Nhóm Giải Pháp Hợp Tác Quốc Tế Về Văn Hóa Và Du Lịch


Ngoài ra, cần mở ra nhiều diễn đàn trao đổi, hợp tác một cách thực chất giữa các doanh nghiệp, cộng đồng du lịch với doanh nghiệp công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch nhằm tăng cường chia sẻ thông tin, đề xuất ý tưởng hợp tác, giải quyết các phát sinh khi ứng dụng công nghệ hiện đại PTDL, trước hết là du lịch di sản. Chú trọng đào tạo cán bộ có năng lực nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới vào quản lý và truyền thông quảng bá thu hút khách đến với di tích.

3.2.8. Nhóm giải pháp hợp tác quốc tế về văn hóa và du lịch

Bối cảnh quốc tế hiện nay và những năm tới luôn có nhiều biến động, vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Du lịch Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng trong mọi hoạt động, trong đó có hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch. Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh, dịch bệnh… trên thế giới luôn có tác động lớn khi Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu và toàn diện, đặc biệt trong hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng mở rộng biên độ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Đây là thách thức và cũng là cơ hội cho ngành Du lịch trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao là công cụ cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch mà Bến Tre cần quan tâm coi trọng.

Giao lưu và hội nhập quốc tế đang diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, nhưng cũng là cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc. Quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế tạo ra những biến đổi lớn về diện mạo, đặc điểm, loại hình du lịch. Đồng thời, sự bùng nổ các phương tiện và công nghệ truyền thông, công nghệ giải trí tạo nên những tác động cả tích cực và tiêu cực đến đời sống xã hội, kéo theo những tác động lớn đối với sự phát triển nhân lực du lịch. Toàn cầu hóa kinh tế ngày càng sâu rộng, hoạt động kinh tế liên kết giữa các quốc gia tạo thành chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Yêu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế trong du lịch là tăng cường quan hệ để phát triển; tiếp thu kinh nghiệm; xác lập thương hiệu trên trường quốc tế; PTDL góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Hội nhập quốc tế trong du lịch ở Bến Tre đặt ra yêu cầu gắn kết với di tích để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hướng đến thực hiện các nhiệm vụ sau:


Tham gia các tổ chức quốc tế; thừa nhận và áp dụng tiến bộ công nghệ thông tin; tăng cường toàn cầu hóa trong khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch; áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế trong PTDL địa phương.

Vận dụng các văn bản pháp luật liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch và các nhà đầu tư du lịch, ký kết các hiệp định hợp tác song phương và đa phương về PTDL ở cấp địa phương, tiểu vùng hạ lưu sông MeKong; mạnh dạn tạo bứt phá bằng việc cam kết mở cửa thị trường dịch vụ du lịch của tỉnh.

Du lịch Bến Tre cần đặt mình vào xu thế hội nhập để tận dụng lợi thế của du lịch di sản trong tiến trình hướng ra thế giới, bên cạnh khai thác các yếu tố không nơi nào có được là “dây dẫn”, sự kết nối du khách quốc tế đến với các di tích ở Bến Tre từ các hậu duệ của bác học Trương Vĩnh Ký, Đại tá Phạm Ngọc Thảo, Đức giáo tông Nguyễn Ngọc Tương, Kỹ sư Bùi Quang Chiêu, Kỹ sư Nguyễn Thành Nam (ông Đạo dừa) [91; tr.341-347] khi họ đang hướng về nguồn cội, với hệ thống di sản văn hóa mà các bậc lão tổ của họ để lại ở Bến Tre hàng trăm năm qua…

Xúc tiến các hoạt động hợp tác quốc tế về du lịch, tăng cường hợp tác bảo tồn và phát huy giá trị bền vững DTLS-VH, lập kế hoạch hợp tác phát triển, thiết kế quảng bá sản phẩm DTLS-VH, đào tạo nhân lực, các chương trình PTDL bền vững thông qua đối ngoại nhân dân do Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị tỉnh và Hiệp hội Du lịch tỉnh chủ trì kết nối, quảng bá du lịch Bến Tre – quê hương của hơn 5.300 người Bến Tre đang định cư ở 25 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 298 trang tài liệu này.

2.000 người là trí thức, nhà khoa học thông qua 8 Ban liên lạc, kiều quyến và thân nhân cấp huyện, 89 Tổ liên lạc kiều bào và thân nhân cấp xã trong tỉnh [64].

Có cơ chế khuyến khích đầu tư nước ngoài, ngoài tỉnh vào du lịch ở các khu vực có di tích tọa lạc, thu hút khách nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Phát huy vai trò Phó trưởng ban điều phối Hội đồng liên kết hợp tác PTDL vùng Tp. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long của Bến Tre, kêu gọi đầu tư cho du lịch, góp phần kết nối bảo tồn, phát huy giá trị DTLS-VH hiệu quả, sáng tạo thông qua các sản phẩm du lịch mới từ di tích.

Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre - 21


Tiểu kết

Chương 3, luận án bàn luận, đưa ra giải pháp gắn kết DTLS-VH Bến Tre với du lịch, từ góc nhìn của hai di tích quốc gia đặc biệt theo định hướng bền vững:

1) Tổ chức hoạt động QLDT gắn với du lịch tại các di tích theo hướng phát triển bền vững cần xem xét kết hợp hai quan điểm: quan điểm vừa bảo tồn vừa phát triển và quan điểm hợp tác phát triển bền vững. Tại Bến Tre, trong định hướng bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH, một số nội dung định hướng phát triển bền vững đã được đề cập từ khâu văn bản pháp qui, tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ đến huy động mọi nguồn lực địa phương bảo tồn di tích, bảo vệ môi trường du lịch di sản và phát triển dựa trên quy hoạch, đảm bảo sinh kế của cộng đồng di sản.

2) Hoàn thiện mô hình QLDT đảm bảo tổ chức hoạt động du lịch tại DTNĐC, DTĐK theo hướng phát triển bền vững. Quy trình tổ chức các hoạt động du lịch tại các khu DTLS-VH bao gồm các tiêu chí từ khảo sát điều kiện tổ chức, đến thiết kế tour, tuyến và tổ chức thực hiện hoạt động du lịch ở các di tích.

3) Đề xuất giải pháp QLDT gắn với du lịch tại 2 Di tích quốc gia đặc biệt và các di tích tiềm năng khác theo định hướng phát triển bền vững bao gồm: khai thác đúng giá trị di tích, thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm của du khách; đảm bảo khả năng tiếp cận nhiều của đối tượng từ ngôn ngữ, cơ sở vật chất; ưu tiên sử dụng nguồn lực địa phương (con người, nguyên liệu, sản phẩm…) đảm bảo yêu cầu thân thiện môi trường, không ảnh hưởng xấu giá trị di tích, văn hóa cộng đồng bản địa.

4) Tăng cường phối hợp giữa các doanh nghiệp lữ hành với nhau và giữa doanh nghiệp lữ hành với các Tổ QLDT và các bên liên quan, hộ dân, cộng đồng di sản… khảo sát, thiết kế, thông tin, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch di sản, quản lý chất lượng hoạt động du lịch tại các DTLS-VH của tỉnh Bến Tre.

5) Tăng cường các công cụ giúp địa phương QLDT trong PTDL bền vững; xây dựng chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH theo hướng gắn kết với PTDL bền vững; các đơn vị QLDT triển khai xây dựng kế hoạch phát triển bền vững, đào tạo hướng dẫn viên di sản, nâng cao chất lượng nhân lực, cơ sở vật chất, phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan trong PTDL.


KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý DTLS-VH ở Bến Tre trong mối quan hệ với PTDL luận án chỉ ra:

1) Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi các sản phẩm du lịch vừa có chất lượng, đa dạng và vừa có chiều sâu từ giá trị nhân văn, giá trị mới trên nền truyền thống; việc tìm kiếm các sản phẩm du lịch mới dựa vào nguồn tài nguyên di tích vì vậy được chú ý. Mặt khác QLDT và PTDL đến nay chưa có công trình nào đặt vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di tích phục vụ lợi ích của cộng đồng qua kênh du lịch ở Bến Tre. Do đó đây là cách tiếp cận mới của luận án thông qua khảo sát 2 DTQGĐB ở Bến Tre đề xuất giải pháp tăng cường QLDT trong PTDL.

2) DTLS-VH với những giá trị đặc hữu đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, không chỉ lưu giữ linh hồn của dân tộc, mà còn là nhịp cầu kết nối quá khứ - hiện tại và tương lai, trao truyền những giá trị tinh thần vô giá từ cha ông đến các thế hệ sau, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế trong đó có du lịch. Di tích vì vậy là một là thành tố tạo nên nét diện mạo của đất nước, vùng miền, địa phương, là điểm nhấn hấp dẫn của du lịch. Di tích trở thành tài nguyên du lịch, phục vụ hoạt động du lịch, song vấn đề đặt ra là cần có giải pháp QLDT vừa phát huy giá trị di tích trong PTDL, vừa bảo tồn di tích bền vững trước tác động bởi quá trình sử dụng tài nguyên của con người.

3) QLDT theo hướng phát huy giá trị di tích thúc đẩy PTDL, rất cần nghiên cứu di tích từ giá trị đến hoạt động của chủ thể QLDT bởi không phải di tích nào cũng có đủ độ hấp dẫn để làm nên sản phẩm du lịch. Từ giá trị của di tích, luận án đã vận dụng lý thuyết về QLDT, lý thuyết Kinh tế học văn hóa trong QLDT gắn với du lịch làm sáng tỏ 2 trường hợp khảo sát cho thấy: quan điểm QLDT cần được lựa chọn đảm bảo sự phù hợp yêu cầu PTDL, khẳng định DTLS-VH là tài nguyên rất quan trọng, đem lại nhiều lợi ích khi PTDL ở Bến Tre. Đối với di tích, bảo vệ hiệu quả nhất là bảo tồn trong cộng đồng và phát huy phù hợp nhất là khai thác vì lợi ích cộng đồng thông qua kênh du lịch. Vì vậy, phương thức tổ chức và QLDT rất đến cần sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng trách nhiệm theo cơ chế “đồng


quản lý” di tích, trong đó cộng đồng là chủ thể, cơ quan chuyên môn là nòng cốt.

4) Xác định nhu cầu du khách tại các di tích của Bến Tre bao gồm các nhu cầu: chứng kiến hiện vật; được cung cấp thông tin; được tái hiện các hoạt động vốn có của di tích để trải nghiệm du lịch gắn với tín ngưỡng, tâm linh; mua sắm hàng lưu niệm; giải trí sáng tạo, kích thích phát triển sinh kế và nhu cầu khám phá sự độc đáo vể ẩm thực, văn hóa bản địa. Luận án đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá sự gắn kết di tích và du lịch từ xây dựng tuyến, điểm du lịch, đến khả năng thu hút du khách và khả năng cung ứng dịch vụ du lịch của địa bàn; từ đó có nhận định về khả năng gắn kết di tích với du lịch. Tuy đề xuất có tính chủ quan, nhưng đây là cố gắng bước đầu để từ góc nhìn QLDT đưa ra gợi ý về những sản phẩm du lịch di sản mới ở Bến Tre giúp cả cả 2 ngành QLDT và Du lịch cùng có lợi.

5) Trên cơ sở khung phân tích và tiêu chí khảo sát, luận án xác định Bến Tre

- một trung tâm du lịch của vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với DTNĐC, DTĐK, Khu Lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định… Quản lý DTLS-VH ở Bến Tre đặt trên nền tảng của mối quan hệ, sự phối hợp giữa bảo tồn, phát huy giá trị di tích với PTDL đã chứng minh du lịch tại di tích không chỉ góp phần bổ sung nguồn lực bảo tồn di tích mà còn khai thác giá trị kinh tế tiềm tàng trong di tích; tạo ra sản phẩm du lịch mới từ di tích, tạo cảm hứng đến với di tích ở du khách. DTNĐC là nơi lưu niệm danh nhân văn hóa cũng đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa tiêu biểu gắn với nghĩa khí người Nam bộ, vừa là dũng khí, bản lĩnh và lòng yêu nước của người Bến Tre. Bên cạnh đó, DTĐK là di tích lịch sử cách mạng, một trong những điểm du lịch về nguồn, du lịch học tập nổi tiếng cả nước, những giá trị to lớn và hấp dẫn mở ra những mũi đột phá để phát huy lợi thế không nơi nào có được của di tích trong PTDL Bến Tre.

6) Qua khảo sát, đánh giá khả năng gắn kết, cung ứng dịch vụ du lịch của 2 Di tích được khảo sát, luận án đưa ra kết luận khả năng phát huy giá trị DTLS-VH Bến Tre trong PTDL. Kết quả thể hiện ở điểm số của từng tiêu chí phản ánh thực trạng gắn kết và đáp ứng nhu cầu du khách của di tích. Cơ sở quyết định hiệu quả phối hợp giữa đơn vị QLDT và doanh nghiệp du lịch là sự phù hợp giữa nhu cầu du


khách và giá trị của di tích. Đặc biệt, với Bến Tre còn là sự gắn kết với các giá trị tín ngưỡng, tâm linh có nguy cơ phai nhạt dần, cần bổ khuyết vào đó các giá trị nghỉ dưỡng, bồi bổ sức khỏe, giá trị kinh tế, giá trị quảng bá, tâm linh...

7) Từ xác định hai quan điểm cơ bản trong bảo tồn, phát huy giá trị DTLS- VH gắn với PTDL ở Bến Tre: a) Vừa bảo tồn, phát huy vừa khai thác bền vững di tích. b) Hợp tác phát triển bền vững, bổ sung nguồn lực cho nhau giữa đơn vị QLDT và doanh nghiệp du lịch. Luận án đưa ra Quy trình đánh giá khả năng PTDL từ di tích gồm: a) Nhận diện giá trị di tích; b) Đánh giá khả năng PTDL của di tích;

c) Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích trong PTDL. Từ đó, đề xuất giải pháp: 1) Bảo tồn bền vững DTLS-VH tỉnh Bến Tre và 2) Phát huy giá trị DTLS-VH Bến Tre trong PTDL. Các giải pháp QLDT trong PTDL đề xuất từ cơ chế phối hợp với hoạt động du lịch của di tích mang tính mở, sáng tạo – khởi nghiệp, tạo hành lang xây dựng thiết chế du lịch di sản đi đôi với phát triển sinh kế cho người dân một cách bền vững.

8) Luận án đóng góp cho ngành Quản lý Văn hoá và ngành Du lịch những gợi mở tạo ra sản phẩm du lịch mới trên cơ sở tài nguyên di tích. Đồng thời, cung cấp một kênh tư liệu tham khảo hữu ích thúc đẩy PTDL dựa trên phát huy giá trị DTLS-VH ở Bến Tre. Từ những giải pháp có nền tảng lý thuyết gắn bó với thực tiễn, hy vọng luận án sẽ có những đóng góp nhất định vào sự nghiệp quản lý DTLS- VH trong PTDL, hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc lan tỏa từ những cộng đồng, địa phương nhỏ như Bến Tre.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Phạm Văn Luân (2020), “Di sản văn hóa Bến Tre trước ngưỡng cửa Cách mạng công nghiệp lần thư tư - Góc nhìn từ phân tích SWOT”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học xã hội năm 2020 “Văn hóa và văn minh đô thị ở các nước Đông Nam Á trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0”, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Phạm Văn Luân (2020), “Bảo tồn di sản văn hóa Bến Tre và phát triển du lịch ở Bến Tre”, Tạp chí Văn hóa học, số 1 (47), tr.64 - 71.

3. Phạm Văn Luân (2020), “Di sản văn hóa Bến Tre trong bối cảnh phát triển công nghệ hiện đại”, Tạp chí Văn hóa và Nguồn lực, số 1 (21), tr.89 - 100.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Thúy Anh (2011), Giáo trình Du lịch văn hóa – Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

2. Đặng Văn Bài (2001), “Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 4, tr.11-13.

3. Đặng Văn Bài (2010), “Tính liên ngành trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 2 (31), tr.17-23

4. Bảo tàng Bến Tre (2006), Báo cáo kết quả khai quật di chỉ khảo cổ Giồng Nổi

– Thành phố Bến Tre.

5. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bến Tre (2018), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

6. Nguyễn Chí Bền (chủ biên) (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long – Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

7. Nguyễn Chí Bền (2017), Văn hóa dân gian Bến Tre, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

8. Trương Quốc Bình (2000), “Về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 2, tr.7- 9.

9. Trương Quốc Bình (2005), “Vai trò của di sản văn hóa với sự phát triển của du lịch Việt Nam”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2, tr.56-59.

10. Trương Quốc Bình (2009), “Đổi mới hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa”, Tạp chí Cộng sản, số 2, tr.72 – 76.

11. Bộ Văn hóa Colombia (2003), Công ước Andrés Bello.

12. Bộ VHTT&DL (2018), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, Huế.

13. Lữ Văn Châu (1996), Nguyễn Đình Chiểu-Nhà thơ đạo lý, Luận văn ThS. Khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

14. Chi cục Thống kê tỉnh Bến Tre (2020), Báo cáo tình hình KTXH tỉnh Bến Tre năm 2020.

Ngày đăng: 06/01/2024