Các Biện Pháp Đề Xuất Phải Đảm Bảo Tính Thực Tiễn

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TVTL CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM


3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

Hệ thống các văn bản có tích pháp lý từ Trung ương, ngành GD&ĐT (từ Bộ GD&ĐT đến Phòng GD&ĐT), Nghị quyết Đảng bộ các cấp, Nghị quyết của chi bộ, Hội đồng trường về GD&ĐT nói chung, hoạt động TVTL cho HS nói riêng là cơ sở pháp lý, căn cứ đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS ở trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Đồng thời, quản lý hoạt động TVTL cho HS ở trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam phải hướng tới thực hiện tốt mục tiêu giáo dục cấp THCS trong đó các em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện, phát triển nhân cách, là công dân có ích cho đất nước.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp đưa ra đều hướng tới mục tiêu giáo dục của cấp học, phải có mối liên hệ chặt chẽ tạo thành một thể thống nhất, biện pháp này là cơ sở hoặc tạo điều kiện thuận lợi để biện pháp kia được thực hiện hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Mỗi biện pháp đề ra đều phải dựa trên các lý luận về quản lý giáo dục, được căn cứ bởi các quy định tại các văn bản của Nhà nước, của Ngành. Ngoài ra, các biện pháp đưa ra phải có tính sáng tạo, có điểm mới và có tính hiệu quả, phổ biến.

3.1.3. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính thực tiễn

Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam - 10

Thực tiễn là tất cả các hoạt động của con người trong xã hội, chúng không ngừng diễn ra và làm biến đổi tự nhiên và xã hội. Có thể hiểu thực tiễn chính là nguồn gốc, là động lực, là mục tiêu và là tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động của con người. Trong công tác quản lý, quan điểm thực tiễn là luận điểm

quan trọng của phương pháp luận, nó yêu cầu hoạt động quản lý phải bám sát quá trình phát triển của thực tiễn đầy biến động. Công tác quản lý hoạt động TVTL cũng phải đảm bảo yếu tố này, Do đó, việc xác lập các biện pháp quản lý hoạt động tư vấn cho HS và tổ chức thực hiện chúng cần phải đảm bảo tính thực tiễn. Tính thực tiễn của các biện pháp đó được thể hiện ở nội dung, cách thức, điều kiện thực hiện, gắn với thực trạng quản lý hoạt động tư vấn cho HS và mục tiêu quản lý hoạt động này của mỗi nhà trường.

Xuất phát từ kết quả khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam cho thấy lãnh đạo nhà trường đã xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động trên khá hiệu quả, mang lại tác động tích cực trong quá trình dạy học và giáo dục HS nhà trường. Trong đó, một số biện pháp có hiệu quả cao, song cũng còn khá nhiều biện pháp chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này chính là hạn chế trong tổ chức thực hiện và phối kết hợp các biện pháp một cách đồng bộ, toàn diện.

Khảo sát thực trạng cũng cho thấy rằng quản lý hoạt động TVTL nếu không có kế hoạch cụ thể, chi tiết thì không thể có những biện pháp quản lý các hoạt động một cách tích cực mà thường chỉ là những biện pháp mang nặng tính hành chính. Kinh nghiệm trong quản lý được xem là một yếu tố rất quan trọng tác động đến hiệu quả quản lý, nhưng chỉ với kinh nghiệm thì chưa đủ. Những kinh nghiệm quản lý nếu được thực hiện một cách dập khuôn, máy móc mà không phù hợp với thực tiễn, không vận dụng linh hoạt, sáng tạo thì hoạt động sẽ có hiệu quả thấp, thậm chí còn ảnh hưởng không tốt tới hoạt động. Bên cạnh đó, người quản lý cần trau dồi, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng quản lý, làm cơ sở cho việc thực hiện các chức năng quản lý một cách khoa học và hiệu quả.

3.1.4. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính phù hợp

Các biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam chỉ có thể phát huy tác dụng tốt khi được vận

dụng một cách hợp lý. Căn cứ vào mục tiêu đã đề ra, trong từng thời điểm cụ thể và điều kiện thực tế về các nguồn lực của nhà trường, thực trạng của hoạt động TVTL cho HS… để xác lập các biện pháp và tổ chức thực hiện, có ưu tiên đối với từng biện pháp phù hợp với mỗi giai đoạn nhất định. Tính phù hợp của các biện pháp còn thể hiện ở sự cân đối các điều kiện nguồn lực để đảm bảo nội dung của biện pháp được thực hiện. Do vậy, việc xác lập biện pháp quản lý hoạt động TVTL cần tính đến các điều kiện tương ứng và bám sát vào mục tiêu để khi vận dụng đảm bảo tính hợp lý, nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý hoạt động này.

3.1.5. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính hiệu quả

Mục tiêu quản lý chính là yếu tố quan trọng nhất xác định hiệu quả của công tác quản lý. Để xác lập các biện pháp và tổ chức hoạt động có hiệu quả nhà quản lý phải xác định rõ mục tiêu quản lý. Tuy nhiên, để đảm bảo được tính hiệu quả trong hoạt động quản lý thì chỉ căn cứ vào mục tiêu cần đạt vẫn chưa đủ. Khi đạt được mục tiêu quản lý, ta có thể khẳng định đã quản lý thành công, nhưng quản lý hiệu quả thì còn phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện như thế nào để tiến tới mục tiêu đó. Việc xác lập các biện pháp quản lý hoạt động và tổ chức thực hiện các biện pháp đó phải đạt được sự tăng cường hoạt động TVTL cho HS, đó chính là thước đo hiệu quả và đồng thời thể hiện tính hiệu quả của việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động.

3.2. Biện pháp quản lý quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức và trách nhiệm của CBQL, GV, CMHS, các LLXH và HS đối với hoạt động TVTL trong nhà trường

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Tạo ra sự chuyển biến về mặt nhận thức và năng lực nhận thức trong cán bộ tư vấn, giáo viên, HS và CMHS về vai trò, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động TVTL cho HS. Trong đó đối tượng cần quan tâm tác động nhiều nhất là cán bộ tư vấn, giáo viên tuổi đời còn trẻ, CMHS và HS.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Quán triệt sâu sắc đến cán bộ tư vấn, giáo viên, CMHS và HS những chủ trương, định hướng của Bộ GD&ĐT về hoạt động TVTL cho HS ở cấp THCS.

Khắc phục những quan niệm chưa đúng về hoạt động TVTL của giáo viên, của cha mẹ HS và HS.

Từ thực trạng hoạt động TVTL cho HS cần phải giúp cán bộ tư vấn, giáo viên, CMHS và các em HS thấy rõ vai trò, vị trí cũng như xác định được những công việc cụ thể, trách nhiệm của mình và mục tiêu phấn đấu trong hoạt động tư vấn TVTL gắn với năm học cụ thể.

Căn cứ vào vai trò, nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân để lựa chọn nội dung cần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên cho phù hợp với từng đối tượng.

- Đối với CMHS: Khó khăn đối với nhà trường là việc lôi kéo CMHS tham gia hợp tác vào hoạt động tư vấn, không ít các bậc phụ huynh sau khi gửi gắm con em mình vào nhà trường mặc nhiên khoán “trọn gói” cho nhà trường về việc dạy dỗ con em mình, hoặc do tâm lý e ngại, sợ mang tiếng của một số gia đình có con em gặp các vấn đề tâm lý. Trong thực tế có rất nhiều phụ huynh có quan niệm sai lầm như vậy. Giáo dục nhà trường sẽ hạn chế nếu không nhận được sự phối hợp chặt chẽ của gia đình. Hơn nữa, nhiều gia đình đã yêu thương, dạy dỗ con không đúng cách, có người quá nuông chiều, có người lại quá khắt khe, nghiệt ngã, có người lại không công bằng với con cái. Đặc biệt quan điểm “yêu cho roi cho vọt” áp dụng trong thời đại công nghiệp

4.0 đã không còn phù hợp. Lối giáo dục áp đặt, mệnh lệnh gia trưởng của cha mẹ sẽ càng làm cho các con bức xúc và nảy sinh tâm lý tiêu cực. Nhà trường có hoạt động hỗ trợ CMHS trong việc phối hợp giáo dục, dạy dỗ con cái (tuyên truyền, tập huấn cho cha mẹ về một số chuyên đề trợ giúp cha mẹ trong việc thấu hiểu các con), song sự hưởng ứng tham gia của cha mẹ HS phần nhiều còn hạn chế.

- Đối với cán bộ tư vấn, giáo viên: Cán bộ tư vấn, giáo viên trẻ cần tích

cực học tập, nghiên cứu hồ sơ tâm lý HS, học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ tư vấn, giáo viên lâu năm ở trường, đồng thời tiếp cận với HS và cha mẹ để gần gũi, nắm bắt được tâm tư, tình cảm của các em và cha mẹ chúng. Trong nhà trường, điều quan trọng không chỉ chú trọng đến dạy chữ đơn thuần, mà còn gắn liền với dạy người, gắn với cuộc sống thực tiễn, kết hợp hài hòa giáo dục trí dục và đức dục. Với những cán bộ, GVCN giàu kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn, điều cần làm là tiếp tục duy trì ngọn lửa đam mê với hoạt động, tạo điều kiện để họ được chia sẻ với bậc hậu bối, đồng thời có những chủ trương phù hợp tạo động lực để họ cống hiến cho nhà trường.

- Đối với CBQL: Mỗi CBQL thấy rõ được công việc gắn với trách nhiệm cụ thể của mình.

- Cán bộ Đoàn, Đội: Phải nhận thức vai trò, vị trí của tổ chức với hoạt động tư vấn của nhà trường. Muốn vậy, phải nắm vững các nhiệm vụ được giao của lãnh đạo nhà trường.

- HS: Mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương sống mẫu mực, là chỗ dựa để HS có thể chia sẻ, nhờ sự giúp đỡ. Nhà trường sẽ đẩy mạnh các nội dung và hình thức TVTL để HS có điều kiện tiếp cận với dịch vụ trên, đồng thời tích lũy cho mình những kinh nghiệm bổ ích có thể vận dụng trong học tập, cuộc sống của bản thân.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng quán triệt đến toàn thể cán bộ tư vấn, giáo viên, cha mẹ HS thấy được vai trò, vị trí, mục tiêu, nội dung và phương pháp thực hiện hoạt động TVTL cho HS trước bối cảnh xã hội, nhà trường có nhiều biến động và trách nhiệm của mỗi thành viên với công tác này.

Thông qua các cuộc họp đầu năm, họp hội đồng sư phạm định kỳ theo tháng/quý, giúp cho cán bộ tư vấn, giáo viên, nhân viên thấy rõ tinh thần chủ trương, định hướng ngành GD&ĐT cũng như định hướng phát triển hoạt động TVTL của nhà trường, quán triệt kế hoạch hành động.

Thông qua họp CMHS đầu năm học, định kỳ, tuyên truyền, phổ biến

đến từng PPHS về hoạt động TVTL của nhà trường. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động, cho CMHS thấy rõ những thông tin mà ở phạm vi gia đình chưa thể thấy, giúp cha mẹ hiểu được diễn biến phức tạp và tác động xấu từ bên ngoài đến HS hiện nay để có phương pháp ngăn ngừa, điều trị thích hợp. Từ đó làm cho mỗi phụ huynh tự ý thức được vai trò giáo dục hàng ngày của gia đình, chủ động hợp tác với nhà trường trong hoạt động tư vấn.

Kịp thời nhắc nhở, uốn nắn các cán bộ tư vấn, giáo viên trẻ có biểu hiện coi thường, phân biệt đối xử với HS, chưa tâm huyết với hoạt động tư vấn. Không tạo được sự tin tưởng của HS, CMHS và đồng nghiệp.

Xây dựng tủ sách tư vấn tâm lý, đặt mua các loại sách báo, tạp chí tâm lý giáo dục, quản lý giáo dục, xây dựng nề nếp đọc sách báo cho đội ngũ nhà trường. Tổ chức viết các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động TVTL. Hiệu trưởng tạo điều kiện cho mỗi giáo viên, cán bộ tư vấn khẳng định nhận thức của mình thông qua việc trình bày, trao đổi những thu hoạch của mình trước tập thể giáo viên, như vậy biện pháp nhận thức thông qua “người thật, việc thật” có giá trị thực tiễn sâu sắc. Các biện pháp này cần tiền hành thường xuyên, liên tục trong nhà trường nhằm duy trì và phát huy cao độ

nhận thức cũng như trách nhiệm của đội ngũ nhân sự.

Tổ chức buổi nói chuyện, trao đổi với HS, CMHS để họ được bày tỏ suy nghĩ, nguyện vọng, yêu cầu của mình đối với hoạt động tư vấn.

3.2.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch TVTL cho HS

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Xây dựng kế hoạch nhằm giúp nhà trường sẽ có cái nhìn tổng thể công việc triển khai hoạt động TVTL cho HS của nhà trường, từ đó phân công các bộ phận của nhà trường, các thành viên trong nhà trường, có định hướng cụ thể trong việc nắm bắt tâm lý của HS.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp và cách thức thực hiện

Trước tiên, đầu mỗi năm học nhà trường cần xây dựng kế hoạch TVTL cho HS nhà trường.

Kế hoạch cần đảm bảo các phần gồm: mục đích, yêu cầu; chỉ tiêu; nhiệm vụ, giải pháp; các phương án xử lý các tình huống TVTL; tổ chức thực hiện.

- Mục đích, yêu cầu phải rõ ràng, chỉ tiêu cần bám sát thực tế nhà trường, xác định cụ thể thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu cần đạt được trong hoạt động TVTL cho HS trong từng năm học, từng giai đoạn.

- Nhiệm vụ, giải pháp phải hợp lý, khả thi, vừa sức, phù hợp với giáo viên và HS. Trong đó cần tập trung vào các nội dung:

+ Quy định cụ thể, rõ ràng về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức TVTL cho HS; nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng tham gia, điều kiện đảm bảo công tác TVTL cho HS.

+ Quy định quản lý, tổ chức lồng ghép hoạt động TVTL cho HS vào chương trình giáo dục chính khoá; hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm cho HS tham gia trong và ngoài nhà trường. Trong đó quy định cụ thể tổ chức những hoạt động giáo dục nào, lồng ghép nội dung, vào môn học hoặc hoạt động nào, phần chương trình nào, lồng ghép nội dung gì, ai phụ trách chỉ đạo, thực hiện, lực lượng nào cần phối hợp…

+ Quy định các nội dung của công tác quản lý hoạt động TVTL cho HS.

+ Quy định các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tham gia TVTL cho HS; hoạt động phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các ngành, đoàn thể địa phương trong công tác TVTL cho HS.

+ Công tác kiểm tra và giám sát, phân công nhiệm vụ, dự trù kinh phí cho các hoạt động TVTL cho HS.

- Về tổ chức thực hiện cần phân công cụ thể, nêu rõ trách nhiệm của từng thành viên, tổ chức trong nhà trường trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; các điều kiện về CSVC, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của hoạt động TVTL; chế độ thông tin, báo cáo giữa

GVBM, GVCN lớp, phụ trách đội thiếu niên, các đoàn thể khác đối và BGH nhà trường; giữa nhà trường với Đảng ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương, phụ huynh HS.

- Đặc biệt kế hoạch cần thiết phải dự kiến các tình huống tâm lý có thể xảy ra và đề xuất các phương án xử lý các tình huống.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Bước 1: Khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá tình hình, phân tích thực trạng nhà trường.

- Đầu năm học, nhà trường giao cho giáo viên chủ nhiệm các lớp khảo sát, thu thập thông tin về thực trạng của nhà trường theo các nội dung:

+ Lập danh sách ghi rõ kết quả học tập, hạnh kiểm của từng HS; hoàn cảnh gia đình từng đối tượng HS (mồ côi, cha mẹ ly hôn, cha mẹ đi làm ăn xa, có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, gia đình không hòa thuận thường xuyên xảy ra xung đột...); đặc điểm, khí chất, tính cách của mỗi HS (nóng nảy, bốc đồng, hoặc nhút nhát, tiền sử bệnh thần kinh,...); đặc điểm thói quen của HS (thường xuyên sử dụng điện thoại di động, mạng xã hội facbooks, zalo,...); môi trường HS sống (nơi đó có nhiều trẻ em hư hỏng, khu vực nhiều tệ nạn xã hội không); các yếu tố khó khăn khác đối với HS ...

+ GVCN lớp căn cứ các thông tin thu thập được, phân tích đánh giá để có biện pháp TVTL kịp thời. Tổng hợp báo cáo kết quả khảo sát các nhóm HS theo lớp về nhà trường.

Bước 2: Xây dựng dự thảo kế hoạch

Căn cứ báo cáo kết quả khảo sát, thu thập thông tin, phân tích thực trạng của toàn trường, Hiệu trưởng trực tiếp viết dự thảo kế hoạch TVTL cho HS theo học kỳ, năm học, lựa chọn một số giáo viên có năng lực, tâm huyết, trách nhiệm cao trong công tác.

Bước 3: Thảo luận, hoàn chỉnh kế hoạch.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 08/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí