Thu Thập Và Xử Lý Dữ Liệu Sơ Cấp Phỏng Vấn Chuyên Gia


hệ khách hàng để nghiên cứu thực trạng của nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam.

- Phương pháp đối chiếu và so sánh: Nội dung của phương pháp này là sử dụng hai ch tiêu để đối chiếu với nhau, từ đó rút ra kết luận về sự chênh lệch giữa hai ch tiêu đó. Trong đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp đối chiếu và so sánh để nhận diện nợ xấu phát sinh trong ngân hàng thương mại, vai tr của ngân hàng nhà nước trong việc quản lý nợ xấu đối với các NHTM Việt Nam.

- Phương pháp khảo sát điều tra và phân tích hồi quy bội: Phương pháp khảo sát điều tra d ng để thu thập đánh giá của các đối tượng có liên quan về thực trạng và các yếu tố tác động đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. Đối tượng tham gia khảo sát điều tra là các ngân hàng thương mại Việt Nam, chia làm 3 nhóm: NHTM có vốn nhà nước, NHTM không có vốn nhà nước, và NHTMNN.

- Phương pháp phân tích, suy diễn và tổng hợp: Trong nghiên cứu này, các phương pháp toán học, thống kê và kỹ thuật mô tả được sử dụng nh m thu thập những hiểu biết có giá trị từ dữ liệu, từ đó đưa ra các đánh giá và đề xuất khả thi. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp suy diễn để phân tích dữ liệu. Phương pháp suy diễn chủ yếu được sử dụng trong phần cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam hiện nay. Phương pháp tổng hợp c ng được sử dụng để tổng kết, tóm t t vấn đề nghiên cứu và đưa ra đánh giá khách quan về lý luận c ng như thực tiễn QLNN đối với nợ xấu của các NHTM hiện nay.

1.2.3. Thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu đã có sẵn, không phải do nhà nghiên cứu thu thập, đã được công bố nên dễ dàng thu thập. Loại dữ liệu này rất phong phú, đa dạng và xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Trong nghiên cứu này, các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ sách, báo, các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM.

Bên cạnh đó, nguồn dữ liệu thứ cấp quan trọng khác phục vụ cho nghiên cứu này là các văn bản pháp lý hiện hành tại Việt Nam có liên quan đến QLNN về nợ


xấu của các NHTM Việt Nam. Các văn bản này bao gồm Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự ph ng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD; Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 về việc phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 ; Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 về việc phê duyệt Đề án Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và Đề án Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam - VAMC ; Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD; Luật các tổ chức tín dụng năm 2017, … Đây là nguồn dữ liệu thứ cấp hữu ích, cung cấp các thông tin quan trọng về quy định hiện hành về QLNN đối với nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam.

Ngoài ra, để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, luận án tiến hành thống kê và nghiên cứu các tài liệu là các văn bản của NHNN Việt Nam và các Bộ ban ngành liên quan, Tổng cục Thống kê về các số liệu thu thập trong thời gian qua và các báo cáo tổng kết, báo cáo tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam.

1.2.4. Thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp phỏng vấn chuyên gia

Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả triển khai các cuộc phỏng vấn trực tiếp với các đối tượng có liên quan đến QLNN về nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Tác giả xác định đối tượng tham gia phỏng vấn là các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về rủi ro tín dụng và nợ xấu ngân hàng tại các trường đại học, ngân hàng, viện, trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước. Tổng số người tham gia phỏng vấn phục vụ cho nghiên cứu này là 18 người (danh sách phụ lục 4).

Thời gian thực hiện phỏng vấn từ tháng 10/2019 đến hết tháng 12/2019. Đa số các cuộc phỏng vấn diễn ra tại nơi làm việc của những người tham gia phỏng vấn ho c qua điện thoại nếu các chuyên gia bận không thể bố trí thời gian phỏng vấn trực tiếp. Trung bình, một cuộc phỏng vấn bán cấu trúc kéo dài khoảng 60 đến 90 phút.

Các dữ liệu phỏng vấn được tổng hợp lại và phân loại theo từng nội dung cụ thể để tạo thuận tiện cho quá trình nghiên cứu. Trong trường hợp một số thông tin phỏng vấn chưa rõ ràng, tác giả nhanh chóng liên hệ với người tham gia phỏng vấn để xác nhận với họ. Các dữ liệu định tính thu thập được từ các cuộc phỏng vấn s


được xử lý b ng phương pháp phân tích diễn giải theo các nội dung nghiên cứu.

1.2.5. Thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp từ khảo sát điều tra

Để củng cố thêm dữ liệu sơ cấp cho nghiên cứu, tác giả tiến hành một cuộc khảo sát điều tra bảng hỏi về thực trạng QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam và các yếu tố tác động đến hoạt động này. Mục đích khảo sát điều tra là nghiên cứu thực trạng công tác QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay và thực trạng các yếu tố tác động đến QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. Đối tượng tham gia khảo sát điều tra là các nhà lãnh đạo ngân hàng Việt Nam đang n m giữ các vị trí: Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐQT; Thành viên Ban Kiểm soát; TGĐ, Phó TGĐ; Lãnh đạo Ban/Khối Quản trị rủi ro, Pháp chế và

AMC. Quy mô khảo sát điều tra bao gồm tất cả 35 NHTM Việt Nam1.

Bảng hỏi khảo sát điều tra được xây dựng gồm 03 phần chính là: (i) đánh giá về hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM Việt Nam; (ii) đánh giá về tác động của các yếu tố đến hoạt động QLNN Việt Nam đối với nợ xấu của NHTM Việt Nam; (iii) đánh giá về hiệu quả hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM Việt Nam; và (iv) thông tin chung của người tham gia khảo sát điều tra. Bảng hỏi được thiết kết đánh giá của các đáp viên b ng cách lựa chọn các mức điểm phù hợp theo thang đo Likert 5 mức độ (1 - Rất thấp và 5 - Rất cao).

Trước khi tiến hành điều tra, tác giả tiến hành điều tra thử 10 người để loại bỏ đi những câu hỏi không rõ nghĩa, khó hiểu ho c dễ bị hiểu sai… Tiếp theo, tác giả tiến hành phân phát bảng hỏi để thu thập dữ liệu. Thời gian triển khai khảo sát điều tra là từ tháng 01/2020 đến hết tháng 02/2020. Tác giả gửi bảng hỏi qua email và bưu điện tới các đối tượng tham gia khảo sát điều tra. Sau đó, tác giả gọi điện đến một số đối tượng để hướng dẫn và nh c họ trả lời bảng hỏi nh m đảm bảo hiệu quả thu thập thông tin. Ngoài ra, tác giả c ng phân phát bảng hỏi trực tiếp đến một số đối tượng để vừa hỏi vừa tự điền trực tiếp vào bảng hỏi.

Số lượng bảng hỏi phân phát đi khoảng hơn 200 bảng hỏi. Sau khi bảng hỏi được trả lời xong, tác giả thu thập lại và loại bỏ đi các bảng hỏi không hợp lệ. Sau khi


1 Hiện tại Việt Nam có tất cả 35 NHTM Việt Nam, còn lại là các NHTM 100% vốn nước ngoài.


bảng hỏi được trả lời xong, tác giả thu thập lại và loại bỏ đi các bảng hỏi không hợp lệ. Kết quả cuối cùng còn 162 bảng hỏi hợp lệ phục vụ làm mẫu nghiên cứu này. Dữ liệu khảo sát điều tra sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý b ng SPSS. Mẫu khảo sát điều tra được mô tả chi tiết trong bảng 1.1.

Tổng quan về mẫu nghiên cứu, có thể thấy đa phần những người tham gia khảo sát điều tra là nhân viên /Khối Quản trị rủi ro, Pháp chế và AMC (72,84%). Bên cạnh đó là các lãnh đạo Ban/Khối Quản trị rủi ro, Pháp chế và AMC, chiếm tỷ trọng 12,35%. Thành viên Ban Kiểm soát tham gia khảo sát điều tra với tỷ trọng ít nhất, ch chiếm 3,70%. Về loại hình ngân hàng, 6,17% ngân hàng tham gia khảo sát là Ngân hàng thương mại Nhà nước - NHTMNN (100% vốn Nhà nước). NHTMCP có vốn Nhà nước chiếm tỷ trọng 10,49%. Còn lại đa phần là các ngân hàng TMCP (83,33%).

Về quy mô lao động, 37,04% ngân hàng tham gia khảo sát có quy mô lao đọng từ 3 đến dưới 10 nghìn người. Số ngân hàng có quy mô lao động dưới 3 nghìn người c ng chiếm tỷ trọng tương đối cao (34,57%). Số ngân hàng Việt Nam có quy mô lao động trên 20 nghìn người hiện còn chiếm tỷ trọng nhỏ, ch 12,35%. Về quy mô vốn điều lệ, đa số các ngân hàng tham gia khảo sát có vốn điều lệ dưới 5 nghìn tỷ đồng (33,33%). Tỷ trọng ngân hàng Việt Nam có quy mô vốn điều lệ từ 30 nghìn tỷ đồng trở lên c n khiêm tốn (chiếm 17.90%).

Bảng 1.1: Mẫu khảo sát điều tra


Tiêu chí

Slg

%


Tiêu chí

Slg

%

Tổng mẫu (N)

162

100%

Tổng mẫu (N)

162

100%

Vị trí người trả lời

Quy mô về vốn điều lệ

Thành viên Ban Kiểm soát

6

3,70%

Dưới 5 nghìn tỷ đồng

54

33,33%

TGĐ, Phó TGĐ

18

11,11%

5 đến dưới 10 nghìn tỷ

44

27,16%

Lãnh đạo Ban/Khối Quản trị

rủi ro, Pháp chế và AMC


20


12,35%

10 đến dưới 20 nghìn

tỷ đồng


28


17,29%

Nhân viên /Khối Quản trị rủi

ro, Pháp chế và AMC


118


72,84%

20 đến dưới 30 nghìn

tỷ đồng


7


4,32%


Loại hình

30 nghìn tỷ đồng trở

lên


29


17.90%

NHTM NN (100% vốn NN)

10

6,17%

Tuổi ngân hàng

NHTM CP có vốn NN (> 50%)

17

10,49%

Dưới 05 năm

6

3,70%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 1669272396 - 4


TMCP còn lại

135

83,33%


Từ 05 đến dưới 10 năm

13

8,02%

Quy mô lao động

Từ 10 đến dưới 15 năm

28

17.28%

Dưới 3 nghìn người

56

34,57%

Từ 15 đến dưới 25 năm

33

20,37%

Từ 3 đến dưới 10 nghìn người

60

37,04%

Từ 10 đến dưới 20 nghìn người

26

16,05%

Từ 25 năm trở lên

82

50,62%

Trên 20 nghìn người

20

12,35%

Nguồn: Khảo sát điều tra

Xét về tuổi ngân hàng, các ngân hàng tham gia khảo sát có thời gian hoạt động từ 25 năm trở lên chiếm đa số (50,62%). Tiếp theo là các ngân hàng có thời gian hoạt động từ 15 đến dưới 25 năm, chiếm tỷ trọng 20,37%. Các ngân hàng có thời gian hoạt động dưới 05 năm chiếm tỷ trọng thấp nhất, ch 3,70% trong tổng số các ngân hàng tham gia khảo sát.


Kết luận chương 1


Nội dung đầu tiên của chương đầu này trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu về QLNN đối với nợ xấu của NHTM. Từ đó, tác giả đã làm rõ một số khoảng trống nghiên cứu về QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Trên cơ sở nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu này.

Nội dung quan trọng thứ hai trình bày về quy trình các bước thực hiện nghiên cứu mà tác giả đã triển khai, c ng như làm rõ các phương pháp nghiên cứu, các phương pháp và thực tế thu thập và xử lý dữ liệu phục vụ nghiên cứu.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


2.1. Tổng quan về nợ xấu của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại (NHTM) là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, đ c biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán để đạt được mục tiêu quan trọng là tối đa hóa lợi nhuận. Đồng thời, NHTM c ng là tổ chức đảm nhiệm nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào khác trong nền kinh tế (Rose, 2004).

Ngân hàng có các chức năng chính sau đây: (1) chức năng làm thủ quỹ cho xã hội: NHTM nhận tiền gửi của khách hàng, giữ tiền cho họ và đáp ứng nhu cầu rút tiền và chi tiền của khách hàng. (2) Chức năng trung gian tín dụng: NHTM là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn và hưởng lợi nhuận là khoảng chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay. (3) Chức năng trung gian thanh toán: NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các yêu cầu thanh toán của khách hàng thông qua các phương tiện như s c, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán. (4) Chức năng tạo tiền: được thực thi trên cơ sở chức năng trung gian tín dụng và chức năng thanh toán (Phan Thị Thu Hà, 20017).

2.1.1. Khái niệm, nguyên nhân và phân loại nợ xấu

Mỗi quốc gia và mỗi chủ thể khác nhau lại có những quan điểm hay định nghĩa khác nhau về nợ xấu. Theo NHTW Châu Âu (ECB) (2001), nợ xấu là là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi ho c không thể thanh toán đầy đủ cho ngân hàng. Như vậy, quan điểm này được tiếp cận dựa trên kết quả thu hồi nợ của ngân hàng. Còn theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (2004), nợ xấu phát sinh khi tiền thanh toán lãi ho c/ và tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, ho c các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày ho c hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, ho c các khoản thanh toán dưới 90 ngày có sự nghi ngờ về việc được thanh toán đúng hạn. Theo đó, theo quan điểm của IMF, nợ xấu được xác định dựa trên hai yếu tố (1) quá hạn trên


90 ngày ho c (2) có nghi ngờ về khả năng trả nợ. Trong đó, khả năng trả nợ có thể là khách hàng hoàn toàn không trả được nợ, ho c ch trả được một phần của khoản nợ. Đây được coi là định nghĩa phổ biến nhất về nợ xấu được áp dụng trên thế giới.

Trong Tài liệu tư vấn tháng 1/2000, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã định nghĩ nợ xấu là khoản nợ phát sinh khi (1) bên đi vay không có khả năng trả các nghĩa vụ nợ (bao gồm gốc, lãi, lệ phí) đầy đủ và đúng hạn; (2) phát sinh rủi ro tín dụng liên quan đến bất kỳ bên có nghĩa vụ nào, bao gồm chi phí, các khoản dự phòng, hoãn gốc, lãi, lệ phí,...; (3) quá 90 ngày bên có nghĩa vụ không thực hiện một nghĩa vụ tín dụng nào; và (4) bên có nghĩa vụ đệ đơn xin phá sản ho c đưa ra giải pháp tương tự nh m bảo vệ mình khỏi các chủ nợ.

Khái niệm này tại Việt Nam, theo NHNN Việt Nam, nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) dựa trên tiêu chí được quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN Việt Nam. Từ định nghĩa này có thể thấy, theo quan điểm của NHNN Việt Nam, nợ xấu được xác định dưa trên hai yếu tố là quá hạn trên 90 ngày ho c có lo ngại về khả năng trả nợ. Cụ thể hơn, nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) là các khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày, được các TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi và các ngân hàng s trích tỷ lệ 10% dự phòng cho các khoản vay bị xếp vào loại dưới chuẩn. Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) là các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày, được các TCTD đánh giá có khả năng tổn thất cao và được ngân hàng trích lập tỷ lệ dự phòng 50%. Và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, được các TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi. Với khoản nợ này, các ngân hàng s trích lập tỷ lệ dự phòng là 100%.

Sự suy giảm chất lượng các khoản cho vay nói riêng và hoạt động tín dụng của các ngân hàng nói chung chính là nguyên nhân gây ra bất ổn tài chính. Theo Beck và các cộng sự (2013), nợ xấu là một trong những vấn đề chính yếu mà các ngân hàng liên tục phải đối m t và nó đóng vai tr quan trọng gây nên khủng hoảng của hệ thống ngân hàng. Nợ xấu của NHTM phát sinh do các nguyên nhân sau đây:


Thứ nhất, các yếu tố khách quan của môi trường xung quanh: (1) môi trường thiên nhiên: thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt,... là những nguyên nhân khách quan gây ra sự hoạt động thất bại của khách hàng vay dẫn đến phát sinh nợ xấu; (2) môi trường pháp lý: hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng còn thiếu sót, tồn tại nhiều bất cập khiến các cơ quan hữu quan đối m t với nhiều khó khăn khi xử lý các tranh chấp về tài sản đảm bảo (TSĐB), các quy định liên quan đến kế toán - kiểm toán còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến công tác thẩm định cho vay; (3) hoạt động kinh doanh của khách hàng còn yếu kém; (4) các vấn đề về đạo đức khách hàng: khách hàng doanh nghiệp cố ý cung cấp sai số liệu tài chính, dẫn đến kết quả thẩm định sai sót, ho c khách hàng thiếu ý thức trong quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ (sử dụng vốn sai mục đích, vay không ý định trả nợ), lợi dụng k hở của pháp luật để lừa đảo.

Thứ hai, các yếu tố kinh tế vĩ mô: yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng. Theo Fisher (1933), Minsky (1986), Kiyotaki và Moore (1997) và Geanakoplos và Zame (2009), trong giai đoạn mở rộng của nền kinh tế nợ xấu rất ít khi xảy ra. Nhưng đến thời kỳ bùng nổ tiếp theo, khi tín dụng được mở rộng và áp dụng các khách hàng có chất lượng thấp, tình trạng nợ xấu gia tăng cho đến khi giai đoạn suy thoái kinh tế diễn ra.

Thứ ba, nguyên nhân chủ quan: (1) sự tăng trưởng nhanh chóng của các khoản cho vay: Sinkey và Greenwalt (1991) cho r ng việc cho vay quá nhiều là lý do khiến các khoản nợ xấu tăng cao bởi lúc này này các ngân hàng nới lỏng các tiêu chuẩn về bảo đảm khả năng thanh toán khiến một số khách hàng có khả năng thanh toán chưa đảm bảo vẫn nhận được các khoản vay. (2) lãi suất cao: Rajan và Zingales (2003) thông qua nghiên cứu của mình ch ra r ng chi phí tín dụng tác động đáng kể đến tỷ lệ nợ xấu, và ngân hàng nào ấn định mức lãi suất càng cao thì rủi ro với các khoản nợ của họ c ng tăng lên. (3) các điều khoản tín dụng dễ dãi: Theo Waweru và Kalini (2009), một chính sách tín dụng không đồng bộ, đầy đủ và thống nhất và việc một số ngân hàng để thu hút khách hàng đã tự hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng s dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, gia tăng rủi ro hình thành nợ xấu.

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 24/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí