý nhà nước về SHTT và chuyển giao công nghệ. Cụ thể kiến nghị khoản 12 Điều 11 của Pháp lệnh năm 2006 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 11:...
12. Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong quản lý nhà nước về SHTT, chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký QTG, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, Văn bằng bảo hộ các đối tượng SHCN, Bằng bảo hộ giống cây trồng;
b) Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về SHTT;
c) Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật về SHTT;
d) Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc thực hiện giám định về SHTT;
đ) Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc thực hiện thủ tục hải quan liên quan đến SHTT;
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay - 8
- Bảo Vệ Qshtt Tại Tand Bằng Thủ Tục Giải Quyết Các Vụ Án Dân Sự
- Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Pháp Luật Về Thủ Tục Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Tại Tòa Án Nhân Dân
- Hướng Dẫn Thi Hành Các Quy Định Về Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Bằng Biện Pháp Dân Sự
- Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay - 13
- Nhóm Giải Pháp Về Nâng Cao Năng Lực Đội Ngũ Cán Bộ
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
e) Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc thực hiện quản lý nhà nước về SHTT mà pháp luật quy định.
* Hoàn thiện pháp luật trong tố tụng hình sự:
Để điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án hình sự về các tội xâm phạm QSHTT nói riêng thì BLTTHS của nước ta cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước, của cuộc sống xã hội. BLTTHS năm 1999 là một bước tiến dài trong công tác lập pháp so với BLTTHS năm 1988. Tuy nhiên, những vấn đề tranh tụng vẫn chưa được quy định cụ thể, những vấn đề liên quan đến chuyên ngành chưa có quy định những nguyên tắc chung. Liên quan đến thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND bằng biện pháp hình sự, chúng tôi kiến nghị cần có những quy định đặc thù, như quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lý nhà nước về SHTT trong điều
tra, truy tố và xét xử, đặc biệt là trong việc chứng minh hành vi xâm phạm QSHTT đó là tội phạm phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
* Hoàn thiện pháp luật về tố tụng dân sự:
BLTTDS năm 2004 là công cụ pháp lý quan trọng của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự nói chung và các vụ việc dân sự về SHTT nói riêng. Qua gần hai năm thực hiện cho thấy có nhiều vấn đề chưa được quy định hoặc quy định chưa được cụ thể, cho nên Tòa án gặp không ít khó khăn trong việc giải quyết các vụ việc dân sự. Sau khi Quốc hội ban hành Luật SHTT (ngày 29-11-2005) và kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành (ngày 01-7-2006) cho thấy giữa BLTTDS và Luật SHTT có những quy định chưa được thống nhất với nhau nếu không muốn nói là xung đột. Do đó, chúng tôi kiến nghị cần phải rà soát các quy định của luật về nội dung, trong đó có Luật SHTT để có sự sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTDS. Liên quan đến việc giải quyết các vụ án dân sự về SHTT, chúng tôi kiến nghị cần có sự sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLTTDS về các BPKCTT, về sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án; cụ thể như sau:
- Bổ sung khoản 2a mới vào Điều 99 của BLTTDS có nội dung:
Điều 99: Quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT 1...
2...
2a. Khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện, nguyên đơn là chủ thể QSHTT có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT trong các trường hợp sau đây:
a) Đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể QSHTT;
b) Hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm QSHTT hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm QSHTT có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu hủy nếu không được bảo vệ kịp thời.
- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 120 của BLTTDS như sau:
"Điều 120: Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm
1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các BPKCTT do Luật SHTT quy định phải nộp khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hóa cần áp dụng BPKCTT hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị hàng hóa đó hoặc phải có chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác... Trong trường hợp yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các BPKCTT quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 10 của Điều 102 của Bộ luật này phải...".
- Sửa đổi, bổ sung Điều 23 của BLTTDS như sau:
Điều 23. Việc tham gia tố tụng dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật này, góp phần vào việc giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án kịp thời, đúng pháp luật.
Các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT có trách nhiệm tham gia tố tụng dân sự đối với các vụ án về bảo vệ QSHTT khi có yêu cầu của Tòa án.
3.2.1.2. Hoàn thiện pháp luật về nội dung
* Hoàn thiện pháp luật hình sự:
Nghiên cứu BLHS năm 1999 quy định về các tội xâm phạm QSHTT ch thấy quy định này chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa đúng với đối tượng khách thể cần được bảo vệ. Trong 7 tội phạm xâm phạm QSHTT có 1 tội quy định trong Chương VIII (Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân) (Điều 131); có 5 tội quy định tại Chương XVI (Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế) (Điều 156, 157, 158, 170 và Điều 171); có 1 tội quy định tại Chương XX (Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính) (Điều 271).
Theo quy định tại Điều 61 của Hiệp định TRIPs thì:
Các thành viên phải quy định việc áp dụng các thủ tục hình sự và các hình phạt để áp dụng ít nhất đối với các trường hợp cố tình giả mạo nhãn hiệu hàng hóa hoặc xâm phạm bản quyền với quy mô thương mại. Các biện pháp chế tài theo quy định phải bao gồm cả phạt tù và/ hoặc phạt tiền đủ để ngăn ngừa xâm phạm, tương ứng với mức phạt được áp dụng cho các tội
phạm có mức độ nghiêm trọng tương đương trong những trường hợp thích hợp, các biện pháp chế tài cũng phải bao gồm cả việc bắt giữ, tịch thu và tiêu hủy hàng hóa xâm phạm và bất cứ vật liệu và các phương tiện nào khác được sử dụng chủ yếu để thực hiện tội phạm. Các thành viên có thể quy định các thủ tục hình sự và các hình phạt áp dụng cho các trường hợp khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trường hợp cố ý xâm phạm và xâm phạm với quy mô thương mại [35].
Từ các lý do trên đây, chúng tôi kiến nghị cần có một chương riêng trong Phần các tội phạm của BLHS quy định các tội xâm phạm QSHTT.
- Đối với các tội đã được quy định trong BLHS cần phải hoàn thiện hơn về cấu thành tội phạm, đặc biệt là các hành vi xâm phạm.
- Cần quy định bổ sung một số hành vi xâm phạm QSHTT là nguy hiểm cho xã hội và phải coi là tội phạm như: nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu QTG; sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu QTG thực hiện để bảo vệ QTG đối với tác phẩm của mình; phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình...; sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái pháp luật một tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa...
Những hành vi trên đây cần phải quy định là tội phạm khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc được thực hiện với quy mô thương mại.
* Hoàn thiện pháp luật chuyên ngành về SHTT:
Luật SHTT mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2006. Tuy nhiên, qua quá trình đàm phán Việt Nam gia nhập WTO cũng như qua nghiên cứu để ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, cho thấy sau khi nước ta gia nhập WTO chắc chắn chúng ta phải sửa đổi, bổ sung Luật SHTT. Chúng tôi kiến nghị ngay từ bây giờ chúng ta phải
nghiên cứu các điều ước quốc tế về SHTT mà nước ta là thành viên và sẽ là thành viên để có sự sửa đổi, bổ sung Luật SHTT cho phù hợp. Đặc biệt cần phân biệt cụ thể ranh giới giữa xử lý hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự. Cần bổ sung vào Luật SHTT những quy định thông dụng của pháp luật quốc tế như quy mô thương mại, thực hiện hành vi xâm phạm QSHTT một cách cố ý.
3.2.1.3. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức
Tính đặc thù của tranh tụng về thủ tục bảo vệ QSHTT tại Tòa án là cơ sở để các quốc gia hình thành hệ thống Tòa án chuyên biệt về SHTT. Trong vụ án về SHTT phải có sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật về SHTT nên đòi hỏi Thẩm phán vừa có kiến thức chuyên môn kỹ thuật về SHTT, vừa giàu kinh nghiệm pháp lý. Tuy nhiên, do có sự khác biệt về lịch sử, văn hóa pháp lý cũng như nguồn nhân lực, mà mô hình Tòa án và thủ tục bảo vệ QSHTT ở mỗi hệ thống pháp luật có những đặc thù khác nhau. Mặc dù, ở hầu hết các nước các loại việc về QSHTT bao gồm loại việc dân sự, hình sự và hành chính, nhưng một số nước như Cộng hòa Liên bang Đức, Thái Lan… thành lập Toà án chuyên biệt xét xử các vụ xâm phạm về SHTT; một số nước lại có các Toà chuyên xét xử các vụ xâm phạm về SHTT nằm trong hệ thống Toà án. ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh và Xứ Uên chỉ có Tòa SHTT giải quyết các vụ án dân sự về SHTT mà không có Tòa chuyên trách để giải quyết các vụ án hình sự về SHTT, các vụ án hình sự về SHTT được giải quyết theo thủ tục thông thường. Các nước này đều có Tòa án về Văn bằng sáng chế, Tòa này có thẩm quyền đối với các vụ việc dân sự, phúc thẩm các quyết định của Văn phòng về Văn bằng sáng chế; đối với hệ thống giải quyết các vụ việc hành chính của các nước này có sự tương đồng, một vụ việc hành chính là: xem xét lại các quyết định của cơ quan cấp bản quyền (Văn phòng về Văn bằng sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa); làm mất hiệu lực hoặc hủy bỏ QSHTT... Thông thường vụ việc khiếu nại từ Văn phòng về Văn bằng sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa được gửi lên Tòa án về Văn bằng sáng chế, sau đó nếu tiếp tục kháng cáo thì do Tòa cấp trên xét xử phúc thẩm… (xem phụ lục số 2).
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, với sự tham gia các điều ước quốc tế, pháp luật của mỗi hệ thống, mỗi quốc gia đã và đang có sự giao thoa và xích lại gần nhau, những điểm khác biệt của các hệ thống pháp luật ngày càng thu hẹp lại và thay vào đó là những điểm tương đồng. Việc thành lập Tòa chuyên biệt về
SHTT như Thái Lan, Đức… đã tỏ ra rất hiệu quả đối với sự phát triển thương mại và đầu tư quốc tế. ở Thái Lan, trong những năm nửa cuối của thập niên 90, trong điều kiện sụp đổ gần như phá sản của nhiều khu vực kinh doanh và tài chính quan trọng, Thái Lan đã quyết tâm thành lập Tòa án Trung ương về Sở hữu trí tuệ và Thương mại quốc tế (viết tắt là Tòa IP&IT), trong bài viết của mình, ông Vichai Ariyanuntaka (Thẩm phán Tòa IP&IP Trung ương, Bangkok, Thái Lan) đã viết:
Đây là thời điểm để suy nghĩ lại, lập lại kế hoạch và cấu trúc lại cơ sở hạ tầng pháp lý của chúng ta để tạo nên một môi trường luật pháp thân thiện hơn cho thương mại và đầu tư quốc tế. Một môi trường pháp lý mà tại đó các quyền pháp lý, công dân và người nước ngoài phải được bảo vệ và thi hành theo luật pháp và bởi hệ thống tư pháp của chúng ta. Môi trường pháp lý sẽ đem lại cho chúng ta danh tiếng trong thương mại và đầu tư quốc tế và phục hồi toàn bộ nền kinh tế của chúng ta. Tại Thái Lan, trong lĩnh vực thi hành công lý, việc thành lập Tòa IP&IT là một yếu tố duy nhất quan trọng nhằm đạt được mục tiêu này [74].
ở Việt Nam, trong điều kiện thực hiện cải cách tư pháp, việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của các TAND là tất yếu và không phải là ngoại lệ. Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" có nhận định:
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. Tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; tòa phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành lập tòa chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp tòa án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức Tòa án nhân dân tối cao theo hướng
tinh gọn với đội ngũ Thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành (điểm 2.2, mục 2, Phần II) [31].
Nghiên cứu mô hình Tòa SHTT theo kinh nghiệm của Thái Lan (xem phụ lục số 1) để khi có đủ điều kiện đề nghị Nhà nước cho phép thành lập Toà SHTT. Trước mắt, cần đào tạo nguồn nhân lực và chuẩn bị cơ sở lý luận cho việc thành lập các Toà chuyên trách về SHTT trong hệ thống TAND.
3.2.2. Nhóm giải pháp về hướng dẫn thi hành pháp luật
Pháp luật được ban hành, tuy nhiên một trong những hạn chế của hệ thống pháp luật nước ta là còn một số quy định mang tính quy định khung, quy định nguyên tắc. Để thi hành đúng và thống nhất cần thiết phải có các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, pháp lệnh của các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thi hành một số quy định của luật, pháp lệnh.
3.2.2.1. Hướng dẫn thi hành các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
Ngay sau khi Pháp lệnh năm 2006 có hiệu lực (ngày 01-6-2006), Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04-8-2006 hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh năm 2006, nhưng đây chỉ là hướng dẫn chung cho thủ tục tố tụng hành chính. Trong bảo vệ QSHTT do có những đặc thù nên đòi hỏi các hướng dẫn về thủ tục tố tụng hành chính cần phải có văn bản hướng dẫn riêng. Như chúng ta đã biết, các quy định về áp dụng BPKCTT của thủ tục tố tụng hành chính đã phù hợp với BLTTDS (khoản 2 Điều 99), Hịêp định TRIPs và BTA. Trong tố tụng hành chính, nếu không kịp thời áp dụng một số BPKCTT trước khi Toà án thụ lý vụ án hành chính thì có thể dẫn đến hậu quả khó khắc phục, nếu QĐHC, HVHC được thi hành. Do đặc điểm của đối tượng khiếu kiện là các QĐHC, HVHC của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước nên đối tượng áp dụng các BPKCTT cũng có đặc thù của nó, vì vậy văn bản hướng dẫn cần thể hiện được tính đặc thù trong tố tụng hành chính. Về hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT quy định tại khoản 3 Điều 211 của Luật SHTT ("tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT thì bị xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật về cạnh tranh") cũng là một vấn đề khó xác định. Trước đây, tại Nghị định số 54/NĐ-CP (Điều 25, Điều 27) cũng có quy định tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc lĩnh vực SHCN có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền "buộc người có hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải chấm dứt hành vi đó, yêu cầu bồi thường thiệt hại; xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cạnh tranh không lành mạnh"… Mặc dù pháp luật đã quy định như vậy nhưng trên thực tế để tiến hành xử lý hành chính đối với các hành vi này là vô cùng khó khăn, chủ sở hữu QSHTT phải yêu cầu Cục SHTT giám định, kết luận về việc sử dụng đối tượng QSHTT của mình là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đây là một vấn đề khó xác định trên thực tế, hơn nữa cơ sở pháp lý cho việc kết luận hoặc áp dụng các chế tài chưa được hướng dẫn cụ thể, nên cơ quan có thẩm quyền rất thận trọng trong việc đưa ra các kết luận về có hay không có hành vi vi phạm.
3.2.2.2. Hướng dẫn thi hành các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự
* Đối với tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131 của BLHS):
Nghiên cứu quy định tại Điều 131 của BLHS, chúng tôi kiến nghị hướng dẫn một số quy định tại điều này như sau:
- Các hành vi xâm phạm QTG, bao gồm: chiếm đoạt QTG đối với tác phẩm là hành vi dùng bất cứ thủ đoạn nào nhằm biến quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm thành quyền của mình, như: mạo nhận là tác giả của tác phẩm để xuất bản, công bố nhằm mục đích để được hưởng các quyền về mặt tinh thần và vật chất mà QTG mang lại hoặc lấy tác phẩm của tập thể làm công trình của cá nhân…; mạo danh tác giả trên tác phẩm được hiểu là hành vi gian dối, lợi dụng uy tín, tên tuổi của tác giả để đứng tên cho tác phẩm của mình; sửa đổi bất hợp pháp nội dung của tác phẩm được hiểu là hành vi sửa đổi nội dung của tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giả đó; công bố, phổ biến bất hợp pháp tác phẩm được hiểu là hành công bố, phổ biến tác phẩm, tái bản tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giả hoặc công bố, phổ biến quá thời hạn đã thoả thuận với tác giả.