Tách Rời Việc Thực Hiện Quyền Sở Hữu Nhà Nước Và Quyền Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Cổ Phần Hóa

3.2.2.1. Tách rời việc thực hiện quyền sở hữu nhà nước và quyền quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa

Như tác giả đã phân tích ở phần trước, bất cập lớn nhất về cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước trong hoạt động CPH DNNN là việc giao đồng thời thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và quyền quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp CPH cho một chủ thể, đó là các cơ quan quản lý nhà nước. Hậu quả của cách làm này là giảm hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, làm triệt tiêu hiệu lực của các hoạt động thanh tra, kiểm tra từ phía cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động CPH DNNN. Để khắc phục vấn đề này, theo tác giả, cần thành lập hệ thống cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với toàn bộ hệ thống DNNN hiện nay, trong đó có các doanh nghiệp CPH ở hai cấp, cụ thể là: Tổng cục sở hữu vốn và tài sản doanh nghiệp ở Trung ương và các Cục sở hữu vốn và tài sản doanh nghiệp ở các tỉnh.

* Về nhiệm vụ, quyền hạn:


Các cơ quan này thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước đối với toàn bộ tiền vốn, tài sản nhà nước đầu tư trong toàn bộ hệ thống doanh nghiệp thuộc phạm vi cấp quản lý.

Trong CPH DNNN, cơ quan này thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định tại Điều 40 Nghị định 187/2004/NĐ-CP, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp CPH trong thực hiện CPH DNNN, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu trách nhiệm trước các cơ quan này về kết quả thực hiện CPH DNNN.

* Về tổ chức hoạt động:


- Bộ máy lãnh đạo của các cơ quan này có số lượng từ 5 đến 11 thành viên (tùy theo số lượng doanh nghiệp thuộc quyền điều hành), hoạt động theo nguyên tắc bàn bạc tập thể, quyết định theo đa số.

- Các thành viên bộ máy lãnh đạo là những người có trình độ, năng lực về quản lý kinh tế, về thị trường, về đầu tư... do Chính phủ, UBND cấp tỉnh lựa chọn, bổ nhiệm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

- Người đứng đầu cơ quan này được lựa chọn, bổ nhiệm trên cơ sở sự tín nhiệm giữa các thành viên trong bộ máy lãnh đạo.

- Cơ quan này có thể có các phòng ban chuyên môn giúp việc về các vấn đề như: kế hoạch đầu tư, kế toán tài chính, thị trường giá cả...

Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 10

Để thực hiện được nội dung này yêu cầu tất yếu đó là: phải sửa đổi các quy định của pháp luật về thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với DNNN, cụ thể là phải sửa đổi các quy định của Luật DNNN 2003 và Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20-10-2005 của Chính phủ về việc thực hiện quyền chủ sở hữu đối với DNNN.

3.2.2.2. Hoàn thiện các quy định về đại diện cổ đông nhà nước tại công ty cổ phần hình thành sau cổ phần hóa

Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ vấn đề đại diện cổ đông nhà nước tại công ty cổ phần đối với tiến trình CPH, tác giả đề xuất giải pháp tuyển chọn, bổ nhiệm đại diện cổ đông nhà nước tại công ty cổ phần hình thành sau CPH với nội dung cụ thể sau.

Thứ nhất, việc tuyển chọn, bổ nhiệm đại diện cổ đông nhà nước.


Cần dân chủ hóa việc lựa chọn đại diện cổ đông nhà nước bằng hình thức tập thể lựa chọn, quyết định theo đa số. Cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu thành lập Hội đồng tuyển chọn, căn cứ vào tiêu chuẩn tuyển chọn và các nội dung thuyết trình của các cá nhân được dự kiến (hoặc đăng ký dự tuyển) về chương trình hành động, chiến lược kinh doanh, giải pháp khắc phục tồn tại yếu kém của doanh nghiệp... để quyết định việc tuyển chọn các cá nhân cụ thể.

Thứ hai, về phương thức thực hiện quyền cổ đông nhà nước.


- Bổ nhiệm nhóm cá nhân đại diện cổ đông nhà nước đối với các công ty cổ phần nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (lớn hơn 50%). Về số lượng: quá bán số thành viên của Hội đồng quản trị theo điều lệ của công ty cổ phần (3/5; 4/7; 5/9). Mỗi cá nhân được đại diện cho số cổ phần và số phiếu bầu như nhau, các đại diện này có trách nhiệm ứng cử vào Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

- Dành quyền lựa chọn người giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị cho các cổ đông và người lao động bằng hình thức bỏ phiếu kín lựa chọn theo đa số. Căn cứ vào kết quả bỏ phiếu tín nhiệm các cá nhân đại diện cổ đông nhà nước có trách nhiệm bầu dồn

phiếu hoặc biểu quyết theo đa số (trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị) để bầu người được tín nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị.

- Việc quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông và một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị được nhóm đại diện cổ đông nhà nước bàn bạc tập thể và quyết định theo đa số (nếu không có ý kiến đa số, quyết định theo ý kiến có sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng quản trị). Các cá nhân không thống nhất ý kiến được bảo lưu ý kiến trong biên bản họp và có quyền báo cáo cơ quan bổ nhiệm mình lý do phản đối phương án giải quyết, để loại trừ trách nhiệm và cũng là để cơ quan thực hiện quyền sở hữu có cơ sở kiểm tra, giám sát, đánh giá năng lực cán bộ.

- Khi có sự điều chuyển các cá nhân giữ cương vị chủ chốt của công ty cổ phần, các cá nhân đại diện còn lại là đối tượng ứng cử thay thế, để đảm bảo tính ổn định về tổ chức cũng như đảm bảo sự ổn định và sâu sát của hoạt động quản lý điều hành doanh nghiệp.

Theo tác giả, việc quy định các vấn đề về đại diện cổ đông nhà nước như nêu trên vừa đảm bảo được các tiêu chuẩn lựa chọn của Nhà nước, tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh giữa các cá nhân đại diện, đồng thời đặt hoạt động của cá nhân các đại diện này trong sự giám sát đánh giá của các cổ đông, của người lao động mà sự lựa chọn và giám sát, đánh giá này hoàn toàn xuất phát từ lợi ích hợp pháp của họ, phù hợp với lợi ích của chủ sở hữu nhà nước. Các nội dung này có thể được quy định với hình thức: "Quy chế đại diện cổ đông nhà nước" do Chính phủ ban hành.

3.2.2.3. Thành lập hệ thống giám sát của các cơ quan đại diện của nhân dân đối với hoạt động cổ phần hóa DNNN

Như tác giả đã trình bày phân tích ở mục 2.5 chương 2, với thực trạng các qui định của pháp luật về CPH DNNN, chúng ta chưa thực sự có được một cơ chế kiểm tra giám sát có hiệu lực và hiệu quả đối với một hoạt động của DNNN nói chung và đối với hoạt động CPH DNNN nói riêng. Để đảm bảo kiểm tra giám sát đối với hoạt động CPH DNNN được thực hiện khách quan, có trách nhiệm, có hiệu quả và hiệu lực, tác giả đề xuất thành lập ủy ban giám sát CPH của Quốc hội, các Ban giám sát CPH của HĐND cấp tỉnh với các nội dung cụ thể sau đây:

* Về cơ cấu tổ chức:


Các ủy ban, Ban này do Quốc hội, HĐND cấp tỉnh thành lập. Thành phần gồm các đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cấp tỉnh là những đại biểu có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giám sát việc thực hiện CPH DNNN. Các đại biểu này không làm việc trong các cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước hoặc trong các doanh nghiệp. Số lượng người trong các ban này tùy thuộc vào số lượng doanh nghiệp thuộc diện CPH ở mỗi cấp. (Có thể từ 5 người đến 11 người) do HĐND cùng cấp, do Quốc hội cử ra và giao nhiệm vụ.

* Về nhiệm vụ quyền hạn:


Giám sát toàn diện việc thực hiện CPH DNNN theo các phương thức phù hợp. Trực tiếp giám sát việc thực hiện các công việc sau đây:

- Việc tổ chức Đại hội công nhân viên chức để giải quyết các vấn đề về CPH DNNN, để đảm bảo dân chủ thực sự cho người lao động trong việc tham gia bàn bạc, quyết định các vấn đề liên quan đến việc CPH doanh nghiệp.

- Hoạt động kiểm kê, phân loại tài sản, xác định tài sản của doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo tính chính xác, minh bạch trong việc xác định tài sản, tiền vốn thuộc sở hữu nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.

- Giám sát việc công khai thông tin về doanh nghiệp CPH và về bán cổ phần. Nhằm hạn chế tình trạng bưng bít thông tin, cản trở, hạn chế việc tham gia mua cổ phần của các tổ chức và công dân với mục đích giảm cầu hạ thấp giá bán cổ phần hoặc bán cổ phần khép kín trong nội bộ doanh nghiệp.

- Giám sát hoạt động bán đấu giá cổ phần.


Nhằm đảm bảo tính công khai minh bạch trong việc tổ chức bán đấu giá cổ phần như việc xác định giá dự thầu, số lượng đăng ký mua của nhà đầu tư, xác định giá trúng thầu, mức giá đấu bình quân... và đảm bảo cho việc quản lý thông tin nội bộ được thực hiện nghiêm chỉnh tránh tình trạng rò rỉ thông tin liên quan đến việc bán cổ phần về mức cung cầu, về giá chào mua... tạo cơ hội cho việc thao túng giá bán cổ phần.

- Giám sát việc bàn giao hồ sơ tài liệu, tài sản tiền vốn giữa doanh nghiệp CPH và công ty cổ phần.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các ban, ủy ban này có quyền:


+ Trực tiếp kiểm tra xem xét hồ sơ tài liệu liên quan đến việc thực hiện CPH, có quyền yêu cầu các cơ quan liên quan cung cấp hồ sơ tài liệu phục vụ cho việc giám sát.

+ Yêu cầu các cơ quan chuyên môn thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh hoặc cấp dưới (UBND tỉnh, UBND huyện), tổ chức công đoàn cơ sở cử cán bộ có chuyên môn phối hợp để thực hiện việc giám sát.

+ Đề nghị HĐND cấp tỉnh, Quốc hội yêu cầu thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động CPH khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc theo yêu cầu của đa số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cấp tỉnh.


3.2.3. Bổ sung, hoàn thiện các qui định cụ thể của pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa DNNN ở nước ta hiện nay

3.2.3.1. Sửa đổi, bổ sung các qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể nhà nước thực hiện cổ phần hóa DNNN

Thứ nhất, để đảm bảo tính khách quan trong việc xác định giá trị tài sản doanh nghiệp và bán cổ phần, tránh tình trạng các cá nhân nắm giữ cương vị quản lý doanh nghiệp lợi dụng quyền hạn được giao phục vụ cho lợi ích cá nhân gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước cần sửa đổi các qui định tại khoản 2 Điều 23 và khoản 1 Điều 30 Nghị định 187/2004NĐ-CP theo hướng không cho phép DNNN được tự định giá doanh nghiệp, tự tổ chức bán cổ phần. Đối với các doanh nghiệp này, việc xác định giá trị doanh nghiệp và bán cổ phần giao cho cơ quan tài chính của địa phương nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp đóng chủ trì thực hiện với hướng dẫn về thành phần tham gia cụ thể. Giao trách nhiệm cho doanh nghiệp CPH cung cấp hồ sơ tài liệu phục vụ cho việc xác định giá trị doanh nghiệp và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp và bán cổ phần.

Thứ hai, bổ sung qui định nghiêm cấm các cá nhân trực tiếp thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp, quyết định giá trị doanh nghiệp và thực hiện bán đấu giá cổ

phần và những người liên quan của họ bao gồm: Vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh chị em ruột và doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu hoặc có vốn góp, cổ phần chi phối của họ và những người này mua cổ phần của doanh nghiệp CPH mà họ trực tiếp thực hiện các công việc nêu trên.

Thứ ba, bổ sung qui định giao trách nhiệm cho cơ quan tài chính tương ứng với các cấp quản lý doanh nghiệp CPH sử dụng các dữ liệu thông tin tài chính doanh nghiệp và giá cả, phối hợp với doanh nghiệp CPH lập dự kiến giá trị doanh nghiệp gửi cho các cơ quan có thẩm quyền để các cơ quan này có cơ sở tham chiếu cho hoạt động kiểm tra, giám sát việc định giá và quyết định giá trị doanh nghiệp.

Thứ tư, bổ sung qui định về trách nhiệm của các cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu, các Ban chỉ đạo CPH DNNN cơ quan tài chính, giá cả, cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế, cơ quan hải quan các cấp trong việc phối hợp xác minh, cung cấp các thông tin do mình quản lý, cho các cơ quan thực hiện nhiệm vụ liên quan đến việc CPH DNNN ở các cấp, các địa phương khác khi các cơ quan này có yêu cầu và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đã cung cấp. Qui định này có ý nghĩa hết sức quan trọng tạo nên sự phối hợp toàn diện giữa các cơ quan nhà nước nhằm đẩy nhanh tốc độ CPH các doanh nghiệp.

Thứ năm, bổ sung qui định cụ thể trách nhiệm cá nhân của những người thực hiện các nhiệm vụ kiểm kê tài sản phân loại tài sản, xác định tài sản và công nợ của doanh nghiệp về mặt vật chất và trách nhiệm pháp lý theo qui định của pháp luật hiện hành trong trường hợp để xảy ra sai sót, làm thất thoát hoặc có thể dẫn đến thất thoát tài sản nhà nước. Đặc biệt, cần có qui định xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp cố ý bỏ lọt tài sản tiền vốn của doanh nghiệp vì động cơ vụ lợi.

Thứ sáu, để sớm có giải pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc tồn tại cản trở việc thực hiện CPH DNNN, cần qui định doanh nghiệp CPH có trách nhiệm báo cáo Ban chỉ đạo CPH có thẩm quyền về những vấn đề còn tranh chấp, vướng mắc trong việc xử lý tài chính, xác định tài sản doanh nghiệp như: các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh với các đối tác trong việc thanh lý hợp đồng, xác định giá trị tài sản góp vốn liên doanh, liên kết, xác định nợ phải thu phải trả, nợ khó đòi, ngay sau khi phát hiện vấn đề hoặc ngay

sau khi có vướng mắc, mâu thuẫn nảy sinh. Các cơ quan thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp cần có các giải pháp giải quyết cụ thể như: yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... làm rõ để có các tài liệu, số liệu chính xác trong việc thực hiện CPH. Qui định trách nhiệm cá nhân của người quản lý doanh nghiệp CPH trong trường hợp có bất minh về quyền và nghĩa vụ tài chính mà công ty cổ phần phải kế thừa sau CPH.

3.2.3.2. Sửa đổi, bổ sung các qui định về xử lý tài chính cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Thứ nhất, để đảm bảo cho việc phân loại và xử lý những tài sản doanh nghiệp không cần dùng, ứ đọng chờ thanh lý được thực hiện hợp lý. Cần bổ sung vào khoản 2 Điều 10 Nghị định 187/2004/NĐ-CP các trường hợp cụ thể tài sản không cần dùng không được phép loại trừ như:

- Các dây chuyền sản xuất còn sử dụng tốt, không được sử dụng do các nguyên nhân chủ quan như: không tạo được nguồn nguyên liệu, không có thị trường tiêu thụ sản phẩm...

- Các tài sản cố định mới mua sắm trong thời gian (có thể là) dưới 5 năm, chất lượng tài sản (có thể là) không dưới 60%.

Thứ hai, sửa đổi điểm d khoản 1.1. mục 1 phần B - Thông tư 126/2004/TT-BTC theo hướng: đối với tài sản đầu tư bằng nguồn quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng được công ty cổ phần tiếp tục dùng trong sản xuất kinh doanh thì tính vào giá trị doanh nghiệp CPH để chia cho người lao động. Số lượng cổ phần người lao động được hưởng là tổng giá trị của tài sản : (chia) mệnh giá cổ phần.

Thứ ba, cần sửa đổi qui định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 187/2004/NĐ-CP theo hướng không cho phép doanh nghiệp có quyền lựa chọn có hoặc không thừa kế các khoản vốn đầu tư dài hạn các doanh nghiệp khác.

Trong trường hợp việc đầu tư dẫn đến thua lỗ, cản trở việc thực hiện CPH cần yêu cầu doanh nghiệp giải trình, làm rõ nguyên nhân để xác định trách nhiệm trước khi chuyển giao cho doanh nghiệp khác làm đối tác. Không nên cho phép doanh nghiệp CPH

bán vốn đầu tư trong thời điểm CPH để tránh tình trạng "tát nước theo mưa", "bán đổ bán tháo" các khoản đầu tư kém hiệu quả để chối bỏ trách nhiệm.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung qui định tại điểm c khoản 2 Điều 17 Nghị định 187/2004/NĐ-CP theo hướng: Tính giá trị xây dựng cơ bản dở dang của các công trình đã đình hoãn vào giá trị doanh nghiệp, chỉ cho phép loại trừ trong trường hợp công trình phải tháo dỡ theo qui định của pháp luật xây dựng hoặc dự án đầu tư không được tiếp tục thực hiện vì bị đình chỉ. Các trường hợp chi phí này đã tính vào giá trị doanh nghiệp nhưng sau đó công trình phải phá dỡ cho phép trừ vào vốn Nhà nước có tại doanh nghiệp.

3.2.3.3. Sửa đổi bổ sung các qui định về xác định giá trị doanh nghiệp


Thứ nhất, sửa đổi các qui định về giá trị quyền sử dụng đất trong việc xác định giá trị doanh nghiệp.

Cần sửa đổi khoản 1 Điều 19 Nghị định 187/2004/NĐ-CP theo hướng: Đối với các doanh nghiệp đã được Nhà nước giao đất, giá trị đất phải được tính vào giá trị doanh nghiệp CPH. Đối với các doanh nghiệp sử dụng đất ở các vị trí thuận lợi như các trung tâm kinh tế, các khu qui hoạch phát triển du lịch, hoặc ở các đô thị... nếu có sự chênh lệch quá lớn giữa giá trị đất với phần giá trị còn lại của doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sát nhập vào các doanh nghiệp có tiềm năng về vốn để có được sự đầu tư hợp lý, hoặc lựa chọn các hình thức sắp xếp khác phù hợp.

Thứ hai, cần quy định giá trị thương hiệu phải được tính vào giá trị doanh nghiệp CPH và quy định bổ sung các phương pháp xác định giá trị thương hiệu để đảm bảo xác định đầy đủ, đúng giá trị vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp CPH.

Thứ ba, cần bổ sung qui định cho phép doanh nghiệp CPH được lựa chọn tổ chức thẩm định giá nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam (theo danh sách do Bộ Tài chính công bố) thực hiện việc định giá doanh nghiệp.

3.2.3.4. Sửa đổi bổ sung các qui định về bán cổ phần, thu nộp và sử dụng tiền bán cổ phần

Thứ nhất, để đảm bảo tính cụ thể, dễ hiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức trong quá trình tiến hành thủ tục đăng ký mua cổ phần, cân sửa đổi nội

Ngày đăng: 26/04/2022