Giám Sát, Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Và Sơ Kết, Tổng Kết Hoạt Động Tvtl

- Tổ chức cho HS tham gia các cuộc thi tìm hiểu về những chủ đề liên quan đến những nội dung cần tư vấn, hỗ trợ.

- Tổ chức một số diễn đàn về những nội dung cần tư vấn cho HS.

- Tổ chức TVTL cho HS thông qua các hoạt động trải nghiệm ...

- Chỉ đạo thực hiện hoạt động tư vấn thông qua các hoạt động của câu lạc bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, tư vấn trực tuyến qua mạng nội bộ, điện thoại, thư điện tử...

- Chỉ đạo thực hiện hoạt động TVTL thông qua việc phối hợp với gia đình, các cá nhân (chuyên gia tâm lý), tổ chức có liên quan.

1.4.4. Giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả và sơ kết, tổng kết hoạt động TVTL

Đây là nội dung QL quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ của các đối tượng quản lý, được thể hiện ở các mặt hoạt động sau đây:

- Đánh giá: bao gồm việc xác định chuẩn mực, thu thập thông tin, so sánh sự phù hợp của việc thực hiện với chuẩn mực.

- Xác định mức độ thực hiện (tốt, bình thường, chưa tốt) của các đối tượng quản lý (các bộ phận, từng thành viên).

- Điều chỉnh: bao gồm việc tư vấn (uốn nắn, sửa chữa những tồn tại, hạn chế), thúc đẩy (phát huy những ưu điểm), hoặc xử lí (người thực hiện sai quy định).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS

1.5.1. Yếu tố khách quan

Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam - 5

1.5.1.1. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương

Sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay cho phép HS tiếp nhận nhiều thông tin hơn, sự tác động này có ảnh hưởng theo 2 mặt hoặc tích cực hoặc tiêu cực, giúp các em có cơ sở tốt để lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong hành động với nhà trường, gia đình, xã hội. Ngược lại, các tác động tiêu cực

ảnh hưởng đến phát triển nhân cách HS. Một bộ phận HS THCS hiện nay bị tiêm nhiễm, trở thành người chỉ thích hưởng thụ, ngại lao động, không phấn đấu và cống hiến, sống ích kỷ, ít quan tâm đến người khác. Do đó, cách thức quản lý trong nhà trường phải có những thay đổi nhất định để phù hợp với xu thế phát triển. Nhà trường không chỉ là nơi diễn ra hoạt động dạy và học, mà còn phải là môi trường để HS có thể chia sẻ, tìm sự trợ giúp mỗi khi gặp phải các vướng mắc trong cuộc sống.

1.5.1.2. Chủ trương, chính sách của ngành Giáo dục đối với hoạt động TVTL cho HS

Từ thực tiễn nhu cầu TVTL của HS, sinh viên nói chung và HS phổ thông nói riêng trong giai đoạn hiện nay, những năm gần đây, ngành Giáo dục đã chú trọng đến hoạt động TVTL học đường trong công tác giáo dục. Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có đề cập đến công tác tư vấn cho HS. Điều 16 khoản 1 nêu rõ chức danh “Cán bộ làm công tác tư vấn cho HS”, Điều 31 khoản 3 quy định: “Giáo viên làm công tác tư vấn cho HS là giáo viên trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho CMHS và HS để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt” [6].

Chỉ thị số 9971/BGD&ĐT-HSSV của Bộ trưởng Bộ GDĐT ngày 28/10/2009 về việc triển khai công tác tư vấn cho HS, sinh viên nêu rõ “Công tác tư vấn hướng nghiệp và TVTL xã hội phải tập trung vào HS khối THCS, THPT…”, khẳng định vai trò công tác tư vấn “là phương pháp tác động mang tính định hướng giáo dục tới những HS, sinh viên đang có những khó khăn tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi cần được giải đáp, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, trong tìm kiếm việc làm cần được người am hiểu và có trách nhiệm trợ giúp, tham vấn giải quyết để chọn được

cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp HS, sinh viên thực hiện được nguyện vọng của mình” [5].

Ngày 18/12/2017, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác TVTL cho HS trong trường phổ thông. Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, các cơ sở GDĐT có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác TVTL cho HS phổ thông. Tại Thông tư này, Bộ GD&ĐT cũng quy định "Giáo viên kiêm nhiệm công tác TVTL cho HS được hưởng định mức giảm tiết dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT" [9].

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển công tác TVTL trong trường phổ thông nói chung và cấp THCS nói riêng.

1.5.1.3. Tác động từ điều kiện sống của gia đình và cộng đồng

Tác động của gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi, thái độ của HS và cũng là một trong những nguyên nhân khiến HS tham gia vào các vụ bạo lực học đường. Cách sống của gia đình, mối quan hệ gia đình sẽ hình thành, bồi đắp nhân cách của HS. Cha mẹ có lắng nghe, chia sẻ và hỗ trợ khi con gặp những khó khăn ở trường học; khi gặp khó khăn trong các mối quan hệ, HS có chia sẻ và tìm sự giúp đỡ từ cha mẹ; trong gia đình các thành viên có chủ động lắng nghe, chia sẻ, đồng cảm và tôn trọng lẫn nhau; cha mẹ có sắp xếp thời gian phù hợp giữa việc đi làm và chăm sóc, giáo dục con cái; cha mẹ đối xử công bằng với con hay bảo thủ, độc đoán; HS có quan tâm, yêu thương và chia sẻ với cha mẹ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống… Những yếu tố đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý của HS.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Phẩm chất, năng lực của người CBQL nhà trường

Để quản lý hoạt động TVTL cho HS đạt hiệu quả thì trước hết nhà quản lý cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về mục tiêu, vị trí, vai trò và tác động của hoạt động TVTL cho HS trong việc hình thành và phát triển nhân

cách của HS. Trên cơ sở đó, lãnh đạo nhà trường mới xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động này. Họ chính là người tập hợp, tuyên truyền tới mọi lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về hoạt động TVTL cho HS. Khi các lực lượng giáo dục hiểu rõ, tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động TVTL cho HS thì họ sẽ làm tốt. Còn ngược lại, nếu họ không có nhận thức đúng đắn về vai trò thì giáo viên cũng như các lực lượng khác sẽ không toàn tâm toàn ý với công việc và hiệu quả sẽ không cao.

1.5.2.2. Năng lực của cán bộ, giáo viên các trường THCS về TVTL cho HS

Đầu tiên phải kể đến sự say mê, hứng thú với công việc. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý, bởi nhà quản lý sẽ phải lôi kéo đội ngũ tham gia vào các chuyên đề tập huấn, tổ chức hoạt động tư vấn, đồng thời tận dụng kinh nghiệm, năng lực của họ để thực hiện hoàn thành kế hoạch đặt ra. Kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình dạy học và giáo dục tạo cho họ nền tảng tri thức để vận dụng vào công việc, xử lý linh hoạt và khéo léo những tình huống của HS. Để tổ chức tốt hoạt động TVTL cho HS thì năng lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ tư vấn trực tiếp phụ trách sẽ là yếu tố quyết định. Để hoạt động TVTL cho HS thực sự đạt hiệu quả, trang bị được cho HS những kiến thức, hiểu biết, giúp các em chủ động giải quyết các tình huống khó khăn về tâm lý trong suốt quá trình học tập cũng như có thể duy trì lâu dài, bền vững khả năng ứng phó linh hoạt trong các mối quan hệ xã hội thì đội ngũ CBQL, GV cần phải có năng lực TVTL.

Năng lực TVTL của cán bộ, giáo viên góp phần quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động TVTL trong nhà trường. Do tư vấn vốn thường là sự tác động một chiều từ người tư vấn đến người được tư vấn nên nếu giáo viên năng lực tư vấn hạn chế thì các vấn đề khó khăn của HS không những không được giải quyết tốt mà có khi còn bị ảnh hưởng nặng nề hoặc tác động tiêu cực hơn.

1.5.2.3. Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện công tác tư vấn cho HS của các nhà trường

Cơ sở vật chất, các điều kiện dành cho hoạt động TVTL góp phần nâng cao chất lượng tư vấn. Nếu các điều kiện về CSVC, phòng tư vấn tốt sẽ góp phần tạo cho HS yên tâm, sẵn sàng chia sẻ và hợp tác với giáo viên để đạt được hiệu quả tư vấn; Có nguồn kinh phí hỗ trợ tổ chức các hoạt động trải nghiệm, các câu lạc bộ, thiết bị kết nối trang thông tin của nhà trường để HS vào tham gia sẽ nâng cao chất lượng tư vấn.

Để thực hiện công tác TVTL cần có kinh phí được lấy từ những nguồn sau:

- Nguồn chi thường xuyên của nhà trường;

- Các khoản hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

- Các nguồn thu khác theo quy định.

Kinh phí chi cho công tác TVTL được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật

1.5.2.4. Văn hóa của nhà trường

Về góc độ tổ chức, văn hóa nhà trường được coi như một mẫu thức cơ bản, tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho nhà trường thích nghi với môi trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp ở môi trường bên trong. Một tổ chức có nền văn hóa mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội. Văn hóa nhà trường sẽ giúp cho nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện.

Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường, văn hóa nhà trường thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung. Thầy cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục, dạy học, hơn ai hết, chính nhân cách nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách học trò. Vì vậy, chúng ta rất cần

những thầy cô giáo ngoài kiến thức chuyên môn, phải hiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội.

Đối với HS, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi. Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa, học trò không những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là vun đắp trong tiềm thức các em những điều tốt đẹp, hướng tới chân, thiện, mĩ. Đồng thời, văn hóa nhà trường còn giúp các em có khả năng thích nghi với đời sống xã hội. Môi trường văn hóa sẽ giúp các em hình thành những phẩm chất tốt đẹp như: sống có nền nếp, tôn trọng tập thể, thương yêu con người, có trách nhiệm với bản thân và xã hội... Do vậy, khi gặp những tình huống phát sinh trong đời sống, các em có thể điều tiết hành vi một cách văn hóa, phù hợp với hoàn cảnh.

Kết luận chương 1

Hoạt động TVTL cho HS là tất yếu trong thời kì hội nhập của nền kinh tế thị trường. Công tác TVTL là một mặt GD quan trọng trong GD toàn diện cho HS. Hoạt động TVTL phải trở thành một trong những hoạt động trọng tâm ở nhà trường THCS. Do đó cần chú trọng đến hoạt động GD này trong nhà trường.

Trong trường THCS, hoạt động TVTL cho HS được thực hiện với sự tham gia của nhiều lực lượng, trong đó đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quan trọng. Hoạt động này được tiến hành với các nội dung cụ thể, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS, bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng. Do đó, để quản lý hoạt động TVTL cho HS đạt hiệu quả, nhà quản lý phải hiểu sâu sắc các đặc điểm đó và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn đơn vị.

Yêu cầu của quản lý hoạt động TVTL cho HS bao gồm các nội dung: kế hoạch hóa nội dung hoạt động TVTL; tổ chức hiện thực kế hoạch hoạt động TVTL; chỉ đạo điều phối các hoạt động TVTL; giám sát, kiểm tra, đánh giá kế hoạch hoạt động TVTL; cung ứng các điều kiện hoạt động TVTL.

Quản lý TVTL phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả các yếu tố chủ quan và khách quan. Các yếu tố này tốt, thuận lợi, kịp thời sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động TVTL và quản lý TVTL trong nhà trường.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TVTL CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM


2.1. Khái quát về huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

2.1.1. Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội

Huyện Kim Bảng nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Nam, diện tích tự nhiên là 17.540 ha chiếm 20,38 % tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Phía bắc giáp các huyện Ứng Hoà, Mỹ Đức (Hà Nội); phía nam giáp huyện Thanh Liêm; phía đông giáp huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý; phía tây giáp huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình). Kim Bảng có 16 xã và 2 thị trấn, có khoảng trên 135 nghìn nhân khẩu. Kim Bảng là huyện có nhiều tiềm năng phát triển các loại hình du lịch với tài nguyên du lịch tương đối độc đáo, đa dạng, trong đó nổi bật là hệ thống hang động như Ngũ Động Sơn, Cô Đôi, động Thuỷ cung, động Bà Lê, hồ Tam Chúc, cụm du lịch Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn và tuyến du lịch trên sông Đáy... Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có chùa Bà Đanh, đền thờ bà Lê Chân và di tích lịch sử văn hóa Núi Cấm với huyền thoại linh thiêng về danh nhân Lý Thường Kiệt. Huyện Kim Bảng nằm gần Quốc lộ 1A, có các tuyến Quốc lộ 21A, 21B, 38 chạy qua. Đây là một vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội, thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, là một trong những địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam. Huyện Kim Bảng có 02 con sông lớn chảy qua là sông Đáy và sông Nhuệ với mạng lưới kênh mương tương đối dày đặc. Là một huyện có địa hình bán sơn địa nên địa hình phong phú và tài nguyên dồi dào như: đá vôi, đôlômit; than bùn, đất sét, nguồn nước khoáng lạnh và vàng cám... Rừng ở Kim Bảng có cây tự nhiên thưa, mọc trên đồi núi đá. Những năm gần đây, nhân dân đã đầu tư trồng các loại cây ăn quả như bưởi,

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 08/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí