Tín Dụng Ngân Hàng Là Công Cụ Tài Trợ Vốn Có Hiệu Quả

+ Với việc đặt giả thuyết H0: Giá trị trung bình của biến bằng giá trị cho trước( µ

= µ0). Và đưa ra đối thuyết H1: giá trị trung bình của biến khác giá trị cho trước( µ ≠ µ- 0). Cần tiến hành kiểm chứng giả thuyết trên có thể chấp nhận được hay không. Để chấp nhận hay bác bỏ một giả thuyết có thể dựa vào giá trị p-value, cụ thể như sau:

Nếu giá trị p-value ≤ α thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận đối thuyết H1 .

Nếu giá trị p-value > α thì chấp nhận giả thuyết H0 và bác bỏ đối thuyết H1.

Với giá trị α (mức ý nghĩa) ở trong luận văn là 0,05.

4.3. Công cụ xử lý dữ liệu

+ Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu, kiểm định thang đo

+ Tổng hợp các kết dữ liệu nhận được từ đó sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh; phương pháp chuyên gia; phương pháp ngoại suy để xử lý thông tin thu thập được.

PHẦN II: NỘI DUNG LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG


Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Minh Hóa Bắc Quảng Bình - 3

1.1. Tổng quan về ngân hàng về Ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại

NHTM ra đời cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, hệ thống NHTM được coi là sản phẩm được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế và của quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Với tính cộng đồng, tính nhân văn rất cao “NHTM đã đem đến cho nhân loại sự “hưởng thụ” thiết yếu trong hoạt động đời sống xã hội”[2].

Với trọng trách là một ngành kinh tế huyết mạch trong quá trình vận động nền kinh tế, ngành ngân hàng đã đóng vai trò hết sức quan trọng. Với chức năng nhà trung gian tài chính trong nền kinh tế, NHTM là cầu nối giữa chủ thể kinh tế sẵn có vốn và các chủ thế thiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng, hay nói cách khác là nhà “cung vốn” và nhà “cầu vốn”. Điều này không thể thiếu đối với một nền kinh tế lành mạnh, có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững [2][4].

Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ đề cập đến NHTM. Theo đó, NHTM được quan niệm là loại hình tổ chức tín dụng được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu, thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cho vay, thực hiện dịch vụ thanh toán.

1.1.2. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngày càng nhiều với chất lượng đòi hỏi càng cao, hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển đáp ứng vai trò ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất của nền kinh tế. Các ngân hàng hiện nay không ngừng đổi mới phát triển về mọi mặt cả về số lượng và chất lượng tiến tới mô hình ngân hàng đa năng, chính vì vậy hoạt động của NHTM rất phong phú và đa dạng [2].

1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một trong hai mặt hoạt động quan trọng và chủ yếu của NHTM, là sự khởi đầu cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm: nguồn vốn tự có, nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn từ các tổ chức tín dụng và vay vốn của Ngân hàng Trung ương (NHTW), nguồn vốn khác [6].

* Vốn tự có

Vốn tự có là nguồn vốn bắt buộc khi thành lập, có tính ổn định và lâu dài, thuộc sở hữu của ngân hàng. Tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn tuy nhỏ nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng. Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng có thể huy động khi cần tăng vốn và phải được sự đồng ý của NHTW.

* Nhận tiền gửi

Đây là hoạt động cơ bản của NHTM. Kết quả của hoạt động này thể hiện khả năng thu hút vốn của ngân hàng. Quy mô huy động vốn được quyết định bởi các yếu tố như vốn tự có, uy tín, lãi suất, sản phẩm tiền gửi, sức cạnh tranh của ngân hàng.

* Phát hành các giấy tờ có giá

Trong quá trình kinh doanh của ngân hàng, khi nguồn huy động từ tiền gửi không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay và các hoạt động khác thì ngân hàng có thể huy động vốn thông qua việc phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi.

* Vốn vay của các TCTD khác và NHTW

Vay từ các tổ chức tín dụng khác: Trong quá trình hoạt động, NHTM có thể thiếu vốn tạm thời, khi đó NHTM có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác (phổ biến là thông qua thị trường liên ngân hàng).

Vay từ NHTW: Chức năng cơ bản của NHTW là ngân hàng của các ngân hàng, là ngân hàng cho vay cuối cùng trong nền kinh tế. Vì vậy NHTM có thể vay vốn NHTW khi cần thiết, bằng hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, tái cấp vốn của NHTW đối với NHTM nhằm bù đắp thiếu hụt, tạo sự cân đối nguồn vốn trong quá trình hoạt động của NHTM.

* Nguồn vốn khác

Trong quá trình hoạt động, NHTM còn có thể tạo lập từ nhiều nguồn vốn khác như vốn trong thanh toán, vốn ủy thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư cho các chương trình dự án…

1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động sử dụng vốn bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:

a. Hoạt động ngân quỹ

Hoạt động này phản ánh các khoản vốn của ngân hàng được dùng vào mục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do NHTW đề ra. Ngân quỹ là tài sản có tính thanh khoản cao và tính sinh lời thấp, chủ yếu đáp ứng chi trả thường xuyên của ngân hàng [8].

b. Hoạt động tín dụng

Đây là hoạt động đem lại nguồn thu lớn nhất của ngân hàng và chứa đựng

nhiều rủi ro nhất.

c. Hoạt động đầu tư tài chính

Ngoài hoạt động chính là cho vay thì các ngân hàng sử dụng nguồn vốn của mình tham gia vào các hoạt động đầu tư tài chính như: góp vốn liên doanh, kinh doanh và đầu tư chứng khoán…Các hoạt động này diễn ra trên thị trường tài chính, không những giúp ngân hàng thu được nguồn lợi nhuận cao và ổn định mà còn giúp cho ngân hàng đa dạng hóa danh mục đầu tư [15].

d. Hoạt động dịch vụ

Hoạt động dịch vụ ngân hàng rất đa dạng bao gồm: cung ứng các phương tiện thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ thu hộ, chi hộ và thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do Pháp luật quy định.

Ngoài những hoạt động trên, NHTM còn thực hiện các hoạt động khác như: dịch vụ đại lý và ủy thác, dịch vụ cho thuê tủ két, bảo quản hiện vật quý và giấy tờ có giá, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tư vấn tài chính tiền tệ.

1.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Theo Luật các tổ chức tín dụng, hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng

sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng [16].

Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền vay với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ khác.

Trong quan hệ cho vay Ngân hàng là bên cho vay chỉ nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời hạn nhất định. Do người đi vay không có quyền sở hữu số vốn ấy, nên phải hoàn trả lại người cho vay khi đến thời hạn đã thỏa thuận. Việc hoàn trả này không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị mà còn được tăng thêm dưới hình thức lợi tức.

Quá trình vận động mang tính hoàn trả của tín dụng là biểu hiện đặc trưng

nhất cho sự khác biệt giữa quan hệ tín dụng với các quan hệ kinh tế khác.

Tín dụng là quan hệ vay mượn, bao gồm cả hoạt động đi vay và cho vay. Tuy nhiên, khi gắn tín dụng với chủ thể nhất định như Ngân hàng hoặc các trung gian khác (Ví dụ như tín dụng Ngân hàng) thì chủ yếu bao hàm nghĩa là Ngân hàng cho vay [17].

1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các tổ chức, các doanh nghiệp và các cá nhân. Trong mối quan hệ đó, ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Đối tượng cho vay của ngân hàng là tiền tệ. Vì vậy, tín dụng ngân hàng đã khắc phục được những hạn chế của tín dụng thương mại về quy mô, thời gian và phương hướng vận động. Nền kinh tế càng phát triển thì khối lượng tín dụng ngân hàng thực hiện càng lớn. Được như vậy là do tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với lĩnh vực sản xuất và lưu thông hàng hoá cũng như trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế thị trường [2].

1.2.2.1. Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ vốn có hiệu quả

Tín dụng ngân hàng đáp ứng vốn để duy trì quá trình tái sản xuất, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế: Do đặc điểm tuần hoàn vốn, nên trong quá trình SXKD của các doanh nghiệp luôn có sự không ăn khớp về thời gian và khối lượng giữa lượng tiền cần thiết để dự trữ vật tư từ việc tiêu thụ hàng hoá của chu trình SXKD trước đó. Do đó, luân chuyển tạm thời nguồn vốn nhàn rỗi cùng với các nguồn tiết kiệm từ dân cư, nguồn kết dự trữ ngân sách... được NHTM huy động và sử dụng để đầu tư cho các doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, cho nhu cầu tiêu dùng tạm thời vượt quá thu nhập của dân chúng, cũng như cho yêu cầu chi của Ngân sách Nhà nước khi chưa có nguồn thu... Như vậy, tín dụng ngân hàng đã góp phần điều hoà vốn một cách có hiệu quả trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế [4].

Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất: thông qua việc tập trung và ưu tiên vốn cho các ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm, là những nơi có nhu cầu vốn cực lớn, từ đó tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao sức mạnh, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài [4].

Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình vận chuyển hàng hoá và luân chuyển tiền tệ thông qua việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện được các cơ hội đầu tư SXKD của mình: thông thường, các doanh nghiệp chỉ sử dụng đến vốn sử dụng ngân hàng sau khi đã huy động mọi nguồn vốn của bản thân, điều đó cũng có nghĩa là nếu không có tín dụng ngân hàng thì doanh nghiệp khó có khả năng thực hiện cơ hội đầu tư kinh doanh của mình, nhất là trong cơ chế thị trường, mất cơ hội là mất hết. Ngoài ra, tín dụng ngân hàng giúp doanh nghiệp tăng thêm sức mạnh trong cạnh tranh vươn lên tồn tại và phát triển trên thương trường [12].

1.2.2.2. Tín dụng ngân hàng là công cụ của Nhà nước điều tiết khối lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế

Như chúng ta đã biết, khi NHTM thực hiện hành vi cấp tín dụng cho nền kinh tế, cùng với khả năng “tạo tiền” sẽ được nhân rộng tức là đã tạo ra một khả năng cung ứng tiền tệ. Hiệu ứng ngược lại sẻ xảy ra, khi các NHTM thu hẹp tín

dụng. Chính từ khả năng này tín dụng ngân hàng đã được NHNN sử dụng như là một công cụ để điều tiết khối lượng tiền tệ lưu thông qua hệ thống các công cụ của chính sách tiền tệ: dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, lãi suất chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở [4].

1.2.2.3. Tín dụng ngân hàng thoả mãn nhu cầu tiết kiệm và mở rộng đầu tư của

nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng là công cụ giúp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện tốt chính sách tiền tệ, đồng thời cũng giúp chính NHNN có một môi trường kinh doanh thuận lợi. Với sức mua đồng tiền ổn định sẽ tạo tâm lý an tâm trong dân chúng, từ đó huy động được tối đa các nguồn vốn tiềm tàng trong xã hội, thoả mãn cao nhất nhu cầu vốn mở rộng đầu tư của nền kinh tế. Mặt khác với hoạt động tín dụng, NHTM trở thành trung gian tài chính đặc biệt có khả năng giảm thiểu các chi phí và rủi ro, do đó đã thoã mãn nhu cầu tiết kiệm và mở rộng đầu tư của nền kinh tế [25].

1.2.2.4. Tín dụng ngân hàng là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho NHTM

Trong kinh doanh tiền tệ NHTM, tín dụng luôn là khoản mục lớn nhất, thường xuyên chiếm trên 80% tài sản có của ngân hàng. Nghiệp vụ tín dụng ngày càng được đa dạng hoá càng làm tăng vai trò của tín dụng trong tổng thể kinh doanh của NHTM và do đó, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm phần lớn lợi nhuận, quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng [4].

1.2.2.5. Tín dụng ngân hàng là công cụ góp phần tăng cường chế độ hạch toán

kinh tế của các đơn vị kinh tế

Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả có lợi tức. Do vậy, hoạt động của tín dụng phản ánh kết quả SXKD của mỗi đơn vị và chất lượng hoạt đông của mỗi nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng đòi hỏi các đơn vị kinh tế phải sử dụng vốn có hiệu quả, đẩy nhanh vòng quay vốn. Các đơn vị vay vốn phải cam kết sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả vốn và lãi đúng hạn. Hơn nữa, khi vay vốn ngân hàng, các doanh nghiệp phải xuất trình các số liệu, tình hình tài chính một cách kịp thời, chính xác, minh bạch. Điều đó thúc đẩy

các đơn vị SXKD tăng cường hạch toán kế toán, đảm bảo được yêu cầu SXKD và

tăng lợi nhuận.

Tóm lại, tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Nếu hoạt động tín dụng có chất lượng, có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy SXKD phát triển tạo ra sự ổn định lưu thông tiền tệ. Chính vì vậy, chất lượng và hiệu quả tín dụng là vấn đề quan trọng đối với NHTM [19].

1.2.3. Phân loại tín dụng ngân hàng

Dựa vào các tiêu thức khác nhau người ta phân chia thành các loại TDNH

khác nhau:

a. Căn cứ vào thời hạn tín dụng

Cho vay ngắn hạn: Là loại tín dụng không quá 12 tháng, thường được sử dụng để cho vay, đáp ứng nhu cầu tín dụng của các chủ thể kinh tế, bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu thanh toán của các cá nhân.

Cho vay trung hạn: Là loại tín dụng trên 12 tháng đến 60 tháng, được sử dụng cho các hoạt động mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình quy mô nhỏ của các doanh nghiệp, xây dựng nhà ở hoặc mua sắm tiêu dùng có giá trị lớn của cá nhân.

Cho vay dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, được sử dụng cho các hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

b. Căn cứ vào đối tượng tín dụng

Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được ngân hàng cấp nhằm hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp hoặc chủ thể kinh tế khác.

Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được ngân hàng cấp nhằm hình thành vốn cố định của các doanh nghiệp hoặc chủ thể kinh tế khác dưới hình thức cho vay trung và dài hạn.

c. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cấp cho các doanh

nghiệp và chủ thể trong nền kinh tế để tiến hành sản xuất, lưu thông hàng hóa dịch vụ.

Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cấp cho cá nhân đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Ngày đăng: 01/06/2022