Thực trạng kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân và giải pháp - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài THỰC TRẠNG KÊ KHAI VÀ NỘP THUẾ GTGT TẠI VIỆT 1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

THỰC TRẠNG KÊ KHAI VÀ NỘP THUẾ GTGT TẠI VIỆT NAM. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hoài Anh

Lớp : Anh 1 K41- KTNT

Thực trạng kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân và giải pháp - 1

Giáo viên hướng dẫn : THS.Ngô Quý Nhâm


Hà Nội, 11/2006

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 4

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 4

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ GTGT 4

2. VAI TRÒ CỦA THUẾ GTGT 4

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GTGT 8

III. HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ SỬ DỤNG TRONG THUẾ KÊ KHAI VÀ NỘP THUẾ GTGT 13

1. KHÁI QUÁT VỀ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 13

2. CÁC LOẠI HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ SỬ DỤNG TRONG KÊ KHAI VÀ NỘP THUẾ GTGT 14

IV. CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 16

1. ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ VÀ HOÀN THUẾ. 16

2. CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG .. 19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KÊ KHAI VÀ NỘP THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG NÀY 30

I. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 30

II. NHỮNG HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 33

1. SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN KHỐNG 34

2. LẬP HỒ SƠ XUẤT KHỐNG 40

3. BÁN HÀNG KHÔNG LẬP HÓA ĐƠN, KHÔNG KÊ KHAI DOANH THU 44

4. CÁC HÌNH THỨC GIAN LẬN KHÁC 45

III. NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG GIAN LẬN VÀ TRỐN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 47

1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CÓ NHIỀU BẤT CẬP 47

2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VIỆC THỰC THI LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG THIẾU HỢP LÝ 57

3. THIẾU PHƯƠNG TIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRỢ GIÚP 60

3. Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÒN KÉM

................................................................................................................................ 61

4. SỰ THOÁI HÓA ĐẠO ĐỨC CỦA MỘT SỐ CÁN BỘ CHỨC NĂNG 62

5. THÓI QUEN MUA HÀNG KHÔNG LẤY HOÁ ĐƠN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 62

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH HÌNH GIAN LẬN VÀ TRỐN THUẾ GTGT 65

I. CẢI CÁCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ... 65

1. CHUYỂN CÁC HỘ KINH DOANH CÓ QUY MÔ NHỎ SANG ÁP DỤNG HÌNH THỨC THU THUẾ ĐƠN GIẢN THEO TỶ LỆ % TRÊN DOANH THU NHƯ HẦU HẾT CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ĐÃ THỰC HIỆN 66

2. THU HẸP CÁC MỨC THUẾ SUẤT 67

3. LOẠI BỎ QUY ĐỊNH KHẤU TRỪ CHO CÁC LOẠI BẢNG KÊ 67

4. THU HẸP CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU 68

5. KẾT HỢP CƠ CHẾ HOÀN TRƯỚC KIỂM SAU VÀ KIỂM TRƯỚC HOÀN SAU

................................................................................................................................ 68

6. KHUYẾN KHÍCH CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ CÁC DOANH NGHIỆP TỰ IN HÓA ĐƠN 69

II. THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TỰ KÊ KHAI, TỰ NỘP THUẾ 70

1. TÁC DỤNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TỰ KÊ KHAI VÀ TỰ NỘP THUẾ

................................................................................................................................ 71

2. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP THUẾ 72

III. ĐIỀU CHỈNH MỘT SỐ NỘI DUNG LUẬT DOANH NGHIỆP 77

1. XÁC ĐỊNH NHÂN THÂN CỦA NGƯỜI XIN GIẤY PHÉP THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 78

2. .... PHẢI QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CỦA NGƯỜI ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP (TUÂN THỦ PHÁP LUẬT,TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ,ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP) 79

3. TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA CÁC CHI CỤC THUẾ ĐỊA PHƯƠNG 79

IV. HIỆN ĐẠI HÓA PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 80

V. ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ 81

VI. KẾT HỢP CHẶT CHẼ GIỮA CÁC BỘ, NGÀNH, CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRONG CÁC CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 83

1. CỤC THUẾ TỈNH, THÀNH PHỐ 83

2. CỤC HẢI QUAN 84

3. SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ 84

4. CÔNG AN THÀNH PHỐ 84

5. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN, TÒA ÁN NHÂN DÂN 84

6. CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 85

7. ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC QUẬN, HUYỆN 85

8. CÁC CƠ QUAN TUYÊN TRUYỀN 85

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 89

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, em xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến thầy Ngô Quý Nhâm, giáo viên hướng dẫn trực tiếp, đã tận tình giúp đỡ em trong việc biên tập nội dung và trình bày đề tài.

Em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và thời gian để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.

Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn các bạn lớp A1, K41, khoa KTNT, trường Đại học Ngoại Thương đã giúp đỡ em tìm kiếm tài liệu và thu thập thông tin phục vụ cho việc thực hiện đề tài.

Xin trân trọng cảm ơn!


Nguyễn Hoài Anh



Tính cấp thiết của đề tài

LỜI MỞ ĐẦU

Từ nhiều năm nay, thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước. Cùng với sự phát triển và tiến bộ xã hội, các sắc thuế ngày càng đa dạng và hợp lý hơn nhằm tạo ra sự công bằng xã hội và tăng thu cho ngân sách quốc gia. Một trong những sắc thuế tiến bộ được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng đó là thuế GTGT.

Thuế GTGT được phát hiện lần đầu tiên bởi một người Đức nhưng lại được chính thức áp dụng đầu tiên ở nước Pháp và nhanh chóng trở thành sắc thuế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Cho đến nay, có hơn 100 nước áp dụng thuế GTGT, chủ yếu là các nước ở Châu Âu, Châu Phi và một số nước ở Châu Á, trong đó có Việt Nam ( cho đến nay Mỹ vẫn chưa áp dụng loại thuế này). Năm 1993, thuế GTGT đã được áp dụng thí điểm ở Việt Nam tại 11 doanh nghiệp nhà nước trong 3 lĩnh vực là dệt, sản xuất đường, xi măng. Ngày 10/5/1997 quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 và luật này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/1999. Từ đó cho đến nay, chính phủ đã nhiều lần ban hành các thông tư, nghị địnhhướng dẫn áp dụng luật thuế GTGT và luật sửa đổi luật thuế GTGT để điều chỉnh Luật thuế GTGT kip thời với những biến động của tình hình kinh tế xã hội Việt Nam.

Thuế GTGT từ khi ra đời đến nay đã khẳng định ví trí quan trọng của nó. Ở Việt Nam, thuế GTGT là sắc thuế mang lại nguồn thu lớn nhất cho ngân sách nhà nước. Hàng năm, thuế GTGT đóng góp khoảng gần 20% vào tổng thu ngân sách nhà nước.

Dù cho hiệu quả mà thuế GTGT mang lại là không thể phủ nhận,thì sắc thuế này vẫn đang bộc lộ nhiều điểm thiếu sót. Các doanh nghiệp đã lợi dụng các thiếu sót này để thực hiện các hành vi gian lận trốn thuế gây thất thoát rất lớn cho ngân sách nhà nước. Những thủ đoạn mà các doanh nghiệp áp dụng để thực hiện hành vi gian lận ngày càng tinh vi và ngày càng diễn ra với quy mô lớn hơn khiến cho các cơ quan chức năng rất khó kiểm soát. Các vụ án liên quan đến gian lận và trốn thuế


GTGT được phát hiện ngày càng nghiêm trọng, trong đó có những vụ án gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Việc gian lận và trốn thuế GTGT đang trở thành vấn nạn của xã hội và vấn đề này cần sớm được giải quyết triệt để. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay khi Việt Nam sắp trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc giải quyết triệt để hiện tượng gian lận và trốn thuế của các doanh nghiệp là hết sức cần thiết và cần phải làm càng sớm càng tốt.

Vì vậy người viết đã lựa chọn đề tài “Thực trạng kê khai và nộp thuế GTGT tại Việt Nam. Nguyên nhân và giải pháp” để làm khoá luận tốt nghiệp.

Mục đích nghiên cứu


Mục đích của bài nghiên cứu này là nhằm đánh giá thực trạng kê khai và nộp thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay và tìm ra nguyên nhân của những bất cập trong hệ thống chính sách quản lý thuế GTGT hiện nay. Từ đó, người viết đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi Luật thuế GTGT tại Việt Nam và hướng tới hoàn thiện hệ thống Thuế nói chung của Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu


Để thực hiện bài nghiên cứu này được tổng quát, người viết đã sưu tập các thông tin, số liệu về các doanh nghiệp, cơ quan thuế trên cả nước thông qua các kênh thông tin đại chúng. Nhưng vì điều kiện và thời gian có hạn nên người viết chỉ trực tiếp phỏng vấn , xin thông tin trực tiếp ở các doanh nghiệp tại Hà Nội và một số doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận.

Phương pháp nghiên cứu


Thực hiện bài nghiên cứu này người viết đã sử dụng kết hợp hai nguồn thông tin chủ yếu là nguồn thông tin sơ cấp bao gồm các thông tin thu thập được thông qua phỏng vấn, khảo sát thực tế và nguồn thông tin thứ cấp bao gồm các thông tin thu thập từ các bài nghiên cứu, báo cáo khác và các đánh giá, phân tích của chính người viết bài này. Để đảm bảo tính khách quan và tổng quát của bài viết, người viết đã


thu thập thông tin và đánh giá, nhìn nhận vấn đề trên các phương diện và gốc độ khác nhau. Trước hết là thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, internetĐồng thời phỏng vấn một số đại diện của cơ quan thuế và nghiên cứu các báo cáo của cơ quan thuế để nhìn nhận vấn đề trên phương diện nhà nước. Song việc đứng trên lập trường quan điểm của các doanh nghiệp để nghiên cứu cũng hết sức quan trọng, vì thế người viết cũng đã phỏng vấn, tìm hiểu một số doanh nghiệp để làm cho bài viết tổng quát hơn.

Bố cục của bài viết này bao gồm ba chương: Chương I: Lý luận chung về thuế Giá trị gia tăng

Chương II: Thực trạng kê khai và nộp thuế Giá trị gia tăng tại Việt Nam và nguyên nhân của thực trạng này.

Chương III: Giải pháp hạn chế tình trạng gian lận và trốn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam.

Trong đó, chương I sẽ tập trung vào những cơ sở lý luận chung liên quan đến thuế GTGT bao gồm các khái niệm, định nghĩa, nội dung, đặc điểm, phân loạiliên quan đến thuế GTGT. Chương II là những vấn đề thực tiễn được thu thập để làm rõ vấn đề nghiên cứu đồng thời phân tích để đánh giá thực tiễn đó; chương II cũng đi vào nghiên cứu nguyên nhân của những bất cập đang tồn tại trong việc thực thi Luật thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay. Chương III, người viết sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu và khả thi nhất để có thể giải quyết các bất cập đang tồn tại.

Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn nên bài viết này chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các độc giả.

Xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 20/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*