1.4 Nội dung quản l hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS
1.4.1. Vai trò của iệu trưởng trong quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạ học môn Ngữ văn ở trường S
HT là người đứng đầu, đại diện cho nhà trường về mặt pháp lí, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hành chính cũng như chuyên môn, chịu trách nhiệm toàn diện trước cấp trên trong việc tổ chức, quản lí toàn bộ các hoạt động của nhà trường.
Tại điều 54, Luật Giáo dục 2019 qui định: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”.
Người Hiệu trưởng có vai trò quan trọng và có trách nhiệm trong các hoạt động của nhà trường, đối với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cũng vậy.
Hiệu trưởng là người đứng đầu một nhà trường/ cơ sở giáo dục, là linh hồn và thuyền trưởng của nhà trường; có sự tác động lớn tới chất lượng giáo dục nhà trường thông qua hoạt động quản lý của mình.
Và đối với hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS thì vai trò của người hiệu trưởng luôn được đánh giá cao và có sự tác động rất lớn tới hiệu quả đạt được. Các vai trò đó được thể hiện rõ:
- Vai trò người thiết kế: Hiệu trưởng là người xây dựng kế hoạch hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS trong nhà trường. Căn cứ vào các cơ sở pháp lý, mục đích và nội dung giáo dục; đặc điểm tâm sinh lý của học sinh; khả năng và điều kiện cho phép người Hiệu trưởng cần thiết kế kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp.
- Vai trò của người tổ chức, định hướng: Hiệu trưởng là người chỉ đạo cho giáo viên tổ chức các hoạt động kiểm tra đánh giá cho mỗi học sinh ở từng bộ môn phát huy đầy đủ trách nhiệm và năng lực, phát huy tính sáng tạo
trong họat động của mình. Và để giáo viên làm tốt hoạt động đó thì người Hiệu trưởng phải có định hướng hoạt động, tổ chức triển khai thực hiện hoạt động trong nhà trường một cách đồng bộ và thống nhất.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Dạy Học Môn Ngữ Văn Ở Trường Thcs.
- Uản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Môn Ngữ Văn
- Hình Thức Và Phương Pháp Trải Nghiệm Trong Dạy Học M N Ngữ Văn
- Ác Ếu Tố Thuộc Về Đội Ng Giáo Viên Và Học Sinh
- Kết Quả Học Tập Bộ Môn Ngữ Văn Của Hs Bảng 2.1. Thống Kê Số Lượng Hsg Môn Ngữ Văn
- Đánh Giá Của Hs Về Mức Độ Thực Hiện Các Nội Dung Trải Nghiệm Trong Dạy Học Môn Ngữ Văn Ở Các Trường Thcs Thành Phố Việt Trì,
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
- Vai trò người lãnh đạo, chỉ huy, cổ vũ: Hiệu trưởng phải thường xuyên lãnh đạo, điều khiển, chỉ huy, cổ vũ, khích lệ quá trình học tập, vận động, vui chơi và rèn luyện của học sinh. Luôn ủng hộ và giúp đỡ các giáo viên trong hoạt động. Giữ vai trò hướng dẫn, uốn nắn, điều chỉnh, động viên, nhắc nhở giáo viên thực hiện tốt hoạt động.
- Vai trò người đánh giá, điều chỉnh: Những thông tin thu nhận được về quá trình kiểm tra, đánh giá của GV thì người hiệu trưởng cần phải thường xuyên tiến hành tổ chức công tác đánh giá để kịp thời có những điều chỉnh, tác động phù hợp giúp đạt tới mục tiêu.
1.4.2. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạ học môn Ngữ văn Để xây dựng được một kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn có hiệu quả, người CBQ cần phải trả lời được 4
câu hỏi:
- Hiện nay, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn cho HS ở nhà trường đã được thực hiện ở mức độ nào? Kết quả đã đạt được là gì?
- Chúng ta định hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn trong thời gian sắp tới ra sao?
- Để đạt được mục tiêu, chúng ta cần thực hiện, triển khai các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn như thế nào?
- Công cụ để kiểm tra, đánh giá việc đạt tới mục tiêu các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn là gì?
Để làm tốt việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn cho học sinh, người CBQL cần triển khai tốt các nội dung sau:
- Đánh giá được thực trạng của nhà trường liên quan đến tổ chức các hoạt động trải nghiệm, làm rõ điều kiện nguồn lực hiện có đáp ứng cho tổ chức các hoạt động trải nghiệm dạy học môn Ngữ văn.
- Xác định mục tiêu, nội dung dạy học trải nghiệm trong môn Ngữ văn có tính khả thi với điều kiện nhà trường.
- Lựa chọn nội dung hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn một cách phù hợp: Trải nghiệm vật chất, trải nghiệm tinh thần, trải nghiệm xã hội, trải nghiệm tình cảm, trải nghiệm mô phỏng...
- Sắp xếp công việc theo tiến độ hợp lý, đáp ứng nguồn lực và các biện pháp để thực hiện các HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn có hiệu quả.
Kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn cần xác định rõ:
- Tên các hoạt động trải nghiệm gắn với từng chủ đề văn học: lựa chọn tên mang ý nghĩa và thu hút được sự quan tâm của các đối tượng tham gia, phù hợp với đặc thù môn Ngữ văn và tâm lý lứa tuổi học sinh.
- Mục tiêu của hoạt động: phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn, phù hợp với kiến thức, nhận thức, khả năng, năng lực của học sinh, ...
- Nội dung của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn: các nội dung trải nghiệm cần lựa chọn phù hợp với nội dung chủ đề văn học, với đặc điểm nhận thức của học sinh, với năng lực học tập của học sinh và điều kiện hiện thực tế của nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch cần phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường như: CBQ , GV, HS trong trường. Ngoài ra, có thể mời thêm các chuyên gia văn học, nhà thơ, nhà văn, cha mẹ học sinh, địa phương, các tổ chức có liên quan để tổ chức HĐTN một cách hiệu quả cho học sinh.
- Nguồn lực tham gia: nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính cần sử dụng, sự phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường.
- Thời gian thực hiện: ngày, tuần, tháng, học kỳ
- Kết quả cần đạt được đối với học sinh về phát triển phẩm chất và năng lực.
- Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn.
1.4.3. ổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm trong dạ học môn Ngữ văn
Tổ chức triển khai các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn có liên quan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động học tập văn hoá, rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường.
Để tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn, CBQ nhà trường cần thực hiện tốt các nhiệm vụ:
- Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo tổ chức HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn do tổ trưởng tổ Văn làm trưởng ban, các giáo viên Ngữ văn cũng như đại diện các tổ chuyên môn khác trong nhà trường làm ủy viên.
- Triển khai phổ biến kế hoạch, truyền tải mục tiêu, yêu cầu, nội dung cơ bản của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn cho toàn thể GV tham giả giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường biết và nắm rõ để triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo cho Đoàn, Đội trong nhà trường phối hợp với GV Ngữ văn để xây dựng và tổ chức các Câu lạc bộ Văn học tạo sân chơi cho HS.
- Tập huấn, bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên Ngữ văn.
- Trang bị, mua sắm và bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bộ môn Ngữ văn. Huy động các nguồn tài chính như: nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, nguồn tài chính từ cha mẹ học sinh đóng góp, nguồn tài chính từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường tài trợ, … để có thể tổ chức các buổi tham quan, dã ngoại, trải nghiệm xã hội cho HS trong dạy học môn Ngữ văn đạt hiệu quả.
- Phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường để tổ chức HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn như: CBQL, GV, NV, HS, phụ huynh và các lực lượng khác ngoài nhà trường. Xây dựng được cơ chế phối hợp để tổ chức cho HS
đến với những địa danh, di tích có liên quan đến các tác phẩm văn học, đến gặp gỡ với các nhà thơ, nhà văn để học sinh có cơ hội được trải nghiệm, quan sát thực tế. Từ đó, các em được nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn.
1.4.4. hỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạ học môn Ngữ văn
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn là sự can thiệp của Hiệu trưởng vào toàn bộ quá trình quản lý hoạt động trải nghiệm để bảo đảm việc thực hiện trải nghiệm được diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp được các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả.
Cụ thể việc chỉ đạo thực hiện HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn được tiến hành như sau:
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch HĐTN: xây dựng kế hoạch cá nhân có nội dung HĐTN cho học sinh theo từng chủ đề, chủ điểm ứng với các nội dung trong chương trình dạy học môn Ngữ văn; xây dựng và lựa chọn các nội dung tiêu biểu để tổ chức HĐTN trong dạy học Ngữ văn và lựa chọn gian, địa điểm thực hiện một cách hợp lý nhất; chỉ đạo giáo viên phối hợp các lực lượng khác như: cán bộ Đoàn - Đội, cha mẹ HS để thực hiện chương trình và kế hoạch HĐTN cho HS; chỉ đạo giáo viên thực hiện việc kiểm tra đánh giá kết quả HĐTN của học sinh trong dạy học Ngữ văn đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
- Chỉ đạo giáo viên tích cực đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học và hình thức tổ chức HĐTN: yêu cầu các GV phải thường xuyên tìm hiểu, phát triển kiến thức chuyên môn và phát triển kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn. Thường xuyên đổi mới các hình thức, phương pháp dạy học tổ chức trải nghiệm một cách tích cực, phong phú phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện cho phép của nhà trường.
- Chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung, chương trình về HĐTN trong dạy học môn Ngữ Văn:
HĐTN trong dạy học Ngữ văn, yêu cầu GV phải xác định rõ về mục tiêu, nội dung, thời gian, địa điểm thực hiện, sự phối kết hợp giữa các lực lượng, ... HĐTN phải tạo được sân chơi cho học sinh và có tác dụng tạo môi trường cho học sinh trải nghiệm cuộc sống thực tế gắn việc học đi đôi với thực hành, luyện tập. Thông qua HĐTN, giáo viên củng cố, mở rộng tri thức đã học cho học sinh; rèn kĩ năng thực hành, khả năng thích ứng, khả năng sáng tạo trong cuộc sống giúp học sinh phát triển được phẩm chất, năng lực.
- Chỉ đạo tăng cường mua sắm, trang bị, sửa chữa hệ thống cơ sở vật chất, tăng cường nguồn tài chính, ... để phục vụ cho HĐTN. Hiệu trưởng cần đặc biệt quan tâm, đầu tư, tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, các nguồn lực tài chính để HĐTN được tiến hành thuận lợi, đạt hiệu quả.
- Hiệu trưởng chỉ đạo cho đạo giáo viên tổ chức góp ý, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả thực hiện HĐTN trong dạy học Ngữ văn của học sinh, nhằm kích thích tính tích cực tham gia của học sinh và tạo động lực cho học sinh tham gia hoạt động có hiệu quả. Đánh giá bằng hình thức nhận xét kết quả tham gia hoạt động của học sinh, những năng lực đã bộc lộ và những hạn chế cần khắc phục, tạo hứng thú, động lực cho học sinh tích cực hơn trong các hoạt động tiếp theo.
Chỉ đạo tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn là quá trình tác động, liên kết các thành viên trong nhà trường, tập hợp, động viên họ hoàn thành những công việc đã phân công để đạt được mục tiêu dạy học trải nghiệm môn Ngữ văn. Do đó Hiệu trưởng cần phải có sự quan tâm trong chỉ đạo thực hiện công việc, thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện công việc của các GV, HS nhằm có những uốn nắn, sửa chữa, chỉnh lý cũng như động viên, khen thưởng kịp thời. Tạo môi trường thoải mái, dân chủ, đoàn kết trong việc triển khai các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn.
1.4.5. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạ học môn Ngữ văn
Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐTN trong dạy học Ngữ văn
giúp Hiệu trưởng kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết.
Để làm tốt công tác này Hiệu trưởng cần:
- Xây dựng được các tiêu chí đánh giá kết quả HĐTN trong dạy học Ngữ văn sát với mục đích yêu cầu của từng hoạt động, trong từng thời điểm.
- Xác định lực lượng kiểm tra, đánh giá có uy tín và thực hiện thường xuyên, liên tục trực tiếp hoặc gián tiếp để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết.
- Sử dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá như: Sử dụng phiếu khảo sát, quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp, hỏi ý kiến giáo viên, học sinh hoặc chuyên gia. Đồng thời Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên Ngữ văn về tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS (thông qua việc kiểm tra bài soạn của GV, dự giờ GV,
…) để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao chất lượng HĐTN trong nhà trường.
- Sau khi kiểm tra đánh giá, Hiệu trưởng phải tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động trải nghiệm dạy học Ngữ văn, chỉ ra được những mặt đạt được và chưa được của GV và HS.
Do vậy việc kiểm tra, đánh giá HĐTN phải khách quan, chính xác, toàn diện, hệ thống, công khai, kịp thời, vừa sức và bám sát vào yêu cầu của chương trình, mục tiêu giáo dục cấp THCS.
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản l hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS
1.5.1. ác ếu tố thuộc về các c p quản lý
1.5.1.1. Chính sách đổi mới giáo dục
Việc đưa hoạt động trải nghiệm vào trong chương trình giáo dục của nhà trường nói chung, trong dạy học môn Ngữ văn nói riêng góp phần khắc
phục những tồn tại của chương trình giáo dục hiện nay, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong đó có bộ môn Ngữ văn.
Các chính sách đổi mới giáo dục cũng cần tập trung, chú trọng đến việc định hướng, hướng dẫn cho các trường và GV trong công tác đưa hoạt động trải nghiệm vào môn học. Các chính sách này sẽ là kim chỉ nam có tác dụng định hướng cho các hoạt động trải nghiệm được thực hiện có hiệu quả vào dạy học các bộ môn, trong đó có dạy học môn Ngữ văn.
Triển khai hoạt động trải nghiệm vào bộ môn Ngữ văn chính là thực hiện quan điểm, định hướng “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” giúp HS học tập Ngữ văn hiệu quả hơn thông qua các hoạt động trải nghiệm của bản thân. Trong dạy học môn Ngữ văn, các chính sách đổi mới giáo dục phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung và các hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ Văn.
1.5.1.2. Nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý về hoạt động trải nghiệm trong dạy học m n Ngữ văn
Để quản lý tốt HĐTN, trước hết BGH phải nhận thức được đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về mục tiêu, vị trí, vai trò, tác dụng của HĐTN trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS. Trên cơ sở đó, BGH mới tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBGV, PHHS và các lực lượng giáo dục khác. Đồng thời BGH cũng là người tập hợp, thuyết phục mọi lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tích cực triển khai thực hiện nội dung chương trình HĐTN.
Đây là yếu tố rất quan trọng và có sự ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động, bởi muốn quản lý chất lượng thì đội ngũ CBQ phải là người có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn đối với sự phát triển dạy học bộ môn và phát triển năng lực, nhân cách người học. Bên cạnh đó, năng lực, trình độ và sự hiểu biết về hoạt động trải nghiệm trong dạy học bộ môn (trong đó có môn Ngữ Văn) sẽ giúp