Ban Hành Chuẩn Mực Nợ Ấu Trong Hoạt Động Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại


động thực tiễn. Trên cơ sở các giải pháp đó, các NHTM tự chủ đưa ra chương trình và kế hoạch hành động sao cho phát huy tối đa hiệu quả hoạt động tín dụng theo từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước (Thakor, 2019).

Định hướng và chiến lược điều ch nh cơ cấu các NHTM

Theo Nguyen Thi Thieu Quang, Gan Christopher và Li Zhaohua (2019), biện pháp kh c phục và giảm thiểu nợ xấu tốt nhất và triệt để nhất chính là cơ cấu lại hệ thống các NHTM trên cơ sở sáp nhập, mua lại ho c giải thể các NHTM hoạt động yếu kém. NHTW xây dựng và phát triển hệ thống cấu trúc các NHTM theo hướng đa dạng hóa loại hình sở hữu, các ngân hàng có quy mô hoạt động lớn và quá trình hoạt động đảm bảo sự minh bạch cao, các ngân hàng có sức cạnh tranh cao, năng lực tài chính và công nghệ tốt để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Sáp nhập, mua lại các ngân hàng có năng lực tài chính yếu kém, sức cạnh tranh yếu (Phạm Tiên Phong và các cộng sự, 2014).

2.2.3.2. Ban hành chuẩn mực nợ ấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Phân loại nợ

Để nhận biết nợ và có phương pháp ph hợp nh m quản lý nợ hiệu quả, trong các thông tư do NHTW ban hành có quy định và hướng dẫn về việc phân loại nợ (Trịnh Thị Thủy, 2015; Baudino và Yun, 2017). Nợ tín dụng tại các NHTM được phân loại theo hai phương pháp gồm phương pháp định lượng và phương pháp định tính.

Theo phương pháp định lượng căn cứ vào số ngày quá thời hạn trả nợ, NHTM thực hiện phân loại nợ xấu theo ba nhóm, gồm:

Nhóm 3, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn: gồm các khoản nợ quá thời hạn trả nợ từ 91 đến 180 ngày, gia hạn nợ lần đầu, được miễn ho c giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi, và các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3.

Nhóm 4, nhóm nợ nghi ngờ: gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai và các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.


Nhóm 5, các khoản nợ có khả năng mất vốn: gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày và các khoản nợ khác được phân vào nhóm 5.

Quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 1669272396 - 6

Trên cơ sở 3 nhóm nợ xấu, các khoản nợ quá hạn được phân tành thành hai nhóm gồm nhóm nợ có rủi ro thấp và nhóm nợ có rủi ro cao.

Theo phương pháp định tính dựa trên sự đánh giá về khả năng thu hồi nợ gốc và lãi, các NHTM phân loại các khoản nợ thành ba nhóm như sau:

Nhóm 3, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi và được cho là có khả năng tổn thất.

Nhóm 4, nhóm nợ nghi ngờ là các khoản nợ được đánh giá có khả năng tổn thất cao.

Nhóm 5, nhóm nợ có khả năng mất vốn là những khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi.

Đo lường nợ xấu

Sau khi nhận biết và phân loại, nợ xấu cần được đo lường b ng cách ước lượng xác suất vỡ nợ và những tổn thất việc không thu hồi được khoản nợ xấu đó gây ra. Việc đo lường nợ xấu được thực hiện theo hai phương pháp, gồm định tính và định lượng.

Việc ước tính rủi ro tín dụng có thể căn cứ vào các điều khoản của hiệp ước Basel (I, II và III). Theo đó, ngân hàng có thể đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp chuẩn (RSA), phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản (F-IRB) và xếp hạng nội bộ nâng cao (A-IRB). Trong một cuộc khảo sát về đo lường rủi ro tín dụng b ng phương pháp Basell II, các NHTM thuộc các quốc gia G10 đa phần sử dụng phương pháp xếp hạng nội bộ; các ngân hàng lớn có xu hướng ứng dụng phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao. Theo phương pháp xếp hạng nội bộ, NHTM phải tự xây dựng các công cụ đo lường để tính toán các tổn thất trong và ngoài dự kiến đối với mỗi khoản cho vay tín dụng. Các công cụ đo lường rủi ro tín dụng bao gồm xác suất khách hàng không trả được nợ (PD), tổn thất khi vỡ nợ (LGD) và tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm vỡ nợ (EAD) (BIS, 2005).

Mô hình xếp hạng tín dụng (chấm điểm tín dụng)


Các NHTM đánh giá và xếp hạng khách hàng vay vốn tín dụng theo mức độ rủi ro tín dụng từ thấp đến cao. Trong đó, khách hàng được xếp hạng rủi ro tín dụng thấp nhất thì có chất lượng tín dụng tốt nhất và khách hàng được xếp hạng rủi ro tín dụng cao nhất là những đối tượng khách hàng có chất lượng tín dụng thấp nhất, bị thua lỗ kéo dài, có khoản nợ khó đ i và hầu như khả năng không thu hồi được vốn tín dụng là rất cao (Hu và Chiu, 2006),

Theo Magnus, Deslandes và Dias C (2018), quy trình chấm điểm tín dụng khách hàng bao gồm 4 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Điều tra và thu thập thông tin khách hàng

Bước 2: Chấm điểm tín dụng khách hàng theo hệ thống các tiêu chí cụ thể

Bước 3: Tiến hành xếp hạng tín dụng khách hàng

Bước 4: Đánh giá tín dụng khách hàng

Việc chấm điểm tín dụng của khách hàng cần được NHTM thực hiện thường xuyên, đ c biệt cần định kỳ thu thập và cập nhật thông tin về tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ của khách hàng để điều ch nh việc xếp hạng tín dụng khách hàng. Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phù hợp với năng lực và phạm vi và tình hình hoạt động của từng ngân hàng.

Trích lập dự ph ng rủi ro tín dụng

Trên cơ sở chấm điểm và xếp hạng tín dụng, các NHTM thực hiện phân loại nợ, tổng hợp danh sách các khách hàng có rủi ro vỡ nợ cao nhất, từ đó trích lập đủ dự phòng và sử dụng khoản dự phòng này vào việc xử lý rủi ro tín dụng (Nguyễn Đức Tú, 2012). Tỷ lệ trích lập dự phòng tùy thuộc vào việc khoản nợ đó thuộc nhóm nào. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tỷ lệ dự ph ng đối với các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 lần lượt là 20%, 50% và 100%.

Theo nguyên t c 1 của Ủy ban BASEL II, mỗi NHTM phải chấp nhận một t lệ nợ xấu nhất định. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho thấy mức độ chấp nhận của ngân hàng đối với các khoản nợ xấu (Basel Committee on Banking Supervision I, II, III).


Để xử lý rủi ro tín dụng, NHTM sử dụng khoản dự ph ng đã trích lập được d ng để xử lý các khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi ho c trong trường hợp khách hàng là tổ chức bị giải thể ho c phá sản, khách hàng là cá nhân bị chết ho c mất tích. Để thực hiện, mỗi NHTM tự thành lập hội đồng xử lý rủi ro, tiến hành xử lý rủi ro đối với các trường hợp nợ xấu nêu trên, số tiền thu được từ nợ đã xử lý rủi ro s được ghi nhận là doanh thu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Sau khi đã có kết quả phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự ph ng để xử lý rủi ro, NHTM tiến hành lập thành báo cáo theo quy định của pháp luật và nộp lên Bộ Tài chính và Cục thuế t nh, thành phố nơi NHTM đ t trụ sở (Trần Trung Tường, 2011).

2.2.3.3. Tổ chức kiểm tra, giám sát nợ ấu của các ngân hàng thương mại

Công tác thanh tra, giám sát nợ xấu của các NHTM là công tác vô cùng quan trọng để đảm bảo môi trường tín dụng trong sạch, lành mạnh và t lệ nợ xấu toàn ngân hàng đạt mức thấp nhất (Trueck và Svetlozar, 2008; Trịnh Thị Thủy, 2015). Hoạt động thanh tra, giám sát giúp kịp thời phát hiện và ngăn ch n những sai sót trong quá trình thực hiện cấp tín dụng và quản lý thu hồi nợ của các NHTM. Hoạt động thanh tra, giám sát c ng đóng vai tr trọng yếu trong việc phát hiện và ngăn ch n những sai phạm về đạo đức, sự lạm dụng quyền lực và tư lợi cá nhân có thể xảy ra ở các cán bộ tín dụng của NHTM, từ đó ngăn ch n những thiệt hại có nguy cơ xảy ra về m t kinh tế, xã hội gây ảnh hưởng đến nền kinh tế và gây mất niềm tin của nhân dân.

NHTW phối hợp với các cơ quan nhà nước triển khai các phương pháp giám sát hoạt động tín dụng NHTM trên cơ sở kết quả kiểm toán của kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập, kết hợp ch t ch với công tác thanh tra, kiểm tra nh m giám sát sự tuân thủ quy định của pháp luật và giám sát mức độ rủi ro tín dụng nh m nâng cao tính ch t ch , kỷ luật, kỷ cương của thị trường tín dụng và hoạt động của các NHTM (Klingelhöfer và Sun, 2019).

Các công cụ để NHTW thực hiện quản lý, giám sát ch t ch hoạt động cấp tín dụng và xử lý nợ xấu của các NHTM bao gồm các kế hoạch và chiến lược phát triển


và tín dụng do các NHTM tự lập ra và cam kết thực hiện; luật và các văn bản quy phạm pháp luật như nghị định, quyết định, thông tư của các cơ quan Nhà nước và do NHTW ban hành; hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM có hiệu quả và nghiêm minh và các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc quản lý và giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM (García, Giménez và Guijarro, 2013; Lê Ngọc Lân, 2011).

Theo Beltratti và Paladino (2016), cơ quan thanh tra và giám sát thuộc NHTW đóng vai tr chủ chốt trong việc quản lý chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu của các NHTM, cụ thể như sau:

Kiểm tra và đánh giá các quy định về chuẩn mực nợ xấu do chính NHTM ban hành, kiểm tra mức độ tuân thủ và chất lượng thực hiện đáp ứng các chuẩn mực này.

Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện cấp tín dụng, quản lý tiền vay và chính sách dự ph ng rủi ro của các NHTM trong quá trình hoạt động nh m đảm bảo các NHTM thực hiện đúng và đủ theo các chuẩn mực và quy trình cấp tín dụng, không có ho c hạn chế tối đa các trường hợp cố tình sai phạm gây ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng và làm ảnh hưởng xấu đến sự cạnh tranh trên thị trường tín dụng.

Kiểm tra, thanh tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện phân loại nợ, trích lập dự ph ng và sử dụng tiền dự ph ng vào việc xử lý rủi ro tín dụng c ng như việc lập báo cáo về quá trình quản lý và xử lý nợ xấu của các NHTM.

Trình Thống đốc NHTW để ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về việc phân loại nợ tín dụng, việc trích lập dự ph ng và xử lý rủi ro theo từng trường hợp theo luật định, giám sát việc thực hiện và tuân thủ quy định của pháp luật của các NHTM.

2.2.3.4. Xử lý các ngân hàng thương mại khi có với nợ ấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng

Việc kiểm soát và xử lý các NHTM có nợ xấu cần được tiến hành ngay từ đầu và xuyên suốt quá trình hoạt động của các ngân hàng. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có nhiệm vụ ch đạo và hướng dẫn các NHTM xây dựng và triển khai phương án tái cơ cấu g n liền với xử lý nợ xấu sao cho phù hợp với định hướng và mục tiêu phát triển riêng của từng ngân hàng. Các NHTM cần chủ động xây dựng


phương án ph ng ngừa và xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng và hiệu quả cấp tín dụng cho khách hàng, phương án nâng cao năng lực quản lý và củng cố nội lực (tài chính, nhân lực, công nghệ) và các phương án xử lý nợ xấu hiệu quả (García, Giménez và Guijarro, 2013).

Xử phạt hành chính đối với các NHTM có hành vi vi phạm pháp luật về cấptín dụng và quản lý nợ xấu

Sau khi được hướng dẫn cụ thể bởi các văn bản hướng dẫn luật và sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước, trong trường hợp các NHTM cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về việc cho vay và quản lý nợ xấu, khi có phát hiện sai phạm, căn cứ vào từng mức độ vi phạm mà các NHTM s phải chịu xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về các vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng (Anastasiou, 2016). Nếu các NHTM có hành vi che giấu nợ xấu, phản ánh và báo cáo sai lệch chất lượng tín dụng và kết quả hoạt động tín dụng của mình, cơ quan thanh tra s có giải pháp xử lý và xử phạt theo quy định của pháp luật.

Tái cơ cấu hệ thống các NHTM

Sau khi có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, nếu NHTM vẫn tiếp tục không thể xử lý nợ xấu để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trong khuôn khổ cho phép của pháp luật, các NHTM có năng lực hoạt động yếu kém s được liệt kê vào danh sách các NHTM cần được tái cơ cấu. Việc cơ cấu lại hệ thống các TCTD g n với xử lý nợ xấu theo từng giai đoạn đều được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định, Nghị quyết và Thông tư do các cơ quan Nhà nước và NHTW ban hành (Ghosh, 2017; Trịnh Thị Thủy, 2015).

NHTW có chính sách khuyến khích các NHTMCP lành mạnh và có tiềm lực tài chính tốt cho các NHTM yếu kém, mất khả năng chi trả tạm thời vay để thanh khoản; mua lại ho c sáp nhập các NHTM yếu k m để mở rộng quy mô và phạm vị hoạt động.

Đối với các NHTM có năng lực hoạt động yếu kém và tỷ lệ nợ xấu cao, nhiệm vụ của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là tham mưu và hướng dẫn cho các ngân hàng này xây dựng phương án cơ cấu lại toàn diện, giải quyết các vướng m c phát sinh


liên quan đến triển khai phương án cơ cấu lại. Nếu NHTM không đủ năng lực để triển khai phương án tái cơ cấu thì NHTW khuyến khích các nhà đầu tư và các định chế tài chính nước ngoài tiến hành mua lại, sáp nhập các NHTM yếu kém này.

Nâng cao năng lực tài chính, quản trị và điều hành của các NHTM

NHTW ch đạo các NHTM tự xây dựng và cải thiện nguồn vốn tự có trên cơ sở đảm bảo nguồn vốn điều lệ luôn b ng ho c cao hơn so với mức vốn pháp định và phải thỏa mãn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo luật định và chuẩn mực quốc tế ho c theo chuẩn mực của Hiệp ước Basel II nh m nâng cao năng lực tài chính, chuyển đổi mô hình kinh doanh, quản trị và điều hành của các NHTM (Ghosh, 2017). Bên cạnh đó, NHTW c ng có nhiệm vụ hướng dẫn các NHTM xây dựng chiến lược và triển khai lộ trình tăng nguồn vốn tự có thông qua các nguồn khác nhau, triển khai đồng bộ và quyết liệt các biện pháp nh m xử lý triệt để nợ xấu ngay từ thời điểm cấp tín dụng.

NHTW có chính sách hỗ trợ nh m khuyến khích các NHTM hoạt động theo hướng đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, bảo mật, phòng ngừa rủi ro và tính chuyên nghiệp trong việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, khuyến khích các TCTD nâng cao năng lực quản trị và điều hành tổ chức thông qua nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với các nguyên t c và chuẩn mực của Uỷ ban Basel, thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng vào việc xử lý rủi ro tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế (Anastasiou, 2016).

2.2.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với nợ xấu của các ngân hàng thương mại

2.2.4.1. Các tiêu chí định lượng

Theo Bộ ch số lành mạnh tài chính (Financial Soundness Indicators: FSIs) của Q y Tiền tệ quốc tế (IMF, 2006), các tiêu chí liên quan đến vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng gồm:

Tỷ lệ vốn pháp định/điều lệ so với tài sản điều ch nh theo trọng số rủi ro: Đo lường khả năng b đ p rủi ro b ng vốn pháp định của các NHTM.


Tỷ lệ vốn điều lệ cấp 1 so với tài sản điều ch nh theo trọng số rủi ro: Phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có so với tài sản có điều ch nh rủi ro của NHTM.

Nợ xấu r ng trên vốn: Đo lường khả năng b đ p rủi ro b ng nguồn vốn chủ sở hữu và các quỹ sau khi đã trích lập dự ph ng.

Nợ xấu trên tổng dư nợ: D ng để đánh giá chất lượng tài sản Có và đại diện cho chất lượng tài sản của NHTM.

2.2.4.2. Các tiêu chí định tính

Hiệu quả của hoạt động QLNN nói chung và QLNN đối với nợ xấu của NHTM có thể được đo thông qua đánh giá chủ quan của các đối tượng liên quan, cụ thể ở đây gồm: NHTW và các cơ quan trực thuộc liên quan, các NHTM và các chuyên gia. Trong phạm vi luận án này, tác giả lựa chọn đối tượng đánh giá là các NHTM; vì đây vừa là - đối tượng quản lý chịu sự điều ch nh tuân thủ theo các hoạt động QLNNN; vừa là đối tượng thực hiện các chính sách của hoạt động QLNN đến khách hàng cuối c ng là người vay vốn, qua đó đảm bảo an toàn tính dụng và phát triển bền vững của chính các NHTM và của cả hệ thống ngân hàng nói chung – vốn là mục đích điều ch nh của các hoạt động QLNN.

Để đánh giá hiệu quả của hoạt động QLNN, mô hình 3Es được áp dụng phổ biến trên thế giới với ba tiêu chí: tính kinh tế (economy), hiệu quả (efficiency), hiệu suất (effectiveness) (Boyne, 2002; OECD, 2005, 2011; Walker và cộng sự, 2010; Walker và Andrews, 2013). Tại Việt Nam, các tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động QLNN gồm: tính hiệu lực hay tuân thủ, hiệu quả, phù hợp (Nguyễn Thị Ngọc Diễm, 2018; Trần Đình Th ng, 2019).

Trong luận án này, tác giả kết hợp sử dụng 4 tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. Cụ thể gồm:

- Thứ nhất là tính hiệu lực hay tuân thủ: Đây là tiêu chí phản ánh mức độ pháp luật được tuân thủ và mức độ hiện thực quyền lực ch huy và phục tùng trong mối quan hệ giữa nhà nước với các NHTM liên quan đến quản lý nợ xấu trong những điều kiện nhất định. Theo nghĩa rộпg, tính hiệu lực hay tuân thủ để đánh giá hiệu quả hoạt động QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam chú trọng trả lời hai câu hỏi: Các mục tiêu của QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM có thể

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 24/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí