Với ý nghĩa linh thiêng trời còn là biểu trưng cho sự cao quý, sang trọng không sánh với những thứ tầm thường, thấp hèn:
Em như chim diệc dưới đàng
Anh như trời thẳm phượng hoàng bay cao Phượng hoàng bay lẫn vào mây
Mặt trời diệc ước ngàn ngày cũng không
[4,68]
Em như rau chắm ngoài đồng Thấy đâu chắm mọc trên rừng mấy khi
Anh ơi nói kháy làm gì Bọng tre chói thử làm chi mặt trời?
[4,69]
Ngoài những ý nghĩa đã phân tích ở trên trời còn có ý nghĩa là chỉ thời gian, khí hậu thuận lợi hay khó khăn, nhân dân ta từ xưa tớ i nay vẫ n coi trờ i là mộ t hiệ n tượ ng rấ t gầ n gũ i vớ i cuộ c số ng con ngườ i vì thế họ thườ ng phả i quan sá t trờ i để mà số ng , mà lao động , sản xuất . Thuận lợi thì vui còn khó khăn thì than thở. Những quy luật, hiện tượng tự nhiên ấy được thể hiện sâu sắc trong nhiều lời ca:
Có thể bạn quan tâm!
- Hình Ảnh Các Dụng Cụ Sinh Hoạt Gia Đình
- Hình Ảnh Những Dụng Cụ Lao Động Sản Xuất
- Khảo Sát Những Hình Ảnh Liên Quan Đến Con Người Trong Ca Dao - Dân Ca Tày Nùng
- Ý Nghĩa Của Những Hình Ảnh Có Nguồn Gốc Từ Tín Ngưỡng - Nghi Lễ Và Phong Tục Tập Quán Của Người Tày Nùng
- Rồ Ng - Biể U Trưng Cho Nhữ Ng Giá Trị Tố T Đẹ P
- Ý Nghĩa Của Những Hình Ảnh Có Nguồn Gốc Và Liên Quan Đến Con Người
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
Hạn hán để nhái kêu trời
Chết khát thật khốn ai người làm mưa?
[4,144]
Người nông dân mỗi khi gặp bất hạnh hay những trắc trở trong cuộc sống họ chỉ biết "kêu trời": "Khi nào mới sáng trời ơi", "Trời sao chẳng loạn cho cùng", "Vì sao em khốn vậy trời", "Trời ơi khốn khổ vậy chi?"...
3.1.2.2. Hình ảnh trăng – biể u hiệ n củ a đờ i số ng tư tưở ng, tình cảm
Bên cạnh hình ảnh trời, hình ảnh trăng cũng xuất hiện với tần số khá cao nhưng ý nghĩa cũng khác hơn . Hình ảnh trăng chủ yếu được dùng biểu
hiện đủ các khía cạnh tình cảm: Buồn, sầu, nhớ, thương tha thiết... Vầng trăng có khi là người con gái đáng yêu, e ấ p khiến bao chàng trai mơ ước:
Bạn cũng như bóng trăng đang mọc Bao mây sao, cũng muốn đến cùng
[7,128]
Trăng đẹp trên trời tít mây xa Đặt có cây quế với cây đa
Lòng ước lấy trăng không lấy được Biến vào trong trăng trần thế mơ
[2,936]
Nhưng cũng có khi thở than cho thân phận hẩm hiu chưa gặp hạnh phúc trong tình yêu, người con gái tự ví mình như "Bóng trăng cuối tháng":
Thân tôi như bóng trăng cuối tháng Trăng chưa lên mà núi đã che
[7,129]
Trong tình yêu luôn có những cung bậc cảm xúc, trạng thái khác nhau, khi buồn, khi vui, khi hồi hộp, mong ngóng... chàng trai trong bài ca dao sau ví nỗi nhớ người yêu củ a mì nh như nhớ ánh trăng rằm:
Nhớ em như nhớ trăng rằm
Nhớ trăng mỗi tháng một lần thấy trăng Nhớ nhau ta lại khó sang
Chiều chiều mong ngóng bàng hoàng trông trăng
[4,136]
Cũng có lúc cô gái ngóng trăng sáng để được đi gặp người mình yêu, tâm trạng mong ngóng ấy đã trở thành bâng khuâng, thành nỗi đợi chờ bởi không phải đêm nào trăng cũng sáng:
Đêm đêm em vẫn ngóng trăng Mà trăng không sáng thì đừng nói đi
Đường ta xa cách đông tây
Như cá mong mỏi chờ ngày nước dâng Em riêng ở những bâng khuâng
[4,164]
Hình ảnh trăng, trời trong ca dao - dân ca Tày Nùng là một hiện tượng độc đáo, thể hiện nhiều cung bậc trạng thái, tình cảm của con người. Chỉ có trong ca dao - dân ca, các hiện tượng tự nhiên mới thực sự mang tâm trạng con người, gắn với đời sống tình cảm con người. Do những đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng nêu trên nên hình ảnh trăng, trời đã được dân gian sử dụng thường xuyên làm cơ sở, làm phương tiện thẩm mỹ để con người bộc lộ thế giới nội tâm phong phú.
3.1.3. Hình ảnh chim
Hình ảnh các loài chim xuất hiện rất nhiều trong truyện cổ tích, thần thoại, trong lời ru của bà, trong lời hát đồng dao của trẻ nhỏ... Trong các câu chuyện đó chim được nhân cách hóa để thể hiện mọi mặt của đời sống, từ cái thiện đến các ác, từ phản diện đến chính diện. Ta có thể bắt gặp những con chim tốt như chim vàng anh trong truyện "Tấm cám", truyện "Cây khế" đến con chim ác hại người trong truyện "Thạch Sanh"... và trong ca dao - dân ca ta cũng nhận thấy nhiều câu sử dụng hình ảnh chim để nói về quan niệm cuộc sống: "Trên rừng 36 thứ chim. Thiếu chi loan - phượng đi tìm quạ khoang". "Quạ khoang có của có công. Tuy rằng loan - phượng nhưng không có gì". Hay những dự báo về thời tiết "Én bay thấp mưa ngập. Én bay cao, mưa rào lại tạnh". Hình ảnh chim không chỉ xuất hiện nhiều trong văn hóa dân gian người Việt mà còn xuất hiện nhiều trong văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số. Người Thái triết lý "Đời người như ngựa chạy. Làm ăn như én bay" và người Ê Đê thì ví von "Chim chóc chỉ khóc vì thương. Chim Mơ linh hát vì nhớ cây sáo trúc"...
Trong ca dao - dân ca Tày Nùng chim là hình ảnh vô cùng quen thuộc có số lần xuất hiện khá cao nhưng trên hết nó là một hình ảnh để lại nhiều dấu ấn đặc biệt, thể hiện nhiều ý nghĩa biểu trưng.
3.1.3.1. Chim - biể u hiệ n củ a nỗ i buồ n
Là cư dân sống gần rừng, gần núi nên trong đời sống hàng ngày, trong lao động sản xuất người Tày Nùng tiếp xúc, bắt gặp rất nhiều loài chim. Từ sự quan sát trong tự nhiên, dân gian Tày Nùng đã mượn hình ảnh loài chim để gửi gắm tâm sự, để diễn đạt nỗi niềm trong cuộc sống, trong tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.
Trong ca dao - dân ca người Việt ta thường gặp hình ảnh từng đàn chim bay "sà sạ", bay "xôn xao" với tiếng kêu tưng bừng. Chim với khoảng trời mênh mông, bát ngát muốn đi muốn lại thỏa thích ấy là chim vui. Nhưng hình ảnh chim trong ca dao - dân ca Tày Nùng thường đi lẻ và mang chở nặng nỗi buồn, nỗi cô đơn của những con người lẻ bạn vì thế chim trong ca dao - dân ca Tày Nùng là hình tượng hóa nỗi buồn:
Chim buồn đậu lẻ cây cao Em buồn cũng có lúc nào vui vui
[4,136]
Trong tình yêu đôi lứa luôn luôn tồn tại những cung bậc cảm xúc khi gần nhau thì vui, thì mừng khi xa nhau thì nhớ, thì sầu và đôi khi có cả giận hờn, trách móc, thở than. Người dân Tày Nùng đã thật khéo và tinh tế khi dựa vào đặc tính của các loài chim để diễn tả nỗi lòng của mình. Chính vì thế chim còn là biểu hiện của sự xa cách trong tình yêu, tiếng con chim diệc gọi bạn thiết tha nghe như tiếng thở than của đôi trai gái không đến được với nhau:
Tiếng anh đồi cỏ bàn hoàn Lời nào dai dẳng thở than tiếng mình
Chim diệc lạc bạn thật kinh
[4,147]
Từ sự quan sát trong tự nhiên, chim thường đi có đôi hoặc theo đàn nhưng khi chim đi lẻ thường khiến con người liên tưởng đến hoàn cảnh của chính mình. Hình ảnh chim đi lẻ là biểu hiện cho sự cô đơn, bơ vơ một thân một mình:
Chim bay về tổ lặng tờ Riêng anh đơn chiếc bơ vơ lại nhà
[4,129]
Người Tày Nùng sống gần gũi, chan hòa với thiên nhiên nên hàng ngày họ được nhìn "Trăm thứ chim" và "Nghìn giọng hót". Tiếng hót của mỗi loài chim cất lên ở những khoảng thời gian chiều tà hay đêm thanh vắng thường gợi nỗi nhớ, nỗi sầu cho những đôi trai gái đang độ tuổi tìm hiểu. Vì thế, chim còn là biểu hiện của nỗi nhớ nhung, của lòng khắc khoải:
Chiều chiều quốc hót bờ phai Thương em lòng dạ bài hoài thương em
[4,169]
Canh khuya queng quý hót đồi thông Nhớ nhung tựa cửa em mong bóng chàng
[4,169]
Nhưng để diễn tả nỗi buồn sâu nặng nhất, người Tày Nùng đã dùng hình ảnh loài chim khảm khắc. Người Tày Nùng rất tinh tế khi lựa chọn chim khảm khắc để diễn đạt nỗi buồn của mình trong tình yêu lứa đôi. Loài chim này có đặc điểm riêng, vừa mang tính chất bản địa, tính dân tộc và cả tính cách, tâm hồn người miền núi. Tương truyền, chim khảm khắc có đặc tính sống từng đêm nên chúng đã để lạc mất bạn tình. Vì thế, chúng thường hót trong đêm để tìm bạn, tiếng vọng vào nửa đêm đều đều của chim khảm khắc là tiếng buồn truyền kiếp dội vào lòng người , gây nên một nỗi buồn ảo não . Ca dao - dân ca Tày Nùng nói rất nhiều đến tiếng kêu của loài chim này với số lần xuất hiện là 24 lầ n:
Ngày dài vắng vẻ cơn không nhắp Khảm khắc xui than dạ bàn hoàn
[4,89]
Đêm qua ngủ cứ chờn vờn
Nghe chim khảm khắc nỉ non bên ngoài Chim kia lẻ bóng hót hoài
Nào ai có hiểu lòng ai mong chờ
[4,133]
Xuân về khảm khắc gọi thương Khảm khắc đi lẻ vẫn thường gọi nhau
Hót thương tìm bạn thấy đâu?
Nỉ non tiếng hót đêm sâu âm thầm Anh thương tựa gối chẳng nằm
[4,136]
Chim đáng lẽ phải là hình tượng vui nhưng trong ca dao - dân ca Tày Nùng chim chủ yếu mang ý nghĩa biểu trưng cho nỗi buồn, nỗi cô đơn. Phải chăng, xuất phát từ cái nhìn thiết thực của người Tày Nùng họ cho rằng chim phải kiếm ăn vất vả như câu tục ngữ cổ còn truyền lại "Mỏ nhặt móng bới" (Pác kếp, lểp khuế). Suy nghĩ đó của người Tày Nùng hẳn là có cơ sở.
3.1.3.2. Chim - biể u hiệ n cho thân phậ n con ngườ i
Hình ảnh những loại chim bé nhỏ như chim ri, chim chích, chim diệc không chỉ được các tác giả dân gian dùng để diễn tả tâm trạng mà họ còn sử dụng hình ảnh những loài chim này nói lên thân phận của mình. Chim biểu hiện cho những thân phận bé nhỏ, mỏng manh thậm chí thấp hèn. Đặt bên cạnh những loài chim bé nhỏ là hình ảnh chim phượng hoàng , loài chim đại diệ n cho sự cao quý , sang trong củ a tầ ng lớ p trên:
Em như chim chích bên đường Mà như chim phượng vẫy vùng là anh
Phượng bay lẫn đám mây xanh Khôn theo, chim nhỏ đành phải quay lui
[4,67]
Em như con diệc dưới đàng
Anh là phượng hoàng bay bổng trên không Phượng vào mây thẳm mênh mông
Dù diệc chỉ ước chim công cũng rồi
[4,122]
Chim ri khó gọi phượng hoàng Ngày qua ngày hết lỡ làng mà thương
[4,86]
Tác giả dân gian Tày Nùng đã mượn hình ảnh chim nói chung để diễn đạt nỗi buồn của mình với mọi trạng thái, cung bậc tình cảm. Chim vừa là biểu hiện của sự xa cách, vừa là nỗi cô đơn, lẻ bóng, vừa là nỗi nhớ nhung, mong ngóng, vừa là thân phận mỏng manh, thấp hèn, vừ a là thân phậ n ngườ i cao quý , đá ng yêu…
3.1.3.3. Chim - biể u hiệ n củ a niề m vui và hạ nh phú c lứ a đôi
Tuy nhiên, trong số 31 loài chim được nhắc đến trong ca dao - dân ca Tày Nùng vẫn còn có ít nhiều loài chim mang ý nghĩa biểu trưng cho niềm vui, cho hạnh phúc đó là hình ảnh chim phượng hoàng. Chim phượng xuất hiện với số lần nhiều nhất trong tổng số lần xuất hiện của loài chim nói chung 38lần.
Phượng hoàng là một trong bộ tứ linh “Long - Ly - Quy - Phượng". Chim phượng là loài chim đẹp nhất trong thế giới các loài chim. Nó có thân hình quyến rũ, kết tinh được vẻ đẹp tự nhiên, sự mềm mại và thanh lịch, ở nó hội tụ đủ vẻ duyên dáng của tất cả các loài chim. Vì thế, phượng hoàng là biểu hiện cho sự cao quý, cho tầng lớp trên. Xuất phát từ ý nghĩa đó người dân Tày Nùng sử dụng hình ảnh chim phượng để nói đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống như niềm vui, hạnh phúc lứa đôi hay những giá trị cao quý khác.
Trước hết chim phượng là biểu hiện cho thân phận của người cao quý, sang trọng. Người Tày Nùng rất tự hào khi ca ngợi loài chim này, họ đã dành rất nhiều tình cảm và sự ưu ái khi viết về loài chim này:
Em như chim phượng lưng trời Anh như săn sắt súc vùi trong rêu
[4,119]
Em như con diệc dưới đàng
Anh là phượng hoàng bay bổng trên không
[4,122]
Từ xưa đến nay, chim phượng là hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam nói chung và người Tày Nùng nói riêng với vẻ đẹp dịu dàng loài chim này còn tượng trưng cho nữ tính, cho vẻ đẹp của người phụ nữ:
Phượng nào bay tới nơi đây Lông đuôi bọc thiếc trông hay vô ngầm
Lông cánh bọc bạc chim ngân Như ngôi sao sáng tướng quân ngời ngời
Như đêm đom đóm sáng trời
Xem trong thiên hạ không người sánh bên Mặt em ngần trắng như tiên
Mặt anh xấu xí kết duyên có thành?
[4,82]
Từ những đặc điểm và vẻ đẹp riêng có chim phượng còn được sử dụng với ý nghĩa biểu trưng cho ái tình cụ thể, cho hạnh phúc lứa đôi, cho sum vầy đầm ấm, quấn quýt giao hòa. Trong những lời ca đám cưới của người Tày Nùng, quan lang (đại diện bên nhà trai) cùng pả mẻ (đại diện bên nhà gái) thường ví cô dâu, chú rể như chim phượng, chim loan hoặc chim công đều là những loài chim đẹp thể hiện sự cân xứng:
Tôi là khách biệt phương dẫn đến
Chim loan mang kết nghĩa phượng hoàng
[7,33]
Mời họ hàng hãy ra nhận lễ
Để phượng hoàng kết nghĩa chim công