Thực Trạng Tổ Chức Các Hình Thức Tvtl Cho Hs Ở Các Trường Thcs Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam

2.3.1.5. Thực trạng tổ chức các hình thức TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Sử dụng kết quả khảo sát ở câu hỏi số 5 (phụ lục 01, 02, 03) đối với CBQL, GV, LLXH và HS các hình thức TVTL cho HS nhà trường, tác giả đã thu được bảng sau:

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV, LLXH về thực hiện các hình thức TVTL cho HS (N=240)


TT


Hình thức

Mức độ


ĐTB


Bậc

Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Qua điện thoại

60

25

120

50

20

8.33

40

16.67

2.83

3

2

Qua email

40

16.7

70

29.2

70

29.2

60

25

2.38

5

3

Trực tiếp tư vấn

60

25

90

37.5

30

12.5

60

25

2.63

4


4

Qua hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm


60


25


130


54.2


20


8.33


30


12.5


2.92


1

5

Qua GVCN lớp

70

29.2

100

41.7

40

16.7

30

12.5

2.88

2


Điểm TB









2.73


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam - 8

Nhận xét:

Về hình thức TVTL học đường, CBQL, GV, LLXH đánh giá cao hình thức Qua hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm (điểm TB: 2.92); Qua GVCN (điểm TB: 2.88). Một số hình thức ít sử dụng như: được tư vấn trực tiếp từ cán bộ TVTL; qua điện thoại, email.

Việc triển khai các hình thức TVTL hiện nay ở các trường chưa thật đa dạng về hình thức, chủ yếu vẫn gắn với GVCN. Các kênh thông tin có thể triển khai tốt như email, điện thoại thường ít được quan tâm do tâm lý e ngại và xấu hổ của HS.

Một số phụ huynh của các trường khảo sát cho rằng nhà trường cần

thành lập phòng TVTL riêng, để các em có thể đến chia sẻ và được tư vấn khi cần thiết.

Cùng nội dung trên, khi tác giả hỏi HS các nhà trường, kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 2.9. Đánh giá của HS về thực hiện các hình thức TVTL cho HS (N=300)


TT


Hình thức

Mức độ


ĐTB


Bậc

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Qua điện thoại

101

33.7

79

26.3

59

19.7

61

20.3

2.73

3

2

Qua email

82

27.3

67

22.3

70

23.3

81

27.0

2.50

4

3

Trực tiếp tư vấn

73

24.3

66

22

90

30

71

23.7

2.47

5


4

Qua hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm


122


40.7


59


19.7


65


21.7


54


18.0


2.83


2

5

Qua GVCN lớp

129

43

61

20.3

52

17.3

58

19.3

2.87

1


Điểm TB









2.68


Nhận xét:

HS đánh giá thực hiện các hình thức TVTL cho HS cao nhất ở nội dung quan GVCN lớp và quan hoạt động ngoại khóa. Điểm TB lần lượt là 2.87 và

2.83. Một số hình thức HS chưa đánh giá cao, ít sử dụng như tư vấn trực tiếp hoặc qua email, điện thoại.

Sự đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức tư vấn tạo điều kiện cho nhà trường nắm bắt kịp thời những vấn đề tâm lý của HS. Tuy nhiên, việc thực hiện chỉ mới dừng lại ở các HS có vấn đề, chưa biến các nội dung trên thành những chuyên đề bổ ích đến với HS toàn trường, hình thức tư vấn còn khá đơn điệu (tư vấn trực tiếp) trong khi nhu cầu của HS được tư vấn bằng các hình thức khác khá đông.

Điều này cho thấy, đa số cán bộ, giáo viên các nhà trường chưa linh hoạt, chưa chủ động trong việc tổ chức các hình thức TVTL cho HS. Nhất là

khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong một số nội dung, hoạt động TVTL còn khá chậm và mờ nhạt, trong khi những công cụ đó hiện nay đang có vai trò và tác dụng rất lớn đối với mọi hoạt động giáo dục, dạy học trong nhà trường. Ngoài nguyên nhân do năng lực TVTL của giáo viên còn hạn chế, thì các điều kiện cơ sở vật chất và nguồn kinh phí phục vụ hoạt động TVTL của các nhà trường đều rất ít ỏi, hiện nay khó có thể đáp ứng được nhu cầu của hoạt động này.

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

2.3.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Sử dụng kết quả khảo sát ở câu hỏi số 06 (phụ lục 01) đối với CBQL, GV về xây dựng kế hoạch hoạt động TVTL cho HS, tác giả đã thu được bảng sau:

Bảng 2.10. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động TVTL cho học HS



TT


Các lực lượng

Mức độ


TB


Bậc

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xác định căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn cho việc lập kế

hoạch


60


31.6


21


11.1


69


36.3


40


21.05


2.53


1

2

Khảo sát thực trạng những vấn

đề tâm lý của HS

19

10

22

11.6

80

42.1

69

36.32

1.95

7

3

Xây dựng mục tiêu hoạt động

TVTL cho HS

41

21.6

21

11.1

65

34.2

63

33.16

2.21

5

4

Xác định các nội dung, hình thức

TVTL cho HS.

30

15.5

42

21.6

70

36.1

52

26.8

2.26

4

5

Thành lập tổ TV, hỗ trợ HS

45

23.7

33

17.4

63

33.2

49

25.79

2.39

2

6

Dự kiến điều kiện cơ sở vật chất,

nguồn kinh phí cho TVTL.

20

10.5

20

10.5

90

47.4

60

31.58

2.00

6

7

Thông báo công khai kế hoạch

TVTL cho HS

40

21.1

40

21.1

50

26.3

60

31.58

2.32

3


Điểm TB









2.24


Nhận xét:

Công tác xây dựng xây dựng kế hoạch hoạt động TVTL cho học HS bao gồm các nội dung như: Xác định căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn cho việc lập kế hoạch; Khảo sát thực trạng những vấn đề tâm lý của HS; Xây dựng mục tiêu hoạt động TVTL cho HS; Xác định các nội dung, hình thức TVTL cho HS; Thành lập Tổ Tư vấn, hỗ trợ HS; Dự kiến điều kiện cơ sở vật chất, nguồn kinh phí cho TVTL; Thông báo công khai kế hoạch TVTL cho HS.

Theo kết quả khảo sát CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện công tác này ở mức trung bình, điểm TB đạt: 2.24. Trong đó 2 nội dung được thực hiện tốt nhất trong kế hoạch là: Nội dung 1: “Xác định căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn cho việc lập kế hoạch” (điểm TB: 2.53) và Nội dung 5: “Thành lập Tổ Tư vấn, hỗ trợ HS” (điểm TB đạt 2.39). Đây là những nội dung đã được Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT triển khai kịp thời, cung cấp đầy đủ các văn bản hướng dẫn nên các nhà trường thực hiện thuận lợi.

Nội dung được thực hiện chưa tốt là nội dung: “Dự kiến điều kiện cơ sở vật chất, nguồn kinh phí cho hoạt động TVTL” và “Khảo sát thực trạng những vấn đề tâm lý của HS”. Sở dĩ, có tồn tại này là do nguồn kinh phí dành cho hoạt động TVTL của các nhà trường rất ep hẹp, khi xây dựng kế hoạch, dự toán cho các hoạt động thường không đáp ứng được theo thực tế. Bước khảo sát những vấn đề tâm lý của HS thì các nhà trường vẫn thường xem nhẹ, dành ít thời gian cũng như nhân lực cho công việc này, hình thức khảo sát cũng chỉ đơn giản là nắm bắt tình hình chung về tâm lý HS của nhà trường trong những năm học trước. Việc sử dụng công cụ khảo sát sao cho thông tin thu thập được nhanh, chính xác, khách quan, đối tượng khảo sát đa dạng chưa được quan tâm (chẳng hạn ứng dụng công nghệ thông tin trong khảo sát).

Ngoài ra, nhận định về công tác xây dựng kế hoạch còn những vấn đề như: Tiến độ thực hiện các kế hoạch đề ra thường chậm hơn so với thời gian dự kiến, trong quá trình triển khai kế hoạch sự phối hợp của các lực lượng liên quan đặc biệt là GVCN và cán bộ tư vấn chưa hiệu quả, việc xây dựng,

triển khai nội dung các hoạt động tương đối mờ nhạt, đôi khi thực hiện máy móc theo kế hoạch đã định do chưa được quán triệt một cách thấu đáo, thấm sâu trong từng bộ phận, đoàn thể, từng cá nhân cán bộ, giáo viên và HS.

2.3.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Sử dụng kết quả khảo sát ở câu hỏi số 07 (phụ lục 01) đối với CBQL, GV về tổ chức hoạt động TVTL cho HS ở nhà trường, tác giả đã thu được bảng sau:

Bảng 2.11. Thực trạng về tổ chức hoạt động TVTL cho HS



TT


Các lực lượng

Mức độ


TB


Bậc

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động TVTL cho

HS


69


36.3


40


21.1


63


33.2


18


9.5


2.84


4


2

Xây dựng chức năng,

nhiệm vụ của tổ TVTL


80


42.1


70


36.8


20


10.5


20


10.5


3.11


2


3

Tổ chức thực hiện tư vấn cho HS thông qua hoạt động ngoại khóa,

trải nghiệm.


70


36.8


60


31.6


40


21.1


20


10.5


2.95


3


4

Xác định cơ chế thu

thập thông tin của các ca TVTL.


68


35.8


52


27.4


32


16.8


38


20.0


2.79


5


5

Phân công nhiệm vụ cho đội ngũ GVCN, CB Đoàn, Đội và cán

bộ phụ trách TVTL


60


31.6


50


26.3


45


23.7


35


18.4


2.71


6

6

Tổ chức hoạt động

TVTL cho HS.

92

48.4

58

30.5

19

10

21

11.1

3.16

1


7

Xây dựng chế độ chính sách đối với đội ngũ GV, cán bộ tham

gia công tác TVTL


48


25.3


62


32.6


41


21.6


39


20.5


2.63


7


Điểm TB









2.88


Nhận xét:

Qua số liệu khảo sát thống kê tại bảng 2.11 cho thấy đa số các nhà trường đã thực hiện các nội dung công việc cơ bản, cần thiết trong hoạt động TVTL cho HS, điểm TB 2.88.

Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến tổ chức các hoạt động cho giáo viên, cán bộ tư vấn nhằm giúp cấp dưới của mình có đủ năng lực, phẩm chất cần thiết để tham gia tư vấn cho HS.

Tuy nhiên, việc Phân công nhiệm vụ cho đội ngũ GVCN, CB Đoàn, Đội và cán bộ phụ trách công tác Tư vấn tâm lý và Xây dựng chế độ chính sách đối với đội ngũ GV, cán bộ tham gia công tác TVTL thực hiện chưa thực sự đạt hiệu quả. Lý do chính là với các CBQL và GV, hoạt động TVTL cho HS là hoạt động kiêm nhiệm, thông thường, những GV có năng lực, kinh nghiệm đều được bố trí chủ nhiệm lớp và những công việc quan trọng khác trong nhà trường. Vì vậy, việc phân công trong hoạt động TVTL cho HS nhiều khi không tránh khỏi chồng chéo. Bên cạnh đó, nhiều nhà trường chưa quan tâm đến công tác xã hội hóa, huy động sự đóng góp và tham gia của các lực lượng ngoài xã hội cho hoạt động TVTL.

2.3.2.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Sử dụng kết quả khảo sát ở câu hỏi số 8 (phụ lục 01) đối với CBQL, GV về chỉ đạo hoạt động TVTL cho HS, tác giả đã thu được bảng sau:

Bảng 2.12. Thực trạng về chỉ đạo hoạt động TVTL cho HS



TT


Nội dung

Mức độ


TB


Bậc

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Hướng dẫn GV, cán bộ nhà trường thực hiện văn bản chỉ đạo về hoạt động TVTL

cho HS.


52


27


29


15


47


25


62


32.6


2.37


3


2

Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV, cán bộ làm công tác TVTL

HS.


40


21


20


11


60


32


70


36.8


2.16


5


3

Động viên, khích lệ đội ngũ tham gia Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh của nhà

trường.


60


32


30


16


70


37


30


15.8


2.63


1


4

Định hướng những nội dung

TVTL cho HS.

30

16

40

21

70

37

50

26.3


2.26


4


5

Xét điều kiện cụ thể của nhà trường để đưa ra những hình

thức TVTL phù hợp cho HS.


45


24


35


18


60


32


50


26.3


2.39


2


6

Theo dõi, giám sát, điều chỉnh sai sót trong quá trình tổ chức hoạt động

TVTL HS.


20


11


20


11


90


47


60


31.6


2.00


6


Điểm TB









2.30


Nhận xét:

Qua bảng 2.12 ta thấy, đánh giá của CBQL, GV về chỉ đạo hoạt động TVTL cho HS ở mức TB, điểm 2.30. Hai nội dung được đánh giá mức độ thực hiện khá, tốt cao nhất đó là: Động viên, khích lệ đội ngũ tham gia tổ TVTL nhà trường, điểm TB: 2.63; Xét điều kiện cụ thể của nhà trường để đưa ra những hình thức TVTL phù hợp cho HS, điểm TB 2.39. Công tác Hướng dẫn GV, cán bộ nhà trường thực hiện văn bản chỉ đạo về hoạt động TVTL cho HS, điểm TB: 2.37.

Công tác được đánh giá thấp đó là: Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV, cán bộ làm công tác TVTL HS; Theo dõi, giám sát, điều chỉnh sai sót trong quá trình tổ chức hoạt động TVTL HS. Nguyên nhân một phần do nguồn kinh phí chi cho công tác bồi dưỡng còn hạn hẹp. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ giáo viên các trường THCS nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của công tác TVTL, nhất là vai trò quan trọng của người giáo viên đối với hiệu quả của hoạt động này nên ý thức tự giác tham gia bồi dưỡng để có hiểu biết về TVTL còn hạn chế. Việc tổ chức các buổi hội thảo nhằm tạo điều kiện để đội ngũ trao đổi, học hỏi kinh nghiệm hiệu quả thấp vì chính các GV trong trường cũng chưa có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, thời gian để GV tham gia đào tạo, bồi dưỡng cũng còn gặp khó khăn, vì thường chỉ bố trí được trong dịp nghỉ hè.

Như vậy, trong công tác chỉ đạo hoạt động TVTL cho HS nhà trường hiện nay, cần quan tâm theo dõi, giám sát, điều chỉnh sai sót trong quá trình tổ chức hoạt động TVTL HS.

2.3.2.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Sử dụng kết quả khảo sát ở câu hỏi số 9 (phụ lục 01) đối với CBQL, GV về kiểm tra, đánh giá hoạt động TVTL cho HS, tác giả đã thu được bảng sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/07/2023