Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính Của 3 Khách Sạn Năm 2014


theo đặc thù của ngành kinh doanh khách sạn nói riêng và của ngành du lịch nói chung. Lao động nam chủ yếu tập trung ở các bộ phận như: kỹ thuật bảo dưỡng, bảo vệ, bếp, kinh doanh…, lao động nữ chủ yếu tập trung ở các bộ phận như: buồng, bàn, lễ tân, kế toán…

Cụ thể, cơ cấu lao động theo giới tính của các khách sạn 4 sao tại Hải Phòng được thể hiện chi tiết trong bảng sau:

Bảng 2.12. Cơ cấu lao động theo giới tính của 3 khách sạn năm 2014



STT


Tên Khách sạn


Tổng số lao động

Lao động nam

Lao động nữ

Số

lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ

%

1

Camela

121

54

44,63

67

55,37

2

Harbour View

116

55

47,41

61

52,59

3

Làng quốc tế

Hướng Dương

182

75

41,21

107

58,79

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam VTOS vào nghiên cứu lĩnh vực an ninh – an toàn trong các khách sạn 4 sao tại Hải Phòng - 9

Nguồn: Khách sạn Camela, Harbour View và Làng Hướng Dương

Bảng 2.13. Cơ cấu lao động theo giới tính của bộ phận an ninh

tại 3 khách sạn năm 2014



Khách sạn

Tổng số lao động

Lao động nam

Lao động nữ

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Camela

12

12

100

0

0

Avani Hải Phòng Harbour View

16

14

87.5

2

12.5

Làng quốc tế hướng dương

20

13

65

7

35

Nguồn: Khách sạn Camela, Harbour View và Làng Hướng Dương

Nhìn chung lao động trong bộ phận an ninh của các khách sạn 4 sao tại Hải Phòng chủ yếu là lao động nam, lao động nữ chiếm tỷ lệ rất nhỏ: Khách sạn Camela không có nhân viên an ninh là nữ; làng quốc tế Hướng Dương, lao động nữ trong bộ phận lên tới 35%. Khi được hỏi “Với số lượng nhân viên an ninh nữ nhiều như vậy có làm cho công việc của bộ phận gặp khó khăn?”, trưởng bộ phận nhân sự của làng cho biết: Đặc thù lao động của bộ phận an ninh là nam chiếm số lượng lớn. Về mặt


này, làng quốc tế Hướng Dương cũng không phải là ngoại lệ. Song, nếu so sánh tỉ lệ lao động nữ trong bộ phận an ninh của làng so với bộ phận an ninh của các khách sạn khác trên địa bàn thành phố thì con số có lớn hơn. Điều này không hề làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc của bộ phận mà trái lại nó tạo ra sự mềm mại, linh hoạt trong quá trình phục vụ. Ở đây, làng khai thác thế mạnh của nữ giới là sự nhẹ nhàng, tỉ mỉ. Nhân viên nữ thường được giao cho các công việc đón tiếp khách tại cổng của làng.

2.3.3. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn

Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn phản ánh chất lượng lao động du lịch nói chung, chất lượng nguồn nhân lực của các khách sạn 4 sao ở Hải Phòng nói riêng. Tại 3 khách sạn được khảo sát, chất lượng lao động thể hiện như sau:

Bảng 2.14. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn của bộ phận an ninh tại 3 khách sạn


S T T


Tên khách sạn


Tổng số lao động


Đại học


Cao đẳng

Trung cấp


Nghiệp vụ


Phổ thông

Số lượn

g

Tỷ lệ

%

Số lượ ng

Tỷ lệ

%

Số lượ ng

Tỷ lệ

%

Số lượ ng

Tỷ lệ

%

Số lượ ng

Tỷ lệ

%

1

Camela

12

0

0

0

0

1

8.3

4

33.3

7

58.4

2

Avani Hải Phòng Harbou r View


16


1


6.25


2


12.5


8


50


4


25


1


6.25

3

Làng Hướng Dương


20


1


5


1


5


10


50


5


25


3


15

Nguồn: Khách sạn Camela, Harbour View và Làng Hướng Dương


Qua số liệu khảo sát tổng hợp thực tế từ 3 khách sạn 4 sao ở Hải Phòng, có thể nhận thấy số lượng lao động trong bộ phận an ninh tại các khách sạn có trình độ đại học cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp, dưới 25% và không đồng đều tại các khách sạn. Cụ thể, so sánh 3 khách sạn trong hệ thống khách sạn khảo sát thì khách sạn Camela


là khách sạn có tỷ lệ lao động trình độ đại học và cao đẳng thấp nhất 0%, khách sạn Harbour View là khách sạn có tỷ lệ lao động trình độ đại học cao nhất là 6.25%. Có thể giải thích cho các tỷ lệ này như sau: khách sạn Camela là khách sạn được thành lập sớm nhất, cho nên số lượng lao động phần lớn có trình độ chuyên môn ở mức nghiệp vụ và phổ thông chiếm tỷ trọng cao. Khách sạn Harbour View là khách sạn trẻ, được xây dựng về sau, mặt khác, khách sạn chủ yếu phục vụ khách nước ngoài và hiện nay có thể đánh giá Harbour View là khách sạn có tiêu chuẩn tuyển dụng khắt khe nhất tại Hải Phòng, cho nên trình độ nhân viên ngay từ khâu tuyển dụng đã đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Tóm lại, chất lượng lao động của bộ phận an ninh tại các khách sạn 4 sao tại thành phố Hải Phòng được đánh giá là phù hợp so với tính chất của công việc. Có thể khái quát chất lượng của nguồn nhân lực an ninh tại các khách sạn được khảo sát như sau:

- Hầu hết trưởng bộ phận an ninh của các khách sạn đều có trình độ đại học hoặc cao đẳng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch khách sạn và đã qua các khóa đào tạo về an ninh, an toàn.

- Số lao động ở trình độ trung học, nghiệp vụ và phổ thông chiếm tỷ trọng khoảng 40% ở các khách sạn. Do đó ít nhiều ảnh hưởng đến nhiều mặt của hoạt động kinh doanh khách sạn. Tuy nhiên, cả 3 khách sạn được khảo sát đều đã khắc phục các hạn chế này bằng cách chú ý đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên.

2.4. Thực trạng công tác đào tạo đội ngũ nhân viên an ninh theo tiêu chuẩn VTOS của các khách sạn 4 sao tại Hải Phòng

2.4.1. Quy trình đào tạo đội ngũ nhân viên an ninh của các khách sạn 4 sao tại Hải Phòng

Để sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhất và để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như để nắm bắt được sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các khách sạn cũng phải thường xuyên chăm lo tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.


Tại 3 khách sạn 4 sao của Hải Phòng được khảo sát, công tác đào tạo đều được quan tâm trú trọng, tuy nhiên, ở mỗi khách sạn chế độ đào tạo có sự khác nhau về sự lựa chọn các phương pháp đào tạo, mức độ đào tạo, thời gian đào tạo và kinh phí đào tạo.

Thời gian đào tạo và mức độ đào tạo: Qua khảo sát thực tế tại 3 khách sạn, thời gian đào tạo của các khách sạn rất khác nhau. Khách sạn Camela là khách sạn có kế hoạch đào tạo song song với kế hoạch tuyển dụng được tiến hành sáu tháng một lần. Khách sạn Harbour View, kế hoạch đào tạo được chia ra thành hai mảng, kế hoạch đào tạo dài hạn cũng được xây dựng cùng với kế hoạch tuyển dụng được tiến hành một năm hai lần, ngoài ra khách sạn Harbour View còn có kế hoạch đào tạo ngắn hạn được tiến hành thường xuyên, liên tục và trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm lên kế hoạch và phân công cụ thể về kế hoạch đào tạo ngắn hạn. Làng quốc tế Hướng Dương lại đào tạo theo vị trí công việc, đối với cán bộ chủ chốt quá trình đào tạo được cập nhật liên tục, còn đối với lực lượng nhân viên quá trình đào tạo được chia nhỏ và thường xuyên, trưởng bộ phận an ninh có trách nhiệm về đào tạo nghiệp vụ cho các nhân viên của bộ phận mình.

Như vậy, qua khảo sát về thời gian và mức độ đào tạo của 3 khách sạn cho thấy: khách sạn Avani Hải Phòng Harbour View và Làng quốc tế Hướng Dương có kế hoạch đào tạo chi tiết và phân mảng rõ ràng, mức độ đào tạo diễn ra liên tục và thường xuyên hơn so với khách sạn Camela.

Phương pháp đào tạo: Qua khảo sát tại 3 khách sạn cho thấy, các phương pháp đào tạo được áp dụng tại các khách sạn cũng rất khác nhau.

Khách sạn Camela đào tạo theo hai phương pháp chính là đào tạo tại chỗ và gửi đi học tại các trường chuyên nghiệp và một số khách sạn 5 sao tại Hà Nội như: khách sạn Nikko và khách sạn Melia. Đối với phương pháp đào tạo tại chỗ, khách sạn có kế hoạch đào tạo do trưởng bộ phận chịu trách nhiệm đào tạo và khách sạn cũng mời chuyên gia có kinh nghiệm về đào tạo. Với mỗi bộ phận khác nhau, khách sạn lại chọn các phương pháp đào tạo thích hợp. Bộ phận An ninh thường được đào


tạo tại chỗ trong khi đó việc gửi nhân viên đi học tại các trường chuyên nghiệp và một số khách sạn lớn lại tập trung vào bộ phận Lễ tân và bộ phận Nhà hàng.

Khách sạn Avani Hải Phòng Harbour View và làng quốc tế Hướng Dương có nhiều điểm tương đồng trong phương pháp đào tạo nhân viên. Đối với khách sạn Avani Hải Phòng Harbour View, ngoài kế hoạch đào tạo dài hạn một năm hai lần cho nhân viên thì khách sạn tập trung vào đào tạo liên tục và thường xuyên cho nhân viên như kế hoạch đào tạo của làng Quốc tế Hướng Dương. Quá trình đào tạo của khách sạn Harbour View và Làng quốc tế Hướng Dương tương đối khoa học và phù hợp với yêu cầu của người lao động. Quá trình đào tạo được diễn ra liên tục và chia nhỏ theo từng công đoạn cũng như phân bổ thời gian. Như vậy, quá trình đào tạo tại hai khách sạn trên tương đối hiệu quả và phù hợp với nhu cầu công việc của người lao động trong khách sạn.

Ngoài ra, các khách sạn được khảo sát cũng được hưởng lợi từ “dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam” do EU tài trợ với kinh phí là 12 triệu Euro trong suốt 3 năm, từ năm 2007 và kết thúc năm 2010. Cụ thể số lượng nhân viên được cấp chứng chỉ VTOS của các khách sạn được khảo sát như sau:

Bảng 2.15. Số nhân viên được cấp chứng chỉ VTOS của 3 khách sạn năm 2014



Chỉ tiêu


Camela

Avani Hải Phòng Harbour View

Làng quốc tế Hướng Dương

Học viên

0

48

42

Đào tạo viên

3

15

5

Nguồn: Khách sạn Camela, Harbour View và Làng Hướng Dương


Dưới đây là một ví dụ bằng văn bản về đào tạo và phát triển nhân sự của khách sạn Hướng Dương. Trong đó, Làng quốc tế Hướng Dương có quy định rất rõ về việc đào tạo nhân viên cũng như trách nhiệm của nhân viên đối với khách sạn trong và sau thời gian đào tạo trong “nội quy lao động” như sau:


“Khách sạn có chính sách đào tạo nhân viên để nâng cao hiệu quả công tác khi làm việc tại khách sạn. Việc đào tạo được áp dụng cho nhân viên như sau: 1) Đào tạo trong công việc; 2) Đào tạo về kỹ năng tại nơi nhân viên thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm; 3) Đào tạo tại lớp học trong khách sạn; 4) Đào tạo bên ngoài: khách sạn có thể gửi nhân viên đi học tại nhiều tổ chức, các trường có uy tín có thể cung cấp các khóa đào tạo hoặc hội thảo khi phù hợp; và 5) Đào tạo tại nước ngoài”

Đánh giá kết quả đào tạo: Hiệu quả của chương trình đào tạo thường được đánh giá qua hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Học viên tiếp thu, học hỏi được gì sau khóa đào tạo?


Giai đoạn 2: Học viên áp dụng các kiến thức kỹ năng đã học hỏi được vào trong thực tế để thực hiện công việc như thể nào?

Qua các khách sạn được khảo sát, thì hầu hết các khách sạn đều làm tốt công việc đánh giá kết quả học tập của giai đoạn 1 bằng các bài kiểm tra tổng thể. Nhưng để đánh giá hiệu quả của toàn khóa học lại là vấn đề phức tạp và đòi hỏi thời gian. Trong thực tế, có thể học viên đã lĩnh hội rất tốt các kiến thức, kỹ năng mới trong khóa học, hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo, nhưng không áp dụng được những gì đã học vào trong thực hiện công việc. Vì vậy, các khách sạn được khảo sát đều chưa có chế độ đánh giá hiệu quả đào tạo chung cho toàn bộ khóa đào tạo.

2.4.2. Kết quả điều tra thực trạng công tác đào tạo đội ngũ nhân viên an ninh theo tiêu chuẩn VTOS của các khách sạn 4 sao tại Hải Phòng

Việc triển khai tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam trong đào tạo của các khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Hải Phòng là không đồng đều. Nếu nhìn vào bảng 2.15 có thể thấy số lượng nhân viên được đào tạo về tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam VTOS của khách sạn Avani Hải Phòng Harbour View và làng quốc tế Hướng Dương là lớn và khác biệt hẳn so với khách sạn Camela khi mà số nhân viên được thẩm định của khách sạn này là 0. Camela mới chỉ dừng lại ở việc cử nhân viên đi học các lớp đào tạo viên để về đào tạo lại cho nhân viên của


khách sạn và chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ buồng và nghiệp vụ nhà hàng chứ không phải là nghiệp vụ an ninh.

Dựa trên nhu cầu về nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự đặc biệt là nhân viên an ninh, các khách sạn 4 sao ở Hải Phòng đã đăng ký các kỳ thẩm định tại trung tâm thẩm định có thẩm quyền của thành phố cũng như tổ chức các buổi tập huấn đào tạo nhân viên an ninh về tiêu chuẩn VTOS.

* Việc đăng ký thẩm định sẽ được tiến hành theo quy trình 4 bước sau:


Bước 1: Đăng ký với Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch (VTCB) và nhận sổ kỹ năng nghề: Ở bước này, nhân viên sẽ thực hiện việc đầu tiên là nhận mẫu đăng ký trên website của hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch (Link:http://www.vtcb.org.vn/default.aspx?portalid=1&tabid=324&docid=613&pag eid=2622), sau đó điền thông tin về doanh nghiệp, thông tin về nhân viên đăng ký. Mỗi nhân viên đăng ký gửi kèm 02 ảnh 4x6. Tất cả sẽ được tập hợp tại phòng hành chính của các khách sạn. Tiếp đó, phòng hành chính có nhiệm vụ gửi hồ sơ và đơn đăng ký đến văn phòng VTCB bằng cả hai cách: gửi bưu điện đến địa chỉ: Văn phòng VTCB, tầng 7 – 80 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc gửi email đến địa chỉ: vtcbhn.vnn.vn. Mỗi khách sạn sẽ đăng ký tối thiểu 3 nhân viên mỗi nghiệp vụ cho mỗi lần thẩm định. Số lượng này giúp VTCB sắp xếp lịch thẩm định cho khách sạn nhanh chóng hơn, rút ngắn thời gian chờ đợi của doanh nghiệp. Cuối cùng nhân viên sẽ được nhận sổ kỹ năng nghề.

Bước 2: Đào tạo tại chỗ do các đào tạo viên VTOS thực hiện: Để duy trì Hệ thống VTOS và giúp cho Hệ thống này thực sự phát huy hiệu quả đối với nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam, từ năm 2007, với sự giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế và Dự án EU Hội đồng VTCB thực hiện thẩm định kỹ năng nghề ở trình độ cơ bản đối với những nhân viên của các doanh nghiệp tham gia Hệ thống VTOS, đã được đào tạo theo quy trình của Hệ thống và có Đơn Đăng ký thẩm định hợp lệ. Mô hình này gắn chặt công tác đào tạo kỹ năng của từng nghiệp vụ cho nhân viên của doanh


nghiệp ngay tại đơn vị họ đang làm (đào tạo tại chỗ) với việc thẩm định kỹ năng nghề của Hội đồng VTCB.

Bước 3: Hoàn thành sổ kỹ năng nghề và đăng ký thẩm định: Một nhân viên muốn được thẩm định để cấp Chứng chỉ Kỹ năng nghề VTOS ở trình độ cơ bản thì trước hết phải là nhân viên thuộc doanh nghiệp đã tham gia Hệ thống VTOS. Thứ hai là, nhân viên đó đã được đào tạo theo tiêu chuẩn VTOS bởi một Đào tạo viên VTOS đã được Hội đồng VTCB công nhận. Bằng chứng của việc đào tạo này là cuốn Sổ Kỹ Năng Nghề được Đào tạo viên điền đầy đủ thông tin và ký xác nhận. Thứ ba là, nhân viên đó được đăng ký thẩm định thông qua doanh nghiệp của mình. Tất cả quy trình trên đều được hướng dẫn chi tiết tại trang tin điện tử của Hội đồng VTCB ở địa chỉ:http://vtcb.org.vn. Về vấn đề này, cả 3 khách sạn Camela, Avani Hải Phòng Harbour View và làng quốc tế Hướng Dương đều đủ tiêu chuẩn có thể đào tạo tại chỗ.

Bước 4: Thẩm định kỹ năng thực hành và kiến thức tại các trung tâm thẩm định: Các kỳ thẩm định được tiến hành nhất quán trên cả nước về quy trình tổ chức và đánh giá. Một buổi thẩm định của mỗi thí sinh sẽ gồm phần thi thực hành và lý thuyết tại các Trung tâm thẩm định hoặc Trung tâm đánh giá được Hội đồng VTCB công nhận. Trong đó phần thi thực hành có thời lượng từ 60 đến 120 phút (tùy nghiệp vụ); phần thi lý thuyết có thời lượng 30 phút. Phần thi thực hành bao gồm loạt bài thi liên hoàn với các tình huống cụ thể mô phỏng công việc thực tế hàng ngày. Phần thi lý thuyết là các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nghiệp vụ theo tiêu chuẩn VTOS. Nhân viên các khách sạn trên địa bàn thành phố Hải Phòng sẽ tham gia thẩm định tại Trung tâm thẩm định VTCB tại Hải Phòng – Trường THNV DL Hải Phòng.

* Đối với việc tổ chức các buổi tập huấn đào tạo nhân viên an ninh tại các khách sạn 4 sao của Hải Phòng: Bộ phận hành chính của các khách sạn sẽ lên kế hoạch về tổ chức đào tạo, bố trí địa điểm, liên hệ với đào tạo viên, chuẩn bị công tác tổ chức. Bộ phận an ninh phối kết hợp từ việc gọi điện thông báo lịch đào tạo cho

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2023