Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Của Đạo Phật Trên Địa Bàn Tỉnh

chất hướng dẫn thực hiện các hoạt động của tôn giáo trong đó có đạo Phật, cụ thể như sau:

- Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc số 2807/KH-UBND ngày 23/4/2018 về việc thực hiện Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

- Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc số 4683/KH-UBND ngày 27/6/2018 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TU ngày 24/4/2018 của tỉnh ủy Vĩnh Phúc về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo trong tình hình mới.

- Kế hoạch số 3578/KH-UBND ngày 19/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020.

- Quyết đinh số 19/2018/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quy định trách nhiệm phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Quyết định số 1615/QĐ-UBND ngày 02 tháng 07 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc công bố danh mục thủ tục hành chính Sở Nội vụ tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Vĩnh Phúc, danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả tại sở Nội vụ tỉnh.

- Quyết định số 1770/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Nội vụ.

- Quyết định số 17/2014/QĐ-UBND ngày 18/4/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí cho người trực tiếp trông coi di tích đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 53/2019/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 07/2020/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành về việc quản lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

- Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 13/02/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2020.

Cùng với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong những năm qua Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo và chính quyền cấp huyện, xã cũng có nhiều hoạt động thiết thực trong việc tham mưu, góp ý với cơ quan nhà nước cấp trên trong quản lý hoạt động tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng: như góp ý vào dự thảo Luật Tín ngưỡng tôn giáo, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Thường xuyên có văn bản trao đổi với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh về các hoạt động liên quan đến đạo Phật như thống nhất kết quả phong phẩm với chức sắc đạo Phật, chấp thuận việc đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo đề nghị của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, văn bản tình hình tổ chức lễ Phật đản của đạo Phật và tình hình hoạt động sinh hoạt tôn giáo của một số chùa Tây thiên, Nga Hoàng [7], …. Như vậy, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc rất quan tâm chỉ đạo việc xây dựng và ban hành nhiều văn bản quan trọng, nhằm thể chế hóa văn bản của cấp trên. Với việc kịp thời ban hành các văn bản, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tự do tôn giáo của công dân, trong đó có chức sắc, tín đồ Phật tử, đáp ứng được về cơ bản những yêu cầu sinh hoạt và hoạt động của tổ chức đạo Phật trên địa bàn tỉnh.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 10

2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh

Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng luôn được quan tâm, củng cố, kiện toàn cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cụ thể:

Tỉnh Vĩnh Phúc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện liên quan đến công tác tôn giáo trong đó có đạo Phật.

- Cấp tỉnh: Ban Chỉ đạo Công tác Tôn giáo tỉnh do Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiêm trưởng Ban chỉ đạo, giao Ban Dân vận Tỉnh ủy là cơ quan thường trực.

- Cấp huyện: Ban Chỉ đạo Công tác tôn giáo huyện, thành phố do đồng chí Phó Bí thư Thường trực huyện ủy, thành ủy kiêm Trưởng ban Chỉ đạo, giao Ban Dân vận huyện ủy là cơ quan thường trực.

Thực hiện chủ trương thu gọn đầu mối các cơ quan giúp việc cho Ủy ban nhân dân tỉnh, đến nay Ban Tôn giáo tỉnh Vĩnh Phúc trở thành đơn vị tham mưu, giúp việc cho Sở Nội vụ trong việc quản lý nhà nước về tôn giáo.

- Ban Tôn giáo tỉnh Vĩnh Phúc

Ngay từ khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc vào tháng 01 năm 1997, mặc dù chưa có hệ thống hoàn chỉnh giúp việc về công tác tôn giáo, nhưng cấp ủy Đảng và chính quyền trong tỉnh luôn chú trọng đến công tác tôn giáo, tuyên truyền vận động tín đồ tôn giáo thực hiện tốt phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”. Tháng 12 năm 2000 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định thành lập Phòng Tôn giáo - Dân tộc và Miền núi thuộc Văn phòng UBND tỉnh, trực tiếp giúp lãnh đạo văn phòng UBND tỉnh thực hiện tốt chức năng quản lý sinh hoạt, hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh, không để sảy ra điểm nóng liên quan đến tôn giáo ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Năm 2004, trước tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến mới, ngày 09

tháng 8 năm 2004, UBND tỉnh ban hành quyết định số 2727/QĐ-UBND thành lập Ban Dân tộc và Tôn giáo, trong đó xác định rõ về tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, của Ban Dân tộc và Tôn giáo thuộc UBND tỉnh và hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về dân tộc và tôn giáo ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã.

Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị định số 14/2008/NĐ- CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, ngày 4/4/2008 UBND tỉnh đã ban hành các quyết định về tổ chức các cơ quan chuyên môn, trong đó có việc chuyển bộ phận làm công tác tôn giáo từ Ban Dân tộc Tôn giáo về Sở Nội vụ. Tháng 9/2008 UBND tỉnh ban hành quyết định số 46/2008/QĐ-UBND thành lập Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ. Ban Tôn giáo chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2009 với tổng biên chế 10 người.

Vị trí, chức năng của Ban Tôn giáo tỉnh: Ban Tôn giáo là tổ chức trực thuộc Sở Nội vụ, có chức năng giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu với UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Ban Tôn giáo chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Nội vụ, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ. Ban Tôn giáo có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh, có trụ sở, phương tiện, biên chế và kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật [46].

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tôn giáo tỉnh được quy định trong Quyết định số 211/QĐ-SNV ngày 16/9/2016 của Sở Nội vụ Vĩnh Phúc, cụ thể [40]:

Một là, Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo đối với cán bộ, công chức, viên chức và tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, nhân sỹ các tôn giáo trong phạm vi quản lý của tỉnh.

Hai là, Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết những vấn đề cụ thể về tôn giáo theo quy định của pháp luật. Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành trong việc tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề phát sinh trong tôn giáo theo quy định, là đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Ba là, Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Bốn là, Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tôn giáo đối với đội ngũ công chức làm công tác tôn giáo thuộc phạm vi quản lý của Sở Nội vụ.

Năm là, Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc áp dụng chính sách đối với những tổ chức tôn giáo và cá nhân có hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Sáu là, Thực hiện việc nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tôn giáo, tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo.

Bảy là, Hướng dẫn Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết những vẫn đề cụ thể về tôn giáo theo quy định của pháp luật

Về cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo tỉnh: hiện nay Ban Tôn giáo tỉnh Vĩnh Phúc có cơ cấu tổ chức gồm 01 Trưởng Ban, 02 Phó Trưởng Ban và 03 phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm Phòng Tổng hợp Hành chính; Phòng Nghiệp vụ 1 (Theo dõi và thực hiện nghiệp vụ quản lý nhà nước về đạo Phật); Phòng Nghiệp vụ 2 (Theo dõi và thực hiện nghiệp vụ quản lý nhà nước về Công giáo, đạo Tin lành và các tôn giáo khác).

- Đối với cấp huyện

Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp huyện chịu trách nhiệm tham mưu giúp UBND cùng cấp thực hiện công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo, Phòng Nội vụ có chức năng, nhiệm vụ sau:

Giúp UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật; Tham mưu, giúp UBND cấp huyện giải quyết những vấn đề cụ thể về tôn giáo theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc.

Về Tổ chức: Phòng Nội vụ gồm có 01 Trưởng phòng, không quá 03 Phó trưởng phòng và các công chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Căn cứ vào tình hình thực tiễn công việc, chức năng nhiệm vụ của Phòng, Trưởng Phòng phân công 01 Phó Trưởng Phòng phụ trách QLNN về tôn giáo trên địa bàn huyện, và 01 chuyên viên làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.

- Đối với cấp xã, phường, thị trấn, hiện nay Vĩnh Phúc có 137 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, đều phân công 01 Phó Chủ tịch UBND kiêm phụ trách lĩnh vực tôn giáo và bố trí 01 cán bộ chức danh hoạt động không chuyên trách ở 03 lĩnh vực: Dân tộc - Tôn giáo - Thi đua khen thưởng kiêm nhiệm công tác tôn giáo.

Theo đánh giá tổng kết quản lý nhà nước về tôn giáo năm 2020, đồng chí Nguyễn Thị Hương Lan - Phó Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Vĩnh Phúc cho biết:

“Tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo các cấp còn nhiều điểm chưa phù hợp với nhiệm vụ được giao. Còn tồn tại nhận thức cơ quan QLNN về tôn giáo chỉ là Ban Tôn giáo, dẫn đến thực hiện QLNN về tôn giáo bị bó hẹp, hạn chế, yếu kém. Sự phân công trách nhiệm giữa các cấp thiếu cụ thể dẫn đến hiện tượng chồng chéo hoặc đùn đẩy trong tổ chức thực hiện. Chế độ thông tin, báo cáo tình hình tôn giáo thực hiện chưa đầy đủ. Cấp cơ sở còn kiêm nhiệm công tác, thường xuyên luân chuyển nên thiếu kinh nghiệm trong công tác tôn giáo.”.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh, chức danh làm công tác tôn giáo cấp xã hoạt động không chuyên trách. Theo đó, chức danh Dân tộc - Tôn giáo - Thi đua khen thưởng do công chức Văn phòng - Thống kê hoặc Văn hóa - Xã hội kiêm nhiệm. Có những nơi, việc bố trí này mang tính hình thức, chức danh tôn giáo cấp xã chỉ mang ý nghĩa đủ bộ, người phụ trách mỗi năm chỉ cần làm hai báo cáo. Đây là một trong những bất cập, cần được chính quyền tỉnh quan tâm, bởi lẽ công tác tôn giáo ở cơ sở phải là người sát sao, phải là người tâm huyết, phải là người có tinh thần trách nhiệm, phải được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên thì mới góp phần thúc đẩy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, trong đó có hoạt động của đạo Phật.

2.3.3. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh

Theo số liệu của Ban Tôn giáo tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến hết năm 2020 toàn tỉnh có 304 cán bộ, công chức trực tiếp, kiêm nhiệm và hoạt động không chuyên trách công tác QLNN về hoạt động tôn giáo, trong đó có đạo Phật từ tỉnh đến cơ sở. Cấp tỉnh có 11 người bao gồm 01 Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách công tác QLNN về hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh, 01 Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Trưởng Ban Tôn giáo, 02 Phó Trưởng ban Tôn giáo, Phòng Tổng hợp Hành chính 03 người, Phòng Nghiệp vụ 1 quản lý Phật giáo 02 người, Phòng Nghiệp vụ 2 phụ trách Công giáo, Tin lành và tôn giáo khác 02 người. Cấp huyện có 19 người cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo. Cấp xã, phường, thị trấn có 274 người phụ trách và kiêm nhiệm làm công tác QLNN về tôn giáo [48].

Theo ông Trần Tuấn Anh - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Vĩnh Phúc, cho biết: “Công chức làm chuyên trách công tác tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng hiện nay thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, số lượng công chức cấp huyện, cấp xã còn thiếu kinh nghiêm về công tác QLNN về tôn giáo, hiểu biết về đạo Phật còn hạn chế. Việc cập

nhật nắm bắt chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước nói chung và đạo phật nói riêng chưa sâu sát”.

Do vậy tỉnh Vĩnh Phúc luôn xác định công tác cán bộ có vai trò quan trọng hàng đầu, tác động trực tiếp đến hiệu lực QLNN đối với hoạt động của đạo Phật và hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động tín đồ phật tử trên địa bàn tỉnh. Công chức làm công tác tôn giáo được chọn từ những công chức có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, khả năng tập hợp, vận động quần chúng và có trình độ am hiểu về tôn giáo nhất định. Bên cạnh đó, tỉnh cũng xác định việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ công chức là rất cần thiết, xuất phát từ thực tế trình độ năng lực của công chức nhìn chung còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu, đa phần chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác tôn giáo nên gặp không ít khó khăn cho công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện các nhiệm vụ cũng như tăng cường bám sát cơ sở. Vì vậy, ngày 19 tháng 05 năm 2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kế hoạch số 3578/KH-UBND về việc bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020.

Trong suốt 3 năm triển khai kế hoạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai được 6 hội nghị giới thiệu, triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho lãnh đạo sở, ban ngành, đoàn thể, lãnh đạo các huyện, thành phố và xã phường thị trấn, cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp trên địa bàn tỉnh với số lượng hơn 300 lượt người. Sở Nội vụ tỉnh cũng đã tổ chức 06 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về tôn giáo từ tỉnh đến xã. Theo đó, năm 2018 Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ phối hợp với Văn phòng Sở Nội vụ mở 01 lớp phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến tôn giáo đối với cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh [6]. Năm 2019 Sở Nội vụ đã mở 02 lớp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/02/2023