Thực Trạng Sử Dụng Các Phương Pháp Tự Học Của Học Sinh

Kết quả bảng 2.3 cho thấy:

Tỷ lệ học sinh có kế hoạch tự học từng ngày, từng tuần cao lần lượt 75,5%; 66,4%; tỷ lệ học sinh có kế hoạch tự học từng tháng, học kỳ và năm học thấp, trong đó học sinh có kế hoạch năm học chiếm tỷ lệ thấp nhất 29,4%. Mức độ thực hiện tốt và khá đối với kế hoạch từng ngày, từng tuần chiếm tỷ lệ cao nhất 95,5% và 91,3%, đối với kế hoạch tự học theo năm học thì mức độ thực hiện thấp nhất 22,7 % đạt mức trung bình và yếu. Như vậy, giữa việc lập kế hoạch tự học và mức độ thực hiện các loại kế hoạch tự học ở học sinh hoàn toàn tỷ lệ thuận với nhau và tỷ lệ thuận với mức độ nhận thức của học sinh ở lứa tuổi THPT.

Trao đổi với CBQL, giáo viên nhà trường, họ đều có nhận định rằng: Việc lập kế hoạch rất quan trọng để giúp học sinh định hướng các nội dung công việc cần hoàn thành, nhưng nhận thức của học sinh đối với việc lập kế hoạch tự học còn rất đơn giản, hầu hết các em hiểu qua loa. Từ đó ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch tự học và hoàn thành nội dung công việc theo kế hoạch. Phần lớn là những học sinh khá, giỏi mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng kế hoạch tự học theo ngày. Còn lại học sinh không có kế hoạch tự học, các em quan niệm kế hoạch tự học là thời khoá biểu và thực hiện thời khoá biểu là thực hiện kế hoạch tự học. Đây là mâu thuẫn giữa nhận thức và thực tiễn trong công tác lập kế hoạch tự học và thực hiện kế hoạch tự học của học sinh.

b. Sử dụng thời gian tự học

Tác giả tiến hành khảo sát kết hợp với trò chuyện, trao đổi với học sinh về việc thực hiện thời gian tự học hàng ngày của các em, kết quả thể hiện trong bảng 2.4.

Bảng 2.4. Thời gian dành cho hoạt động tự học



TT


Nội dung

Mức độ (%)

Thường

xuyên

Bình

thường

Không

bao giờ

1

Học vào buổi sáng trước giờ lên lớp

37,0

41,1

21,9

2

Theo quy định của nhà trường

52,1

33,2

14,7

3

Học vào lúc đêm khuya

49,4

39,2

11,4

4

Học khi chuẩn bị kiểm tra và thi

64,2

28,3

7,5

5

Ngày hôm sau có giờ, có bài liên quan

50,2

35,8

14,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học phổ thông Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng - 7

Kết quả bảng 2.4 cho thấy:

64,2% học sinh sử dụng thời gian tự học khi chuẩn bị kiểm tra và thi, 52,1% theo quy định của nhà trường ở mức độ thường xuyên. Trong khi đó chỉ có 37,0%; 49,4 % học sinh thường xuyên học bài vào đêm khuya và học bài vào buổi sáng trước khi đến lớp. Điều đó cho thấy học sinh chưa thực sự chủ động trong học tập, việc học còn mang tính chất đối phó với kỳ thi, kiểm tra, thời gian học ở nhà ít nên việc ôn tập, rèn luyện của học sinh còn hạn chế.

Quan sát hoạt động học tập của học sinh trên lớp cho thấy đa số học sinh chấp hành tương đối tốt nội quy của nhà trường, dành thời gian đầu giờ để truy bài. Tuy nhiên, một bộ phận học sinh trong thời gian tự học còn làm việc riêng như nói chuyện, chơi cờ, ngủ .v.v. gây mất trật tự, ảnh hưởng đến hoạt động của tập thể, chất lượng các giờ tự học.

Đánh giá của CBQL, giáo viên về việc sử dụng thời gian tự học của học sinh cho thấy 96,2% ý kiến đánh giá của CBQL, giáo viên là học sinh chủ yếu học khi chuẩn bị kiểm tra và 89,7% học cho ngày hôm sau có giờ, có bài lên lớp. Đánh giá thấp nhất là học sinh học theo quy định của trường 48,7%. Các nội dung học vào buổi sáng trước giờ lên lớp và học đêm khuya được đánh giá lần lượt 44,9% và 25,6%. Mặc dù có sự chênh lệnh giữa đánh giá của giáo viên và học sinh về mức độ phân bổ thời gian cho hoạt động tự học của học sinh, song nguyên nhân chính là do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, thêm vào đó học ở trường, học thêm gần như chiếm trọn thời gian trong ngày nên việc dành thời gian vào đên khuya hay sáng sớm khá ít.

2.4.2. Thực trạng nội dung tự học của học sinh

Nội dung tự học của học sinh sẽ quyết định đến kết quả học tập của các em. Bởi khi các em xác định được cần phải học cái gì và hoàn thành nội dung tự học theo mình đề ra nghĩa là các em đã có kế hoạch tự học và thực hiện được kế hoạch tự học.

Khảo sát thực trạng nội dung tự học của học sinh thu được kết quả ở bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5. Thực trạng nội dung tự học của học sinh



TT


Nội dung

Có thực hiện

CBQL, GV

Học sinh

SL

%

SL

%

1

Học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn

60

76,9

160

60,3

2

Học nguyên văn theo sách giáo khoa

30

38,5

122

46,0


3

Kết hợp học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn

và học nguyên văn sách giáo khoa


57


73,1


114


43,0


4

Kết hợp học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn,

học nguyên văn sách giáo khoa và các tài liệu nâng cao, tài liệu tham khảo


50


64,1


164


61,9

Kết quả cho thấy:

Tỉ lệ đánh giá của CBQL, giáo viên cho thấy 76,9% học sinh học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn; 73,1% kết hợp học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn và học nguyên văn theo sách giáo khoa; 64,1% kết hợp học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn, học nguyên văn theo sách giáo khoa và các tài liệu nâng cao, tài liệu tham khảo; 38,5% học nguyên văn theo sách giáo khoa.

Như vậy, học sinh xác định nội dung tự học kết hợp học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn và học nguyên văn sách giáo khoa chiếm tỉ lệ cao nhất. Bên cạnh đó, học sinh còn học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn và theo sách giáo khoa. Mặc dù tỉ lệ học nguyên văn theo sách giáo khoa không cao song nhìn chung học sinh chưa biết khai thác hết lợi ích của sách giáo khoa hay nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo, tài liệu nâng cao để mở rộng, đào sâu kiến thức. Điều này phản ánh một phần thực trạng phương pháp dạy học hiện nay, nặng về lý thuyết, ít thực hành, hình thành cho học sinh những thói quen xấu, theo sách vở và thầy cô.

2.4.3. Thực trạng sử dụng các phương pháp tự học của học sinh

Khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp tự học của học sinh thu được kết quả ở bảng 2.6 sau:

Bảng 2.6. Các phương pháp tự học của học sinh



TT


Nội dung

Có thực hiện

CBQL, GV

Học sinh

SL

%

SL

%

1

Lập kế hoạch tự học và thực hiện theo kế hoạch

tự học

48

61,5

145

54,7

2

Trao đổi cùng nhóm bạn để hoàn thành nhiệm vụ

62

79,5

192

72,5

3

Khi gặp khó khăn hỏi thầy, hỏi bạn để hoàn

thành nhiệm vụ

52

66,7

194

73,2

4

Kết hợp các phương pháp ghi nhớ, tư duy, vận

dụng để giải quyết nhiệm vụ học tập

54

69,2

105

39,6

5

Khai thác nguồn tài nguyên trên mạng internet

44

56,4

158

59,6


Nhận xét:

Phương pháp tự học quyết định tới kết quả học tập của học sinh. Phần lớn học sinh bước đầu đã xây dựng cho mình phương pháp tự học khoa học, biết kết hợp nhiều phương pháp học tập khác nhau để đạt được mục tiêu học tập. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học, hợp lý; việc tự học của các em mới chỉ dừng lại ở những phương pháp đơn lẻ để hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể trước mắt, chưa biết kết hợp giữa các phương pháp tự học để mở rộng, đào sâu kiến thức nâng cao hiệu quả học tập: 73,2% học sinh tự học trao đổi cùng nhóm bạn bè, theo cách hỏi thầy, hỏi bạn để hoàn thành nhiệm vụ; việc lập kế hoạch tự học và thực hiện theo kế hoạch chiếm tỉ lệ lần lượt là 54,7% và thấp nhất là việc kết hợp các phương pháp ghi nhớ, tư duy, vận dụng để giải quyết nhiệm vụ học tập chỉ chiếm 39,6%.

Đánh giá về nội dung trên, CBQL, giáo viên cho rằng học sinh hiện nay vẫn còn yếu về phương pháp tự học, chưa chủ động nêu và giải quyết vấn đề trong học tập, việc tự học vẫn chủ yếu mang tính đối phó, tạm thời, các phương pháp ghi nhớ, tư duy hệ thống ít được học sinh sử dụng. Mặc dù số học sinh sử dụng mạng internet vào mục đích học tập được đánh giá ở mức độ 56,4% song đa số giáo viên, CBQL cho rằng học sinh chủ yếu sử dụng mạng internet vào các mục đích cá nhân như

facebook, phim ảnh hoặc game…chưa thực sự biết khai thác nguồn tài nguyên dồi dào trên mạng để phục vụ mục đích học tập.

Có thể thấy nhận thức về vai trò của tự học trong học sinh chưa toàn diện, năng lực tự học của học sinh còn hạn chế, các em chưa có kế hoạch tự học hoặc có kế hoạch tự học nhưng việc thực hiện kế hoạch chưa triệt để. Nội dung tự học của học sinh chưa mở rộng, vẫn bó gọn trong vở ghi, sách giáo khoa, chưa biết mở rộng các vấn đề. Phương pháp tự học chưa khoa học, năng lực vận dụng thực hành của học sinh còn ở mức trung bình.

2.4.4. Thực trạng các kỹ năng đạt được về việc tự học của học sinh

Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng các kỹ năng tự học của học sinh



Nội dung

Mức độ đạt được

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%

Lựa chọn vấn đề tự học

48

61,5

23

29,5

7

9,0

Lập kế hoạch tự học

50

64,1

18

23,1

10

12,8

Thực hiện kế hoạch tự học

52

66,7

17

21,8

9

11,5

Phối hợp các phương pháp tự học để

hoàn thành nhiệm vụ học tập

47

60,3

25

32,1

6

7,7

Hệ thống hoá kiến thức đã học

49

62,8

21

26,9

8

10,3

Chọn sách và tài liệu tham khảo

40

51,3

23

29,5

15

19,2

Tóm tắt thông tin theo từng vấn đề

51

65,4

22

28,2

5

6,4

Trình bày một số vấn đề trước tập thể

56

71,8

19

24,4

3

3,8

Phân tích, so sánh đối chiếu kiến thức đã

học với thực tiễn

39

50,0

25

32,1

14

17,9

Sử dụng phương tiện tự học

49

62,8

24

30,8

5

6,0

Tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học

53

67,9

15

19,2

10

12,8


Nhận xét:

CBQL, giáo viên đánh giá hiệu quả đạt được việc tự học của học sinh ở mức tương đối tốt cao. Nội dung học sinh đạt hiệu quả cao nhất là trình bày một số vấn đề trước tập thể chiếm tỉ lệ 71,8% mức độ tốt; chọn sách và tài liệu tham khảo chiếm

51,3%, thấp nhất là học sinh chưa biết phân tích, so sách đối chiếu kiến thức đã học với thực tiễn và hệ thống hóa kiến thức đã học chiếm tỉ lệ lần lượt là 50,0%; 19,2% ở mức chưa tốt. Để hoạt động tự học của học sinh đạt hiệu quả cao nhất, CBQL, giáo viên cần rèn cho học sinh có được những kỹ năng tự học hiệu quả, vì điều này quyết định đến nhận thức và thái độ tự học thành kết quả tự học của học sinh.

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THPT Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

2.5.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch tự học cho học sinh

Trên thực tế, việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học cho từng tuần, tháng, học kỳ và cho cả năm học tuân theo lịch học và hướng dẫn nội dung tự học của giáo viên. Nhưng việc tổ chức hoạt động tự học của CBQL, giáo viên không thường xuyên, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tự học của học sinh.

Yêu cầu đối với mỗi học sinh trường THPT Tiên Lãng là phải có thời gian biểu tự học cho từng tuần, tháng, học kỳ và phải thực hiện đều đặn. Kết quả khảo sát cho thấy:

Việc lập kế hoạch tự học cho cả học kỳ chưa thường xuyên, chiếm tỉ lệ 62,1%, hiệu quả tốt đạt 52,6%. Việc lập kế hoạch cho từng tuần được đánh giá thường xuyên cao hơn chiếm 60,0%; hiệu quả tốt đạt 50,0%. Kế hoạch tự học theo tháng và năm học chiếm tỉ lệ thường xuyên ở mức 56,6 % và 22,0%.

Bảng 2.8. Mức độ thực hiện và hiệu quả của công tác hướng dẫn xây dựng kế hoạch tự học cho học sinh


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Hiệu quả (%)

Thường xuyên

Bình thường

Chưa thực

hiện

Hiệu quả tốt

Chưa hiệu

quả

1

Kế hoạch tự học cho từng tuần

60,0

29,4

10,6

50,0

50,0

2

Kế hoạch tự học cho từng tháng

56,6

32,7

10,7

51,3

48,7

3

Kế hoạch tự học cho từng học kỳ

27,0

62,1

10,9

52,6

47,4

4

Kế hoạch tự học cho cả năm học

22,0

53,3

17,7

53,8

46,2

Việc lập thời gian biểu cho từng tháng, từng kỳ cũng có thể thay đổi do khối lượng công việc được giao thay đổi, hoặc do yêu cầu của giáo viên, học sinh không nên chán nản mà cần chủ động điều chỉnh kịp thời nhằm đạt bằng được các nhiệm vụ tự học. Lập thời gian biểu tự học là một việc làm thiết yếu đối với mỗi học sinh, nó là con đường giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, thái độ trong quá trình học tập. Việc lập kế hoạch tự học cần phải thể hiện rõ tính mục đích, tính khoa học và khả thi đối với từng cá nhân học sinh. Lập kế hoạch tự học là một việc làm khó nhưng thực hiện được kế hoạch đó còn khó hơn. Kế hoạch tự học dù có hợp lý bao nhiêu cũng kém tác dụng khi mỗi học sinh không thực hiện triệt để, dứt điểm trong từng tuần, từng tháng, từng học kỳ, điều đó có nghĩa là kế hoạch tự học phải được thực hiện liên tục và đều đặn.

2.5.2. Thực trạng xây dựng môi trường tự học cho học sinh

Nhà trường đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm kích thích nhu cầu, động cơ học tập của học sinh, tạo cho học sinh môi trường sư phạm trong sạch, lành mạnh để học sinh hăng hái thi đua học tập, tự học và tự rèn luyện bản thân. Kết quả khảo sát công tác tổ chức xây dựng bầu không khí học tập tích cực cho ở bảng 2.9 sau:

Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức xây dựng môi trường tự học cho học sinh



TT


Nội dung

Đã thực hiện (%)

Hiệu quả (%)

Thường xuyên

Bình thường

Chưa

thực hiện

Hiệu quả tốt

Chưa

hiệu quả


1

Hướng dẫn thực hiện nội quy nhà trường duy trì việc chấp

hành thời gian tự học


76,7


23,3


0,0


86,7


13,3

2

Tổ chức thi đua học tập giữa các

tổ, lớp, chi đoàn

42,3

47,7

10,0

47,1

52,9


3

Tổ chức hoạt động ngoại khóa,

để kích thích tinh thần tự học (tham quan…)


64,1


26,0


9,9


54,0


46,0

4

Xây dựng môi trường lớp học

sạch, đẹp

43,5

46,5

10,0

35,6

64,4


5

Đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo

đủ bàn ghế, phòng học, phương tiện kỹ thuật học tập, Internet…


33,7


61,0


5,3


51,3


48,7


6

Mối quan hệ thân thiện trong

giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh


47,7


52,3


0,0


59,0


41,0

Về việc tổ chức thi đua khen thưởng thông qua bình xét giữa các lớp, chi đoàn khi kết thúc từng đợt, học kỳ, năm học chủ yếu dựa vào tính điểm trung bình học tập và các hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh mà chưa quan tâm thích đáng đến việc đánh giá cộng điểm thi đua tự học, tự rèn luyện, chấp hành kỷ luật, thực hiện nề nếp, nội quy nhà trường, đánh giá ở mức thường xuyên cao 76,7%; chưa hiệu quả 13,3%.

Nhà trường đã tổ chức hiệu quả việc duy trì thi đua học tập giữa các tổ, chi đoàn chiếm tỉ lệ thường xuyên 42,3%; chưa hiệu quả chiếm 52,9%. Việc tổ chức hoạt động ngoại khóa để kích thích tinh thần tự học, tham quan của học sinh đạt ở mức thường xuyên cao 64,1% nhưng hiệu quả đạt được tốt chỉ chiếm 54,0%. Ngoài ra, nhà trường tiến hành tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lồng ghép các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao ý thức tự học cho học sinh.

Việc tổ chức hoạt động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh có ý nghĩa chính trị to lớn trong công tác dạy học và giáo dục của nhà trường, phần nào kích thích ý thức vươn lên, niềm tự hào dân tộc, tinh thần hiếu học, đức tính chăm chỉ của người học. Điều đó sẽ chuyển hóa thành ý thức tự học. Công tác này rất được nhà trường coi trọng song do điều kiện nguồn lực có hạn mà ở phạm vi nào đó hiệu quả chưa đạt như mong đợi. Xây dựng môi trường lớp học sạch, đẹp thường xuyên đạt 43,5%, chưa hiệu quả là 64,4%; đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo bàn ghế, phòng học phương tiện kỹ thuật học tập, Internet chiếm tỉ lệ thường xuyên 33,7% song hiệu quả tốt đạt 51,3%, mối quan hệ thân thiện trong giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh thường xuyên chiếm 47,7%, chưa hiệu quả là 41,0%. Trong thời gian tới CBQL, giáo viên sẽ tích cực xúc tiến hoạt động nhằm bồi dưỡng ý thức ham học của học sinh thông qua nhiều hình thức, biện pháp khác nhau.

2.5.3. Quản lý nội dung tự học của học sinh

Đây là một trong những khâu còn yếu của công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường THPT Tiên Lãng. Mặt khác giáo viên chưa hướng dẫn thường xuyên, đầy đủ, cụ thể nội dung tự học cho học sinh trong quá trình tự học cụ thể như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022