Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk - 12


3.3.5. Giải quyết kịp thời, đúng chế độ chính sách cho người thụ hưởng

Chính sách BHXH của nước ta đã trải qua nhiều thời kỳ, trong đó có thời gian dài là chiến tranh, do vậy các quy định của Pháp Luật về chế độ trợ cấp BHXH cũng rất đa dạng và nhiều lần thay đổi, làm tăng thêm độ phức tạp khi giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động. Để giải quyết kịp thời chế độ BHXH cho người thụ hưởng cơ quan BHXH tỉnh Đắk Lắk cần tập trung bố trí những cán bộ có chuyên môn, am hiểu sâu về chế độ chính sách, có kinh nghiệm vào bộ phận trực tiếp giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động, đồng thời xây dựng quy trình xét hưởng chế độ BHXH tạo thuận lợi cho người tham gia và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc.

Thực hiện tốt công tác quản lý hồ sơ và quản lý đối tượng thụ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội

Cơ quan BHXH rà soát lại hồ sơ xét duyệt hưởng các chế độ BHXH cho người được thụ hưởng, nếu phát hiện ra sai phạm trong quá trình xét duyệt thì phải điều chỉnh xử lý ngay, đối với hồ sơ gian lận thời gian để hưởng BHXH thì phải cắt giảm ngay đồng thời xử lý nghiêm để tránh tái phạm. Công tác kiểm tra này phải được thực hiện thường xuyên và phân trách nhiệm theo từng cấp.

Phối hợp cùng với UBND cấp xã để quản lý đối tượng hưởng BHXH để phát hiện đối tượng chết, đối tượng đi khỏi địa phương để kịp thời cắt giảm.

3.3.6. Quản lý chặt chẽ chi trả các chế độ tại đơn vị sử dụng lao động

Đối với việc chi trả chế độ tại các đơn vị sử dụng như chế độ ốm đau thai sản dưỡng sức. Cơ quan BHXH cần tích cực bám sát, kiểm tra nhất là đối với các đơn vị sử dụng lao động có cơ sở y tế tại đơn vị họ có quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm nên thường cấp khống để thanh toán chế độ lạm dụng quỹ BHXH, có đơn vị có tới hàng ngàn lao động riêng vấn đề nay đã gây thất thoát nguồn chi quỹ BHXH tương đối nhiều. Do vậy cơ quan BHXH phải tăng cường công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH tại đơn vị sử dụng lao động, cụ thể:

Phối hợp cùng với các tổ chức y tế, tổ chức công đoàn, thanh tra sở lao động kiểm tra, giám sát việc cấp giấy nghỉ ốm, tránh hiện tượng làm giả giấy nghỉ ốm để thanh toán chế độ gây thất thoát nguồn chi quỹ BHXH. Đặc biệt chú ý đến các đơn vị sử dụng lao động có cơ sở y tế tại đơn vị, họ có quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm cho công nhân


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

74

viên trong đơn vị nên việc cấp sai để lạm dụng tiền của cơ quan BHXH là không tránh khỏi.

Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk - 12

3.3.7. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về lĩnh vực Bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp nông nghiệp

Để BHXH ngày càng được mở rộng cả phạm vi lẫn đối tượng tham gia thì việc tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về BHXH là thực sự cần thiết. Công tác thông tin, tuyên truyền về BHXH trong những năm qua đã có nhiều cố gắng và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Nhưng so với yêu cầu và nhiệm vụ chung của toàn ngành nói chung, công tác thông tin tuyên truyền về BHXH tại các doanh nghiệp nông nghiệp còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục để làm tốt được công tác thông tin tuyên truyền, cần chú ý những điểm sau:

+ Trước hết, đó là việc phải xác định rõ nội dung tuyên truyền. Phải tuyên truyền, giải thích về bản chất, nội dung của chính sách BHXH. Từ đó, người lao động hiểu được bản chất nhân văn, nhân đạo của BHXH, họ có thể phân biệt rõ hơn sự khác nhau giữa BHXH và các loại hình bảo hiểm thương mại khác.

Ngoài tuyên truyền chính sách, pháp luật và các chế độ BHXH, giải đáp hướng dẫn thực hiện các chế độ, kết quả các mặt hoạt động của ngành. Cần đặc biệt quan tâm đến nội dung mà lâu nay ít được đề cập đến đó là tuyên truyền về mục đích, bản chất nhân đạo, nhân văn của BHXH. Đặc biệt cần phải nhấn mạnh nội dung "tham gia BHXH vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của người lao động". Nếu chúng ta làm được điều đó thì sẽ từng bước thay đổi được tâm lý nặng nề của họ hiện nay là đóng BHXH. Từ đó hình thành thái độ tự giác, tự nguyện tham gia BHXH và có trách nhiệm nộp BHXH. Trước đây, chúng ta thường tuyên truyền nhiều về nội dung thu chi, quản lý quỹ BHXH và giải quyết về BHXH là chưa đủ. Đó mới là biện pháp để thực hiện mục đích nhân đạo. Nội dung tuyên truyền mới chỉ dành riêng cho nội bộ ngành, chưa thu hút được sự chú ý của đông đảo người lao động. Ngoài ra việc giải đáp những vướng mắc của người lao động trong quá trình thực hiện các chế độ BHXH, việc phản ánh tâm tư, nguyện vọng, các kiến nghị bổ sung sửa đổi những bất hợp lý về chế độ BHXH cũng hết sức cần thiết và bổ ích

+ Mặt khác, cũng phải chú ý vào hình thức tuyên truyền và giới thiệu về BHXH. Cần tận dụng triệt để các hình thức tuyên truyền đã có như tạp chí BHXH Việt Nam.


75

Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng (Đài truyền hình, truyền thanh, báo chí) để tuyên truyền sâu rộng hơn về BHXH. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, gây được sự chú ý của mọi người. Tổ chức các hội nghị, các cuộc họp trong đó có các đại diện của người lao động để nhằm mục đích tuyên truyền về BHXH giúp các bên tham gia hiểu rõ tính pháp luật của BHXH, nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đồng thời, qua đó thu thập tổng hợp các ý kiến thắc mắc, đóng góp của người lao động, chủ sử dụng người lao động để đưa ra các biện pháp phù hợp với nguyện vọng của họ.

+ Nâng cao vai trò của công đoàn trong việc thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình. Đẩy mạnh công tác phổ biến, nâng cao hiểu biết của NLĐ trong công ty, nhằm tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, tác phong công nghiệp và khả năng tự bảo vệ về quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ. Tuyên truyền, vận động NLĐ và NSDLĐ tích cực tham ra phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, tổ chức tốt các phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng, phong trào thể thao, không ngừng nâng cao văn hoá tinh thần ở cơ sở, ngăn chặn phòng ngừa, đẩy lùi các tệ nạn xã hội và nâng cao nhận thức của họ cả lĩnh vực BHXH.

Tăng số lượng lao động được tham gia BHXH trong doanh nghiệp không chỉ để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ mà cũng tạo điều kiện tiền đề tốt cho doanh nghiệp trong phát triển sản xuất kinh doanh cũng như tạo thương hiệu cho doanh nghiệp mình.

Chủ động tăng lượng lao động được tham gia BHXH trong doanh nghiệp cũng là một trong những biện pháp quan trọng để trong thời gian tới, An Việt có thể làm tốt hơn nữa công tác thực hiện BHXH trong doanh nghiệp của mình, để NLĐ trong doanh nghiệp được đảm bảo quyền lợi hơn nữa, tiến tới mục tiêu quốc gia về BHXH đó là BHXH toàn dân.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận văn đã nêu lên được thực trạng quản lý nhà nước về BHXH đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk từ đó đánh giá tình hình quản lý chính sách BHXH và các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý chính sách BHXH đối với người lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, qua đó nêu ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc quản lý chính sách BHXH đối với người lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp

tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách BHXH trong thời gian tới bao gồm: Đối với doanh nghiệp nông nghiệp; đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nông nghiệp; đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu quản lý chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk tác giả nhận thấy đây là nội dung quan trọng trong hoạt động sự nghiệp BHXH. Trên cơ sở lý luận chung về BHXH nói chung, luận văn đã phân tích làm rõ sự cần thiết của BHXH, các khái niệm liên quan về chính sách, quản lý chính sách BHXH cho người lao động.

Thực trạng quản lý chính sách BHXH đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang ngày càng phát triển về số lượng doanh nghiệp nông nghiệp đăng ký tham gia BHXH tăng 2,29%. Tuy nhiên, chất lượng quản lý nhà nước về BHXH đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp vẫn còn có những hạn chế nhất định như:

Về quản lý thu: Số lao động đóng BHXH so với số lao động thực tế còn thấp năm 2016 chỉ đạt 49,83%, mức lương căn cứ đóng BHXH thấp hơn so với mức thu nhập bình quân thực tế do hầu hết các doanh nghiệp chỉ đóng BHXH cho người lao động theo mức lương tối thiểu quy định, tình hình nợ đọng còn kéo dài năm 2016 doanh nghiệp nông nghiệp nợ 9,61%; trong số doanh nghiệp khảo sát, chủ yếu là công ty TNHH với hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cà phê là chủ yếu. Tổng thu và tổng chi của các doanh nghiệp là tương đối lớn chứng tỏ hoạt động thu-chi BHXH là tốt hơn nhiều so với những thời gian trước.

Về quản lý chi: Do địa bàn rộng, đi lại khó khăn nên việc quản lý đối tượng chưa chặt chẽ gặp nhiều khó, việc chi trả còn chậm hoặc kéo dài, còn có tình trạng lạm dụng quỹ BHXH ở một số doanh nghiệp. Theo lao động thì 99% cho rằng phương thức chi trả là hợp lý, thời gian giải quyết BHXH còn ở mức trung bình.

Doanh nghiệp cần hỗ trợ thêm mức đóng trong tỷ lệ đóng thay vì khoán gọn mức đóng của người lao động sau khi đã nộp đủ sản lượng nhận khoán cho doanh nghiệp. Đồng thời, tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT đến từng người lao động để họ hiểu và tích cực tham gia.

Luận văn đã phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý chính sách BHXH đối với người lao động tại các DNNN tỉnh Đắk Lắk bao gồm bốn nhân tố đó là: Nhận thức của các doanh nghiệp về BHXH, nhận thức của người lao động, trình độ

chuyên môn và thái độ phục vụ của cán bộ BHXH, chế độ chính sách của Nhà nước về BHXH.

Tác giả đã nêu ra được những kết quả đã đạt được đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của việc quản lý chính sách BHXH đối với người lao động tại các DNNN tỉnh Đắk Lắk từ đó đã đề xuất nhóm giải pháp, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp cho doanh nghiệp nông nghiệp, đối với lao động làm việc ở doanh nghiệp nông nghiệp, đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk từng bước tăng cường việc quản lý nhà nước về BHXH đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Huy Ban (2000), Chiến lược phát triển Bảo hiểm xã hội phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2010), Mười lăm năm xây dựng và phát triển 1995- 2010, Hà Nội.

3. Bảo hiểm xã hội Đắk Lắk (2013), Báo cáo quyết toán tài chính năm 2013, Đắk Lắk

4. Bảo hiểm xã hội Đắk Lắk (2014), Báo cáo quyết toán tài chính năm 2014, Đắk Lắk.

5. Bảo hiểm xã hội Đắk Lắk (2015), Báo cáo quyết toán tài chính năm 2015, Đắk Lắk.

6. Bảo hiểm xã hội Đắk Lắk (2016), Báo cáo quyết toán tài chính năm 2016, Đắk Lắk.

7. Bộ Lao động và thương binh, xã hội (2014), Báo cáo tổng kết đánh giá thi hành luật bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

8. Chính sách pháp luật Bảo hiểm xã hội 2016, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội

9. Chính phủ (2006), Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ.

10. Chính phủ (2001), Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2011.

11. Chính phủ (2015), Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, ngày 29/12/2015.

12. Đỗ Kim Chung (2009), Giáo trình nguyên lý kinh tế nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp, Hà nội.

13. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình khoa học chính sách, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nộ Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB CTQG, Hà Nội, tr 194.

14. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình Bảo hiểm, Trường Đại học kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

15. Phạm Vân Đình (2008), Giáo trình chính sách nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

16. Lương Mạnh Đông (2008), Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

17. Nguyễn Thị La Giang (2015), Pháp luật bảo hiểm xã hội .

18. Phùng Thị Hồng Hà (2009), Bài giảng Quản lý sản xuất nông nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Huế.

19. Trần Thị Thu Hà (2011), Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội tại Công ty cổ phần thương mại kế toán An Việt”

20. Nguyễn Hữu Hải (2013), Chính sách công - Những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Hào (2015), Nghiên cứu với nội dung đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam.

22. Đỗ Thị Hằng ( 2011), Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu và chi của BHXH.

23. Đinh Phi Hổ (2014), Sách phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc

.

24. Vũ Mạnh Hùng (2012), Quản lý chính sách công ở việt nam, lý luận và thực tiễn,

Hà Nội.

25. Lê Thị Khánh Ly (2012), Nghiên cứu quản lý chính sách bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

26. Lê Quốc Lý (2014), Chính sách an sinh xã hội - thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Mai Văn Nam (2015), Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

28. Trần Thị Thu Phương (2015), Quản lý thu BHXH trên địa bàn tinh Nam Định.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí