Bảng 2.13. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá hoạt động TVTL cho HS
Nội dung | Mức độ | TB | Bậc | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Kiểm tra thực hiện kế hoạch TVTL cho HS | 62 | 33 | 41 | 22 | 63 | 33 | 24 | 12.6 | 2.74 | 1 |
2 | Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động TVTL cho HS | 20 | 11 | 20 | 11 | 60 | 32 | 90 | 47.4 | 1.84 | 5 |
3 | Xếp loại thi đua về kết quả thực hiện hoạt động TVTL | 29 | 15 | 33 | 17 | 68 | 36 | 60 | 31.6 | 2.16 | 4 |
4 | Báo cáo kết quả hoạt động | 40 | 21 | 40 | 21 | 60 | 32 | 50 | 26.3 | 2.37 | 3 |
5 | Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh kế hoạch | 48 | 25 | 32 | 17 | 62 | 33 | 48 | 25.3 | 2.42 | 2 |
Điểm TB | 2.31 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Tvtl Cho Hs Các Trường Thcs Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam
- Thực Trạng Các Lực Lượng Xã Hội Tham Gia Tvtl Cho Hs Các Trường Thcs Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam
- Thực Trạng Tổ Chức Các Hình Thức Tvtl Cho Hs Ở Các Trường Thcs Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam
- Các Biện Pháp Đề Xuất Phải Đảm Bảo Tính Thực Tiễn
- Chỉ Đạo Đa Dạng Hóa Nội Dung Và Hình Thức Tvtl Cho Hs Thcs
- Chỉ Đạo Xây Dựng Các Tiêu Chí Kiểm Tra - Đánh Giá Hoạt Động Tvtl Cho Hs Trong Các Trường Thcs
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Nhận xét:
Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động TVTL cho HS rất quan trọng, qua đó rút kinh nghiệm, đôn đốc CBQL, GV, các nhà trường điều chỉnh kế hoạch, biện pháp thực hiện. Có 2 nội dung hiện nay nhà trường đã thực hiện tốt đó là nội dung 1: “Kiểm tra thực hiện kế hoạch TVTL cho HS” và nội dung 5: “Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh kế hoạch”. Công tác sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, yếu kém, những mặt tồn tại rút kinh nghiệm cho kế hoạch thời gian tiếp theo. Tuy nhiên, việc thực hiện nội dung 3: “Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động TVTL cho HS” chưa được đánh giá tốt vì thiếu chuyên gia hỗ trợ.
Hạn chế trong công tác kiểm tra, đánh giá là nhà trường chưa xây dựng được hệ thống căn cứ, tiêu chí đánh giá hoạt động TVTL một cách đầy đủ, phù hợp với đặc điểm nhà trường.
2.3.2.5. Thực trạng đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí hỗ trợ hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Sử dụng kết quả khảo sát ở câu hỏi số 10 (phụ lục 01) đối với CBQL, GV về đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí hỗ trợ hoạt động TVTL cho HS, tác giả đã thu được bảng sau:
Bảng 2.14 Thực trạng đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí hỗ trợ hoạt động TVTL cho HS
Nội dung | Mức độ | TB | Bậc | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Thường xuyên rà soát CSVC, thiết bị phục vụ cho hoạt động TVTL HS | 70 | 37 | 40 | 21 | 60 | 32 | 20 | 10.5 | 2.84 | 1 |
2 | Xây dựng phòng TVTL | 69 | 36 | 40 | 21 | 32 | 17 | 49 | 25.8 | 2.68 | 2 |
3 | Phân bổ nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động TVTL cho HS | 72 | 38 | 28 | 15 | 29 | 15 | 61 | 32.1 | 2.58 | 4 |
4 | Huy động sự hỗ trợ, đóng góp về CSVC, nguồn lực từ cộng đồng | 61 | 32 | 39 | 21 | 43 | 23 | 47 | 24.7 | 2.60 | 3 |
Điểm TB | 2.68 |
Nhận xét:
Đánh giá CBQL, GV về đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí
hỗ trợ hoạt động TVTL cho HS loại khá, điểm TB: 2.68. Nhà trường còn gặp khó khăn trong nội dung như: Phân bổ nguồn phí hợp lý cho hoạt động TVTL cho HS (điểm TB: 2.58); Huy động sự hỗ trợ, đóng góp về CSVC, nguồn lực từ cộng đồng (điểm TB: 2.60). Nguyên nhân chủ yếu là nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động TVTL cho HS còn hạn chế.
2.3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
2.3.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
Sử dụng kết quả khảo sát ở câu hỏi số 11 (phụ lục 01) đối với CBQL, GV về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TVTL cho HS, tác giả đã thu được bảng sau:
Bảng 2.15. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lý hoạt động TVTL cho HS
Nội dung | Mức độ | TB | Bậc | ||||||||
Rất ảnh hưởng | Khá ảnh hưởng | Ảnh hưởng | Ít ảnh hưởng | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Tình hình phát triển kinh tế - xã hội | 128 | 67 | 32 | 17 | 21 | 11 | 9 | 4.74 | 3.5 | 3 |
2 | Tác động từ điều kiện sống của gia đình cộng đồng | 141 | 74 | 29 | 15 | 10 | 5.3 | 10 | 5.26 | 3.6 | 2 |
3 | Chủ trương, chính sách của Ngành Giáo dục đối với hoạt động TVTL cho HS | 120 | 63 | 38 | 20 | 21 | 12 | 10 | 5.29 | 3.4 | 4 |
4 | Sự quan tâm của các cấp quản lý | 151 | 79 | 17 | 8.9 | 12 | 6.3 | 10 | 5.26 | 3.63 | 1 |
Điểm TB | 3.53 |
Nhận xét:
Đa số CBQL, GV đều đánh giá cao yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TVTL cho HS, điểm TB 3.53. Trong đó đánh giá cao nhất là yếu tố Sự quan tâm của các cấp quản lý, điểm TB: 3.63.
2.3.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan quan
Sử dụng kết quả khảo sát ở câu hỏi số 12 (phụ lục 01) đối với CBQL, GV về các yếu tố chủ quan ảnh hưởng quản lý hoạt động TVTL cho HS, tác giả đã thu được bảng sau:
Bảng 2.16. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý hoạt động TVTL cho HS
Nội dung | Mức độ | TB | Bậc | ||||||||
Rất ảnh hưởng | Khá ảnh hưởng | Ảnh hưởng | Ít ảnh hưởng | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Phẩm chất, năng lực của Hiệu trưởng nhà trường. | 160 | 84 | 10 | 5.3 | 10 | 5.3 | 10 | 5.26 | 3.68 | 2 |
2 | Phẩm chất, năng lực của giáo viên, cán bộ tư vấn | 180 | 95 | 10 | 5.3 | 0 | 0 | 0 | 3.95 | 1 | |
3 | Điều kiện CSVC, thiết bị | 140 | 74 | 20 | 11 | 20 | 11 | 10 | 5.26 | 3.53 | 3 |
4 | Kinh phí hỗ trợ | 110 | 58 | 63 | 34 | 10 | 5.3 | 6 | 3.17 | 3.47 | 4 |
5 | Văn hóa nhà trường | 110 | 58 | 40 | 21 | 30 | 16 | 10 | 5.26 | 3.32 | 5 |
6 | Sự phối hợp của CMHS | 120 | 63 | 20 | 11 | 10 | 5.3 | 40 | 21.1 | 3.16 | 6 |
Điểm TB | 3.52 |
Nhận xét:
Đa số CBQL, GV đều đánh giá cao yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến
quản lý hoạt động TVTL cho HS, điểm TB 3.52. Trong đó đánh giá cao nhất là 2 yếu tố Phẩm chất, năng lực của Hiệu trưởng nhà trường; Phẩm chất, năng lực của giáo viên, cán bộ tư vấn. Điểm TB lần lượt là 3.95 và 3.68.
2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
2.4.1. Ưu điểm
- CBQL, giáo viên, LLXH và HS có nhận thức tương đối tốt về hoạt động TVTL cho HS. Đội ngũ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. HS có ý thức cầu thị, cố gắng trong học tập, rèn luyện, có nhiều dự định về tương lai. Nhiều em đã nỗ lực vượt qua sự lôi kéo, cám dỗ từ môi trường xã hội, từng ngày hoàn thiện nhân cách của mình.
- GVCN đa số là những giáo viên khá, giỏi, có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục HS, tạo được uy tín với CMHS và HS.
- CBQL của nhà trường đã quan tâm đến hoạt động TVTL cho HS, coi đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
- Trong công tác quản lý, lãnh đạo nhà trường đã chủ động quan tâm và thực hiện việc lập kế hoạch, tổ chức duy trì nền nếp hoạt động, chỉ đạo các hoạt động, đồng thời tiến hành kiểm tra, đánh giá công tác TVTL cho HS nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
- Qua nhiều năm, với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục nhân văn, một số trường đã có một nền móng vững chắc, có chất lượng giáo dục cao trên địa bàn huyện, là địa chỉ uy tín trong hoạt động dạy học và giáo dục.
2.4.2. Về tồn tại
- Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng thực tế đội ngũ GVCN phải thừa nhận rằng chưa thể đáp ứng hết kỳ vọng của lãnh đạo với công tác trên. Bên cạnh hoạt động chuyên môn là giảng dạy, thầy cô chủ nhiệm còn phải kiêm nhiệm
nhiều công tác khác trong giáo dục HS, nói như một GVCN ở trường đó là “một cỗ máy đa năng”. Nên trong việc triển khai thực hiện các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn, hoạt động tư vấn cho HS nặng theo hình thức, chưa đạt chất lượng như mong đợi.
- Sự phối hợp giữa GVCN và Tổ Tư vấn, hỗ trợ HS chưa chặt chẽ xuất phát từ hai phía, trong đó nguyên nhân lớn nhất là chưa thống nhất được cách làm cho phù hợp, thiếu sự trao đổi cụ thể của hai bên. Một bộ phận giáo viên cho rằng GVCN có trách nhiệm đưa HS của mình đến phòng tư vấn tâm lý, việc còn lại là của cán bộ tư vấn.
- Một bộ phận CMHS chưa có sự nhận thức đúng đắn về hoạt động tư vấn, thiếu sự hợp tác với nhà trường khi triển khai các hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu là ít quan tâm đến con cái do mải mê công việc. Trao đổi với GVCN, họ cho biết rất khó khăn trong việc thuyết phục CMHS khi nhà trường có tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS và gần như không ai biết đến hoạt động của phòng tư vấn của nhà trường. Nếu có biết thì chỉ là CMHS có con em nảy sinh vấn đề tâm lý.
- HS là đối tượng tư vấn, sự phức tạp trong đời sống cũng như tâm lý HS là bài toán mà lãnh đạo, GVCN, cán bộ tư vấn luôn trăn trở để tìm đáp số, có những HS cá biệt, phải theo dõi, kèm cặp, tư vấn nhiều lần nhưng vẫn tái phạm. Do vậy, công tác quản lý hoạt động phải rất linh hoạt và khéo léo.
- Nhận thức của cha mẹ HS về hoạt động trên chưa đầy đủ, gia đình bị chi phối bởi môi trường sống và mặt trái nền kinh tế thị trường nên gần như chưa có sự quan tâm tới con cái, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý.
- Sự phối hợp với các lực lượng giáo dục, tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường còn lỏng lẻo, hiệu quả thấp.
- Nội dung, hình thức tư vấn khá đơn điệu, chủ yếu là tư vấn trực tiếp,
với tư vấn hướng nghiệp là tư vấn đại trà, chưa đầu tư theo hình thức chuyên sâu, kết hợp nhiều hình thức tư vấn để tạo hiệu quả.
- Điều kiện cơ sở, tài chính hạn chế, việc đầu tư cho hoạt động mới chỉ dừng lại ở việc đảm bảo tối thiểu theo yêu cầu hoạt động.
- CBQL chưa quán xuyến toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng và những diễn biến phức tạp của công tác trên.
- Tính pháp quy của hoạt động trên chưa đủ mạnh để kích thích hoạt động của nhà trường, thêm vào đó chế độ đãi ngộ với cá nhân làm công tác tư vấn gần như không có, nên chưa tạo động lực cho giáo viên, cán bộ.
2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại
Kết luận chương 2
Quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định, bên cạnh đó còn một số tồn tại không dễ dàng giải quyết đó là việc phải tiếp tục củng cố và nâng cao nhận thức của giáo viên, CBQL, HS, nhất là CMHS; đổi mới nội dung và hình thức tư vấn phong phú, đa dạng, có kế hoạch tổ chức việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn cho đội ngũ, cùng công tác kiểm tra - đánh giá sâu sát.v.v... Đây là bài toán mà CBQL nhà trường sẽ phải giải quyết trong thời gian tới.
Trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu thực tế, phân tích thực trạng, tác giả đã chỉ ra các nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến quá trình quản lý gồm nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do vậy, việc tìm ra các biện pháp quản lý hiệu quả cho công tác trên rất cấp thiết, phụ thuộc vào tinh thần, năng lực, phẩm chất của người CBQL.