Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 29


PHỤ LỤC 4

CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TẠI CÁC KỲ HỌP QUỐC HỘI KHÓA XIII


Kỳ họp

Số lượng chất vấn

Số ĐBQH

chất vấn

Thời gian chất vấn

Ghi chú

Kỳ họp 1

-

-

-

QH không tiến hành chất vấn & trả lời chất vấn

Kỳ họp 2

155

77

(2,5 ngày)

Nguồn: UBTVQH “Phụ lục số 02: Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp QH, phiên họp của UBTVQH từ khi có Luật HĐGSQH 2003 đến nay”, (số liệu tính từ kỳ họp thứ nhất đến kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII), trong Tài liệu Hội nghị Tổng kết hoạt động giám sát của QH, UBTVQH theo Luật HĐGSQH 2003, tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, ngày

08,09/8/2013.

Kỳ họp 3

175

90

(2,5 ngày)

Kỳ họp 4

207

96

(2,5 ngày)


Kỳ họp 5


197


89


(2,5 ngày)


Kỳ họp 6


160


-


(2,5 ngày)

Nguồn: Đoàn Thư ký kỳ họp: Đề cương báo cáo kết quả kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII, ngày 29/11/2013 (Tài liệu

trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6).


Kỳ họp 7


189


-


(2,5 ngày)

Nguồn: Đoàn Thư ký kỳ họp: Đề cương báo cáo kết quả kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIII ngày 24/6/2014 (Tài liệu trình

Quốc hội tại kỳ họp thứ 7).


Kỳ họp thứ 8


184


-


(2,5 ngày)

Nguồn: Đoàn Thư ký kỳ họp: Đề cương báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIII ngày 28/11/2014 (Tài liệu trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8).


Kỳ họp thứ 9


157


-


(2,5 ngày)

Nguồn: Đoàn Thư ký kỳ họp: Đề cương báo cáo kết quả kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIII ngày 25/6/2015 (Tài liệu trình

Quốc hội tại kỳ họp thứ 9).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 29


PHỤ LỤC 5

SỐ LƯỢNG VÀ CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI TRONG NHIỆM KỲ QUỐC HỘI KHÓA XII, XIII

I. TRONG NHIỆM KỲ QH KHÓA XII (Nguồn: Kỷ yếu của QH khóa XII-Kỳ họp thứ 9 (từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/2011), Lưu hành nội bộ, VPQH, Hà Nội, 2011).



TT

QH KHÓA XII

Tổng số thành viên

Hoạt động kiêm nhiệm/Tổng số thành viên

Hoạt động chuyên trách tại

HĐ,UB/Tổng số thành viên

Tỷ lệ %kiêm nhiệm - chuyên trách

1

HĐDT

39

33/39

6/39

84,61%-

15,38%

2

UBPL

35

29/35

6/35

82,85-17,14

3

UBTP

34

26/34

8/34

76,47-23,52

4

UBKT

36

28/36

8/36

77,77-22,22

5

UBTC,NS

35

28/35

7/35

80-20

6

UBQP&AN

34

28/34

6/34

82,35-17,64

7

UBVH,GD

39

31/39

8/39

79,48-20,51

8

UBCVĐXH

40

34/40

6/40

85-15

9

UBKHCN&MT

37

29/37

8/37

78,37-21,62

10

UBĐN

30

26/30

4/30

86,66-13,33

II. TRONG NHIỆM KỲ QH KHÓA XIII (Nguồn: “ĐBQH khóa XIII (2011- 2016)”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011).


TT

QH KHÓA XIII

Tổng số thành viên

Hoạt động kiêm nhiệm/Tổng số thành viên

Hoạt động chuyên trách tại

HĐ,UB/Tổng số thành viên

Tỷ lệ kiêm nhiệm - chuyên trách

1

HĐDT

40

33/40

7/40

82,50%-

17,50%

2

UBPL

40

31/40

9/40

77,50-22,50

3

UBTP

30

21/30

9/30

70-30

4

UBKT

45

37/45

8/45

82,22-17,77

5

UBTC,NS

37

28/37

9/37

75,67-24,32

6

UBQP&AN

36

29/36

7/36

80,55-19,44

7

UBVH,GD

43

35/43

8/43

81,39-18,60

8

UBCVĐXH

50

41/50

9/50

82-18

9

UBKHCN&MT

33

25/33

8/33

75,75-24,24

10

UBĐN

36

31/36

5/36

86,11-13,88


PHỤ LỤC 6

KIẾN NGHỊ VỀ NỘI DUNG CHẤT VẤN, ĐỐI TƯỢNG CHẤT VẤN VÀ QUY TRÌNH CHẤT VẤN CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CÁC ỦY BAN [80]


1. Về nội dung chất vấn

Xuất phát từ vị trí, vai trò của HĐDT, các Ủy ban trong tổ chức và hoạt động của QH, HĐDT, Ủy ban chỉ nên tập trung chất vấn về những vấn đề đáp ứng được các tiêu chí cơ bản sau: (i) Là những vấn đề thuộc lĩnh vực HĐDT, Ủy ban phụ trách (phạm vi những vấn đề này hiện nay đã được xác định tương đối cụ thể tại Luật TCQH và Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của QH); (ii) Là những vấn đề thuộc về chính sách lớn, liên quan đến quản lý vĩ mô, không đi vào những vụ việc quản lý cụ thể; hoặc những vụ việc cụ thể nhưng cần gắn với vấn đề chính sách; (iii) Là những vấn đề gắn trực tiếp với trách nhiệm của đối tượng được chất vấn. Những vấn đề không đáp ứng các tiêu chí này nên để cá nhân các ĐBQH chất vấn.

Việc xem xét và quyết định lựa chọn vấn đề chất vấn, nội dung chất vấn phải dựa trên cơ sở các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn trong Hiến pháp, Luật TCQH, Quy chế hoạt động của HĐDT, các Ủy ban và sự phân công trực tiếp của QH, UBTVQH đối với những nhiệm vụ mới phát sinh. Điều này không chỉ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐDT, các Ủy ban mà còn phù hợp với năng lực thực tiễn, yêu cầu chuyên môn của HĐDT, từng Ủy ban.

2. Về đối tượng chất vấn

Khác với đối tượng chất vấn của ĐBQH, HĐDT, các Ủy ban chỉ nên được giao quyền chất vấn các chức danh có trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ liên quan đến lĩnh vực mà HĐDT, Ủy ban được phân công phụ trách, song chỉ nên giới hạn ở phạm vi các chủ thể: Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

3. Về quy trình chất vấn

Hiểu một cách chung nhất, quy trình chất vấn của HĐDT, Ủy ban là trình tự, cách thức mà HĐDT, các Ủy ban phải tuân thủ trong quá trình tiến hành hoạt động chất vấn. Do vị trí, vai trò quan trọng của hoạt động chất vấn nên quy trình chất vấn của HĐDT, Ủy ban phải được cụ thể hóa bằng những quy định của pháp luật. HĐDT, các Ủy ban cũng như các cá nhân, cơ quan tổ chức là đối tượng chất vấn hay có liên quan tham gia vào hoạt động chất vấn đều phải có trách nhiệm tuân thủ


nghiêm chỉnh quy trình này. Nội dung chất vấn của HĐDT, Ủy ban được hình thành qua quá trình theo dõi, giám sát thường xuyên, xem xét báo cáo công tác hoặc nghe giải trình về hoạt động của đối tượng bị chất vấn, nhất là qua kết quả giám sát chuyên đề của HĐDT, Ủy ban; theo ý kiến, phản ánh của nhân dân, của Ủy ban trung ương Mặt trân Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Chất vấn của HĐDT, Ủy ban được đề xuất bởi Thường trực HĐDT, Thường trực Ủy ban, Đoàn giám sát của HĐDT, Ủy ban hoặc của cá nhân thành viên HĐDT, Ủy ban. Các đề xuất chất vấn cần được đưa ra thảo luận, biểu quyết thông qua tại phiên họp toàn thể HĐDT, Ủy ban hoặc được lấy ý kiến bằng văn bản gửi tới tất cả các thành viên và phải được đa số thành viên (trên 50%) nhất trí thông qua. Văn bản chất vấn có thể được sử dụng theo các hình thức sau:

- Thứ nhất, gửi trực tiếp văn bản chất vấn cho đối tượng bị chất vấn và yêu cầu trả lời bằng văn bản. Trong thời hạn nhất định sau khi nhận được văn bản chất vấn, đối tượng bị chất vấn có trách nhiệm phải trả lời chất vấn bằng văn bản cho HĐDT, các Ủy ban. Trong trường hợp chưa đồng ý với trả lời chất vấn của đối tượng được chất vấn, HĐDT, Ủy ban có quyền gửi văn bản yêu cầu trả lời làm rõ thêm.

- Thứ hai, gửi văn bản chất vấn cho đối tượng được chất vấn và yêu cầu chuẩn bị trả lời chất vấn tại phiên chất vấn của HĐDT, các Ủy ban. Thường trực HĐDT, Ủy ban sắp xếp, bố trí thời gian và tổ chức phiên họp chất vấn. Tại phiên chất vấn, Thường trực HĐDT, Ủy ban và các thành viên HĐDT, Ủy ban và các ĐBQH tham dự có thể đặt câu hỏi chất vấn bổ sung đối với đối tượng được chất vấn. Đối tượng được chất vấn có trách nhiệm trả lời đầy đủ các nội dung chất vấn tại phiên chất vấn. Trong trường hợp cần xác minh thêm, đối tượng được chất vấn có thể đề nghị HĐDT, Ủy ban cho trả lời bổ sung sau bằng văn bản. Trên cơ sở kết quả phiên chất vấn, Thường trực HĐDT, Ủy ban kết luận và có văn bản báo cáo gửi UBTVQH, QH. UBTVQH, QH xem xét báo cáo của HĐDT, Ủy ban.

- Thứ ba, gửi văn bản chất vấn cho UBTVQH để báo cáo và yêu cầu đối tượng được chất vấn trả lời chất vấn tại phiên họp QH hoặc phiên họp UBTVQH. Trong trường hợp này, QH, UBTVQH tổ chức phiên họp để đối tượng được chất vấn trả lời chất vấn của HĐDT, Ủy ban với quy trình, thủ tục cơ bản tương tự như đối với các chất vấn của ĐBQH. Chủ tịch HĐDT (Phó Chủ tịch HĐDT khi được phân công), Chủ nhiệm Ủy ban (Phó Chủ nhiệm Ủy ban khi được phân công) sẽ thay mặt HĐDT, Ủy ban trình bày văn bản chất vấn của HĐDT, Ủy ban.

Quy trình chất vấn của HĐDT, các Ủy ban có nhiều nội dung. Trong đó,


trọng tâm là xác định quy trình tiến hành phiên chất vấn của HĐDT, Ủy ban, với những vấn đề sau đây:

- Quy trình hình thành thủ tục chất vấn tại HĐDT, các Ủy ban; các yêu cầu, nguyên tắc tiến hành hoạt động chất vấn;

- Những trường hợp không được tiến hành hoạt động chất vấn (vì lý do quốc phòng, an ninh, v.v...); những trường hợp không tiến hành chất vấn công khai; về yêu cầu đối với câu hỏi chất vấn;

- Xác định chủ thể, quyền và trách nhiệm của các chủ thể tham gia phiên họp chất vấn của HĐDT, Ủy ban, gồm: Thường trực Hội đồng, Ủy ban; các thành viên HĐDT, Ủy ban; cá nhân, cơ quan là đối tượng bị chất vấn; khách mời tham dự, các đối tượng liên quan... tham dự;

- Thường trực HĐDT, Ủy ban phân công thành viên chịu trách nhiệm điều hành phiên họp chất vấn; trách nhiệm của người được phân công;

- Trách nhiệm của các tiểu ban chuyên môn của HĐDT, Ủy ban trong việc tổ chức, tiến hành phiên họp chất vấn về vấn đề thuộc lĩnh vực của Tiểu ban được phân công phụ trách (nếu giao cho các Tiểu ban);

- Các thủ tục tiến hành phiên họp chất vấn: Chủ tọa, điều hành, đăng ký phát biểu, mời phát biểu, kết luận;

- Các quy định bảo đảm tính tranh luận, đối thoại giữa chủ thể chất vấn và đối tượng được chất vấn một cách công khai, minh bạch, vừa thể hiện nội dung phối hợp, vừa nhằm kiểm soát, ngăn ngừa tính một chiều trong hoạt động chất vấn; v.v...

- Vai trò, trách nhiệm của UBTVQH trong việc chỉ đạo, điều hòa, phối hợp đối với hoạt động chất vấn của HĐDT, các Ủy ban;

- Trách nhiệm của Thường trực HĐDT, Ủy ban; trách nhiệm của Vụ giúp việc HĐDT, Ủy ban trong việc tổ chức phiên họp chất vấn: chuẩn bị tờ trình, kế hoạch, chương trình điều hành, dự thảo kết luận, dự thảo nghị quyết, hoàn tất biên bản; việc bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết cho phiên chất vấn v.v...[80].

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí