cho đội ngũ CBQ chủ động, quản lý tốt hoạt động đảm bảo phù hợp với các điều kiện thực tế của nhà trường cũng như yêu cầu của bộ môn.
1.5.2. ác ếu tố thuộc về đội ng giáo viên và học sinh
1.5.2.1. Nhận thức và năng lực của giáo viên
Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, có vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động dạy học. Do vậy, năng lực chuyên môn, khả năng tổ chức, định hướng hoạt động học tập của học sinh bằng cách thiết kế hệ thống nhiệm vụ học trên lớp và ngoài lớp một cách hợp lý sẽ thúc đẩy HS tích cực tham gia các hoạt động học tập, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Tình yêu với học sinh, niềm đam mê với nghề và tinh thần trách nhiệm với công việc được giao cùng phong cách giảng dạy khoa học, năng động, nhiệt huyết sẽ là điều kiện tốt để giáo viên dành nhiều thời gian, tâm sức và say sưa với chuyên môn.
Dạy Văn không chỉ dạy kiến thức mà còn có nhiệm vụ định hướng cảm xúc, tình cảm, dạy các em biết rung động, biết yêu thương. Chính vì thế, dạy Văn rất cần đến sự cảm nhận, đến chất văn của cả thầy và trò. Giáo viên dạy Văn đồng thời còn là nhà phê bình văn học, là người đưa tác phẩm đến với học sinh một cách tự nhiên, trong sự chủ động của người học. Quản lý dạy học Ngữ văn trong nhà trường nhất định phải quan tâm tới nhân tố rất quan trọng là người thầy. Đây là lực lượng nòng cốt, quyết định trực tiếp đến chất lượng hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn.
Để tổ chức, triển khai hiệu quả hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn thì người GV trước hết cần phải nắm rõ các yêu cầu, mục đích và những nội dung cơ bản của hoạt động trải nghiệm trong đặc thù bộ môn Ngữ văn. Ngoài ra, người GV cần phải nắm được đặc điểm của học sinh trong nhà trường, cũng như các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để có thể thiết kế giáo án bài học, thiết kế các hoạt động trải nghiệm phù hợp. Bên cạnh đó, GV Ngữ văn cũng phải luôn tự học, tự bồi dưỡng, tự cập nhật những kiến
thức mới về trải nghiệm trong dạy học; nắm vững lý luận dạy học hiện đại, hiểu sâu sắc lý luận dạy học bộ môn, tìm hiểu những phương pháp dạy học tích cực để vận dụng vào tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục học sinh.
1.5.2.2. Đặc điểm học sinh
Học sinh THCS là HS ở lứa tuổi từ 11 đến 15.Có thể thấy, đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong sự phát triển tâm lý của trẻ em. Ở lứa tuổi này, các em thích được thể hiện bản thân, thích được học làm người lớn. Đây cũng là thời kỳ đánh dấu sự thay đổi các yếu tố tâm sinh lý với sự phát triển mạnh mẽ thể lực và tinh thần, sự phát triển năng lực nhận thức, tư duy và khả năng hình thành các mối quan hệ trong giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, tâm hồn các em lại rất nhạy cảm, trong sáng, thơ ngây nên rất cần sự hướng dẫn, sự định hướng từ phía gia đình và nhà trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Uản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Môn Ngữ Văn
- Hình Thức Và Phương Pháp Trải Nghiệm Trong Dạy Học M N Ngữ Văn
- Nội Dung Quản L Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Dạy Học Môn Ngữ Văn Ở Trường Thcs
- Kết Quả Học Tập Bộ Môn Ngữ Văn Của Hs Bảng 2.1. Thống Kê Số Lượng Hsg Môn Ngữ Văn
- Đánh Giá Của Hs Về Mức Độ Thực Hiện Các Nội Dung Trải Nghiệm Trong Dạy Học Môn Ngữ Văn Ở Các Trường Thcs Thành Phố Việt Trì,
- Hực Trạng Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Dạ Học Môn Ngữ Văn Của Học Sinh
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học và quản lý dạy học môn Ngữ văn trong trường THCS. Ở giai đoạn này thì các em thích được tìm hiểu, khám phá thế giới, muốn được trải nghiệm và tham gia các hoạt động học tập thực tế, ngoài cuộc sống, … Ngoài ra, học sinh rất nhiệt tình, sức khỏe và luôn tích cực trong các hoạt động ngoại khóa. Đây chính là điểm mạnh, là lợi thế để giáo viên môn Ngữ văn có thể khai thác và tổ chức các hoạt động trải nghiệm một cách phù hợp đảm bảo phát huy được những điểm mạnh của học sinh để đạt được hiệu quả dạy học môn Ngữ văn.
1.5.3. ác ếu tố khách quan thuộc về điều kiện môi trường giáo dục
1.5.3.1. Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính phục vụ cho hoạt động trải nghiệm
8140114Để tổ chức tốt các hoạt động trên thì ngoài nhân tố con người còn có một yếu tố khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là yếu tố CSVC, tài chính phục vụ cho hoạt động. Cơ sở vật chất, tài chính sẽ là điều
kiện tối thiểu mà nhà trường cần quan tâm và thực hiện để đáp ứng cho quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả. Bởi bất kỳ một hoạt động nào để thực hiện được cũng cần có kinh phí để chi trả và đáp ứng kịp thời những chi phí trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, các nguồn lực khác cũng không thể bỏ qua như: phương tiện, văn phòng phẩm, phòng học,… cũng là như điều kiện tối thiểu và căn bản để giúp hoạt động được tiến hành đúng kế hoạch xây dựng. Yếu tố này là những yếu tố thường trực và hiện hữu trước mắt chúng ta, nhưng nếu không quản lý, bố trí, sắp xếp tốt sẽ có những trở ngại không nhỏ cho hoạt động.
Thực tế hiện nay kinh phí dành cho HĐTN ở các trường THCS nói chung và nhất là ở các trường vùng nông thôn, miền núi, dân tộc nói riêng là rất hạn chế, việc huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, PHHS sẽ góp phần đem lại kết quả cho HĐTN ở các nhà trường.
1.5.3.2. Sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
Sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tham gia tổ chức HĐTN cho học sinh là một yếu tố quan trọng giúp hoạt động được tổ chức thành công. Vì vậy, nhà trường cần phối hợp tốt với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường như: các đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương; tổ chức chính quyền địa phương; các đơn vị kinh tế xã hội; hội cha mẹ học sinh, … Nếu nhà trường biết cách phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường và phát huy sức mạnh của những lực lượng này, không những đảm bảo được sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục HS mà còn nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, gia đình và xã hội trong việc phối hợp, giáo dục con em mình, đồng thời tạo những thuận lợi cho nhà trường trong việc tổ chức các HĐTN. Vì vậy, thực hiện có hiệu quả sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện để các em được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội còn làm cho quá
trình giáo dục học sinh ở trường THCS trở lên thống nhất, hài hòa và đạt hiệu quả, đồng thời vừa làm cho giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội được cộng hưởng, vừa tạo điều kiện khép kín quá trình giáo dục, tác động đồng bộ đến nhân cách học sinh.
1.5.3.3. Các yếu tố thuộc về m i trường giáo dục trong tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn
Để tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn đạt được hiệu quả như mong muốn, việc tạo ra các môi trường trải nghiệm cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn cũng rất quan trọng. Bởi, năng lực, phẩm chất người học cần được hình thành và phát triển trong những hoàn cảnh, môi trường và đặt trong các mối quan hệ giao tiếp, các tình huống khác nhau. Các môi trường thuận lợi có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn có thể thấy tập trung vào hai yếu tố sau: ôi trường trải nghiệm trong lớp học, trường học và môi trường trải nghiệm ngoài lớp học, trường học.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường trường, lớp với các hoạt động chủ yếu là đổi mới phương pháp trong dạy học bộ môn Ngữ văn. Ở đó, dưới vai trò hướng dẫn, tổ chức của người giáo viên, học sinh được trực tiếp tham gia các hoạt động trải nghiệm với các hình thức như sân khấu hóa tác phẩm văn học, tham gia các diễn đàn văn học, các trò chơi văn học, ... Qua đó, việc học sinh được trải nghiệm trong môi trường giáo dục với các bạn xung quanh tại chính lớp học, trường học của mình cũng là một điều kiện tốt để giúp các em phát triển tư duy, kỹ năng văn học.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường bên ngoài không gian lớp học, trường học. Tại đây, các em sẽ được tham gia vào các hoạt động thực tiễn đời sống như các hoạt động thực địa, tham quan, dã ngoại với môi trường, với di tích, với danh lam thắng cảnh; các hoạt động xã hội, tình nguyện gắn với nội dung văn học. Thông qua những hoạt động trải nghiệm ở
những môi trường bên ngoài cuộc sống, học sinh sẽ phát huy tốt hơn khả năng tự chủ, tiềm năng sáng tạo và kỹ năng ứng phó, giải quyết các tình huống thực tiễn; gắn lí thuyết với thực hành. Từ đó, học sinh sẽ được thúc đẩy khả năng tư duy, nhận thức văn học gắn với thực tiễn, được trải nghiệm với các nội dung văn học phong phú, góp phần phát triển phẩm chất, nhân cách cũng như năng lực cá nhân một cách tốt nhất.
Tiểu ết chương 1
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn cho học sinh THCS là một trong những biện pháp tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được quan sát, suy nghĩ và trải nghiệm tham gia vào các hoạt động thực tiễn nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học. Thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh được khuyến khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi giúp các em tích cực tìm tòi, nghiên cứu, khám phá, khơi nguồn cho sự sáng tạo, tìm ra những giải pháp mới, những cái mới trên nền tảng vận dụng những kiến thức văn học và những kiến thức, kỹ năng được trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống, biến ý tưởng thành hiện thực.Từ đó, nhằm hình thành ở của bản thân.
Ở cấp THCS, dạy học các bộ môn nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng, hoạt động trải nghiệm tập trung hình thành cho học sinh thói quen chủ động giao tiếp; biết tự khẳng định và tự quản lý bản thân; tiếp cận với nghề nghiệp phù hợp với năng khiếu sở thích và hướng phát triển của bản thân. Nội dung hoạt động trải nghiệm là những kiến thức được học sẽ gắn bó với đời sống tiễn thưc, địa phương, cộng đồng đất nước và dễ vận dụng vào thực tế; được tích hợp từ nhiều lĩnh vực giáo dục, môn học và thiết kế thành các chủ đề mang tính chất mở và tương đối độc lập với nhau để học sinh và nhà trường lựa chọn, tổ chức thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả.
Trong chương 1, tác giả đã tiến hành tìm hiểu cơ sở khoa học của đề tài. Đó là khái niệm, cơ sở lý luận của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS. Đây chính là cơ sở quan trọng để tác giả tiếp tục đi vào nghiêm cứu thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ở chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN L HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠ HỌC M N NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỈNH PHÚ THỌ
2 1 hái quát đ c điểm inh tế ch nh trị văn h a hội Th nh phố Việt tr Tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Đặc điểm kinh tế chính trị
Thành phố Việt Trì nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc Tổ quốc. Địa giới hành chính giáp các tỉnh, huyện: Phía Đông giáp với huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc); phía Nam giáp với huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc), huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội); phía Tây giáp với huyện Lâm Thao; phía Bắc giáp huyện Phù Ninh. Thành phố Việt Trì là đô thị trung tâm của các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ và là một trong 21 đô thị loại I của Việt Nam. Việt Trì là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật của tỉnh Phú Thọ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và là đô thị động lực trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ và cả vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Được xem là đất phát tích, kinh đô đầu tiên của dân tộc Việt Nam, Việt Trì là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, nơi có kinh đô Văn ang - kinh đô đầu tiên của người Việt, quê hương đất tổ vua Hùng. Nơi đây còn là thành phố công nghiệp, công nghệ kỹ thuật cao. Đây cũng là cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối giữa các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh. Thành phố Việt Trì có 23 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 13 phường: Bạch Hạc, Bến Gót, Dữu Lâu, Gia Cẩm, inh Nông, inh Phương, Nông Trang, Tân Dân, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Vân Cơ, Vân Phú và 10 xã: Chu Hóa,
Hùng ô, Hy Cương, Kim Đức, Phượng Lâu, Sông ô, Tân Đức, Thanh Đình, Thụy Vân, Trưng Vương.
Thành phố Việt Trì được biết đến là thành phố công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc Xã hội chủ nghĩa với các ngành dệt, giấy, hóa chất, sứ... và còn được gọi là thành phố ngã ba sông vì nằm gần nơi hợp lưu của sông Thao, sông Lô và sông Đà thành sông Hồng. Hiện nay, thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và trung tâm của liên tỉnh phía Bắc. Việt Trì được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư để trở thành một trong những đô thị lớn nhất Việt Nam. Không chỉ phát triển về kinh tế, văn hóa, Việt Trì còn là thành phố cội nguồn dân tộc. Ngày 10/3 âm lịch hàng năm là ngày Giỗ tổ Hùng Vương, bốn phương tụ hội về thăm viếng Tổ tiên.
2. Đặc điểm văn hóa, giáo dục THCS
Năm học 2018 - 2019, ngành GD&ĐT thành phố Việt Trì tiếp tục có bước phát triển khá toàn diện. Quy mô và chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý được quan tâm bồi dưỡng. Toàn thành phố có 78 đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trực thuộc, 19 đơn vị giáo dục ngoài công lập, 20 cơ sở giáo dục tư thục với hơn 2.100 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó, thành phố có 75 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 2,5% so với năm học trước; 100% cán bộ quản lý trình độ trên chuẩn, 87,9% giáo viên trên chuẩn, 89,82% giáo viên dạy tiếng Anh đạt từ B2 trở lên. 23/23 xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS mức độ 3; đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Tỉ lệ trẻ mầm non suy dinh dưỡng giảm từ 1% - 2% so với năm học trước; tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 98,96%; 1.561 học sinh đỗ vào lớp 10 các trường THPT công lập, chiếm 55%, tăng 4,3% so với năm học trước; 1.903 học sinh tiểu học và 868 học sinh THCS đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình hợp tác giao lưu trao đổi, học tập kinh nghiệm trong giáo dục với một số nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp…