Hình Thức Hoạt Động Vận Dụng Các Phương Pháp Dạy Học Tích Cực


đặc biệt lựa chọn phương pháp dạy học tích cực làm chủ đạo. Bên cạnh đó giáo viên cần lựa chọn phương tiện dạy học hiện đại như bảng tương tác, máy phi vật thể, máy chiếu, sử dụng internet trong dạy học, các phần mềm học tập…. Chú trọng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong giảng dạy.

Dưới đây là một số PPDH tích cực đã và đang thực hiện ở tiểu học:

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Khái niệm:

Trong những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về phát triển là quá trình phát sinh và giải quyết các mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng. Như vậy, trong dạy học việc xây dựng mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh.

Theo Trần Thị Hương (2012) dạy học giải quyết vấn đề là PPDH mà giáo viên đưa ra vấn đề tổ chức, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề qua để học sinh tự lĩnh hội kiến thức mới, hình thành và phát triển năng lực sáng tạo.

Các bước thực hiện:

Thứ nhất, GV nêu vấn đề về nhận thức. GV dựa trên sự mâu thuẫn của những nhận thức đã biết và chưa biết của học sinh. Từ đó GV sẽ tạo ra nhu cầu hứng thú tìm hiểu những vấn đề chưa biết. Cần lưu ý những vấn đề nhận thức của HS phải đảm bảo phù hợp với trình độ nhận thức của HS hiện tại.

Thứ hai, HS được đặt vào tình huống có vấn đề. HS phải tiếp nhận tình huống một cách tự giác. Từ đó có những hành động để lĩnh hội tri thức mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Thứ ba, giáo viên tổ chức cho HS giải quyết các tình huống thông qua các hoạt động học tập. GV xây dựng các các câu hỏi gởi mở và dẫn dắt HS lựa chọn một phương án tốt nhất để giải quyết.

Thứ tư, Thực hiện kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện. HS phát biểu kết luận về cách giải quyết. Từ đó tiến hành kiểm chứng kết quả và đề xuất những vấn đề mới.

Quản lí hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở một số trường tiểu học công lập quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh - 5

Kết luận:

PPDH giải quyết vấn đề tạo cho HS tích cực, tự giá và sáng tạo trong khi thực


hiện nhiệm vụ. Từ đó giúp HS nâng cao hứng thú học tập và rèn luyện các kỹ năng tích cực.

Phương pháp dạy học theo tình huống

Khái niệm:

PPDH theo tình huống là cách thức GV tổ chức hoạt động nghiên cứu và giải quyết các tình huống thực tiễn mà HS tự lực thực hiện thông qua các nhiệm vụ học tập nhằm hình thành tri thức mới, phát triển các năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề….

Các bước thực hiện:

Thứ nhất xây dựng tình huống dạy học có vấn đề từ thực tiễn. GV cần xác định rõ ràng các nhiệm vụ giao cho HS và mang tính vừa sức đối với lứa tuổi tiểu học.

Thứ hai tổ chức người học nghiên cứu và giải quyết vấn đề. GV tổ chức và hướng dẫn HS tự nhận biệt tính huống, thu thập thông tin, giải quyết tình huống. HS đối chiếu và đánh giá các phương án từ đó ra phương án tối ưu nhất. HS so sánh các phương án với phương án thực tế.

Thứ ba tiến hành tổng kết từ các tình huống để đưa ra kết luận.

Kết luận:

Phương pháp dạy theo tình huống tạo cơ hội cho HS phát triển các kỹ năng phân tích, xử lý, đánh giá, phản biện, làm việc nhóm, sáng tạo…Như vậy, phương pháp này phát huy tính tích cực học tập từ HS.

Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ

Khái niệm:

Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ là cách thức giáo viên chia học sinh theo từng nhóm thảo luận vấn đề học tập dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên nhằm thực hiện nhiệm vụ học tập

Các bước thực hiện:

Thứ nhất, GV tiến hành chia nhóm. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học và tình hình thực tế lớp học mà GV chia nhóm theo ngẫu nhiên, chia theo trình độ HS, chia theo năng lực HS, chia theo nội dung nhiệm vụ được giao…


Thứ hai, GV tiến hành phân nhiệm vụ thực hiện cho từng nhóm. Lưu ý khi giao nhiệm vụ, GV cần có những câu hỏi rõ ràng và phụ hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như trình độ của HS các nhóm.

Thứ ba, HS tiến hành làm việc nhóm. HS phân nhóm trưởng và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên thực hiện. Thảo luận các nhiệm vụ đã phân công. HS Tổng hợp kết quả trong nhóm đưa ra kết luận chung cho nhóm.

Thứ tư, HS trình bày kết quả trước lớp và chia sẻ ý kiến các nhóm khác. GV tổng kết và đưa ra kết luận.

Kết luận:

Khi thực hiện phương pháp này giáo viên cần lưu ý đối với học sinh tiểu học cần giao việc rõ ràng, vừa sức cho từng nhóm. Bên cạnh đó tạo không khí cởi mở, thoái mái, khơi gợi hứng thú trong học tập. Ngoài ra cần chú ý cá thể hóa học tập trong nhóm.

Thông qua các hoạt động trong PPDH theo nhóm HS phát triển tính tự lực học tập và sáng tạo. Ngoài ra, HS phát triển kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và đoàn kết thực hiện nhiệm vụ.

Phương pháp đóng vai

Khái niệm:

Phương pháp đóng vai là cách thức học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua môt câu chuyển kể hoặc một tình huống cụ thể. Học sinh đóng vai các nhận vật, đối thoại trò chuyện. Từ đó rút ra những kết luật cho nội dung học tập.

Cách thực hiện:

Thứ nhất, GV lựa chọn và xây dựng tình huống. Tình huống xuất phát từ một câu chuyện kể hoặc một tình huống. Tình huống có nội dung và nhật vật phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học.

Thứ hai, GV tiến hành mô tả hành động và tính cách của nhận vật. Từ đó các em thảo luận và lựa chọn vài phù hợp.

Thứ ba, GV hướng dẫn học sinh đóng vai.

Thứ tư, cả lớp thảo luận vai diễn và đưa ra kết luận.

Kết luận:


Ở tiểu học phương pháp nay hiện nay áp dụng rộng ở các khối trong các tiết đạo đức đóng vai để giải quyết các tình huống. Phương pháp này tốn nhiều thời gian để chuẩn bị nên giáo viên cần phối hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả dạy và học. Mặt tính cực của phương này là phát triển kỹ năng ứng xử, biết giải quyết các tình huống phức tạp thông qua vai diễn.

Phương pháp bàn tay nặn bột

Khái niệm:

Phương pháp bàn tay nặn bột là phương pháp dạy học tích cực mà dựa dựa trên các thí nghiệm nghiên cứu giúp HS từ đó tìm ra các câu trả lời được đặt ra trong cuộc sống.

Cách thực hiện:

Bước một, GV đặt vấn đề nhằm khơi gợi tính tò mò, ham hiểu biết khoa học từ HS.

Bước hai, GV tạo điều kiện cho HS bộc lộ các hiểu biết ban đầu về các hiện tượng tự nhiên và sự vật xung quanh.

Bước ba, từ những hiểu biết ban đầu đó HS đưa ra các phương án giải quyết.

GV hướng dẫn HS lựa chọn phương án tối ưu nhất.

Bước bốn, tiến hành thực nghiệm. Học sinh ghi chép lại kết quả quan sát trong quá trình thực nghiệm. Từ đó cho ra kết luận.

Bước năm, báo cáo kết quả thực nghiệm trước lớp. GV đưa ra kết luận chung.

Kết luận:

Phương pháp bàn tay nặn bột giúp khơi gợi óc tưởng tượng và tò mò của HS. Từ đó phát triển tư duy sáng tạo và tạo động cơ học tập suốt đời cho HS.

Phương pháp dạy học theo dự án

Khái niệm

Theo tài liệu của tác giải Hồ Văn Cường (2017) thì dạy học dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu.

Các dạng của dạy học theo dự án

Phân loại theo chuyên môn theo một môn học, liên môn, ngoài chuyên


môn.


Phân loại theo sự tham gia của người học: Dự án cho nhóm HS, dự án cá

nhân. Dự án dành cho nhóm HS là hình thức dự án dạy học chủ yếu. Trong trường tiểu học còn có thể xây dựng dự án toàn trường, dự án dành cho một khối lớp, dự án cho một lớp học.

Phân loại theo sự tham gia của GV

Phân loại theo quỹ thời gian thực hiện

Phân loại theo nhiệm vụ dự án tìm hiểu,dự án nghiên cứu, dự án thực hành, dự án hỗn hợp là các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên.

Cách thực hiện:

Bước một, GV và HS cùng nhau xây dựng và xác định mục tiêu của dự án. Cần chú trọng xác định tình huống xuất phát mang tính thực tiễn và tạo hứng thú đến HS.

Bước hai, GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch thực hiện. Kế hoạch phải thể hiển rõ công việc cần làm, thời gian, kinh phí, cách thức và phân công nhiệm vụ thực hiện.

Bước ba, Các thành viên tiến hành thu thập dữ liệu, thực nghiệm. Từ đó tạo ra sản phẩm và thông tin cần thiết.

Bước bốn, Tiến hành thu thập kết quả và công bố sản phẩm các nhóm.

Bước năm, GV và HS tiến hành đánh giá kết quả thực hiện và rút ra kết luận. Việc đánh giá giữa GV và HS, HS với HS. Việc đánh giá trong cả quá trình thực hiện.

Kết luận:

Dạy học theo dự án góp phần gắn kết lý thuyết vào thực tiễn. Thông qua đó giúp HS phát triển tư duy, sáng tạo, giải quyết đề, có trách nhiệm với bản thân và với mọi người xung quanh.

Dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Khái niệm:

STEM là một xu hướng giáo dục đang được coi trọng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Thuật ngữ STEM bao gồm: Khoa học (Science), Công nghệ


(Technology), Kĩ thuật (Engineering), Toán học (Mathematics).

STEM là sự kết hợp của đa lĩnh vực. Bên Cạnh đó tác giả Nguyễn Thanh Nga, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh và Hoàng Phước Muội cho rằng “giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận, khám phá trong giảng dạy và học tập giữa hai hay nhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa một chủ đề STEM và một hoặc nhiều môn học khác trong nhà trường” (2017, tr.12).

Theo tác giả Tăng Minh Dũng, Nguyễn Thị Nga và Lê Thái Bảo Thiên Trung (2017) cho rằng giáo viên bộ môn cần hợp tác để thiết kế các hoạt động STEM theo năm quy trình sau:

Thứ nhất là giáo viên bộ môn thảo luận với nhau dựa trên các kiến thức khoa học để đưa ra những ứng dụng có thể tổ chức hoạt động.

Thứ hai là GV các môn nghiên cứu tích hợp các môn liên quan đến hoạt động vừa thiết kế.

Thứ ba là GV bộ môn cần làm rõ kiến thức của các môn có trong hoạt động.

Thứ tư là GV bộ môn triển khai, phân tích, giải thích các kiến thức trong từng hoạt động của mình.

Thứ năm là rút kinh nghiệm và cải tiến các hoạt động.

Cách thực hiện:

Thứ nhất, GV đưa ra vấn đề cho HS. Những vấn đề được đặt trong bối cảnh thực tế. Ở bước này, GV cần đưa rõ các tiêu chí về sản phẩm rõ ràng và phụ hợp.

Thứ hai, đưa ra các câu hỏi cho HS giải quyết vấn đề. Những câu hỏi tạo nên mâu thuẫn giúp kích thích sự tìm tòi và sáng tạo ở HS.

Thứ ba, lên kế hoạch thực hiện. HS sẽ tìm hiểu cách xử lí và giải quyết vấn đề. GV cần cung cấp các kiến thức nền về tài liệu khoa học và hướng dẫn các em thực hiện.

Thứ tư, HS tiến hành thí nghiệm để làm rõ vấn đề.

Thứ năm, Từ những ghi nhận trong quá trình thí nghiệm, HS đưa ra kết luận chung

Thứ sáu, HS phân tích và đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí ban đầu. Từ quy trình đánh giá sản phẩm HS có thể quay lại điều chỉnh kế hoạch ban đầu để


hoàn thiện việc nghiên cứu.

Kết luận:

STEM là sự kết hợp liên môn, nó sự dụng đồng nhất kiến thức các môn để giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra do vậy cần đòi hỏi giáo viên có kiến thức sâu rộng các lĩnh vực và cần có sự phối hợp các bộ môn.

1.3.4. Hình thức hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực‌

Hình thức hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực là hệ thống các hoạt động dạy - học được sắp xếp một cách khoa học nhằm thực hiên tốt các nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng có hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, đa dạng như: trên lớp, ngoài lớp, ngoại khóa, nhóm, cá nhân, tự học - tự nghiên cứu

… Hình thức hoạt động được xác định tùy thuộc và các yếu tố liên quan như: đối tượng, số lượng học sinh và thời gian thực hiện từ đó giáo viên có thể lựa chọn hình thức, phối hợp các phương dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tích cực chủ động ở học sinh tiểu học.

Thực hiện xây dựng kế hoạch bài học áp dụng phương pháp dạy học tích cực. Căn cứ nội dung hoạt động vận dung các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học để quyết định hình thức và phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh. Nội dung dạy học được xây dựng dựa trên kế hoạch giảng dạy, chương trình môn học và sách giáo khoa. Nội dung được xây dựng cụ thể, chi tiết cho từng học kì, từng môn học. Khi thực thiết kế bài học cần áp dụng phương pháp tích cực chú ý các nhân tố sau: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá phải cụ thể rõ ràng phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh.

Khi thiết kế bài học để chia sẻ thông tin một cách hiệu quả, giáo viên thiết kế kho học liệu điện tử. Điều này sẽ giúp việc tìm kiếm và kế thừa thông tin bài giảng, tư liệu hỗ trợ một cách hiệu quả.

Ngày nay nhu cầu phát triển sử dụng kiến thức vận dụng vào thực tế giải quyết vấn đề ngày càng cao vì thế cần đổi hỏi GV tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tiếp cận thực tế về đời sống qua đó các em hình thành tri thức và phát huy sáng tạo đồng thời hướng nghiệp cho các em.


Như vậy, hình thức hoạt động vận dụng các PPDH tích cực thực hiện da dạng và phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị. Tác giả xác định các hình thức hoạt động vận dụng các PPDH tích cực ở tiểu học gồm những hình thức cụ thể sau:

Thực hiện soạn kế hoạch bài học theo các phương pháp dạy học tích cực. Thực hiện dạy học trên lớp theo các PPDH tích cực.

Thực hiện đa dạng hoá các PPDH trên lớp. Thiết kế bài giảng, học liệu điện tử.

Thực hiện các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích‌

cực

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động vận dụng các PPDH tích cực nhằm phản

ánh kết quả vận động và phát triển của các nhân tố trong hoạt động vận dụng. Thông qua đó điều chỉnh kịp thời quá trình dạy – học để đạt mục tiêu. Quá trình kiểm tra đánh giá hoạt động vận dụng tập trung vào kết quả học tập của học sinh với biểu hiện tích cực trong nhận thức.

Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong kiểm tra, đánh giá hoạt động vận dụng cần những lưu ý sau:

Xây dựng bộ tiêu chí cụ thể cho mọi hoạt đông dạy học.

Thực hiện minh bạch, rõ ràng, phù hợp với từng hình thức và nội dung vận

dụng


Thúc đẩy được hoạt động vận dụng PPDH tích cực.

Trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập vận dụng phương pháp

dạy học tích cực là khâu quan trọng khẳng định hiệu quả dạy học, nhằm điều chỉnh các hoạt động dạy học một cách phù hợp. Đồng thời phát huy cao độ vai trò của học sinh trong kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

1.3.6. Điều kiện hoạt động vận dụng các phương pháp dạy học tích cực‌

Hoạt động vận dụng các PPDH tích cực có đạt hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc vào năng lực và tinh thần bồi dưỡng các PPDH thông qua việc học từ các tài liệu về PPDH tích cực, được sự hỗ trợ chuyên môn khi thực hành vận dụng. Từ đó GV có trình độ chuyên môn vững vàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi thiết kế các

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí