BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HUỲNH THỊ THÚY VY
PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH, CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. HCM, Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HUỲNH THỊ THÚY VY
PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH, CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO
TP. HCM, Năm 2022
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo, Viện Đào tạo Sau Đại học và
Khoa Tài chính của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, Bộ môn Quản lý Nhà nước về Kinh tế Tài chính công, Phòng Nghiên cứu Khoa học & Hợp tác quốc tế của Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh – nơi tôi công tác đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thiện luận án.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và đồng nghiệp đã luôn bên cạnh và động viên giúp tôi có thể toàn tâm tập trung thực hiện luận án.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ với đề tài “Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo. Các kết quả trong luận án được thực hiện nghiêm túc, trung thực dựa trên nguồn số liệu rõ ràng, đáng tin cậy và chưa từng được công bố trong các công trình khoa học nào khác. Các tài liệu tham khảo từ các tác giả khác được trích dẫn khách quan và đầy đủ trong luận án.
Nghiên cứu sinh
Huỳnh Thị Thúy Vy
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………....
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt | Tiếng Anh | Tiếng Việt | |
1 | ARDL | Autoregressive Distributed Lag | Mô hình tự hồi quy phân phối trễ |
2 | CADF | Covariate Augmented DickeyFuller | |
3 | CD | Crosssectional Dependence | Sự phụ thuộc chéo |
4 | CIPS | Cross Sectionally Augmented IPS | |
5 | CTTC | Cấu trúc tài chính | |
6 | DWT | Discrete Wavelet Transform | Phép biến đổi Wavelet rời rạc |
7 | GDP | Gross Domestic Product | Tổng sản phẩm quốc nội |
8 | FDGMM | First difference generalized method of moments | GMM sai phân bậc 1 |
9 | FMOLS | Fully Modified Ordinary Least Square | Phương pháp bình phương nhỏ nhất hiệu chỉnh hoàn toàn |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế - 2
- Tổng Hợp Các Mô Hình Tăng Trưởng Kinh Tế
- Cơ Sở Lý Thuyết Về Phát Triển Tài Chính Và Tăng Trưởng Kinh Tế
Xem toàn bộ 328 trang tài liệu này.
FSD | Financial Structure Database | Cơ sở dữ liệu CTTC | |
11 | GFDD | Global Financial Development Database | Cơ sở dữ liệu PTTC toàn cầu. |
12 | GMM | Generalized Method of Moments | Phương pháp GMM |
GNP | Gross National Product | Tổng sản phẩm quốc dân | |
13 | DOLS | Dynamic Ordinary Least Square | Phương pháp bình phương nhỏ nhất động |
14 | IMF | International Monetary Fund | Quỹ tiền tệ quốc tế |
15 | IPS | Im – Pesaran – Shin | |
16 | KNN | K – Nearest Neighbour | Thuật toán KNN |
17 | MG | Mean Group | Mô hình nhóm trung bình |
18 | MODWT | Maximal Overlap Discrete Wavelet Transform | Phép biến đổi Wavelet rời rạc phủ toàn diện |
19 | NARDL | Nonlinear Autoregressive Distributed Lag | Mô hình tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến |
20 | OLS | Ordinary Least Square | Phương pháp bình phương nhỏ nhất |
21 | PARDL | Panel Autoregressive Distributed Lag | Mô hình tự hồi quy phân phối trễ dữ liệu bảng |
PMG | Pooled Mean Group | Mô hình nhóm trung bình gộp | |
22 | PTTC | Phát triển tài chính | |
23 | SML | SasabuchiLindMehlum | |
25 | TTCK | Thị trường chứng khoán | |
26 | TTKT | Tăng trưởng kinh tế | |
27 | TTTC | Thị trường tài chính | |
28 | WB | World Bank | Ngân hàng thế giới |
29 | WDI | World Development Indicators | Chỉ số phát triển thế giới |
TÓM TẮT
PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH, CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Luận án phân tích tác động của PTTC lên TTKT và mối quan hệ CTTC và TTKT tại 33 quốc gia trải dài khắp các châu lục với các nền kinh tế đã phát triển, đang phát triển và mới nổi trong giai đoạn từ 2004 đến 2017.
Bằng cách xây dựng bộ chỉ số PTTC mới kết hợp từ IMF và WB, luận án đã phân tích tác động đa chiều của PTTC lên TTKT với đầy đủ bốn khía cạnh là độ sâu tài chính, khả năng tiếp cận, tính hiệu quả và tính ổn định. Từ đó tìm thấy được tác động theo cả dạng hình chữ U và U ngược của từng khía cạnh của PTTC lên TTKT. Thông qua xây dựng và phát triển mô hình tăng trưởng tân cổ điển mở rộng,
luận án tìm thấy được mức độ PTTC càng tăng thì CTTC dựa trên thị trường càng có tầm quan trọng hơn khi so sánh với CTTC dựa trên ngân hàng trong tác động thúc
đẩy TTKT. Luận án cũng tìm thấy được ảnh hưởng của sự phát triển ngân hàng và TTCK đến TTKT không đơn thuần chỉ là trong ngắn hạn và dài hạn mà phải dựa trên các tần số khác nhau tại các khung thời gian khác nhau. Bên cạnh đó, quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới được tìm thấy trong nhóm DE, ngược lại CTTC tại nhóm AE hoặc là dựa trên ngân hàng hoặc là dựa trên thị trường.
Từ các kết quả về PTTC, CTTC và TTKT, luận án đưa ra một số hàm ý chính sách quan trọng liên quan đến hệ thống tài chính cũng như mục tiêu TTKT bền vững của mỗi một quốc gia, trong giai đoạn mà hệ thống tài chính thế giới đang định hình lại như hiện nay.
Từ khóa:
Phát triển tài chính, chỉ số
phát triển tài chính, cấu trúc tài chính, tăng
trưởng kinh tế, chủ nghĩa cấu trúc mới.
FINANCIAL DEVELOPMENT, FINANCIAL STRUCTURE AND ECONOMIC GROWTH
ABSTRACT
The dissertation analyzes the impact of financial development on economic growth and the relationship between financial structure and economic growth of 33 countries covering all continents with the developed and developing and emerging countries during the period 2004 2017.
In constructing a new set of financial development indicators combined from the IMF and WB, the dissertation examines the multidimensional impact of financial development on economic growth with all four aspects: financial depth, access, efficiency, and stability. From this, the impact of both Ushaped and inverted Ushapes of each aspect of financial development on economic growth can be found.