Đầu Tư Cơ Sở Vật Ch T Thiết Bị Và Các Nguồn Lực Đảm Bảo Cho Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Dạ Học Môn Ngữ Văn

- Xây dựng nội quy của nhà trường về thực hiện HĐTN, kỷ luật lao động, gắn hoạt động giảng dạy của giáo viên với quyền lợi và trách nhiệm nghề nghiệp; Thành lập ban thi đua khen thưởng, kỷ luật xây dựng các tiêu chí đánh giá về khen thưởng và kỷ luật.

- Định kỳ hàng tháng, Hiệu trưởng/ Phó hiệu trưởng họp với Tổ trưởng chuyên môn để nắm tình hình và chỉ đạo HĐTN trong dạy học Ngữ văn, thường xuyên trực tiếp dự sinh hoạt chuyên để nắm bắt tình hình và đánh giá chất lượng việc tổ chức HĐTN trong dạy học Ngữ văn của Tổ.

- Chỉ đạo Ban thi đua khen thưởng kiểm tra, đánh giá định kỳ theo tháng, theo học kỳ và theo năm học theo tiêu chí đã đề ra để khen thưởng kịp thời những các nhân, tập thể xuất sắc trong việc vận dụng HĐTN trong dạy học. Đồng thời điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những sai sót trong HĐTN trong dạy học của đội ngũ giáo viên.

Đối với tổ chuyên môn

- Chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá chéo giữa các giáo viên, phân công nhiệm vụ cụ thể và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của GV khi tổ chức trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn đảm bảo sự công bằng, khách quan.

- Thường xuyên trao đổi, lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp, phản hồi của GV về thực tiễn hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn tại nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch dự giờ các tiết HĐTN trong dạy học cho cả năm học, học kỳ và hàng tháng cụ thể.

- Giải quyết kịp thời và hợp lý các vấn đề liên quan đến giáo viên trong tổ và các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn của GV.

Đối với giáo viên

- Giáo viên chủ động thực hiện nhiệm vụ dự các HĐTN trong dạy học theo kế hoạch cá nhân.

- Chia sẻ, đóng góp và thể hiện chính kiến cá nhân, tâm tư, nguyện vọng một cách thoải mái và tích cực nhất trong hoạt động để tổ chuyên môn và Ban giám hiệu kịp thời nắm bắt và giải quyết.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- Xây dựng HĐTN trong dạy học và tiêu chí thi đua khen thưởng của nhà trường một cách khoa học, thiết thực, dân chủ, công khai, nghiêm túc thực hiện có hiệu quả;

- Thực hiện phân cấp quản lý, phân quyền cho tổ trưởng chuyên môn, Trưởng ban thi đua khen thưởng; cần có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của BGH nhà trường.

3.2.6. Đầu tư cơ sở vật ch t thiết bị và các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động trải nghiệm trong dạ học môn Ngữ văn

3.2.6.1.Mục tiêu

Hiệu quả của HĐTN không chỉ phụ thuộc vào kế hoạch, nội dung, hình thức của các hoạt động mà một yếu tố không kém phần quan trọng đó là cơ sở vật chất trang thiết bị, kinh phí hoạt động. Nhằm tăng cường các điều kiện (cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí...) một cách kịp thời, hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn tại nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện

Đối với Hiệu trưởng

- Xây dựng kế hoạch cụ thể để bổ sung và mua sắm trang thiết bị dạy học Ngữ văn phù hợp với yêu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm cũng như điều kiện kinh phí Nhà trường.

- Xây dựng mối quan hệ tốt để tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính ở các cấp, các cơ quan doanh nghiệp, và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận để các bộ phận có kế hoạch chủ động tăng cường CSVC trang thiết bị cho dạy học trải nghiệm trong môn Ngữ văn.

- Quy định việc sử dụng, bảo quản hệ thống cơ sở vật chất trong nhà trường nói chung và trong hoạt động tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn nói riêng, đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm minh cho những GV, HS vi phạm.

- Xây dựng quy trình quản lý cơ sở vật chất trong nhà trường gồm: mua sắm, lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng, kiểm tra.

Đối với tổ chuyên môn

- Tận dụng tất cả những CSVC sẵn có của nhà trường, lớp, đồng thời phải biết khai thác tiềm năng CSVC của xã hội để tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn cho HS một cách hiệu quả.

- Chủ động đề xuất, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương; các các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động... cùng tham gia. Các cơ sở như khu di tích lịch sử, khu văn hóa, cơ quan, công trường, nhà vườn, khu chăn nuôi, đồng ruộng… hoặc ở mỗi gia đình đều có thể là địa điểm lý tưởng để học sinh được thực hành, trải nghiệm sáng tạo.

- Tổ chức phong trào thi đua về tự làm thiết bị dạy học trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm khi dạy học Ngữ văn.

- Tổ chuyên môn cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng sử dụng các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ dạy học bộ môn Ngữ văn để có những kiến nghị, đề xuất mua sắm, trang bị thêm.

Đối với giáo viên

- Tham gia tích cực vào phong trào thi đua tự làm thiết bị dạy học; sử dụng và bảo quản tốt các trang thiết bị phục vụ tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn.

- Làm tốt công tác giữ mối liên hệ thường xuyên và tốt đẹp với phụ huynh HS để vận động tham gia ủng hộ, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường học.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng lập kế hoạch ngay từ đầu năm cho việc chi kinh phí phục vụ HĐTN trong dạy học để báo cáo trước hội đồng sư phạm, trước hội nghị công nhân viên chức đầu năm học.

- Cần phải đảm bảo việc quản lý và bảo quản tốt CSVC trang thiết bị phục vụ cho HĐTN.

- Các tổ chức xã hội và cha mẹ học sinh cần nhận thức rõ về vai trò trách nhiệm của mình trong việc phát huy nguồn lực để tổ chức HĐTN cho học sinh. 3 3 Mối quan hệ giữa các biện pháp

Mỗi biện pháp có một vị trí và thế mạnh riêng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kia song chúng có mối quan hệ mật thiết tác động lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong khâu quản lý HĐTN trong dạy học môn Ngữ văn. Điều quan trọng là nhà quản lý phải biết vận dụng các biện pháp này vào điều kiện cụ thể của trường mình và thực hiện một cách liên tục, có điều chỉnh để mang lại hiệu quả tốt nhất. Thực tế về đội ngũ giáo viên, học sinh, hình thức học, điều kiện về cơ sở vật chất của các bộ môn của nhà trường là khác nhau nên khi áp dụng các biện pháp cũng sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, không nên xem nhẹ hay tuyệt đối hoá bất kỳ biện pháp nào.

Các biện pháp quản lý HĐTN trong dạy học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, có tính thống nhất, đồng bộ. Trong đó, biện pháp 1 là tiền đề để thực hiện các biện pháp còn lại.

BP 1

BP 6

BP 5

Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn tại các trường THCS thành phố Việt Trì, Phú Thọ

BP 2

BP 3

BP 4

Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp

3 4 Thăm dò t nh cấp thiết v hả thi của biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo sát

Mục đích khảo sát là nhằm thu thập thông tin đánh giá về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã được đề xuất trên cơ sở đó đề điều chỉnh những biện pháp chưa phù hợp và khẳng định độ tin cậy của các biện pháp được đánh giá.

3.4.2. Đối tượng khảo sát

Khảo sát trên 15 CBQL, 30 giáo viên ở 05 trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Đối tượng và địa bàn khảo sát



TT


Địa bàn

Đối tượng khảo sát


Tổng

CBQL

GV

1

PGD trung học (thuộc Sở Giáo dục tỉnh Phú Thọ)

2


2

2

PGD&ĐT TP Việt Trì

3


3

3

THCS Thọ Sơn

2

6

8

4

THCS Lý Tự Trọng

2

6

8

5

THCS Trưng Vương

2

6

8

6

THCS Nông Trang

2

6

8

7

THCS Thanh Đình

2

6

8

Tổng

15

30

45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - 14

3.4.3. iêu chí và thang đánh giá

- Khảo nghiệm qua phiếu điều tra/bảng hỏi (xem phụ lục) Tổng số phiếu thăm dò, lấy ý kiến là: 45 phiếu

Số phiếu thu: 45 phiếu

- Thang đánh giá từ cao đến thấp, tùy theo từng tiêu chí mà có các mức độ:

+ Rất cấp thiết - Cấp thiết - Ít cấp thiết- Không cấp thiết

+ Rất khả thi - Khả thi - Ít khả thi - Không khả thi

- Đánh giá: dựa trên cách quy điểm của thống kê toán trong nghiên cứu khoa học để đánh giá kết quả nghiên cứu. Chúng tôi cho điểm ở mỗi mức độ như sau:

1 điểm: Không cấp thiết/ Không khả thi 2 điểm: Ít cấp thiết/ Ít khả thi

3 điểm: Cấp thiết/ Khả thi

4 điểm: Rất cấp thiết/ Rất khả thi

- Điểm trung bình đánh giá các mức tác động, mức cấp thiết, mức quan trọng, mức thực hiện và mức khả thi:

1,00 ≤ ĐTB ≤ 1,75: Không cấp thiết/ Không khả thi 1,75 < ĐTB ≤ 2,50: Ít cấp thiết/ Ít khả thi

2,50 < ĐTB ≤ 3,25: Cấp thiết/ Khả thi

3,25 < ĐTB ≤ 4,00: Rất cấp thiết/ Rất khả thi

3.4.4. Kết quả khảo sát

3.4.4.1. Tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất

Khảo sát tính cấp thiết thu được kết quả sau:


3.4

3.36

3.31

3.3

3.2

3.2

3.22

3.18

3.13

Tính cấp thiết

3.1

3

BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6


Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát tính c p thiết của các biện pháp

Nhận xét: Các biện pháp đề xuất có tính cấp thiết. Trong 6 biện pháp đề xuất thì biện pháp 1; 2; 6 được đánh giá cao với ĐTB lần lượt là 3.36; 3.31 và 3.22, được xếp thứ bậc 1; 2; 3. Trong khi đó biện pháp 6 được đánh giá thấp nhất ở mức độ xếp hạng đứng thứ 6, các biện pháp còn lại tương đối cao.

Nội dung 3 biện pháp được đánh giá ở mức độ cao là:

(1) Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS, PHHS về vai trò của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn

(2) Biện pháp 2: Tổ chức thiết kế hoạt động dạy học môn Ngữ Văn gắn với hoạt động trải nghiệm theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018

(3) Biện pháp 5: Tạo động lực cho GV tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn

Các biện pháp trên được đánh giá ở mức độ rất cấp thiết từ 42.2% đến 55.6%, mức độ cần thiết từ 26.7% đến 35.6%. Từ đó có thể thấy CBQL và GV rất xem trọng và đánh giá cao những biện pháp này. Đây có thể xem là những biện pháp tiên quyết quyết định nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Mặc khác, các biện pháp được khảo sát ở mức độ rất cấp thiết trung bình là 48.1%, cần thiết là 31.1% và ĐTB = 3.23, điều này chứng tỏ các biện pháp là rất cấp thiết khi đạt ở mức khá cao.

3.4.4.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Khảo sát tính khả thi thu được kết quả sau:


3.5

3.4

3.44

3.33

3.3

3.2

3.1

3

2.9

3.24

3.2

3.18

3.09

Tính khả thi

BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6


Biểu đồ 3.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp


Qua biểu đồ trên ta nhận thấy:

Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ do tác giả đề xuất được đa số CBQ , GV đánh giá là có tính khả thi cao.

Trong đó biện pháp 2 (Tổ chức thiết kế hoạt động dạy học môn Ngữ Văn gắn với hoạt động trải nghiệm theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018) được cho rằng rất khả thi khi thực hiện và xếp thứ bậc 1. Bên cạnh đó, biện pháp 5 (Tạo động lực cho GV tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn) xếp thứ 2 và biện pháp 1 (Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS, PHHS về vai trò của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Ngữ văn) xếp thứ 3. Điều đó cho thấy, khi áp dụng 3 biện pháp này vào thực tế sẽ đem lại hiệu quả nhất định và được sự đồng tình của đa số CBQL và GV.

Mức độ trung bình rất khả thi của các biện pháp là 48.9% và ĐTB = 3.25, điều đó chứng tỏ khi áp dụng vào thực tế các biện pháp trên có tính ứng dụng cao và được đa số CBQ , GV đồng tình, ủng hộ.

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí