tố khách quan khác: Mặt sinh học, mặt xã hội, văn hóa gia đình, địa phương. Vì thế trong dạy học cũng cần xem xét những khía cạnh này để có phương pháp phù hợp cho học sinh tự học hiệu quả.
Trong quá trình tự học, yếu tố nội lực của cá nhân người học (học sinh) là yếu tố cơ bản nhất quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động tự học
Nội lực của học sinh bao gồm:
- Những yếu tố với tư cách là thành phần cấu trúc của hoạt động tự học đó là nhận thức về tự học, động cơ tự học, thái độ tự học, kỹ năng tự học.
- Yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tự học với tư cách là tiềm năng tự học của học sinh như yếu tố bẩm sinh, di truyền và một số kỹ năng tự học.
- Yếu tố sức khoẻ cá nhân: Hoạt động tự học là hoạt động căng thẳng, mất nhiều năng lượng thần kinh. Do vậy, đòi hỏi học sinh phải có sức khoẻ tốt thì mới đảm bảo cho hoạt động tự học đạt hiệu quả.
d) Hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính
Để tổ chức, triển khai hoạt động tự học cho học sinh rất cần đến điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị đặc biệt là sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Bên cạnh đó là nguồn kinh phí thực hiện cho công tác. Tuy không phải là nhân tố quan trọng nhất song sẽ góp phần tạo nên hiệu quả của các hoạt động.
e) Chương trình giáo dục
Hiện nay hầu hết các trường phổ thông đều thực hiện chương trình theo khung chương trình và khung thời lượng do bộ quy định vì vậy việc thực hiện khung chương trình và thời lượng như vậy ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động tự học của học sinh điều đó thể hiện ở các phương diện sau:
- Học sinh không có thời gian để ôn bài, không có thời gian cho tự học
- Có những bài học quá dài song thời lượng lại ít vì vậy không đủ thời gian dạy học trên lớp.
Kết luận chương 1
Tự học có vai trò quan trọng, quyết định đến kết quả học tập của người học. Tự học đã được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều góc độ khác nhau. Hoạt động tự học của học sinh trường THPT được tiến hành trên lớp và ngoài lớp, có sự hướng dẫn của giáo viên, đến sự tự học hoàn toàn độc lập một cách tự giác theo hứng thú, sở
thích của bản thân người học nhằm thoả mãn những yêu cầu bổ sung kiến thức và đạt được mục tiêu dạy học.
Chương 1 đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh THPT đi từ tổng quan vấn đề nghiên cứu đến việc làm sáng tỏ các khái niệm, phạm trù liên quan, đánh giá đúng vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học, xác định rõ vai trò tự học của học sinh trong quá trình dạy học cũng làm rõ mục tiêu, nội dung và phương pháp tự học của học sinh THPT. Do đó yêu cầu cần thiết phải thực hiện tự học của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên theo đúng quy trình. Những công việc cơ bản của người Hiệu trưởng đối với công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh gồm: Xây dựng kế hoạch tự học; tổ chức các hoạt động dạy học sinh tự học của giáo viên; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hoạt động tự học của học sinh cùng với quản lý kiểm tra, đánh giá, các điều kiện đảm bảo và huy động lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm đảm bảo cho hoạt động tự học của học sinh đạt hiệu quả. Đây là cơ sở vững chắc để tác giả tiến hành nghiên cứu các nội dung tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT TIÊN LÃNG, HUYỆN TIÊN LÃNG,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Vài nét về kinh tế, xã hội, giáo dục huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
Tiên Lãng là huyện nằm ở phía Nam của thành phố Hải Phòng. Phía Bắc giáp các huyện An Lão và Kiến Thụy, ranh giới là sông Văn Úc, Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Vĩnh Bảo, ranh giới là sông Thái Bình. Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương. Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Từ trung tâm thành phố, qua cầu niệm trên sông Lạch Tray, đi qua cầu cầu Khuể bắc qua sông Văn Úc là tới thị trấn Tiên Lãng, trung tâm của huyện Tiên Lãng. Đây chính là những điều kiện tự nhiên thuận lợi để huyện Tiên Lãng phát triển một nền kinh tế đa dạng về ngành nghề bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản và du lịch.
- Vi ̣ trí đia lý : Nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hải Phòng - Diện tích tự
nhiên: 180,9 km2 - Dân số trên 182.2 nghìn người - Đơn vị hành chính: 22 xã, 1 thị trấn.
- Kinh tế xã hội: Trong những năm qua, hoaṭ đôṇ g kinh tế được huyện chú trọng, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
- Văn hóa xã hội: Là huyện có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, hiện có những di tích lịch sử có giá trị văn hóa và mang tính nghệ thuật cao. Tiên Lãng còn có di tích quê ngoại danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và người mẹ Nhữ Thị Thục đã sinh thành Trạng trình. Tại xã Đại Thắng có nhà lưu niệm Tôn Đức Thắng - Chủ Tịch Nước. Từ đời Lê về trước, huyện có 11 người đỗ đại khoa, toàn huyện có 4 di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng quốc gia và 42 di tích chưa xếp hạng. Bên cạnh các di tích lịch sử, di tích văn hoá, cảnh quan, Tiên Lãng còn có nhiều lễ hội truyền thống như: Hội vật đầu xuân, Hội bơi thuyền, Hội ném pháo đất, lễ hội Ngũ Linh Từ…
- Giáo dục THPT huyện Tiên Lãng: Huyên
có 4 trường THPT, 1 Trung tâm
Dạy nghề giáo dục thường xuyên. Tỷ lệ hoc đạt trên 98,5% (kể cả hê ̣bổ túc).
sinh đỗ tốt nghiệp THPT các năm đều
Theo báo cáo của Sở Giáo duc
Hải Phòng (5 năm liền kề cho đến hết năm hoc
2016 - 2017), số lượng học sinh THPT huyên
Tiên Lãng đat
hanh kiểm tốt, khá hàng
năm đều đạt trên 98%. Trong Chiến lược phát triển giáo duc
và đào tao
huyên
Tiên
Lãng đến năm 2017 và tầm nhìn đến năm 2022, huyên đã xác đinh: Tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp THPT Quốc gia hằng năm đạt 95% trở lên. Đây là những tiền đề quan trọng để Ngành giáo dục huyện nói chung và các trường THPT trong huyện tiến hành đổi mới toàn diện, cơ bản nền giáo dục.
2.2. Vài nét về trường THPT Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
2.2.1. Lịch sử phát triển nhà trường
Trường THPT Tiên Lãng tiền thân từ Trường cấp II+III Tiên Lãng được thành lập tháng 9 năm 1961. Là ngôi trường Cấp III đầu tiên của Huyện Tiên Lãng đến nay (2017) trải qua 55 năm xây dựng và phát triển bền vững, ngày càng trưởng thành, từ khi chỉ có 01 lớp 8 trong trường Cấp Hai. Năm học 2016 - 2017 Trường có 34 lớp, 1375 học sinh và 87 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo của cấp trên, triển khai thực hiện nhiệm vụ của nhà trường gắn với việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành. Trong những năm vừa qua, mặc dù còn khó khăn, song với sự cố gắng phấn đấu của tập thể cám bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường, nhà trường đã thu được những thành tích đáng khích lệ. Nhiều năm liền trường có học sinh đạt giải học sinh giỏi Thành phố, có học sinh đạt giải Quốc gia, là một trong các trường THPT được Sở GD&ĐT Hải Phòng đánh giá cao về chất lượng giáo dục, đào tạo. Hai lần được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng ba (Năm 1991; năm 2001), nhiều năm được UBND Thành phố tặng Bằng khen, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen. Trường luôn chú trọng, quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức, giáo dục toàn diện cho học sinh, tổ chức phát động thi đua thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường. Từ một ngôi trường gặp nhiều khó khăn khi mới thành lập đến nay trường đã có một cơ ngơi bề thế với 24 phòng học được trang bị hệ thống máy tính, ti vi, máy chiếu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh, các phòng chức năng hành chính đều là nhà kiên cố. Nhà trường luôn trung thành với phương châm giáo dục: “Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại,
tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại”, nhà trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy học.
Nhiều năm liền nhà trường vinh dự được Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tặng cờ thi đua và bằng khen “Tập thể lao động xuất sắc”, tỉ lệ học sinh giỏi, học sinh đỗ vào các trường đại học cao đẳng ngày một tăng góp phần khẳng định thương hiệu, chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường.
2.2.2. Quy mô học sinh, lớp học
Nhà trường luôn hoàn thành kế hoạch về số lượng, quy mô đào tạo hệ công lập được củng cố, phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững. Tỉ lệ học sinh/lớp đảm bảo theo quy định, thuận lợi cho việc tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, điều này phản ánh sự tin tưởng của học sinh và CMHS với chất lượng giáo dục của nhà trường
Bảng 2.1. Quy mô học sinh, lớp học của nhà trường từ năm học 2014 - 2015 đến 2016 - 2017
Năm học | Số lớp | Số HS | Khối lớp | Tỉ lệ TB HS/lớp | |||
10 | 11 | 12 | |||||
1 | 2014 - 2015 | 31 | 1389 | 10 | 10 | 11 | 45 |
2 | 2015 - 2016 | 31 | 1381 | 11 | 10 | 10 | 45 |
3 | 2016 - 2017 | 34 | 1375 | 11 | 13 | 10 | 41 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông
- Xu Hướng Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Của Học Sinh
- Một Số Vấn Đề Về Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Ở Trường Thpt
- Thực Trạng Sử Dụng Các Phương Pháp Tự Học Của Học Sinh
- Công Tác Chỉ Đạo Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
2.2.3. Chất lượng dạy học và giáo dục
Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực năm 2016- 2017 như sau:
+ Hạnh kiểm: Tốt: 87,83%; khá: 10,35%; trung bình 1,81%; yếu: 0,0%.
+ Học lực: Giỏi: 20,28%; khá: 57,86% ; trung bình: 20,78%; yếu: 1,01,%; kém: 0,07%. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm đều đạt trên 99%.
+ Tỷ lệ HS giỏi hằng năm đạt trên 20%
+ Tỷ lệ học sinh khá hàng năm đạt trên 57%
+ Tỷ lệ đỗ đại học đạt trên 65%
2.2.4. Cơ cấu đội ngũ
Đội ngũ giáo viên nhà trường 87 cán bộ giáo viên, đa số là cán bô ̣ trẻ. Trong đó: 10 Thạc sĩ; 70 đại học, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo chính quy và luôn nhiệt tình, tâm huyết, đáp ứng tốt cho công tác quản lý, giảng dạy của
nhà trường. Cụ thể, tính đến năm hoc 2016 - 2017 nhà trường có 42% đạt giáo viên
giỏi cấp thành phố; 55% đạt giáo viên giỏi cấp cơ sở; 40% đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, góp phần đưa nhà trường ngày càng phát triển.
Tỉ lệ giáo viên/lớp phù hợp với yêu cầu tổ chức hoạt động dạy học, trong đó giáo viên có tuổi đời trên 45 tuổi chiếm tỉ lệ không cao, họ có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng tuy nhiên trong công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh còn hạn chế do bị chi phối bởi nhiều yếu tố về sức khỏe, tâm lý. Cơ cấu đội ngũ trẻ, nhiệt tình, sáng tạo, ham học hỏi là điều kiện thuận lợi để nhà trường tiến hành những đổi mới quan trọng trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.
2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trường đã huy động nhiều nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo phục vụ dạy và học, xây dựng, trang bị phòng học bộ môn đủ đồ dùng học tập, tăng cường thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, huy động tốt nguồn kinh phí xã hội hóa để trang bị thêm cơ sở vật chất cho phòng học, phòng chức năng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.
- Số Phòng học: 24
- Phòng thí nghiệm, thực hành: 02
- Phòng thực hành tin: 02
- Phòng y tế: 01
- Thư viện: 01 kho sách , 01 phòng đọc GV và học sinh
- Khu nhà hiệu bộ: 8 phòng làm việc.
2.3. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học của học sinh
Khảo sát thực trạng hoạt động tự học của học sinh và công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường THPT Tiên Lãng để thấy được mức độ đánh giá của giáo viên, CBQL, học sinh trong công tác quản lý hoạt động tự học học sinh làm
căn cứ đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trên phù hợp với chương trình giáo dục THPT, có tính khả thi, góp phần tăng cường hiệu quả dạy học, giáo dục của giáo viên cũng như hiệu quả quản lý của CBQL nhà trường.
Để tìm hiểu nội dung này tác giả đã tiến hành khảo sát CBQL, giáo viên nhà trường gồm 78 người. Học sinh 265 em thuộc các khối 10,11,12 theo các nội dung.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.2. Nhận thức của CBLQ, giáo viên và học sinh nhà trường về vai trò, ý nghĩa hoạt động tự học
Nội dung | Có tác dụng | |||||
CBQL, GV | Học sinh | Thứ bậc | ||||
SL | % | SL | % | |||
1 | Hình thành tính kỷ luật tự giác, thói quen và nền nếp học tập cho học sinh | 76 | 97,4 | 239 | 90,2 | 2 |
2 | Giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập | 78 | 100 | 243 | 91,7 | 1 |
3 | Giúp học sinh rèn luyện được cách học tập, làm việc, tư duy khoa học suốt đời | 66 | 84,6 | 197 | 74,3 | 6 |
4 | Hình thành và phát triển nhân cách học sinh. | 72 | 92,3 | 206 | 77,7 | 5 |
5 | Giúp học sinh tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách | 60 | 76,9 | 197 | 74 | 7 |
6 | Giúp học sinh có kết quả cao trong kiểm tra và các kỳ thi | 73 | 93,6 | 214 | 80,8 | 4 |
7 | Giúp học sinh có phương pháp học tập tốt. | 74 | 94,9 | 217 | 81,9 | 3 |
Kết quả bảng 2.2 cho thấy:
CBQL, giáo viên đều thấy được tác dụng rất lớn của hoạt động tự học. Trong đó, giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập được đánh giá 100%; hình thành tính kỷ luật tự giác, thói quen và nền nếp học tập 97,4%; giúp học sinh có phương pháp học tập tốt chiếm 94,9%; giúp học sinh có kết quả cao trong kiểm tra và các kỳ thi chiếm 93,6%, tiếp đến hình thành và phát triển nhân cách học sinh cũng được đánh giá cao 92,3%;
Tuy nhiên 76,9% CBQL, giáo viên đánh giá chưa cao ở nội dung giúp học sinh tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách và 84,6% giúp học sinh rèn luyện được cách học tập, làm việc, tư duy khoa học suốt đời.
Đánh giá của học sinh về tác dụng của hoạt động tự học tỉ lệ thuận với đánh giá của CBQL, giáo viên. Trong đó đứng đầu là nội dung tự học nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập; Hình thành tính kỷ luật tự giác, thói quen và nền nếp học tập cho học sinh, giúp học sinh có phương pháp học tập tốt…
Như vậy, tác dụng hoạt động tự học của học sinh có ý nghĩa, vai trò quan trọng, thúc đẩy chất lượng dạy học đạt hiệu quả. Tuy nhiên để có sự nhận thức sâu sắc, toàn diện cần phải có những biện pháp quản lý mang tính lâu dài, đồng bộ. Một bộ phận CBQL, giáo viên và học sinh mới chỉ nhận thức được tác dụng của tự học đối với hiệu quả học tập trước mắt mà không thấy được hiệu quả lâu dài của tự học trong hình thành và phát triển nhân cách, cũng như tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách.
2.4. Thực trạng về hoạt động tự học của học sinh trường THPT huyện Tiên Lãng
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch tự học, sử dụng thời gian tự học của học sinh
a. Lập kế hoạch tự học
Hoạt động tự học chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi học sinh biết cách quản lý việc tự học của mình thông qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, nghĩa là lượng hoá được thời gian tự học tương ứng với từng nhiệm vụ học tập. Khảo sát thực trạng việc lập kế hoạch tự học và mức độ thực hiện các loại kế hoạch tự học trong học sinh, kết quả thể hiện trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Thực trạng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh
Nội dung | Mức độ | Kết quả đạt được | |||||
Có % | Không % | Tốt % | Khá % | TB % | Yếu % | ||
1 | Kế hoạch tự học từng ngày | 75,5 | 24,5 | 91,3 | 4,2 | 4,2 | 0,3 |
2 | Kế hoạch tự học từng tuần | 66,4 | 33,6 | 72,8 | 18,5 | 7,5 | 1,2 |
3 | Kế hoạch tự học từng tháng | 54,7 | 45,3 | 53,6 | 28,7 | 15,1 | 2,6 |
4 | Kế hoạch tự học từng học kỳ | 45,7 | 54,3 | 31,7 | 41,9 | 21,9 | 4,6 |
5 | Kế hoạch tự học cả năm học | 29,4 | 70,6 | 35,8 | 41,5 | 13,6 | 9,1 |