TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
--------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO
LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
Có thể bạn quan tâm!
-
Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam - 2
-
Khái Quát Về Lĩnh Vực Phân Phối Bán Lẻ Của Việt Nam
-
Tổng Hợp Các Chỉ Tiêu Về Mạng Lưới Chợ Trên Cả Nước Đến Năm 2006
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thúy Hằng
Lớp : Nhật 1
Khoá 43
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Mai Khanh
Hà Nội - 2008
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 11
I. PHÂN PHỐI BÁN LẺ VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN PHỐI BÁN LẺ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 11
1. Phân phối bán lẻ 11
1.1. Định nghĩa 11
1.2. Vị trí của bán lẻ 12
1.2.1. Vị trí của phân phối bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối 12
1.2.2. Vị trí của bán lẻ trong kênh phân phối 13
1.3. Những kiểu tổ chức phân phối bán lẻ chính 14
2. Vai trò của phân phối bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân 15
II. KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 20
1. Doanh thu và tốc độ tăng trưởng 20
2. Chủ thể tham gia vào lĩnh vực phân phối bán lẻ 21
3. Hàng hóa lưu thông trên thị trường 25
4. Các hệ thống phân phối bán lẻ 26
4.1. Hệ thống chợ truyền thống 26
4.2. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại 29
4.3. Hệ thống cửa hàng bán lẻ tự chọn 30
4.4. Hệ thống các hộ kinh doanh nhỏ lẻ 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT 33
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ CỬA THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 33
1. Thực hiện cam kết gia nhập WTO 33
2. Thị trường bán lẻ Việt Nam cần được phát triển hơn phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân 35
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước 38
4. Hạn chế độc quyền trong lĩnh vực phân phối, lành mạnh hoá thị trường, đối phó tốt hơn khi tình hình kinh tế thế giới biến động 39
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 40
1. Quy mô vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ 41
2. Cơ cấu vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam 45
1.1. Xét theo đối tác đầu tư 45
1.2. Xét theo địa bàn đầu tư 47
III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG FDI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 49
1. Tác động tích cực 49
1.1. Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực phân phối bán lẻ thay đổi 49
1.2. Mang đến những phương thức quản lý và trình độ tổ chức kinh doanh hiện đại 51
1.3. Thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao năng lực cạnh tranh 52
1.4. Phục vụ người tiêu dùng tốt hơn 54
1.4.1. Về giá cả 54
1.4.2. Về số lượng 55
1.4.3. Về chất lượng 55
1.4.4. Về những dịch vụ chăm sóc khách hàng 56
1.5. Hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa 56
2. Tác động tiêu cực 58
2.1.Biến đổi trong tình trạng việc làm 58
2.2.Biến đổi trong tình trạng thu nhập của các nhóm đối tượng trong xã hội .. 59
2.3. Các doanh nghiệp FDI tạo ra sự lũng đoạn thị trường 60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TẬN DỤNG TỐT NHẤT DÒNG VỐN FDI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 62
I. THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC TỚI VIỆC THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 62
1. Thời cơ 62
1.1. Xu hướng đầu tư của thế giới 62
1.2. Xu hướng chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam 64
1.3. Cam kết và việc thực hiện cam kết 65
2. Thách thức 68
2.1.Cơ sở hạ tầng yếu kém 68
2.2. Phong cách tiêu dùng của người dân vẫn mang nặng tính truyền thống 68 2.3.Mâu thuẫn giữa các nhà sản xuất trong nước và các nhà bán lẻ nước ngoài 70
2.4. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước hạn chế 71
II. GIẢI PHÁP NHẰM TẬN DỤNG TỐT NHẤT DÒNG VỐN FDI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 71
1. Giải pháp về phía nhà nước 71
1.1. Thực hiện mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa theo các cam kết quốc tế 71
1.2. Nhà nước cần có các biện pháp xây dựng và quy hoạch tổng thể về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ 72
1.3. Nhà nước cần có các biện pháp hoàn thiện môi trường đầu tư 73
1.4. Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tiếp cận với nguồn vốn 78
1.5. Hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực phân phối bán lẻ 78
2. Giải pháp về phía doanh nghiệp 82
2.1. Doanh nghiệp cần chủ động huy động vốn từ mọi hình thức 82
2.2. Tận dụng tối đa hiểu biết về thị trường trong nước 83
2.3. Đổi mới khâu tổ chức và quản lý 84
2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm 85
2.5. Nâng cao chất lượng lao động 85
2.6. Mở rộng thị trường tới khu vực nông thôn 86
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối 13
Bảng 2: Vị trí của nhà bán lẻ trong kênh phân phối 13
Bảng 3: Tổng hợp các chỉ tiêu về mạng lưới chợ trên cả nước đến năm 2006 ... 28 Bảng 4: Tổng hợp số liệu về siêu thị trên cả nước đến năm 2006 30
Bảng 5: So sánh tổng mức bán lẻ hàng hóa với quỹ tiêu dùng cuối cùng thời kỳ 1996-2005 35
Bảng 6: FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo thời gian nhận vốn đầu tư 41
Bảng 7: FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo đối tác đầu tư tính đến tháng 3/2008 46
Bảng 8: FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo địa bàn đầu tư tính đến tháng 3/2008 48
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Doanh thu và tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực phân phối bán lẻ 20
Biểu đồ 2: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo các khu vực kinh tế giai đoạn 2002- 2005 42
Biểu đồ 3: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2002-2005 ...43
Biểu đồ 4: Các loại hình phân phối bán lẻ của Việt Nam trong giai đoạn 2002
- 2005 ........................................................................................................... 69
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có lẽ cho đến bây giờ các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường vẫn chưa quên câu chuyện của Công ty TNHH Tân Hiệp Phát. Một câu chuyện về sự thất bại trong kinh doanh chỉ vì không chủ động trong kênh phân phối bán lẻ cho sản phẩm của mình. Khi ấy, công ty chuẩn bị tung ra thị trường sản phẩm bia tươi Laser với những bước đầu tư lớn về chất lượng sản phẩm (đầu tư khoảng 3 tỉ đồng để nhập dây chuyền & công nghệ sản xuất), liên tục marketing bằng các mẫu quảng cáo ấn tượng trên truyền hình và đạt yếu tố là sản phẩm lạ (bia tươi đóng chai đầu tiên tại Việt Nam) đã tạo dấu ấn ngay đối với người tiêu dùng và là mối đe dọa của các đại gia nước ngoài. Thế nhưng chỉ sau hơn một tuần xuất hiện, Laser đã không tìm được chỗ đứng, không thể tiếp cận được khách hàng. Hầu hết các cửa hàng, quán bia, đại lý... tại các tỉnh thành lớn như TP. HCM, Bạc Liêu, Vũng Tàu... đều không nhận bán bia Laser. Thậm chí không dám trưng mẫu quảng cáo có hình ảnh bia Laser vì Tiger, Heineken, Bivina đã ký hợp đồng độc quyền với họ, yêu cầu không được bán, trưng bày bất kỳ thương hiệu bia nào khác, đổi lại, họ được nhận một khoản tiền tài trợ hàng trăm triệu đồng. Bia Laser đã không đến được với người tiêu dùng do không có người bán lẻ. Câu chuyện bán lẻ giờ đây không chỉ dành cho nhà môi giới, mà chính các doanh nghiệp cũng phải tự chủ động trong kênh phân phối của riêng mình.
Câu chuyện của 4 năm về trước ấy càng có ý nghĩa hơn trong thời gian hiện tại khi nước ta đang dần mở cửa lĩnh vực phân phối bán lẻ theo tiến trình của cam kết gia nhập WTO. Mở cửa thị trường, thu hút vốn FDI là một việc rất cần thiết trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Tuy nhiên, lĩnh vực phân phối bán lẻ được coi là huyết mạch của nền kinh tế do nó liên
quan đến cả sản xuất và tiêu dùng. Nguồn vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ không chỉ tác động về mặt kinh tế mà còn tạo ra không ít những tác động về mặt xã hội ở Việt Nam. Làm thế nào để vừa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này để tận dụng được những ảnh hưởng tích cực lại vừa hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dòng vốn ấy chính là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế nước ta. Trước câu hỏi đó, người viết chọn đề tài “Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam” làm đề tài khóa luận.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng phát triển lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam Nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân
phối bán lẻ của Việt Nam từ đó đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại
Đưa ra những giải pháp nhằm tận dụng tốt nhất dòng vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam giai đoạn từ năm 1996 tới đầu năm 2008 trong bối cảnh phát triển lĩnh vực phân phối bán lẻ nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu dựa trên các phân tích, đánh giá định lượng và định tính thông qua một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp - phân tích, biểu đồ để làm sáng tỏ, phong phú thêm lý luận nhằm giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra.