dụng; nguồn vốn chủ sở hữu,... Từ đây dẫn tới hiện tượng, các NHTM có xu hướng vươn rộng ra tầm khu vực và thế giới thì các NHTM Việt Nam cần chủ động xây dựng báo cáo tài chính của mình theo IAS.
Từ thực trạng trên cho thấy, NHNN và Bộ Tài Chính cần kết hợp với nhau để ban hành ra một hệ thống kế toán theo các chuẩn mực kế toán quốc tế quy định. NHNN cần đưa ra các giải pháp để hoàn thiện kiểm soát và kiểm toán nội bộ của các NHTM theo các chuẩn mực quốc tế, cũng như hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng. Hệ quả là chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo rủi ro sớm của NHTM sẽ được nâng cao về chất lượng. NHNN cần đưa ra một phương thức thống nhất về giám sát ngân hàng về lý luận và thực tiễn. Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro (như quyền chọn, hoán đổi, kỳ hạn, tương lai) cần được thực hiện nhiều hơn nữa trên thị trường tiền tệ.
3.3.2.5. Ngân hàng nhà nước cần đẩy mạnh công tác quản lý, thanh tra của mình đối với các tổ chức tín dụng
Ngân hàng nhà nước cần phải trở thành chủ thể cân hòa giữa yếu tố lợi nhuận của NHTM và yếu tố an toàn hoạt động của cả hệ thống. Để thực hiện được như vậy, NHNN phải đẩy mạnh công tác thanh tra, quản lý cũng như giám sát của mình trong hoạt động của các TCTD. Từ đây đòi hỏi, NHNN cần thực hiện một số việc như sau: (1) Xây dựng được một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh về hoạt động thanh tra, giám sát của mình với NHTM, dựa trên nền tảng là các luật NHNNVN và luật các TCTD, luật thanh tra, cũng như các nghị định khác có liên quan. Quy trình và trình tự thanh tra, giám sát của NHNN cũng cần được ban hành qua các thông tư để làm cơ sở thực hiện. (2) NHNN cần hoàn thiện mô hình tổ chức thanh tra, giám sát. Thanh tra và giám sát phải được thực hiện tập trung và thống nhất từ Trung ương đến địa phương. NHNN phân định rõ nhiệm vụ, phạm vi và nội dung thanh tra, giám sát của các đơn vị thanh tra, giám sát ngân hàng sao cho phù hợp với các nhiệm vụ như: cấp, thu hồi giấy phép; thanh tra tại chỗ; giám sát từ xa; xử lý rủi ro, vi phạm; (3) Hoàn thiện cách thức về quản lý, thanh tra và giám sát các TCTD của NHNN thông qua: lộ trình thực hiện Basel II, các chỉ tiêu giám sát có thể đo lường và cảnh báo sớm những rủi ro, đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật của các
TCTD; (4) NHNN cần gia tăng yếu tố công nghệ thông tin trong thanh tra, giám sát của mình. Yếu tố công nghệ thông tin sẽ giúp NHNN thu thập và xử lý thông tin kịp thời và chính xác, đầy đủ nhất, giúp hoạt động giám sát từ xa của NHNN đối với các TCTD sẽ đạt được hiệu quả cao hơn; (5) NHNN cần tăng số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát. Năng lực và trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp là những yếu tố chính góp phần đáp ứng được các chuẩn mực của khu vực và quốc tế yêu cầu với trình độ của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát. NHNN cần gia tăng chất lượng tuyển dụng, mở các lớp tập huấn nghiệm vụ và các lớp nâng cao nhận thức đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên của mình, từ đó đạt được tiêu chuẩn trong công tác thanh tra và giám sát.
3.3.3.6. Ngân hàng nhà nước cần điều hành một chính sách tiền tệ linh hoạt để ổn định tỷ giá, kiểm soát được lạm phát và hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại
Một trong những chức năng chính của NHNN là ngân hàng của các ngân hàng, trong đó NHNN là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM. Nói cách khác, NHNN là người hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM một cách kịp thời và nhanh chóng. Đặc biệt trong giai đoạn tái cấu trúc ngành ngân hàng với hai hình thức chính là tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở, vai trò của NHNN với NHTM càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, NHTM chỉ có thể phát triển mạnh mẽ khi doanh nghiệp- khách hàng chính NHTM hướng đến- phải tăng trưởng trong hoạt động. Doanh nghiệp chỉ hoạt động mạnh khi nền kinh tế vĩ mô được ổn định, các yếu tố về lạm phát, tỷ giá phải được kiểm soát. Như vậy, để tạo được môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và ngân hàng phát triển, NHNN cần đưa ra các chính sách tiền tệ vừa chủ động, vừa kết hợp linh hoạt giữa các công cụ được sử dụng như lãi suất, thị trường mở, tỷ giá. Song song đó, NHNN cũng cần kết hợp với chính sách tài khóa của Chính phủ một cách đồng bộ, giúp các mục tiêu kinh tế vĩ mô có thể đạt được dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhóm Giải Pháp Nâng Cao Thu Nhập Của Hoạt Động Phi Tín Dụng
- Nhóm Giải Pháp Nâng Cao An Toàn Tài Chính Và Thanh Khoản Trong Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
- Tăng Cường Tính Minh Bạch, Công Khai Thông Tin Và Xếp Hạng Tín Nhiệm Khách Hàng
- Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - 26
- Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - 27
- Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - 28
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
Kết luận chương 3
Dựa trên những định hướng, mục tiêu đạt tới trong tương lai của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung, BIDV nói riêng; đồng thời dựa trên những hạn chế mà BIDV phải đối mặt trong quá trình hoạt động của mình, từ những bài học kinh nghiệm của các NHTM trên thế giới, nghiên cứu sinh đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của BIDV cho giai đoạn sắp tới trong tương lai. Luận án chú trọng đến các nhóm giải pháp để nâng cao thu nhập (bao gồm cả hoạt động tín dụng và hoạt động phi tín dụng), nâng cao an toàn tài chính và tính thanh khoản; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng. Kết Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với chính phủ, với NHNN để tạo môi trường giúp BIDV nói riêng, các NHTM nói chung gia tăng được hiệu quả kinh doanh của mình.
KẾT LUẬN
Hiệu quả kinh doanh của NHTM có nhiều cách tiếp cận, dưới những góc độ khác nhau như hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật,… Từ đây, các nhóm chỉ tiêu phản ánh và những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh NHTM cũng sẽ phụ thuộc vào góc độ đánh giá đó mà thay đổi. Tác giả đã thực hiện hệ thống hóa và phân chia các nhóm chỉ tiêu nhằm đưa ra những khía cạnh đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Dựa trên những nhóm chỉ tiêu đó, tác giả đã thực đã thực hiện tính toán, phân tích hiệu quả kinh doanh của BIDV trong 12 năm và đưa ra được những kết quả trong hoạt động của ngân hàng. Sau 12 năm hoạt động, BIDV đã đạt được sự tăng trưởng lớn mạnh trong tổng tài sản, thu nhập của ngân hàng có sự gia tăng không đồng đều, đôi khi chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản. An toàn tài chính của ngân hàng trong các năm nghiên cứu đa số vẫn còn ở mức độ thấp. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng so với các ngân hàng đối thủ ở mức tương đối cao nhưng chủ yếu là hiệu quả kỹ thuật. Từ nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của BIDV, tác giả đã nêu lên những kết quả đã đạt được của ngân hàng cũng như những hạn chế mà ngân hàng cần khắc phục, và nguyên nhân dẫn những hạn chế đó. Bên cạnh đó, áp dụng phân tích DEA và Malmquist tác giả thấy rằng BIDV có hiệu quả không gia tăng theo quy mô. Điều này đã lý giải lý do vì sao mạng lưới hoạt động của BIDV được gia tăng trong các năm, thậm chí đã có một số chi nhánh ở nước ngoài, nhưng hiệu quả đạt được vẫn thấp hơn so với một số đối thủ cạnh tranh của mình. Từ đây, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của BIDV trong giai đoạn 2021-2025 và 2025-2030.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nói chung và nâng cao hiệu quả kinh doanh của BIDV nói riêng là vấn đề khó, phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều lĩnh vực. Tuy đã có nhiều cố gắng trong học tập, nghiên cứu cũng như tìm hiểu các tài liệu liên quan, song do trình độ và thời gian còn hạn chế nên bản luận án không tránh khỏi những khuyết điểm nhất định. Tác giả mong nhận được những ý kiến, góp ý của các nhà khoa học, thầy cô giáo và những người quan tâm để bản luận án được hoàn chỉnh hơn.
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Xuân Hải, Lê Thị Thúy (2016), “Chính sách hỗ trợ tín dụng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí nghiên cứu tài chính Kế toán, (10(159), tr.41-43.
2. Lê Thị Thúy, Nguyễn Thu Hương (2018), “Ngân hàng thương mại và các công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam”, Hội thảo khoa học quốc gia Học Viện Tài Chính, thuộc chương trình KX.01.30/16-20 của Bộ khoa học và công nghệ, Hà Nội, tr.149-155.
3. Lê Thị Thúy (2018), “Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2017”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, tr.26.
4. Lê Thị Thúy, Hồ Thị Hòa (2019), “Xu hướng kết hợp ngân hàng thương mại và công ty FINTECH trong bối cảnh cách mạng 4.0 ở Việt Nam”, Hội thảo khoa học quốc gia 2019 - Trường đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, Hà Nội, tr.45-46.
5. Lê Thị Thúy (2019), “Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2018”, Tạp chí Nghiên cứu Tài Chính Kế Toán, (20), tr.60-64.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước:
1. Nguyễn Quốc Anh (2016), Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
2. Nghiêm Văn Bảy (2011), Các giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học Viện Tài Chính, Hà Nội.
3. Nghiêm Văn Bảy (2012), Giáo trình Quản trị dịch vụ khác của ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội.
4. Trương Quốc Cường (2000), Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư theo dự án ở ngân hàng Công Thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua ngày 19-01-2011), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Phạm Ngọc Dũng, Đinh Xuân Hạng (2011), Giáo trình Tài chính -Tiền tệ, NXB Tài chính, Hà Nội.
7. Tạ Thị Kim Dung (2016), Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Chiến lược phát triển, Hà Nội.
8. Nguyễn Thu Hà (2018), Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
9. Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình Quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
10. Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
11. Lê Thị Hương (2003), Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Thu Hương (2017), “Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học, trường Đại học Cần Thơ, Tập 50, phần D, tr.52-62.
13. Lê Mai Lan (2012), “Xây dựng chuẩn mực đào tạo chức danh ngành ngân hàng tài chính - Kinh nghiệm từ các nước Châu Á”, Hội thảo khoa học trường đào tạo cán bộ Agribank, Hà Nội.
14. Trương Thị Hoài Linh (2015), Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
15. Phạm Thị Bích Lương (2006), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
16. Nguyễn Khắc Minh (2013), Từ điển toán kinh tế, thống kê, kinh tế lượng Anh- Việt, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Mùi, Trần Cảnh Toàn (2011), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính, Hà Nội.
18. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
19. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 17/5/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 36/2014/TT- NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc ngân hàng nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
20. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (2007-2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội.
21. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2007-2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội.
22. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (2007-2018), Báo cáo tài chính, Hà Nội.
23. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (2007-2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội.
24. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2007-2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội.
25. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội Việt Nam (2007-2018),Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội.
26. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội (2007-2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội.
27. Ngân hàng thương mại cổ phần Phát Triển Thành phố Hồ Chí Minh (2007- 2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội.
28. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (2007-2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội.
29. Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (2007-2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội.
30. Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân (2007-2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội.
31. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (2007-2018), Tổng hợp Báo cáo tài chính, Hà Nội.
32. Đàm Hồng Phương (2009), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập kinh tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
33. Quốc hội Đan Mạch (1930), Luật Ngân hàng, Đan Mạch.
34. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị quyết 42/2017/QLTDR4 thí điểm xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
37. Quốc hội Pháp (1941), Luật Ngân hàng, Paris.
38. Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn)
39. Nguyễn Công Tâm, Nguyễn Minh Hà (2012), “Hiệu quả hoạt động của ngân