Sự Hoàn Thiện Của Các Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước

triển các trung gian tài chính khác, tạo sức ép về cạnh tranh trên thị trường tài chính. Hơn nữa, nhằm thu hút công chúng đầu tư tham gia thị trường, các nước đều quan tâm phát triển các mô hình đầu tư đa dạng với các công cụ đầu tư có rủi ro thấp. Đó chính là mô hình quỹ đầu tư hay quỹ tương hỗ.‌

IV. Các điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam

1. Các điều kiện khách quan

1.1. Ổn định và tăng trưởng kinh tế

Ổn định và tăng trưởng kinh tế là tiền đề, là điều kiện quan trọng để phát triển các trung gian tài chính nói chung và hoạt động của các tổ chức này trên thị trường chứng khoán nói riêng. Thị trường chứng khoán là sản phẩm của kinh tế thị trường. Thị trường này chỉ có thể phát triển khi nền kinh tế của một nước đạt đến một trình độ phát triển nhất định.

Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế sẽ tạo nhiều việc làm mới, giảm tình trạng thất nghiệp, từ đó tăng thu nhập của dân cư. Do thu nhập tăng lên, nhu cầu tiêu dùng và các khoản tiết kiệm ở khu vực tư nhân cũng tăng trưởng tương ứng. Điều này sẽ làm tăng nhu cầu đầu tư từ phía công chúng và kích thích doanh nghiệp phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế làm giảm rủi ro và tăng hiệu quả của hoạt động đầu tư. Điều này sẽ làm tăng tính hấp dẫn của thị trường trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Mặt khác, nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong nước cũng tăng theo. Đây chính là tiền đề cho việc phát triển các dịch vụ của các trung gian tài chính.

Để tạo điều kiện ổn định và tăng trưởng kinh tế, Chính Phủ cần phải thực hiện đồng bộ Chính sách tài chính-tiền tệ, Chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, hoàn thiện Chính sách đào tạo, phát

triển nguồn nhân lực, Chính sách phát triển khoa học và công nghệ. Đồng thời, Chính Phủ cần thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà Nước.

1.2. Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Như đã phân tích ở phần trước, thị trường chứng khoán là môi trường hoạt động của các trung gian tài chính. Sự phát triển của thị trường ảnh hưởng nhiều tới việc tạo cơ hội cho các trung gian tài chính tham gia thị trường.

Để phát triển thị trường chứng khoán, cần chú trọng tới những vấn

Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 5

đề sau:

Thứ nhất, hệ thống kế toán và kiểm toán là hệ thống phụ trợ quan trọng nhất trong nền kinh tế tư bản. Hệ thống này cung cấp các thông tin cần thiết và tin cậy cho việc xác định giá trị kinh tế cơ bản của công ty hay các thông tin về điều kiện tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tăng trưởng của công ty trong tương lai. Đây là các thông tin cơ bản giúp cho việc định giá chứng khoán.

Thứ hai, hệ thống công bố thông tin phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với sự tham gia của các thành viên của thị trường, trong đó có các trung gian tài chính. Mục đích cơ bản của hệ thống này là để cung cấp cho các nhà đầu tư các thông tin đầy đủ và chính xác liên quan đến chứng khoán và để ngăn chặn các gian lận trong giao dịch. Điều này được biểu hiện trong các quy định về đăng ký và báo cáo định kỳ.

Hệ thống công bố công khai góp phần làm tăng độ tin cậy của thị trường chứng khoán và giải quyết vấn đề về thông tin không cân xứng, sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Nó tạo điều kiện công bằng về thông tin giữa các nhà phát hành với các nhà đầu tư trên thị trường.

Thứ ba, trong giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán, hệ thống lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán cũng rất quan trọng, vì thế, nó cần

phải được xem xét đầy đủ khi thành lập thị trường, nếu các nhà quản lý không muốn thị trường bị tê liệt.

Phát triển hệ thống thanh toán và lưu ký chứng khoán sẽ tạo điều kiện tăng hiệu quả và tăng mức độ an toàn của thị trường, đồng thời, giúp cho việc phát triển các nghiệp vụ lưu ký, thanh toán, cho vay của các trung gian tài chính.

Thứ tư, việc phát triển hệ thống quản lý, giám sát thị trường ảnh hưởng không nhỏ tới sự tham gia của các trung gian tài chính. Cải cách Thị trường chứng khoán Luân đôn năm 1987 đã phát huy vai trò của các tổ chức tự chế định (SRO) trong việc quản lý và giám sát thị trường.

Việc lựa chọn mô hình quản lý thị trường chứng khoán cần phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố và phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường. Các mô hình quản lý và giám sát được lựa chọn trên cơ sở không để cho thị trường trở thành sòng bạc với các trò gian lận làm thiệt hại cho các nhà đầu tư, song cũng không nên hạn chế thị trường bằng sự can thiệp quá mức của Chính Phủ. Sự can thiệp quá mức sẽ hạn chế sự tham gia của các trung gian tài chính và điều này làm hạn chế hiệu quả của thị trường.

1.3. Các điều kiện pháp lý

Các điều kiện pháp lý có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút các trung gian tài chính tham gia thị trường chứng khoán. Thị trường này hoạt động trên cơ sở quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và các nhà đầu tư chỉ an tâm tham gia thị trường khi quyền lợi của họ được tôn trọng và bảo vệ. Một hệ thống pháp luật đầy đủ và động bộ sẽ tạo điều kiện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường.

1.4. Sự hoàn thiện của các cơ quan quản lý Nhà Nước

Hoạt động của các trung gian tài chính nói chung và hoạt động trên thị trường chứng khoán nói riêng có ảnh hưởng không chỉ đối với quyền lợi của các nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, các

hoạt động này thường được điều hành và quản lý chặt chẽ bởi các Cơ quan quản lý Nhà Nước.

Thông thường, hoạt động quản lý các trung gian tài chính bao gồm: Việc thành lập các trung gian tài chính phải tuân theo những quy định hết sức chặt chẽ, phải được cấp phép và chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà Nước. Những tổ chức này thường bị buộc phải chịu chế độ báo cáo, chế độ tiết lộ thông tin công khai, chế độ giám sát đặc biệt. Luật pháp từng nước thường quy định rõ những hạn chế trong hoạt động, những loại tài sản và giới hạn mà trung gian tài chính được phép nắm giữ.

Tuỳ theo mức độ phát triển của các trung gian tài chính và sự phát triển của các cơ quan quản lý Nhà Nước, mức độ can thiệp của Chính Phủ vào hoạt động của các trung gian tài chính là khác nhau.

1.5. Các điều kiện về phía công chúng đầu tư

Cũng giống như các thị trường khác, thị trường chứng khoán cũng vận động theo quy luật cung cầu. Hệ thống thị trường chứng khoán phải được thiết lập để người mua và người bán có thể gặp nhau và thực hiện các giao dịch.

Cần phải cho các công chúng đầu tư thấy bản chất của việc đầu tư vào chứng khoán. Họ phải nhận thức được rằng, chứng khoán có giá trị, song nó cũng chứa đựng rủi ro, nghĩa là, các nhà đầu tư có thể tăng tài sản của họ nhờ kinh doanh chứng khoán, song họ cũng có thể bị thua lỗ, thậm chí mất toàn bộ tài sản và bị phá sản. Các nhà quản lý cần trang bị những kiến thức cơ bản cho các nhà đầu tư và tạo các điều kiện hỗ trợ về tài chính khi họ tham gia thị trường.

Việc nâng cao kiến thức cho công chúng đầu tư được thực hiện thông qua các chương trình đào tạo và tư vấn đầu tư. Cần giới thiệu cho công chúng thấy được lợi thế, tiềm năng của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán, từ đó giúp họ tiếp cận các dịch vụ của các tổ chức này trong hoạt động đầu tư.

2. Các điều kiện chủ quan

Đây chính là các điều kiện thuộc về bản thân các trung gian tài chính, như số lượng và sự xuất hiện đa dạng các loại hình trung gian tài chính; khả năng cạnh tranh, năng lực hoạt động của các tổ chức trung gian tài chính; tiềm lực về tài chính, về nhân lực, vật lực; khả năng phát triển các nghiệp vụ mới.

Chính sự xuất hiện đa dạng các loại hình các tổ chức trung gian tài chính với số lượng ngày càng lớn đã làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Áp lực cạnh tranh đóng vai trò động lực, thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ cho tương lai, buộc các trung gian tài chính phải phát triển các hoạt động trên thị trường chứng khoán.

Để giảm rủi ro, giảm chi phí và tăng lợi nhuận, các trung gian tài chính phải thực hiện đa dạng hoá đầu tư và đa dạng hoá các dịch vụ. Tìm kiếm và triển khai thực hiện các dịch vụ mới trên thị trường chứng khoán là giải pháp để giải quyết được vấn đề đó. Điều này phụ thuộc vào tiềm lực về tài chính, vào chất lượng đội ngũ cán bộ, vào cơ sở vật chất của chính các trung gian tài chính. Những yếu tố này khẳng định uy tín, khả năng cạnh tranh của các tổ chức này trên thị trường.

CHƯƠNG II‌‌

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


I. Sự hình thành và phát triển của Thị trường Chứng khoán Việt Nam


1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam

1.1. Bối cảnh kinh tế

Sau gần hai mươi năm thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã dần xoá bỏ cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Việt Nam đang bước sang một thời kì mới, thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa.

Trong những năm đầu của thế kỷ 21, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá nhanh và vững chắc. Lạm phát cơ bản đã được kìm chế đã cho thấy khả năng bước đầu trong kiểm soát lạm phát của Việt Nam. Bội chi Ngân Sách Nhà Nước duy trì ở mức 5%; Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài có nhiều khả quan; Tỷ giá hối đoái tương đối ổn định; Dự trữ ngoại tệ tăng trưởng tốt. Năm 2005, dự trữ ngoại tệ đạt 6,4 tĐô la Mỹ, mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Cán cân thương mại phát triển theo hướng tích cực, tỷ lệ nhập siêu có xu hướng giảm dần qua các năm.Trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực cải cách doanh nghiệp và cải cách khu vực tài chính. Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đã tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, trong đó có nhiều ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh, các công ty tài chính. Thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế, Việt Nam đã huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn huy động đã được đa dạng hoá, nguồn vốn huy động qua hệ thống ngân hàng chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Hệ thống các tổ chức tín dụng đang được cải cách một cách thận trọng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại Nhà Nước và ngân hàng thương mại cổ phần. Có thể nói, vào năm đầu tiên của thế kỷ XXI, Việt Nam đã khắc phục được hai yếu điểm quan trọng của hệ thống tài chính là dễ bị tổn thương do các cú sốc trong và ngoài nước và năng lực yếu kém trong việc tích tụ, tập trung phân phối vốn trong nền kinh tế.

Ngày 14/9/2001, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 63/2001/NĐ-CP về việc chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các Tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có khoảng 2500 DNNN hoạt động kinh doanh và khoảng 269 doanh nghiệp thuộc các Tổ chức chính trị - xã hội sẽ thuộc diện chuyển đổi này. Việc cho phép các DNNN phát hành trái phiếu và cổ phần hoá DNNN đã tạo ra lượng hàng hoá quan trọng cho thị trường chứng khoán, lành mạnh hoá DNNN và tạo điều kiện phát triển các trung gian tài chính.

Chủ trương xã hội hoá đầu tư và cải cách DNNN đã tạo nên hàng nghìn công ty cổ phần, việc Chính Phủ tăng cường phát hành trái phiếu và theo chủ trương của Chính Phủ, các DNNN, các ngân hàng thương mại được phép phát hành trái phiếu. Song các hàng hoá này đòi hỏi phải có thị trường riêng cho nó. Hình thành và phát triển Thị trường chứng khoán chính là giải pháp quan trọng để khắc phục những yếu kém đó.

1.2. Bối cảnh xã hội

Trong công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam vẫn giữ vững được sự ổn định về chính trị và xã hội. Nhà Nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện, vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố, tạo lòng tin cho nhân dân và tạo đà cho phát triển kinh tế. Việt Nam tiếp tục duy trì và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, tích cực tham gia và tạo dựng các mối quan hệ quốc tế.

Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Việc tham gia ASIAN, AFTA và việc chuẩn bị gia nhập WTO, cải thiện quan hệ Việt - Trung đã tạo cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các mối quan hệ quốc tế được mở rộng cũng tạo điều kiện phát triển về văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Nhờ kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Một bộ phận đông đảo trong xã hội đã thoát khỏi tình trạng lo ăn, lo mặc và đã có của cải để dành. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng có nhiều tiến bộ, trình độ dân trí được cải thiện rõ rệt.

Thực hiện đường lối phát triển kinh tế đa thành phần, nhiều cá nhân và hộ gia đình đã tham gia đầu tư phát triển kinh tế. Cùng với quá trình cổ phần hoá DNNN, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng lên đáng kể, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế. Ở nông thôn, mô hình kinh tế trang trại đã được xác lập và hoạt động tương đối hiệu quả. Tư chất cần kiệm của người Việt đã được phát huy tác dụng, giúp họ làm giàu cho bản thân và cho xã hội.

Tuy nhiên, do thị trường tài chính chưa phát triển, các nhà đầu tư còn thiếu công cụ đầu tư phù hợp và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khó tìm kiếm cơ hội để huy động vốn. Một bộ phận không nhỏ tiết kiệm chưa được sử dụng có hiệu quả, các doanh nghiệp đói vốn, quy mô sản xuất manh mún, công nghệ lạc hậu. Yêu cầu hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính là cấp thiết để giải quyết vấn đề đó.

1.3. Môi trường pháp lý

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, hệ thống luật pháp của Việt Nam cũng đang được đổi mới nhanh chóng. Tính từ cuối năm 1998 đến nay, đã có hơn 100 bộ Luật, Luật, Pháp lệnh và hàng trăm Nghị định được ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế –xã hội. Điều này thể hiện sự nỗ lực

Ngày đăng: 03/05/2022