Như vậy, hoạt động trải nghiệm là hoạt động được tổ chức phù hợp với bản chất hoạt động của con người nhằm huy động vốn sống, vốn kinh nghiệm, khả năng sáng tạo của học sinh trong giải quyết vấn đề thực tiễn và phát triển năng lực cho học sinh.
1.2.3. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5
Hoạt động hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 là hoạt động trong đó dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, học sinh tự giác tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập để hình thành năng lực chung và năng lực đặc thù.
Hoạt động hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 là một hình thức tổ chức dạy học mà ở đó học sinh tham gia vào môi trường thực tiễn như tham quan, trải nghiệm thông qua chủ đề, hội thi, câu lạc bộ môn học.. để hình thành các năng lực chung và năng lực đặc thù..
Như vậy, hoạt động hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 dưới sự tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ của GV, HS huy động tổng hợp, vận dụng các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm bản thân có được liên quan đến môn lịch sử và địa lý để trải nghiệm, phân tích, khái quát hóa thành kiến thức của bản thân và vận dụng để tìm hiểu về lịch sử, giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Đặc trưng của môn Lịch sử và Địa lý 4,5 thích hợp để tổ chức HĐTN:
Môn học Lịch sử và Địa lý 4,5 có nội dung cốt lõi bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về Lịch sử và Địa lý đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HS ở từng lớp học. Đặc trưng môn học là tích hợp liên môn gắn với thực tiễn đời sống và cung cấp tri thức cho HS về lịch sử, truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, vì vậy 2 môn học này là điều kiện thuận lợi để vận dụng và tổ chức HĐTN vào quá trình
dạy học. Tích hợp 2 môn học này không chỉ ở nội dung mà còn cả trong
phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động: trong tổ chức giáo dục về lịch sử tích hợp giáo dục về địa lý. Chính vì vậy, tổ chức các HĐTN môn Lịch sử và Địa lý phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, khả năng khả năng tiếp nhận của HS ở mỗi lớp học để bồi dưỡng HS tình yêu quê hương đất nước và phát triển về năng lực.
1.2.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên - 1
- Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên - 2
- Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên - 3
- Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Dạy Học Môn Lịch Sử Và Địa Lý Lớp 4,5
- Kiểm Tra, Đánh Giá Thực Hiện Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Dạy Học Môn Lịch Sử Và Địa Lý Lớp 4,5 Ở Trường Tiểu Học
- Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Thành Phố Thái Nguyên
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Từ khái niệm quản lý và khái niệm hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 thì, quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 là những biện pháp tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến quá trình tổ chức hoạt động hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh tiểu học thông qua quá trình lập kế hoạch HĐTN, tổ chức thực hiện HĐTN, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá HĐTN nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh qua đó phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
1.3. Một số vấn đề về hoạt động hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở trường tiểu học
1.3.1. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở trường tiểu học
Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, đối với cấp tiểu học, “mục tiêu hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề” [7].
Môn Lịch sử và Địa lý có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục tiểu học, giúp hình thành kiến thức khoa học và phát triển các năng lực học tập của HS. Môn Lịch sử và Địa lý có vai trò giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào về truyền thống dân tộc cho thế hệ sau. Đối với môn Lịch sử có đặc trưng riêng như tính không lặp lại, tính quá khứ, tính hệ thống, tính cụ thể, và thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Vì vậy, trong HĐTN môn Lịch sử cần phải sinh động, cụ thể, tường minh, hấp dẫn để tạo hứng thú và hình thành xúc cảm, tình cảm từ đó giáo dục phẩm chất và nhân cách cho HS.
Tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý góp phần cụ thể hoá, làm sâu sắc, phong phú, sinh động kiến thức môn học; là cơ hội để HS rèn luyện kĩ năng bộ môn. Đồng thời, bồi dưỡng cho HS tinh thần chủ động, ý thức tự giác, trách nhiệm trong học tập và cuộc sống, say mê, hứng thú học tập bộ môn. Qua đó, góp phần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực HS.
HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5 ở trường tiểu học có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục nội khóa, cùng với các bài học ở trên lớp sẽ góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ bộ môn, có tác dụng tích cực tới việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện HS.
Về kiến thức: Sau khi học môn Lịch sử và Địa lý 4,5 qua hoạt động trải nghiệm, HS hiểu, nhớ các kiến thức cơ bản qua chủ đề trải nghiệm, có sự hiểu biết ban đầu về những tri thức qua hoạt động trải nghiệm.
Về kĩ năng: HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5 góp phần phát triển khả năng quan sát, tìm tòi suy nghĩ, đặc biệt là khả năng tư duy đến cao độ… HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5 phải gắn liền với thực tiễn, vì vậy, giúp nâng cao tính cộng đồng, tính tập thể, gắn kết HS lại với nhau tạo nên sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ nhau trong học tập.
HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5, HS có điều kiện tiếp xúc với thực tế, làm việc với tài liệu, tiếp xúc với các chuyên gia địa lý, nhân
chứng lịch sử…nhờ đó góp phần phát triển năng lực cho HS như: năng lực giao tiếp ngôn ngữ, hợp tác, tư duy sáng tạo, công nghệ thông tin và truyền thông...
Về thái độ: HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5 góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS. Đó là lòng yêu quê hương, đất nước và con người, lòng biết ơn với những con người có công lớn trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc; giúp HS tăng cường sự hiểu biết, tiếp thu những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của nhân loại; biết giữ gìn và phát huy những giá trị vật chất và tinh thần của địa phương; hình thành cho HS lòng tự tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập, lòng trung thực, tinh thần tập thể, ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, khắc phục chủ quan, tự mãn, ỷ lại tạo ra tâm thế động lực tích cực cho người học, cho HS quen với việc làm có tính hệ thống. Từ đó, hình thành những phẩm chất: sống yêu thương (thể hiện ở sự sẵn sàng tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ đất nước, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam, các giá trị di sản văn hoá của quê hương, đất nước, tôn trọng các nền văn hoá trên thế giới, yêu thương con người, biết khoan dung và thể hiện yêu thiên nhiên, cuộc sống), sống tự chủ, sống trách nhiệm…
Cùng với môn khoa học, lịch sử và địa lý, trong chương trình tiểu học trước đây là những phân môn của Tự nhiên và xã hội. Trong chương trình tiểu học mới lịch sử và địa lý là hai phần của môn Lịch sử và địa lý vì vậy nó có mối liên hệ khăng khít với nhau. Sự liên môn của môn lịch sử và địa lý càng yêu cầu học sinh phải tiếp thu lượng kiến thức song hành.
1.3.2. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 4,5
Lớp 4, 5 là thời điểm lý tưởng cho sự hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, giúp các em biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để biểu đạt những suy nghĩ, cảm xúc vào học tập, giao tiếp. Từ khoảng trời của gia đình, nhà trường trong những mối quan hệ thầy cô, bạn bè, HS bước đến những chân trời mới của khát vọng, khám phá và trả lời những câu hỏi về cuộc sống, các em háo hức với việc vận dụng kiến thức tiếng Việt vào học tập, hình thành các phẩm chất, năng lực.
Về nhận thức, các giác quan cảm giác, thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, 43 xúc giác đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Các em có mục đích và phương hướng rõ ràng, các em bắt đầu biết lập kế hoạch và chủ động tham gia vào các hoạt động, trên cơ sở đó GV có thể xây dựng các hoạt động theo các mức độ phù hợp, kích thích cảm nhận, tri giác tích cực đồng thời giúp HS hứng thú hơn với các HĐTN. HS có khả năng chuyển từ cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát, đặc biệt tư duy ngôn ngữ cũng bắt đầu hình thành. Trí tưởng tượng của HS lớp 4, 5 đã phát triển phong phú hơn so với giai đoạn đầu tiểu học nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. Bên cạnh đó các em luôn tìm sự gần gũi, yêu thương, chiều chuộng từ người lớn do đó GV phải khéo léo hướng dẫn giúp các em nhận ra sự cần thiết của việc học, nếu quá khắt khe hoặc lơi lỏng thiếu quan tâm, có thể sẽ gây ra cho các em những ấn tượng lệch lạc về mặt tâm lý và ứng xử. HS cần được yêu thương, chăm sóc ân cần, tinh tế, nhạy cảm, nắm bắt được mọi biểu hiện tích cực lẫn tiêu cực ở các em, tránh gây cho trẻ sự mặc cảm, tự ti.
Nhu cầu giao tiếp ở HS lớp 4, 5 là một trong những nhu cầu quan trọng giúp các em có thể trao đổi thông tin một cách dễ dàng, nhờ có giao tiếp mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển thông qua ngôn ngữ nói và viết HS phát triển trí tuệ, thành thạo, tự tin trước mọi người. Tham gia HĐTN là điều kiện tốt trong đời sống tinh thần của trẻ, giúp trẻ hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực.
Đặc điểm tình cảm của HS lớp 4, 5 thiên cụ thể, khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, dễ khóc mà cũng nhanh cười... có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, hay thay đổi tuy vậy so với giai đoạn đầu tiểu học tình cảm của các em đã "người lớn" hơn rất nhiều. Tổ chức các HĐTN hình thành và phát triển tình cảm của HS luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu, GV cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời mà không làm
thui chột năng khiếu của trẻ. Chính vì thế, việc dạy học thông qua các HĐTN cần khéo léo, tế nhị để kích thích trẻ tích cực học tập.
1.3.3. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5
Môn Lịch sử và Địa lý ở cấp tiểu học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và địa lý với các thành phần: nhận thức khoa học lịch sử và địa lý; tìm hiểu lịch sử và địa lý; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời góp phần hình thành và pháttriển các năng lực chung:tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Môn Lịch sử và Địa lý ở cấp tiểu học giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Môn Lịch sử và Địa lý theo hướng phát triển năng lực, góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cụ thể là năng lực tự chủ và tự học thể hiện ở việc khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh tự mình thực hiện những nhiệm vụ được phân công khi học tập, tham quan; biết đặt ra các câu hỏi đơn giản, tự tìm kiếm và phân tích nguồn thông tin, trả lời câu hỏi về lịch sử và địa lý ; Năng lực giao tiếp và hợp tác thể hiện ở việc khuyến khích và hướng dẫn học sinh diễn đạt rõ ràng ý kiến của mình, tự tin khi đưa ra ý kiến, trao đổi, thảo luận khi có các quan điểm khác nhau; làm việc theo nhóm, chia sẻ suy nghĩ, lắng nghe ý kiến của người khác, cùng nhau xây dựng ý tưởng trong quá trình học tập các vấn đề về lịch sử và địa lý ; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thể hiện ở
việc huyến khích và hướng dẫn học sinh phát hiện một số vấn đề trong cuộc sống xung quanh, đặt câu hỏi, tìm thông tin, thực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp, giải thích, so sánh,... trong giải quyết vấn đề; đưa ra ý kiến, nhận xét, bình luận theo các cách khác nhau về các vấn đề địa lý và lịch sử trong cuộc sống xung quanh.
Đối với lịch sử, các kiến thức lịch sử không tuân thủ nghiêm ngặt tính lịch đại mà lựa chọn những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của vùng miền, của quốc gia, khu vực, của một số giai đoạn lịch sử. Đối với địa lý, mỗi vùng miền, quốc gia, khu vực chỉ lựa chọn một số kiến thức địa lý tiêu biểu, đặc trưng cho từng vùng, dựa trên nét đặc trưng về tự nhiên và vai trò lịch sử của vùng đất đó.
Chương trình môn Lịch sử và Địa lý cấp tiểu học gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về địa lý , lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam, các nước láng giềng và một số nét cơ bản về địa lý , lịch sử thế giới. Nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lý còn liên quan trực tiếp với nhiều môn học và các hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm,...
Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Lịch sử và Địa lý ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học môn Lịch sử và Địa lý ở cấp trung học cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học xã hội ở các cấp học trên. Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong Chương trình tổng thể.
1.2.4. Nội dung của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5
Môn Lịch sử và Địa lý 4 ngoài phần mở đầu giúp học sinh làm quen với các phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lý, mạch kiến thức được thiết kế theo 6 chủ đề, bắt đầu từ địa phương em, đến các vùng miền của đất nước, bao gồm các chủ đề: Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ. phần Địa phương em ở chương trình lớp 4 sẽ học ở quy mô cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các địa phương căn cứ vào yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình để xây dựng nội dung dạy học cụ thể phù hợp. Đối với phần lịch sử và địa lý của các vùng miền, nhà trường ở mỗi vùng miền có thể linh hoạt trong việc sắp xếp thứ tự dạy học về các vùng miền cho phù hợp với sự phát triển không gian từ gần đến xa của học sinh [4].
Môn Lịch sử và Địa lý 5 gồm 9 chủ đề về đất nước Việt Nam, các nước láng giềng, khu vực Đông Nam Á và thế giới: Đất nước và con người Việt Nam, Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam, Các nước láng giềng, Khu vực Đông Nam Á, Tìm hiểu thế giới, Chung tay xây dựng thế giới.
Trong chương trình môn Lịch sử và Địa lý, các kiến thức lịch sử và địa lý được tích hợp trong từng chủ đề về địaphương, vùng miền, đất nước và thế giới. Đối với chủ đề địa phương, vùng miền, sẽ tìm hiểu về tự nhiên, dân cư, lịch sử văn hoá của địa phương, vùng miền đó. Một số nội dung sẽ chủ yếu là địa lý , hoặc lịch sử; một số nội dung tích hợp cả lịch sử, địa lý, văn hoá,…
Chủ đề tích hợp các kiến thức lịch sử và địa lý được tích hợp trong từng chủ đề về địa phương.
Chủ đề tích hợp các kiến thức lịch sử và địa lý được tích hợp trong từng chủ đề về vùng miền, đất nước và trên thế giới.