Thực Trạng Các Lực Lượng Xã Hội Tham Gia Tvtl Cho Hs Các Trường Thcs Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam

vướng mắc, lo lắng về tâm lý của tuổi bắt đầu phát triển ở HS, thậm chí là những sợ hãi của các em khi gặp phải một số tình huống trong các mối quan hệ và rất mong muốn được giúp đỡ. Vì vậy, CBQL và GV hầu như hiểu được nhu cầu được tư vấn của HS (điểm TB là 3.48 đối với CBQL và 3.27 đối với GV). Cô H.T.T.N, trường THCS Tượng Lĩnh cho biết: “Hiện nay, do sự phát triển của mạng xã hội, các em được tiếp cận với nhiều luồng thông tin đa dạng, điều đó vừa ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến HS. HS rất cần được tư vấn để lựa chọn thông tin hữu ích cho bản thân và biết phòng ngừa những tiêu cực. Trong đó phải kể đến những vấn đề về giới, bạo lực học đường, sức khỏe sinh lý đối với cả HS nam và HS nữ”.

Các lực lượng xã hội mà chủ yếu là CMHS cũng cho rằng con em mình có nhu cầu TVTL ở mức cao (điểm TB: 3.04). Theo chia sẻ của Anh H.T.A, CMHS trường THCS Lê Hồ cho biết: “Phụ huynh rất mong muốn nhà trường thực hiện nhiều chương trình TVTL cho HS, nhất là đối với HS nữ về các vấn đề liên quan đến giới tính, tình bạn và tình yêu, bởi đôi khi những chia sẻ của bố mẹ không thể giúp các con hiểu tường tận, nhất là trong giai đoạn phát triển của các con”.

HS các trường có nhu cầu được TVTL khá cao, điểm TB đạt: 2.73. Qua trao đổi trực tiếp với HS N.H.T. lớp 9A trường THCS Thanh Sơn em cho ý kiến: "Em thấy TVTL cho chúng em là rất cần vì chúng em luôn gặp nhiều khó khăn trong học tập cúng như trong cuộc sống. Có nhiều vấn đề đặt ra chúng em không biết giải quyết. Nhưng chúng em cũng thấy e ngại vì không biết hỏi ai và tin vào ai để trình bày được vấn đề của mình". Tuy nhiên, vẫn còn một phần ba số HS được hỏi cho rằng bản thân chỉ có nhu cầu TVTL ở mức bình thường và còn một bộ phận HS không có nhu cầu được TVTL. Với những em này, hầu hết thường sống khép kín, không thích người khác biết về mình, chưa hiểu được tác dụng của việc được tư vấn.

2.3.1.3. Thực trạng các lực lượng xã hội tham gia TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Sử dụng kết quả khảo sát ở câu hỏi số 3 (phụ lục 01, 02; 03) đối với CBQL, GV, LLXH về các lực lượng xã hội tham gia TVTLcủa học, tác giả đã thu được bảng sau:

Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV, LLXH về các lực lượng tham gia TVTL cho HS (N=240)


TT


Các lực lượng

Mức độ


TB


Thứ bậc

Rất thường xuyên


Thường xuyên


Thỉnh thoảng


Không bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Tổ Tư vấn, hỗ trợ HS

90

37.5

70

29.2

30

12.5

50

20.8

2.83

3

2

GVCN

110

45.8

50

20.8

30

12.5

50

20.8

2.92

1

3

GV bộ môn

90

37.5

70

29.2

40

16.7

40

16.7

2.88

2

4

Lãnh đạo nhà trường

90

37.5

70

29.2

30

12.5

50

20.8

2.83

3


5

Ban đại diện cha mẹ học sinh


30


12.5


30


12.5


60


25


120


50


1.88


6


6

Đoàn thanh niên/Đội thiếu niên


50


20.8


20


8.33


50


20.8


120


50


2.00


5


7

Chuyên gia ngoài nhà trường


10


4.17


20


8.33


60


25


150


62.5


1.54


7


Điểm TB









2.41


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam - 7


Nhận xét:

CBQL, GV, LLXH đánh giá sự tham gia của các lực lượng vào hoạt động TVTL cho HS ở mức thỉnh thoảng, điểm TB: 2.41.

Trong đó GVCN được đánh giá là lực lượng tham gia nhiều nhất vào hoạt động TVTL cho HS, điểm TB: 2.92; GV bộ môn xếp thứ 2, điểm TB:

2.88 và Lãnh đạo nhà trường và Tổ Tư vấn, hỗ trợ HS cùng xếp thứ 3, điểm TB: 2.83. Như vậy, hoạt động TVTL ở trường THCS trên địa bàn huyện hiện nay phần lớn là do CBQL, GV nhà trường thực hiện.

Các lực lượng tham gia ít gồm có: Ban phụ huynh (điểm TB: 1.88) và các chuyên gia ngoài nhà trường (điểm TB: 1.54).

Hiện nay, trên địa bàn huyện không có trường nào có cán bộ chuyên trách làm công tác tư vấn, điều này gây những hạn chế không nhỏ trong công tác TVTL cho HS, nhất là các trường hợp khó, cần phải có sự hỗ trợ của người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tâm lý học.

Cùng nội dung này, khi hỏi HS các nhà trường thì được kết quả trong bảng sau:

Bảng 2.5. Đánh giá của HS về các lực lượng tham gia TVTL cho HS (N=300)


TT


Các lực lượng

Mức độ


TB


Thứ bậc

Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Tổ Tư vấn, hỗ trợ HS

77

26

81

27

92

31

50

17

2.62


4

2

GVCN

110

37

88

29

64

21

38

13

2.90

1

3

GV bộ môn

90

30

94

31

74

25

42

14

2.77

3

4

Lãnh đạo nhà trường

90

30

102

34

60

20

48

16

2.78


2

5

Ban đại diện CMHS

15

5

25

8.3

65

22

195

65

1.53


6

6

Đoàn thanh niên/ Đội thiếu niên

88

29

69

23

50

17

93

31

2.51


5

7

Chuyên gia ngoài nhà trường

10

3.3

10

3.3

60

20

220

73

1.37


7


Điểm TB









2.35


Nhận xét:

HS đánh giá sự tham gia của các lực lượng vào hoạt động TVTL cho HS ở mức thỉnh thoảng, điểm TB: 2.35.

Trong đó GVCN được đánh giá là lực lượng tham gia nhiều nhất vào hoạt động TVTL cho HS, điểm TB: 2.90; Lãnh đạo nhà trường xếp thứ 2, điểm TB: 2.78; GV bộ môn xếp thứ 3, điểm TB: 2.77. Tổ Tư vấn, hỗ trợ HS chỉ xếp thứ tư với điểm TB là 2.62.

Có thể thấy, đánh giá của cả CBQL, GV, các LLXH và HS về sự tham gia của các lực lượng vào công tác TVTL cho HS là tương đồng.

Như vậy, sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động TVTL còn rất hạn chế. Hoạt động TVTL ở trường THCS trên địa bàn huyện Kim bảng hiện nay phần lớn là do CBQL, GV nhà trường thực hiện. Các lực lượng tham gia ít gồm có: Ban phụ huynh và các chuyên gia ngoài nhà trường. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này chủ yếu là do nguồn kinh phí của các nhà trường dành cho hoạt động này còn hạn hẹp. Lãnh đạo nhà trường chưa thật chủ động, linh hoạt trong việc huy động các nguồn lực, nhất là xã hội hóa để nâng cao hiệu quả công tác TVTL cho HS.

2.3.1.4. Thực trạng thực hiện các nội dung TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Sử dụng kết quả khảo sát ở câu hỏi số 4 (phụ lục 01, 02, 03) đối với CBQL, GV, LLXH về các nội dung đã TVTL cho HS nhà trường, tác giả đã thu được bảng sau:

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV, LLXH về thực hiện các nội dung TVTL cho HS (N=240)


TT


Các nội dung

Mức độ


Điể m TB


Thứ bậc

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên


61


25


116


48


24


10


39


16.3


2.83


3


2

Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm

hại


69


29


102


43


41


17


28


11.7


2.88


2


3

Tư vấn khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình,

thầy cô, bạn bè


60


25


90


38


30


13


60


25


2.63


4


4

Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề

nghiệp


61


25


128


53


22


9.2


29


12.1


2.92


1


5

Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời.


42


18


68


28


70


29


60


25


2.38


5


Điểm TB









2.73


Nhận xét:

Những nội dung TVTL cho HS ở một góc độ nào đó đã được các nhà trường thực hiện, song chỉ tập trung một số nội dung sau: Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp (điểm TB: 2.92); Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện (điểm TB: 2.88). Các nội dung tư vấn trên được thực hiện chủ yếu thông qua các hoạt động sinh hoạt trên lớp hoặc ngoại khóa.

Đối với giáo viên, họ cùng phối hợp thực hiện một số nội dung được Tổ Tư vấn, hỗ trợ HS triển khai như vấn đề học tập; tìm hiểu nguyện vọng, hứng thú và nhu cầu nghề nghiệp của HS; vấn đề tình bạn, tình yêu. Một số nội dung chưa thực hiện sâu sát như: Gia đình, mối quan hệ xã hội; đánh giá năng lực và sự phù hợp nghề nghiệp của HS bằng trắc nghiệm, thang đo.

Hiện nay, các trường chưa thực hiện tốt ở nội dung tham vấn tâm lý đối với HS gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời do thiếu cán bộ chuyên trách và nguồn lực hỗ trợ hoạt động.

Chia sẻ về vấn đề này, Chị H.T.H, CMHS trường THCS Nguyễn Úy chia sẻ: “Là một người mẹ, tôi rất quan tâm đến sự phát triển tâm sinh lý của con mình, ở đội tuổi THCS, các con thường khá khó bảo, có chính kiến và quan điểm riêng, tôi luôn phải khéo léo trong cách chia sẻ với con về các vấn đề tâm lý lứa tuổi, ứng xử hoặc định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên do kiến thức và khả năng có hạn, nên những nội dung về TVTL do nhà trường triển khai tôi thấy rất hữu ích, xong dưới quan điểm cá nhân, tôi mong rằng nhà trường triển khai mạnh mẽ hơn nữa nội dung: Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện”.

Cùng nội dung trên, khi tác giả hỏi HS các nhà trường, kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 2.7. Đánh giá của HS về thực hiện các nội dung TVTL cho HS (N=300)


TT


Các nội dung

Mức độ


ĐTB


Bậc

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị

thành niên


121


40.3


39


13


109


36.3


31


10.3


2.83


1


2

Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực,

xâm hại


100


33.3


51


17


99


33


50


16.7


2.67


3


3

Tư vấn khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình,

thầy cô, bạn bè


85


28.3


55


18.3


120


40


40


13.3


2.62


5


4

Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề

nghiệp


90


30


69


23


101


33.7


40


13.3


2.70


2


5

Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp

thời.


85


28.3


70


23.3


100


33.3


45


15


2.65


4


Điểm TB









2.69


Nhận xét:

Đánh giá của HS về thực hiện nội dung TVTL ở các trường THCS huyện Kim Bảng hiện nay đạt điểm TB: 2.69 điểm. Trong đó nội dung được đánh giá cao nhất TVTL lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi, điểm TB: 2.83. Nội dung được đánh

giá thấp hơn là các nội dung Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp; các nội dung Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác và Tham vấn tâm lý đối với HS gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời hiệu quả thực hiện còn hạn chế.

Em T.T.N.H, HS lớp 7, trường THCS Nhật Tựu cho biết: “Theo em hiện nay có một số bạn do ảnh hưởng từ mạng facebook, internet nên có những hành vi, cử chỉ chưa đúng mực. Các bạn thường thích gây gổ, không chịu khó học bài, nói chuyên riêng, đi học muộn, thâm chí có hiện tượng giao lưu với các đối tượng xấu bên ngoài. Em mong nhà trường triển khai nhiều nội dung tư vấn để các bạn có thể thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình.

Em T.T.D ở trường THCS Khả Phong chia sẻ: “Lớp em có một bạn do bố mẹ bạn lý hôn nên bạn sống khá khép kín, thường không nói chuyện và tham gia hoạt động của lớp. Cô giáo CN đã nhiều lần tư vấn, nói chuyện để bạn hòa nhập với mọi người. Bây giờ bạn đã tiến bộ và trở thành cán bộ lớp”.

Kết quả khảo sát ở cả CBQL, GV, LLXH và HS cho thấy, các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã thực hiện một số nội dung TVTL bước đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, nội dung “Tư vấn khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè” và “Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời” thực hiện chưa tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ, giáo viên các nhà trường có vốn hiểu biết và kinh nghiệm về TVTL còn rất ít, thậm chí có những giáo viên còn lúng túng khi phải giải quyết những vấn đề phát sinh về tâm lý của chính mình. Cũng có giáo viên, vì còn hạn chế về khả năng tư vấn nên đã vi phạm một số nguyên tắc khi thực hiện TVTL cho HS, như không giữ bí mật về thông tin HS và vấn đề các em đang mắc phải cần được hỗ trợ. Điều này vô tình gây ảnh hưởng lớn đến các em, nhiều khi khi phản tác dụng.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 08/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí