Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CBQL : Cán bộ quản lý

CĐ : Cao đẳng

CSSKND : Chăm sóc sức khỏe nhân dân GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo

GV : Giáo viên

HCM : Hồ Chí Minh

HS : Học sinh

HSSV : Học sinh sinh viên

KT-XH : Kinh tế - xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

QLGD : Quản lý giáo dục

SV : Sinh viên

Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 2

TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp

TDTT : Thể dục thể thao

THCN : Trung học chuyên nghiệp

TNCS : Thanh niên cộng sản

XH : Xã hội

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về khái niệm “ y đức” 48

Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho

SV 49

Bảng 2.3: Thực trạng về nội dung giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 52

Bảng 2.4. Thực trạng về việc sử dụng các phương pháp giáo dục y đức cho

SV tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 59

Bảng 2.5: Thực trạng các hình thức giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng

Y tế Thái Nguyên 62

Bảng 2.6 Thực trạng công tác tổ chức nhân lực của nhà trường vào hoạt động giáo dục y đức cho SV 68

Bảng 2.7: Thực trạng về công tác lập kế hoạch trong quản lý hoạt động giáo

dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 71

Bảng 2.8: Thực trạng về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục y

đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 73

Bảng 2.9: Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục y đức cho SV

tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 76

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất 96

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất 98

Bảng 3.3. Đánh giá về mức độ phù hợp giữa mức độ cần thiết với mức độ

khả thi của các biện pháp 102

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Mô hình hoạt động quản lý 19

Biểu đồ 2.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên về tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho

SV 50

Biểu đồ 2.2: Thực trạng về nội dung giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 57

Biểu đồ 2.3. Thực trạng về việc sử dụng các phương pháp giáo dục y đức cho SV tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 61

Biểu đồ 2.4. Thực trạng các hình thức giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 67

Biểu đồ 2.5. Thực trạng công tác tổ chức nhân lực của nhà trường vào hoạt động giáo dục y đức cho SV 71

Biểu đồ 2.6. Thực trạng về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 75

Biểu đồ 2.7. Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục y đức cho

SV tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 77

Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 102

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát thành một triết lý sống đối với đạo đức nói chung và đạo đức ngành y nói riêng. Người nói: “phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, “Lương y phải như từ mẫu...”.Theo Bác thì “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải như người mẹ hiền”. Quan điểm y đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tư tưởng nhân văn cao cả và đạo đức cách mạng, biểu hiện trước hết ở tình thương yêu con người sâu sắc. [2]

Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ "Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đạo đức, trí dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng nhân cách,khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành". [18]

Nhiệm vụ của các trường y là đào tạo ra những cán bộ y tế vừa có đức, vừa có tài. Đạo đức trong y học chính là y đức. Y đức là đạo đức của người hành nghề y tế, thể hiện qua các tiêu chuẩn nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của thầy thuốc đối với bệnh nhân và cộng đồng. Một người thầy thuốc có y đức tốt trước hết phải là người có đạo đức tốt. Y đức xác định trách nhiệm, lương tâm, danh dự và niềm hạnh phúc của người thầy thuốc. [9]

Bên cạnh đó, người thầy thuốc cần phải giải quyết các mối quan hệ của người thầy thuốc với các đối tác trong xã hội, giữa bác sĩ với bệnh nhân, giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, đồng nghiệp …..đã đặt ra nhiều thách thức về vấn đề y đức bởi giữa việc duy trì, đảm bảo cuộc sống với tính mạng và lợi ích của người bệnh thì phải đặt thứ tự ưu tiên như thế nào. Giải quyết các mối quan hệ này, theo GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng thì người cán bộ y tế phải đặt tính mạng của người bệnh lên trên hết, trên cả quyền lợi của người thầy thuốc. Đây là mục đích hành nghề trong ngành y tế nhưng đồng thời cũng là điều kiện để hành nghề.[34]

Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế phải có phẩm chất đạo đức tốt, phong cách giao tiếp hoà nhã, lịch sự, văn minh, có lối sống trong sạch, lành mạnh; mỗi người phải “sáng về y đức, sâu về y lý, giỏi về y thuật”, kiên quyết đấu tranh với hiện tượng quan liêu, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà cho người bệnh.

Khi mỗi cá nhân cần đến người thầy thuốc là khi họ yếu đuối cả về sức khỏe và tinh thần họ cần sự quan tâm, chăm sóc, động viên và cứu chữa của người thầy thuốc. Vì thế hơn bao giờ hết, người thầy thuốc cần có cả y đức và y thuật để chữa lành những vết thương thể xác và tinh thần cho người bệnh, đáp ứng sự tin tưởng giao phó sức khỏe, sự sống của người bệnh.

Hơn nghìn năm trước đây, nhà đại danh y Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, cây Đại thụ về nghề y, khi đề cập tới trách nhiệm và lương tâm của người thầy thuốc, ông đãchỉ rõ: "Sống chết trong tay mình nắm, phúc hoạ trong tay mình giữ". Người thấy thuốc nắm trong tay sinh mạng của bệnh nhân, là người mang đến “phúc” hoặc “họa”. Điều phúc họa ấy không chỉ phụ thuộc vào y thuật của người thầy thuốc mà còn phụ thuộc vào y đức của họ. Nghề y là một nghề hết sức đặc biệt vì đối tượng tác động của nghề y chính là sức khỏe và tính mạng con người. Có thể nói nghề y có tính quan trọng và cấp thiết, đi sâu vào đời sống con người, hạnh phúc mỗi gia đình và tương lai của cả một giống nòi, sức khỏe và sự cường thịnh của cả một dân tộc, một xã hội. Chính vì vậy mà từ muôn đời nay đạo đức nghề y luôn được đề cao. Người làm công tác y tế phải không ngừng rèn luyên nâng cao y đức, để đáp ứng nhiệm vụ cao cả của ngành và sự yêu mến, tín nhiệm của nhân dân. Công tác giáo dục ý đức phải được thực hiện trước hết với các sinh viên ngành y khi học còn ngồi trên ghế giảng đường để mỗi một y bác sĩ tương lai đều ý thức được giá trị nhân văn, vai trò và trách nhiệm của nghề.[8]

Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, nằm ở khu vực miền núi phía Đông Bắc, trực thuộc quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Nhiệm vụ chính

là đào tạo cán bộ Y tế ở trình độ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. Nằm ở khu vực tập trung số lượng các trường Đại học, cao đẳng và TCCN đứng thứ 3 cả nước. Nhà trường đã ngày càng lớn mạnh, trưởng thành với số lượng học sinh, sinh viên luôn duy trì ở mức 5000 đến 6000 em, đến từ trên 30 tỉnh thành trong cả nước. Nhà trường cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức của hội nhập kinh tế, tăng cường giao lưu, mặt trái của kinh tế thị trường, tác động nhiều mặt của HSSV trong đó có tác động đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp của ngành y. Hiện nay có rất nhiều vấn đề thực tế nổi cộm về vấn đề này đang bị lên án.

Với những lý do nêu trên, tác giả đã chọn và nghiên cứu đề tài: "Quản lý hoạt độnggiáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên " góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của giáo dục y đức và quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành y tại trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục y đức cho SV trong nhà trường.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trong trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

4. Giả thuyết khoa học

Hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã được chú trọng thực hiện và đạt được một số hiệu quả nhất định nhưng bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên một cách hợp lý và được

thực hiện đồng bộ thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ y tế của nhà trường.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục y đức và quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế

5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác giáo dục y đức và quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng y tế Thái nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

5.3. Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng y tế Thái nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn vấn đề nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt dộng giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.

6.2. Giới hạn khảo sát

Đề tài tiến hành khảo sát đối với các CBQL, GV và SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên với số lượng cụ thể:

- CBQL: 25 CBQL

- GV: 60 GV

- SV: 300 SV

6.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu

Đề tài chủ yếu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên trong 3 năm học gần đây (từ 2012

- 2015).

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin khoa học, các tài liệu về những quan điểm xung quanh vấn đề.

7.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Nhằm phân tích và tổng hợp các tài liệu khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề.

7.1.2. Phương pháp phân loại tài liệu

Nhằm sắp xếp các tài liệu khoa học, văn bản chỉ đạo thành hệ thống lý luận logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng anket

- Mục đích: Thu thập ý kiến về giáo dục y đức và quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

- Các phiếu điều tra - phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý và giáo viên trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên và các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

7.2.2. Phương pháp quan sát

- Quan sát các hoạt động giáo dục y đức và quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên của trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, từ đó đưa ra đánh giá, kết luận về thực trạng và đề xuất các giải pháp có tính hiệu quả về quản lý giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên nói riêng và các trường Cao đẳng, Đại học Y khoa nói chung.

7.2.3. Phương pháp chuyên gia

- Sử dụng hỏi 1 hay nhóm người về một vấn đề mà người này biết rõ về nó, là chuyên gia. Điều quan trọng là nhóm các chuyên gia này có sự thảo luận trước khi đưa ra ý kiến bản thân và biết được kết quả của đối phương.

7.2.4. Phương pháp phỏng vấn

- Thông qua việc phỏng vấn, trò chuyện, trao đổi trực tiếp với một số đối tượng cụ thể (CBQL, GV hoặc SV) để thu thập thêm thông tin về thực trạng quản lý giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023