Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cơ Chế Quản Lý Tài Chính Trong Tập Đoàn Kinh Tế Nhà Nước

triển vốn và tài sản của nhà nước, sử dụng vào những mục đích sinh lời, có lợi cho xã hội và không vi phạm pháp luật.

1.2.2.3 Cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận

Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. Theo quy định hiện hành, lợi nhuận bao gồm lợi nhuận từ hoạt động SXKD và lợi nhuận khác. Lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và các khoản chi phí:

Lợi nhuận = Doanh thu thuần – Các khoản chi phí

Đi đôi với việc quản lý lợi nhuận, các TĐKTNN phải quản lý doanh thu và chi phí bằng cơ chế quản lý doanh thu và chi phí:

- Doanh thu bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và các thu nhập khác. Cơ chế quản lý doanh thu phụ thuộc nhiều vào mô hình hoạt động kinh doanh đa ngành hay đơn ngành và tính chất sở hữu của từng loại hình TĐKTNN. Cơ chế quản lý doanh thu được thực hiện theo 3 cách:

Cơ chế quản lý doanh thu theo hình thức tập trung: cơ chế hoạt động dựa trên cơ sở quản lý chặt chẽ doanh thu của các công ty thành viên, qua đó xác định doanh thu của toàn bộ tập đoàn. Hình thức này chỉ phù hợp với những tập đoàn kinh doanh đơn ngành, kết quả kinh doanh ổn định không phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài và quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là liên kết chặt.

Cơ chế quản lý doanh thu theo hình thức phân tán: hình thức này không xây dựng định mức doanh thu cho các công ty thành viên mà chỉ thống kê doanh thu của toàn tập đoàn nhằm đưa ra chiến lược phát triển cho toàn tập đoàn. Hình thức này phù hợp với các TĐKTNN kinh doanh đa ngành và quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là liên kết chặt.

Cơ chế quản lý doanh thu theo hình thức hỗn hợp: là hình thức tổng hợp của hai hình thức trên. Trong TĐKTNN có các đơn vị hạch toán độc lập (HTĐL) và hạch toán phụ thuộc (HTPT). Hình thức này hiện nay rất phổ biến trong các TĐKTNN.

- Chi phí là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD trong năm tài chính, bao gồm chi phí SXKD và các chi phí khác. Cơ chế quản lý chi phí cũng tuỳ vào mô hình hoạt động kinh doanh đa ngành hay đơn ngành mà các TĐKTNN có các hình thức khác nhau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Cơ chế quản lý chi phí theo hình thức khoán chi phí: hình thức này phù hợp với các TĐKTNN kinh doanh đa ngành, khó có thể lượng hoá hoặc quy chuẩn về một định mức nhất định. Gọi là khoán chi phí nhưng thực chất là phương thức khoán theo các chỉ tiêu như: khoán theo doanh thu, khoán theo tốc độ phát triển sản phẩm…

Cơ chế quản lý chi phí theo hình thức áp dụng định mức: Đối với các TĐKTNN kinh doanh đơn ngành thì áp dụng một định mức nhất định cho các công ty thành viên.

Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 5

Cơ chế quản lý chi phí theo hình thức hỗn hợp: là hình thức tổng hợp của hai hình thức trên.

Dựa theo cơ chế quản lý doanh thu và chi phí mà TĐKTNN xây dựng cơ chế quản lý lợi nhuận cho phù hợp. Cơ chế quản lý lợi nhuận cũng có ba hình thức quản lý:

Cơ chế quản lý lợi nhuận theo hình thức tập trung

Cơ chế quản lý lợi nhuận theo hình thức phân tán

Cơ chế quản lý lợi nhuận theo hình thức hỗn hợp

Trong cơ chế quản lý lợi nhuận, cơ chế phân phối lợi nhuận trong các TĐKTNN được các chủ sở hữu và người lao động quan tâm nhất. Lợi nhuận sau thuế được phân phối theo điều lệ của tập đoàn, quy định của nhà nước và các phương án kinh doanh ở kỳ tiếp theo của tập đoàn theo sơ đồ 1.6:

Sơ đồ1.6: Phân phối lợi nhuận


Theo Nghị định 09/2009/NĐ-CP, lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu nhập khác, sẽ tiến hành phân phối lần lượt từ bước 1 đến bước 5 như sơ đồ 1.6, không được đảo lộn thứ tự các bước. Phần lợi nhuận còn lại ở bước thứ 5 được phân phối như sau6:

a. Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có);

b. Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế;

c. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa;

d. Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được nhà nước quy định đối với TĐKTNN đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập.

đ. Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại điểm a, b, c, d được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại TĐKTNN và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm.


6 Chính phủ,

Nghị định 09/2009/NĐ-CP, chương 2, mục 4, điều 27

Đối với các TĐKTNN, các công ty thành viên cùng góp một quỹ chung (trích nộp cho công ty mẹ) để phục vụ mục đích chung của cả tập đoàn.

1.2.2.4. Cơ chế kiểm soát tài chính

Song song với các cơ chế trên là cơ chế kiểm soát tài chính. Việc kiểm tra, giám sát tài chính của các TĐKTNN phải luôn luôn sát sao và kịp thời, bao gồm:

- Nhà nước thực hiện kiểm tra, giám sát có định kỳ đối với các TĐKTNN. Nhà nước kiểm soát tài chính thông qua cơ chế quản lý tài chính và ban hành quy định về Luật kế toán, điều lệ tổ chức kế toán, Luật kiểm toán…

- Công ty mẹ thực hiện kiểm tra, giám sát các công ty con, công ty liên kết. Mức độ kiểm soát phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm sở hữu cổ phần chi phối trong các công ty này.

TĐKTNN phải tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê theo đúng quy định của pháp luật đồng thời phải chịu sự kiểm tra, giám sát tài chính của các đơn vị có thẩm quyền như: thanh tra, các cơ quan độc lập, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp. Sau khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh, để minh bạch và chính xác trong những báo cáo tài chính và khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng cho nhà nước, tập đoàn phải chịu sử kiểm tra, soát xét của các kiểm toán viên. Công tác kiểm toán được thực hiện theo các nội dung sau:

- Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư nhằm kiểm tra và xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp, độ tin cậy của báo cáo trước khi giám đốc, tổng giám đốc ký duyệt và công bố. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm toán viên nội bộ đưa ra những kiến nghị và tư vấn cần thiết cho hoạt động SXKD của TĐKTNN nhằm đảm bảo tính hiệu quả và hợp lý.

- Kiểm toán tuân thủ: kiểm tra tính tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ tài chính, chế độ quản lý của nhà nước và tình hình chấp hành các chính sách, quy chế, quyết định của hội đồng quản trị, Ban giám đốc… Nội dung công việc kiểm toán tuân thủ được kết hợp với cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

- Kiểm toán chuyên đề theo các nội dung cụ thể tại các đơn vị nhằm đảm bảo thực hiện quản lý theo các mục tiêu đã định có ảnh hưởng quan trọng tới việc quản

lý, điều hành của TĐKTNN như kiểm toán chuyên đề quản lý tài sản, quản lý tem thư, kiểm toán ngân quỹ, kiểm toán quản lý công nợ….

Thực chất, ba nội dung trên đều cùng được kết hợp thực hiện để đảm bảo đánh giá toàn diện tình hình quản lý ở một lĩnh vưc cụ thể.

Đối với các TĐKTNN, vai trò và công việc của các kiểm soát viên nội bộ càng phải được nêu cao, cụ thể và chặt chẽ hơn tại các công ty con và được sự kiểm soát trực tiếp từ công ty mẹ.

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính trong tập đoàn kinh tế nhà nước

- CCQLTC trong các TCT 91- tiền thân của các TĐKTNN bị ảnh hưởng từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, trước khi có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Quy mô vốn của các TCT phụ thuộc vào cơ chế cấp phát vốn của ngân sách nhà nước (NSNN) nên các TCT không phát huy được khả năng tự chủ, sáng tạo trong việc tạo lập, huy động vốn. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự điều tiết của chính phủ hiện nay, CCQLTC trong các TĐKT hoàn toàn phụ thuộc vào các động lực kinh tế và cung cầu về vốn trên thị trường. Như vậy, cơ chế huy động vốn trong các TĐKTNN nói riêng và tất cả doanh nghiệp nói chung phụ thuộc vào một số yếu tố cụ thể của mỗi nền kinh tế: hệ thống tài chính và thị trường tài chính; hệ thống luật phát và vai trò can thiệp vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và môi trường kinh doanh đa dạng của quốc gia.

- Trong môi trường có sự điều tiết của Chính phủ; có sự mở rộng hơn các kênh thu hút vốn cho các doanh nghiệp và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với các công cụ tài chính khác nhau. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, đặc biệt là các TĐKTNN phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của Chính phủ và bị kiểm soát tương đối chặt chẽ của các cơ quan chức năng của Chính phủ như Bộ Tài Chính, Ngân hàng thương mại, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, cơ quan kiểm toán, cơ quan chủ quản... Hoạt động huy động vốn của các TĐKTNN bị kiểm soát một số mặt như: phương thức huy động vốn, công cụ tài chính và cơ chế báo cáo. Vì vậy, cơ chế kiểm soát của các cơ quan, ban ngành có tác động đến hướng đi của CCQLTC trong các TĐKTNN.

- Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của các TĐKTNN và mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn thứ hai đến CCQLTC. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con càng chặt chẽ thì sự ảnh hưởng của những quyết định của công ty mẹ đến CCQLTC của công ty con càng lớn và ngược lại.

- Ngoài ra, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của TĐKTNN cũng có tác động không nhỏ đến CCQLTC đặc biệt là cơ chế huy động vốn. TĐKTNN hoạt động trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng hay công nghiệp nặng thường có nhu cầu về vốn rất lớn. Những TĐKTNN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hoặc một số lĩnh vực khác có nhu cầu về vốn ít hơn. Vì thế mà CCQLTC ở các TĐKTNN là khác nhau.

1.2.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước

Khi khủng hoảng tài chính xảy ra, tưởng chừng những TĐKTNN sẽ đứng vững và nổi lên như là một hiện tượng chống lại “cơn bão” khủng hoảng. Nhưng sự phá sản của rất nhiều các TĐKT trên thế giới là một lời cảnh báo cho các TĐKT khác đang ung dung tin rằng CCQLTC của mình đủ tốt. Ví dụ điển hình là tập đoàn General Motor, Mỹ (GM) đã nộp đơn xin phá sản đầu năm 2009, khủng hoảng nền kinh tế Mỹ không phải là lí do duy nhất nhưng nó là yếu tố cơ bản nhất để đẩy nhanh quá trình này. Không quản lý tốt chi phí, khiến chi phí của mỗi sản phẩm dôi lên quá cao mà độ bền của sản phẩm lại không làm vừa lòng người tiêu dùng đã đẩy GM vào tình trạng phá sản. Theo giới chuyên gia, sự sụp đổ của GM có thể làm tê liệt nền kinh tế Mỹ, khiến số người thất nghiệp tăng cao. Thực tế đã chứng minh rằng, bất cứ mặt nào yếu kém của doanh nghiệp đều dẫn đến sự yếu kém về CCQLTC. CCQLTC là yếu tố căn bản và quan trọng nhất để một TĐKTNN có đủ nội lực để tiến hành sản xuất, kinh doanh đạt năng suất cao nhất. Vậy nền kinh tế của Việt Nam sẽ ra sao nếu tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hay tập đoàn điện lực Việt Nam- những tập đoàn có số vốn rất lớn của nhà nước sẽ phá sản vì yếu kém trong cơ chế quản lý tài chính? Điều đó sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến kinh tế- chính trị- xã hội của Việt Nam:

- Số lượng người thất nghiệp gia tăng một cách chóng mặt làm tăng tỉ lệ thất nghiệp của nước ta. Tỷ lệ thất nghiệp cao gây khó khăn cho cuộc sống của rất nhiều

người lao động dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng quốc gia và nền kinh tế đất nước.

- Thâm hụt vốn của ngân sách nhà nước khi nguồn vốn đầu tư vào các TĐKTNN là quá lớn. Mức thâm hụt vượt quá giới hạn cho phép, chính phủ không thể tự chống đỡ đành phải dựa vào sự hỗ trợ từ nước ngoài bằng cách tăng khoản nợ quốc gia. Nợ nước ngoài dôi lên quá cao khiến Nhà nước mất tự chủ, bị nước ngoài chi phối bề ngoài là về mặt tài chính nhưng thực chất ẩn chứa nguy cơ chính trị bên trong.

- Nhà nước mất công cụ điều tiết kinh tế đẩy nền kinh tế vào nguy cơ rơi vào tình trạng tê liệt dẫn đến khủng hoảng.

- Khi các TĐKTNN rơi vào phá sản, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhảy vào các ngành nghề thế mạnh và nhạy cảm của nước ta mà các tập đoàn đang nắm giữ chủ yếu. Điều này tạo cơ hội cho những thành phần nước ngoài muốn chống phá chủ nghĩa XHCN ở nước ta khống chế và chi phối nền kinh tế, qua đó chi phối chính trị và làm lệch lạc định hướng XHCN của nước ta.

Chính vì vậy, đổi mới căn bản chính sách, hoàn thiện CCQLTC tại các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các TĐKTNN là vấn đề cấp thiết để không đi theo vết xe đổ của các TĐKTNN trên thế giới trong thời kì hậu khủng hoảng.

Tóm lại, việc xây dựng một CCQLTC hoàn thiện tại các TĐKTNN là vô cùng cần thiết. Nó không chỉ có ý nghĩa tạo điều kiện để các TĐKTNN phát huy năng lực một cách tốt nhất mà còn tạo lợi nhuận và uy tín đối cho nhà nước và cũng đồng thời có những ảnh hưởng tích cực đến kinh tế- chính trị- xã hội.

CHƯƠNG 2‌‌

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

TỪ KHI CHUYỂN ĐỔI ĐẾN NAY

2.1 Quá trình hình thành và hoạt động của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước

2.1.1 Sự ra đời của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở nước ta

Xét trên góc độ vi mô, cơ chế quản lý nền kinh tế của nước ta đã thay đổi, từ kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước và sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong những năm qua là hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế mũi nhọn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm đưa đất nước phát triển sánh kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì thế việc hình thành các tổ chức kinh tế lớn nhằm phục vụ mục tiêu trên là vô cùng cấp thiết. Trước năm 1994, các TCT nhà nước (các TCT 91 và 90) đã cơ cấu và sắp xếp lại nhưng vẫn chưa nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn tương xứng với quy mô của mô hình Tổng công ty, vì trong quá trình hoạt động, các tổng công ty 91 gặp nhiều vướng mắc:

- Hiện tượng tham ô, tham nhũng diễn ra rất nhiều trong các tổng công ty 91

- Tổng công ty được hình thành theo phương pháp cộng dồn nên sản xuất đơn ngành và được hình thành theo các mệnh lệnh hành chính nên mối quan hệ giữa các công ty thành viên và tổng công ty mang tính ép buộc.

- Vai trò của TCT đối với các công ty thành viên rất mờ nhạt, đặc biệt là vai trò điều phối vốn chỉ có ở trên văn bản.

Chính vì những lí do đó, ngày 7/3/1994, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 91/TTg về việc thí điểm chuyển đổi các tổng công ty 91 theo mô hình TĐKT. Theo quyết định này, Tổng công ty theo mô hình TĐKT có những sự khác biệt ưu việt hơn mô hình Tổng công ty 91 như bảng 2.1 sau:

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí