Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 20

151

Về biểu hiện, đây là tình huống sáng tác tác phẩm Kim thạch kỳ duyên của Bùi Hữu Nghĩa. Sách Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca đã ghi nhận: “Chợ Bình Thủy ông thủ khoa, Tên Bùi Hữu Nghĩa gốc nhà nho lâm... Thường khi sắp đặt nôm na, Bổn tuồng Kim thạch diễn ra khéo lời” [153,85]. Câu chuyện trá hôn kể về niềm đau hận thấu tâm can gửi vào trang giấy: “Cụ đành riêng hận, để rồi trả lại bằng đặt tuồng hát bội Kim Thạch kỳ duyên, trong đó cụ mắng nhiếc thậm tệ con người manh tâm bội ước: “Thối hôn nên mượn kế trá hôn, Bất giá, lại kiếm nơi cải giá”. Hoàn cảnh bất ý của tác giả được chuyển tải thành nội dung sáng tác, mang ý nghĩa là những trang văn làm nên từ chính cuộc đời. Tình huống có phần giống với tâm sự của cụ Đồ Chiểu khi sáng tác Lục Vân Tiên, làm rõ tình cảm yêu ghét, bởi nó được viết lên từ chính tim óc nhà thơ. Điều này làm thấm sâu hơn tinh thần đạo đức, nhân nghĩa gửi gấm trong tác phẩm.

Môtíp Lai lịch thi đàn

Môtíp được biểu hiện gắn với sự kiện về sự hình thành tao đàn Bà Đồ, một sinh hoạt văn học đặc sắc của vùng đất Cần Thơ xưa.

Truyện Xóm Bà Đồ kể về nhân vật Nguyễn Thị Nguyệt: “Khoảng hai mươi năm cuối đời, khi đã có tuổi, tao nhân từ khách đã bắt đầu kéo về vùng này để tị địa, bà bớt việc dạy để cùng với những danh nho như Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị... lập ra tao đàn để ngâm vịnh thơ ca từ phú”. Ở một bản kể khác, tên gọi tao đàn Bà Đồ mang dấu ấn Bùi Hữu Nghĩa: “Sự hiện diện của Bùi Hữu Nghĩa ở xóm này thu hút các văn tài đến thăm viếng, làm thơ, xướng họa…” (Tao đàn Bà Đồ). Tên tuổi các danh sĩ đất Nam Hà hội tụ trong tao đàn, làm nên một sinh hoạt văn học độc đáo của vùng Nam Bộ. Kết quả là sự hình thành tên gọi: “Tao Đàn đó người ta gọi là Tao đàn Bà Đồ”, hay “nên nhân dân trong vùng gọi đây là Xóm Bà Đồ”.

- Tài ứng đối, ứng tác (NV.4.2.2)

“Ứng đối, ứng tác” bao hàm sự sáng tác tức thời bài thơ hoặc câu đối trong một tình huống đối đáp trực tiếp, nó cũng bao gồm cả sự ứng khẩu, tức sáng tác nhanh bài thơ hoặc câu đối trong tình huống ngẫu hứng hoặc được yêu cầu. Các phương thức đều tạo nên sự tự nhiên, sinh động của câu chuyện. Ứng đối, ứng tác bao gồm các trường hợp: sáng tác ứng khẩu (tình huống bài thơ, câu đối đề tặng...), đối đáp, so tài văn...

Nhóm này có 8 / 10 truyện. Đây là những truyện về Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị, Học Lạc, Sương Nguyệt Anh.

Nội dung các truyện kể về các nhân vật là những danh sĩ, liên quan việc ứng khẩu, đối đáp thơ văn.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện về các nhân vật này như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

152

Danh sĩ trong tình huống ứng khẩu đối đáp so tài văn, ra câu đối, bài thơ đề

Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 20

tặng, biện bác hay châm biếm, đả kích sự tán thưởng, hài lòng.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Ứng đối, ứng tác so tài văn (m) (tần số xuất hiện: 3 lần) -Ra câu đối, bài thơ đề tặng (m) (2 lần) -Ra câu đối, bài thơ biện bác

(m) (1 lần) -Ứng đối, ứng tác thơ văn châm biếm, đả kích (m) (2 lần) -Sự tán thưởng,

hài lòng (3 lần) -Sự thất bại của đối phương (1 lần) (2 tình tiết, 4 môtíp).

Có 2 dạng thức cốt truyện như sau:

Dạng thức 1

Nhóm này có 6 truyện: Đối đáp với tú tài Văn Bình, Nguyễn Đình Chiểu và thầy Tàng, Tài ứng đối bất thần, Đề tặng vợ thầy thuốc, Đề hàng cơm, Mâm xôi Thằng Lạc.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Danh sĩ trong tình huống ứng khẩu đối đáp so tài văn hay ra câu đối, bài thơ đề tặng, biện bác sự tán thưởng, hài lòng.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Ứng đối, ứng tác so tài văn (m) (tần số xuất hiện: 3 lần) -Ra câu đối, bài thơ đề tặng (m) (2 lần) -Ra câu đối, bài thơ biện bác

(m) (1 lần) -Sự tán thưởng, hài lòng (3 lần) -Sự thất bại của đối phương (1 lần) (2 tình tiết, 3 môtíp), được miêu tả như sau:

Môtíp Ứng đối, ứng tác so tài văn

Môtíp ứng đối, ứng tác thơ văn đóng vai trò trung tâm trong các giai thoại về danh sĩ, ở đây, chủ yếu là những cuộc đối đáp có tính ngẫu hứng giữa các danh sĩ với văn nhân, người giỏi chữ nghĩa hay nho sinh…

Về đối đáp giữa danh sĩ với người giỏi chữ nghĩa, tình huống mở đầu thường là sự ngẫu hứng, tình cờ. Như: “Một hôm, Phan Văn Trị đi ăn giỗ”, “các danh sĩ cùng nhau ngồi đàm luận văn chương, một người ra đối...” (Tài ứng đối bất thần); “Một hôm, đang ngồi chơi, thầy Tàng đọc…”(Nguyễn Đình Chiểu và thầy Tàng)...

Về đối đáp giữa danh sĩ với văn nhân hay nho sinh có tên tuổi, diễn tiến sự kiện thường có kịch tính. Thường là đối phương (nho sinh, văn sĩ) tìm đến so tài văn, danh sĩ vờ yếu thế nhằm đưa đối phương vào chỗ chữ nghĩa hiểm hóc, sau đó đáp trả và giành thắng lợi. Nếu thành phần tham gia có tính đối lập, trong cách thức tạo tình huống, nhân vật sẽ ở thế bắt buộc phải phô tài. Như tú tài Văn Bình với tính tự cao tự đại đã tìm đến tận nhà Thủ khoa Nghĩa để so tài văn thơ (Đối đáp với tú tài Văn Bình)

… Tiếp theo, các nhân vật lấy được thế chủ động, đưa đối phương vào “trận địa”. Cách thức này còn nhằm đề cao đức tính khiêm tốn như một phẩm chất của nhân tài.

Văn tài của các danh sĩ thể hiện ở cách thức xây dựng câu đối. Phổ biến nhất là sử dụng lối chơi chữ, thường là tận dụng lớp nghĩa khác nhau của từ ngữ. Như các vế đối “Sắc nan / Dung dị”, “Quít ngọt / Chả ngon”, vừa đối lại rất chỉnh vừa gây bất ngờ,

153

bởi tưởng như chưa đối nhưng thực tế đã hoàn thành (Tài ứng đối bất thần). Hoặc với vế đối “Trâu khát nước bò xuống uống” và “Trê thèm mồi lóc lên ăn”, hai chữ “bò” và “lóc”, có thể hiểu là danh từ hoặc động từ (Nguyễn Đình Chiểu và thầy Tàng). Ngoài ra, lối nói lái gắn với yếu tố tục được dùng tạo sự bất ngờ, hài hước, khi mỗi từ ngữ riêng lẻ đều đối rất hợp lý, bình thường nhưng gộp lại cả vế câu thì lộ ra thâm ý giễu cợt đối tượng (Đối đáp với tú tài Văn Bình). Hay lối dùng điển cố, như: “Thầy Tàng tai không nghe sấm” (lấy câu thơ cổ về uy vũ), đối lại: “Đồ Chiểu mắt chẳng xé mây” (lấy tích lời Mã Siêu) (Nguyễn Đình Chiểu và thầy Tàng). Cách thức diễn đạt này tạo nên chất trí tuệ của giai thoại về danh sĩ.

Môtíp Ra câu đối, bài thơ đề tặng

Nội dung ứng tác bao gồm: nữ sĩ làm bài thơ cho vợ người thầy thuốc gửi thăm chồng hay văn nhân làm câu đối tặng cho chủ hàng cơm.

Nét đặc sắc trong hình thức sáng tác là tạo ra một trường nghĩa. Như bài thơ của Sương Nguyệt Anh làm tặng vợ người thầy thuốc, từ ngữ được dùng vừa phù hợp nghề nghiệp vừa thổ lộ tình cảm thắm thiết của gia chủ: “Bà liền viết một bài thơ mà mỗi câu đều có tên một vị thuốc: “… Dù miền sinh địa tìm khương hoạt, Cũng đoái phòng trong phận quýt hồng” (Đề tặng vợ thầy thuốc). Đây là cách thức nghệ thuật được dùng trong câu đối đề tặng vợ người thợ nhuộm, thợ rèn… của nhà thơ Tam nguyên Yên Đổ.

Bên cạnh đó là lối vận dụng điển cố để diễn đạt nội dung hiện thực. Như câu đối tặng chủ hàng cơm của Học Lạc, điển tích được lựa chọn rất phù hợp, ý tứ thanh nhã lại gần gũi, đáp ứng thị hiếu của đối tượng thưởng thức: “Mạc vị quán trung vô phiến mẫu, Chỉ hiềm lộ thượng thiếu Vương tôn” (Đề hàng cơm).

Môtíp Ra bài thơ biện bác

Đây là lối sáng tác ứng khẩu có tính chất trào lộng. Như bài thơ Mâm xôi thằng Lạc của Học Lạc làm để tạ lỗi hương chức, một mặt nói lên ý muốn trần tình của tác gỉa, mặt khác, có ý giễu cợt, phơi bày cái thấp kém, vô năng của bọn chức dịch ở làng xã: “Vành mâm xôi, đề thằng Lạc...” . Qua đó cho thấy khẩu khí của nhà thơ trào phúng xứ Mỹ Tho.

Tình tiết Sự tán thưởng, hài lòng

Sự tán thưởng, hài lòng được biểu hiện trực tiếp qua lời kể. Như về sáng tác ứng khẩu câu đối, thơ đề tặng, biện bác, về kết quả, đó sự tán thưởng, như: “Nhiều nhà hàng cơm ở Mỹ Tho, sau này đều xin treo đôi câu đối ấy” (Đề hàng cơm); hay tạo ra tác động đối với đối phương: “Bọn chức dịch thấy không làm gì được, đành tha” (Mâm xôi Thằng Lạc).

154

Về sáng tác ứng khẩu đối đáp văn chương, câu chuyện đều kết thúc nhanh chóng với kết quả đạt được. Đó là sự hài lòng, vui thích về sự am tường chữ nghĩa, mang đến tiếng cười đồng điệu, như: “Cả hai người cùng cười” (Nguyễn Đình Chiểu và thầy Tàng). Còn đối với đám đông thưởng thức sẽ là những lời khen, tán thưởng, như “Ai cũng khen ngợi”; “Cử tọa đều vỗ tay tán thưởng” (Tài ứng đối bất thần).

Tình tiết Sự thất bại của đối phương

Tình tiết thể hiện sự thất bại thảm hại của đối phương trước một văn tài. Như sự thất bại và bái phục của tú tài Văn Bình (Đối đáp với tú tài Văn Bình) (theo Giai thoại văn chương Thái Bình [33], đây là mẩu truyện về một danh sĩ là thủ khoa ở Thái Bình).

Dạng thức 2

Nhóm này có 2 truyện: Trảm càn đước, Vẽ rồng.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Danh sĩ trong tình huống ngẫu hứng ứng khẩu thơ văn châm biếm, đả kích.

Môtíp của cốt truyện: -Ứng đối, ứng tác thơ văn châm biếm, đả kích (m) (tần số xuất hiện: 2 lần) (1 môtíp), được miêu tả như sau:

Môtíp Ứng đối, ứng tác thơ châm biếm, đả kích

Môtíp sử dụng lối khai thác tính biểu trưng của từ ngữ. Diễn biến thường là nhân một sự việc tình cờ, nhân vật ứng tác thơ văn hàm ý đả kích. Như về Phan Văn Trị với câu thơ ngẫu hứng: “Đứng lại làm chi cho mất công....” (Vẽ rồng). Rồng vốn là biểu tượng của vua chúa đã bị đặt vào chỗ thấp kém. Có ý kiến cho đây là sự gán ghép, bởi ông là nho sĩ thanh cao, không làm chuyện không thanh lịch. Tính xác thực của sự kiện chưa rõ, song đã phản ánh cái nhìn của dân chúng về thái độ đánh giá vua chúa của Phan Văn Trị. Yếu tố tục được dùng như một phương thức hạ bệ đối tượng. Hay truyện kể: đã có lần Phan Văn Trị đòi phải “Trảm càn đước chi đầu, ẩm càn đước chi huyết, phanh càn đước chi thi, thực càn đước chi nhục”. “Càn đước” theo nghĩa hàm ẩn còn gắn với tên Tự Đức, ám chỉ vua chúa ươn hèn, bất tài. Mai Cao Chương nhận định: “Qua một số giai thoại chẳng những ông khinh bỉ Tự Đức mà còn căm ghét đến mức đòi chém đầu, uống máu, xẻ thịt phanh thây tên vua đầu hàng này” [24]. Hay có ý kiến cho đó là nhằm đả kích vua quan nhà Nguyễn co cổ, rụt đầu trước súng Tây.

Hệ thống giai thoại có kiểu nhân vật trung tâm thứ ba là Những danh nhân trên lịch sử vùng đất (KNV.4.3), Đây là những nhân vật nổi tiếng có dấu ấn trong tiến trình lịch sử địa phương về phương diện lịch sử kiến tạo cảnh quan, địa vật vùng đất.

Tương ứng với kiểu nhân vật nêu trên, hệ thống giai thoại có đề tài - cốt truyện:

Cảm hứng đặt tên địa danh (ĐT-CT.4.3).

155

Đề tài - cốt truyện có thể xác lập với nhân vật mang đặc điểm Nhân vật đặt tên

địa danh (NV.4.3).

Nhóm này có 3 truyện: Lai lịch địa danh Hà Tiên, Về địa danh Bình Thuỷ - Long Tuyền, Chùa Tây An.

Đây là truyện về Mạc Cửu, Doãn Uẩn. Huỳnh Mẫn Đạt.

Nội dung các truyện kể về các nhân vật là những con người nổi tiếng, có vị thế xã hội đã đặt, đổi tên một địa điểm hành chính, địa điểm tự nhiên, công trình di tích... theo cảm hứng hay nhằm ban chúc điều tốt đẹp.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện về các nhân vật này như sau: Danh nhân, danh sĩ trong dịp đi qua thấy địa cuộc, địa vật cho xây, đặt hay đổi tên vùng đất, di tích nhằm ban chúc điều tốt đẹp.

Nhóm môtíp của cốt truyện: -Điềm lạ về địa cuộc, địa vật (m) (tần số xuất hiện: 3 lần) - Đặt hay đổi tên địa danh (m) (3 lần) (2 môtíp), được miêu tả như sau:

Môtíp Điềm lạ về địa cuộc, địa vật

Môtíp tạo dấu ấn linh thiêng cho sự hình thành, kiến tạo những địa danh, di tích của vùng đất. Về diễn biến sự kiện, nhân vật thấy cảnh vật, địa thế (sông, vàm rạch…) hay hoạt động của con người; hoặc thấy một hiện tượng gắn với điềm báo về địa cuộc, địa vật... đã liên tưởng đến một tên gọi đặt cho địa điểm, thường là mỹ từ.

Như Mạc Cửu khi dong thuyền trên sông Giang Thành, bỗng thấy “xa xa trong cảnh vật chập chờn của hoàng hôn có một đàn tiên nữ đang nô đùa trên sông nước”(hay: “Nhân một đêm thanh vắng, thấy trên sông có các vị tiên lữ hiện xuống chơi, bày ra cuộc du hồ”) (Lai lịch địa danh Hà Tiên); Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt “vừa đến Cồn Linh thì gặp phải trận cuồng phong, nhìn thấy phía trước có chỗ yên lặng có thể núp gió, bèn truyền quân chèo thuyền đi vào vàm rạch...” (Về địa danh Bình Thuỷ - Long Tuyền); hay Tổng đốc Doãn Uẩn, một đêm “đứng trên tháp canh thành An Giang, thấy đám mây ngũ sắc từ chân núi bay lên trên đó có vị Bồ Tát...” (Chùa Tây An)Môtíp Đặt, đổi tên địa danh, di tích

Môtíp được biểu hiện gắn với sự diễn giải tên gọi có tính chất thi vị hoá. Như truyện Lai lịch địa danh Hà Tiên kể: “Lấy hình ành có người tiên hiện ra trên sông (hay “chốn có tiên lữ đến chơi trên sông”) quy ra chữ là Hà Tiên để đặt cho vùng đất mới (theo chính sử: “Buổi ban sơ ông Mạc Cửu đến đây khai thác đất hoang biến thành một giang sơn cẩm tú, chiêu tập nhân dân tới làm nên cơ nghiệp lớn”, ngày trước có một văn nhân tặng ba chữ Hà Tiên quốc [43,159]); Về địa danh Bình Thuỷ - Long Tuyền nhìn thấy ngọn rạch yên lặng, xem ra có long cuộc, Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt đã tuyên bố: “Nay ta theo dòng nước đến đây được bình yên vô sự. Vậy ta đặt tên cho

156

chỗ này là Bình Thuỷ...”; hay nhìn thấy địa điểm tốt Tổng đốc Doãn Uẩn “đã cho dựng

chùa Tây An”...

Nhìn chung, các giai thoại nói đến những sự kiện lý thú, độc đáo, có cơ sở thực hoặc tưởng tượng liên quan đến những nhân vật nổi tiếng, nhân đó tạo thành tên gọi địa danh. Đây là hiện tượng sự móc nối tên gọi địa danh vào các nhân vật lịch sử tiêu biểu của địa phương. Qua những câu chuyện đẹp, thi vị, ẩn chứa sâu xa niềm tự hào về vùng đất, con người. Trong đó, cái cốt lõi chính là dấu ấn về các nhân vật, bởi trong mối quan hệ với thiên nhiên văn hóa, đóng vai trò chủ thể là con người lịch sử. Như về Mạc Cửu, dòng họ Mạc có công trong việc khai phá, mở mang vùng đất Hà Tiên, Châu Đốc, sáp nhập đất đai vào cương thổ nhà Nguyễn, làm mở rộng non sông. Qua câu chuyện thêu dệt về sự ra đời tên gọi Hà Tiên, đã cho thấy sự ngưỡng mộ, tôn vinh về con người và xứ sở, bởi như có ý kiến nhận xét: “Lịch sử người đã là lịch sử thần tiên, lịch sử xứ cũng là lịch sử thần tiên nữa, người có lịch sử thần tiên âu là người anh hùng, xứ có lịch sử thần tiên âu là xứ danh thắng” [75, 240].

Hệ thống giai thoại có kiểu nhân vật trung tâm thứ tư là Người trí thức yêu nước (KNV.4.4), gắn với dấu ấn về các nhân vật danh sĩ, nhà trí thức yêu nước Nam Bộ trong cuộc đối đầu với bọn thực dân xâm lược.

Tương ứng với kiểu nhân vật nêu trên, hệ thống giai thoại có đề tài - cốt truyện:

Đối kháng thực dân và tay sai (ĐT-CT.4.4).

Nhóm này có 12 truyện.

Sơ đồ hóa diễn tiến cốt truyện của những truyện kể thuộc đề tài - cốt truyện này như sau: Danh sĩ có những hoạt động yêu nước hoặc đối thoại với thực dân và tay sai

ứng đối thơ văn hoặc xử trí linh hoạt kết quả sự kiện về nhân vật.

Đề tài - cốt truyện có thể xác lập với nhân vật mang đặc điểm: Danh sĩ với chí hướng chống giặc (NV.4.4.1) và Đối thoại - “lắc đầu” (hay Danh sĩ với thái độ bất hợp tác) (NV.4.4.2).

- Danh sĩ với chí hướng chống giặc (NV.4.4.1)

Nhóm này có 6 / 12 truyện và 1 dị bản. Nội dung các truyện kể về nhân vật là những nhà trí thức yêu nước bộc lộ thái độ phản kháng đối với thực dân và tay sai bằng hình thức văn chương hoặc bằng hành động ứng xử.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện về các nhân vật này như sau: Danh sĩ có cuộc gặp gỡ hoặc hoạt động lánh giặc ứng khẩu thơ văn tỏ chí hướng hay gặp gỡ tham vấn sự tán thưởng, hài lòng.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Ứng đối, ứng tác thơ văn tỏ chí hướng (m)

(tần số xuất hiện: 2 lần) -Cuộc gặp tham vấn (m) (2 lần) -Lời nói tỏ chính kiến (m) (2

157

lần) -Sự tán thưởng, hài lòng…(2 lần) -Lánh giặc, giữ nếp thanh bạch (3 lần) -Khước từ khuyến dụ (1 lần) (3 tình tiết, 3 môtíp). Có 3 dạng thức cốt truyện như sau:

Dạng thức 1

Nhóm này có 2 truyện: Cử Trị gặp Lê Quang Chiểu, Câu đối mừng năm mới.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Danh sĩ có cuộc gặp gỡ ứng khẩu thơ văn tỏ chí

hướng sự tán thưởng, hài lòng.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Ứng đối, ứng tác thơ văn tỏ chí hướng (m) (tần số xuất hiện: 2 lần) -Sự tán thưởng, hài lòng... (1 lần) (1 tình tiết, 1 môtíp), được miêu tả như sau:

Môtíp Ứng đối, ứng tác thơ văn tỏ chí hướng

Những cuộc gặp gỡ và đối đáp “xuất khẩu thành thi”, là một hình thức phổ biến của giai thoại về các danh sĩ Nam Bộ. Đây là cuộc gặp gỡ giữa các danh sĩ là nhà trí thức, việc ứng đối thơ văn là một hình thức cầu nối để tỏ chí hướng yêu nước. Như: “Có lần, Phan Văn Trị gặp Lê Quang Chiểu ở Cây Cẩm…”. Nhân vật đã chủ động đưa ý tưởng khai đề: “Nhà thơ đọc: “Người Cây Cẩm trổ tài dệt gấm”, “Chiểu đối lại: “Khách đường xa biết sức chống xe”. Tình huống cuộc gặp được tạo ở địa danh “Cây Cẩm” để đặt mối liên hệ với việc “người Cây Cẩm”. Qua việc vận dụng lối chơi chữ, chí hướng thêu dệt gấm hoa cho đời và kiên cường đối đầu gian nan của các bậc danh sĩ đã được thể hiện sâu sắc. Hay trong truyện Câu đối mừng năm mới, khi Lê Quang Chiểu đổi lại quà tặng “xin thầy một câu đối để dán tết”, “Phan Văn Trị rất cảm động liền đem giấy đỏ ra viết tặng ngay một câu đối: Nhà nghèo mới rõ người con hiếu, nước loạn mới biết kẻ tôi trung, một mảnh giấy khó tả hết việc nước nhà”… Hình thức đối chặt chẽ, cô đọng, vừa như đáp tạ một tấm lòng vừa gửi gấm sâu xa một tinh thần, ý chí kiên trung cúa nhà thơ.

Tình tiết Sự tán thưởng, hài lòng

Tình tiết đưa đến sự nhận thức: các nhân vật là những nhà thơ yêu nước có cùng chí hướng, đang cất lên tiếng nói đồng tâm. Như truyện Phan Văn Trị gặp Lê Quang Chiểu kể: “Điều này cho thấy Lê Quang Chiểu rất hiểu Phan Văn Trị”...

Dạng thức 2

Nhóm này có 2 truyện và 1 dị bản: Trương Định gặp cụ Đồ Chiểu, Ăn mắm sống không phải là Tây (/Ăn mắm sống không phải là Tây).

Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Danh sĩ có cuộc gặp gỡ với nhau hoặc với lãnh tụ khởi nghĩa được tham vấn sự tán thưởng, hài lòng.

158

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Cuộc gặp tham vấn (m) (tần số xuất hiện: 3 lần) -Lời nói tỏ chính kiến (m) (2 lần) -Sự tán thưởng, hài lòng (3 lần) (1 tình tiết, 2 môtíp), được miêu tả như sau:

Môtíp Cuộc gặp tham vấn và Lời nói tỏ chính kiến

Các môtíp có mối liên hệ. Về cuộc gặp tham vấn, đây là những cuộc gặp gỡ giữa các nhà nho yêu nước với các lãnh tụ kháng chiến chống Pháp bấy giờ. Như truyện Trương Định gặp cụ Đồ Chiểu kể, “Mùa hè năm 1862, Trương Định có cuộc gặp gỡ với cụ Đồ Chiểu...”. Đối với Trương Định, điều quan tâm lớn nhất là muốn “theo bụng dân” đánh giặc chứ “chẳng nghe thiên tử chiếu” đầu hàng và mong tiếng nói đồng tâm của nhà thơ đang lắng nghe bằng tấm lòng. Hay về Phan Văn Trị, nhà thơ yêu nước xứ Phong Điền muốn tìm người bạn tri âm đất Đồng Nai. Cuộc bút chiến với Tôn Thọ Tường diễn ra quyết liệt đang là mối quan tâm hàng đầu của các danh sĩ, vậy là nhân dân kể họ đã nói về nỗi băn khoăn đó, bởi người yêu nước, trung nghĩa bấy giờ cũng phải tự nói rõ tấm lòng và muốn tỏ rõ thái độ khinh miệt đối với bọn tay sai theo Tây (Ăn mắm sống không phải là Tây).

Lời đối thoại đảm nhận chức năng thông tin sự kiện, dẫn dắt ý tưởng, tạo chiều sâu trí tuệ. Như Trương Định hỏi với “vẻ ấm ức” về việc thánh chỉ đòi giải binh đầu Pháp, cụ Đồ không trả lời hẳn mà lấy hình ảnh “cây dừa xanh tốt” làm hàm ý. “Trương Định hiểu ngay, nói: “Ở đây, cái gốc ở ngay đây!”. Điều được nói đến chính là dựa sức dân là kế sâu bền gốc, đi theo đó là đi đúng con đường chính nghĩa. Kết quả đã giải quyết thoả đáng sự băn khoăn của Trương Định và bộc lộ tâm ý của cụ Đồ. Hay trước lời than phiền của Cử Trị, cụ Đồ đã dùng món mắm, một món ăn quốc tuý để làm ám dụ: “Phải chú là Tây thì chú đâu biết ăn mắm sống?” (hay “Ăn mắm sống không phải là Tây”). Thực tế, đây là câu trả lời thoả đáng cho sự bức bối của Cử Trị trước những lời đàm luận của một nhóm “thiên hạ”. Đây là những lời nói tỏ chính kiến. Hay câu thơ trong tác phẩm của Đồ Chiểu được Cử Trị vận vào tình huống câu chuyện đã giúp nhà thơ biện giải tấm lòng và tỏ rõ thái độ trước thời cuộc: “Di, Tề nào khứng giúp Châu, Một mình một núi ai hầu chi ai!.

Tình tiết Sự tán thưởng, hài lòng

Tình tiết thể hiện kết quả đạt được của những cuộc gặp gỡ. Như trong Trương Định gặp cụ Đồ Chiểu, kết quả là không khí hào hứng: “Trương Định cười vang, Đồ Chiểu hào hứng đọc bài thơ mới”. Sau cuộc gặp, tướng quân Trương Định sẽ vững tâm bước tiếp con đường đã chọn, còn cụ Đồ Chiểu có thêm cảm hứng trút tâm can lên ngòi bút; hay cụ Đồ Chiểu và Cử Trị đều hài lòng với lời nói sâu sắc của mình (Ăn mắm sống không phải là Tây).

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí