cứu của Nguyễn Thị Ngọc Trang và Trang Thúy Quyên (2013) khi nghiên cứu tác động của đòn bẩy tài chính đến quyết định đầu tư, các tác giả này sử dụng mẫu 264 công ty niêm yết trước năm 2010 trên sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2009 – 2011. Với mô hình hồi quy dữ liệu bảng theo 3 cách Pooling, Random Effect và Fixed Effect và tiến hành kiểm tra phương pháp nào là phù hợp nhất, Nguyễn Thị Ngọc Trang và Trang Thúy Quyên (2013) sử dụng kiểm định Lagrangian Multiplier (LM Test, Breusch và Pagan, 1980) và kiểm định Hausman (Hausman, 1978). Bài nghiên cứu cho thấy, đòn bẩy tài chính có tương quan dương với quyết định đầu tư và có ý nghĩa thống kê đối với toàn mẫu và nhóm công ty tăng trưởng cao. Với mẫu nghiên cứu phần lớn là các công ty có yếu tố sở hữu Nhà nước nên các công ty này thường dễ nhận được các điều kiện vay ưu đãi mà không cần xét đến tính hiệu quả khi sử dụng các khoản vay để đầu tư. Bài nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy, mối tương quan âm giữa đòn bẩy tài chính và đầu tư ở những công ty tăng trưởng thấp. Mặc dù, các công ty này vẫn có thể tận dụng mối quan hệ để gia tăng nợ vay nhưng do lo ngại việc vay nợ làm tăng khả năng phá sản nên không thực hiện tăng đòn bẩy tài chính để thực hiện các quyết định đầu tư.
Cũng nghiên cứu tại Việt Nam, Phan Thị Bích Nguyệt và cộng sự (2014) tiến hành nghiên cứu mối tương quan giữa đòn bẩy tài chính và quyết định đầu tư và xem xét thêm vai trò của tăng trưởng và sở hữu Nhà nước. Với mẫu nghiên cứu 630 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012. Sau khi xử lý các vấn đề nội sinh tiềm tàng, bài nghiên cứu trưng ra bằng chứng cho thấy, đòn bẩy tài chính có tương quan âm với đầu tư của công ty và sự tương quan này yếu hơn ở những công ty tăng trưởng cao so với công ty tăng trưởng thấp. Ngoài ra, khi nghiên cứu vai trò của sở hữu Nhà nước, Phan Thị Bích Nguyệt và cộng sự (2014) tìm thấy bằng chứng cho thấy sở hữu Nhà nước có xu hướng làm giảm mối tương quan âm giữa đòn bẩy tài chính và đầu tư của công ty. Điều này hàm ý một chính sách cho vay dễ dãi và đặt ra ít ràng buộc hơn của các Ngân hàng thương mại Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời cho thấy sở hữu Nhà nước
có thể tạo ra việc cho vay không vì mục đích kinh tế, dẫn đến việc đầu tư quá mức và thường thiếu hiệu quả ở các doanh nghiệp Nhà nước.
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các kết quả nghiên cứu
Năm | Kết quả nghiên cứu | |
Myers | 1977 | Công ty vay nợ càng nhiều càng có xu hướng đầu tư dưới mức. |
Jensen | 1986 | Nếu công ty vay nợ càng nhiều thì càng hạn chế việc ra quyết định đầu tư. |
Lang và cộng sự | 1996 | Ở những công ty có ít cơ hội tăng trưởng, một mức độ đòn bẩy tài chính sử dụng trong cấu trúc vốn càng cao sẽ càng hạn chế việc ra quyết định đầu tư của các công ty. |
Ahn và cộng sự | 2006 | Ở các công ty đa dạng hóa có mức độ đòn bẩy tài chính sử dụng trong cấu trúc vốn càng cao thì càng hạn chế việc ra quyết định đầu tư và các công ty đa ngành sử dụng nợ vay nhiều hơn các công ty đơn ngành. |
Aivazian và cộng sự | 2005 | Việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong cấu trúc vốn giúp hạn chế vấn đề đầu tư quá mức ở những công ty có cơ hội tăng trưởng thấp. |
Firth và cộng sự | 2008 | Các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước có xu hướng đặt ra ít rào cản khi tài trợ cho những công ty tăng trưởng thấp, hiệu suất hoạt động kém và có mức độ sở hữu Nhà nước cao. |
Mohun Prasadising Odid, Hemant B Chittoo | 2008 | Những công ty tăng trưởng thấp có mức độ đòn bẩy tài chính sử dụng trong cấu trúc vốn càng cao thì càng hạn chế việc ra quyết định |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước và các khoản vay ngân hàng đến quyết định đầu tư của các công ty tại Việt Nam - 1
- Ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước và các khoản vay ngân hàng đến quyết định đầu tư của các công ty tại Việt Nam - 2
- Ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước và các khoản vay ngân hàng đến quyết định đầu tư của các công ty tại Việt Nam - 3
- Bảng Thống Kê Số Lượng Công Ty Trong Mẫu Nghiên Cứu
- Ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước và các khoản vay ngân hàng đến quyết định đầu tư của các công ty tại Việt Nam - 6
- Bảng Mô Tả Tương Quan Kỳ Vọng Giữa Các Biến Độc Lập Và Biến Tương Tác Với Biến Đầu Tư (Investment I,t )
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
đầu tư. Những công ty tăng trưởng cao thường sử dụng nguồn tài trợ từ vốn cổ phần hoặc lợi nhuận giữ lại mà không phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính để đưa ra các quyết định đầu tư. | ||
Dong và Gou | 2010 | Những công ty có tồn tại sự tùy ý trong quản lý của CEO càng nhiều, càng có xu hướng giảm mức độ đầu tư; công ty có tỷ lệ CEO độc lập trong HĐQT càng lớn thì càng gia tăng mức độ đầu tư. Và mối tương quan giữa tỷ lệ cổ phần nắm giữ của nhà quản lý và đầu tư của công ty được thể hiện theo hình đường cong parabol. |
Viet A. Dang | 2010 | Các công ty tăng trưởng cao kiểm soát vấn đề đầu tư dưới mức bằng cách giảm đòn bẩy tài chính. Ở những công ty tăng trưởng thấp, việc gia tăng mức độ đòn bẩy tài chính sử dụng trong cấu trúc vốn sẽ làm giảm mức độ đầu tư của công ty. |
John và cộng sự | 2011 | Công ty quy mô nhỏ có mức độ đòn bẩy tài chính sử dụng trong cấu trúc vốn càng cao thì càng gia tăng mức độ đầu tư. |
Yuan và Motohashi | 2012 | Ở công ty cổ phần và công ty tư nhân, việc gia tăng mức độ đòn bẩy sử dụng trong cấu trúc vốn sẽ làm giảm đầu tư của công ty, sự tương quan này ở các công ty tăng trưởng thấp mạnh hơn so với các công ty tăng trưởng cao. Ở công ty Nhà nước thì không |
tồn tại mối tương quan nào giữa đòn bẩy tài chính và đầu tư của công ty. | ||
Nguyễn Thị Ngọc Trang và Trang Thúy Quyên | 2013 | Tại Việt Nam, những công ty có mức độ đòn bẩy tài chính sử dụng trong cấu trúc vốn càng cao thì đầu tư càng giảm ở những công ty tăng trưởng thấp và đầu tư càng tăng ở những công ty tăng trưởng cao. |
Phan Thị Bích Nguyệt và cộng sự | 2014 | Ở những công ty có ít cơ hội tăng trưởng, việc sử dụng nợ vay sẽ có vai trò kiểm soát và hạn chế các nhà quản lý đầu tư vào các dự án không hiệu quả. Sở hữu Nhà nước có thể tạo ra việc cho vay không hiệu quả ở công ty Nhà nước dẫn đến vấn đề đầu tư quá mức trong mẫu nghiên cứu các công ty tại Việt Nam. |
Jiang và Zeng | 2014 | Các công ty sử dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay ngân hàng càng nhiều thì càng hạn chế đầu tư, mối tương quan này mạnh hơn ở các công ty tăng trưởng thấp so với công ty tăng trưởng cao. Các công ty có khoản vay ngắn hạn ngân hàng càng tăng thì đầu tư càng giảm, mối tương quan này yếu hơn ở các công ty có sở hữu Nhà nước so với công ty không có sở hữu Nhà nước. Và không có sự khác biệt trong mối tương quan giữa khoản vay dài hạn và đầu tư ở các công ty có mức độ sở hữu Nhà nước khác nhau. |
Như vậy, những nghiên cứu trước đây trên thế giới cho thấy, có tồn tại mối tương quan khác nhau giữa đòn bẩy tài chính nói chung, khoản vay ngân hàng nói riêng và quyết định đầu tư của các công ty, mối tương quan này cũng có sự khác biệt giữa các công ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước và cơ hội tăng trưởng khác nhau. Cụ thể là, nghiên cứu của Jensen (1986); Lang và cộng sự (1996); Aivazian và cộng sự (2005); Ahn và cộng sự (2006); Jiang và Zeng (2014) cho thấy, việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong cấu trúc vốn giúp hạn chế vấn đề đầu tư quá mức ở những công ty có cơ hội tăng trưởng thấp. Trong khi đó, nghiên cứu của John và cộng sự (2011) lại cho thấy, các công ty quy mô nhỏ có mức độ đòn bẩy tài chính sử dụng trong cấu trúc vốn càng cao thì càng gia tăng mức độ đầu tư; nghiên cứu của Mohun Prasadising Odid, Hemant B Chittoo (2008) cho thấy, những công ty tăng trưởng cao thường sử dụng nguồn tài trợ từ vốn cổ phần hoặc lợi nhuận giữ lại mà không phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính để đưa ra các quyết định đầu tư. Liên quan đến ảnh hưởng của yếu tố sở hữu Nhà nước đến quyết đinh đầu tư, nghiên cứu của Firth và cộng sự (2008) cho thấy, các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước có xu hướng đặt ra ít rào cản khi tài trợ cho những công ty tăng trưởng thấp, hiệu suất hoạt động kém và có mức độ sở hữu Nhà nước cao; nghiên cứu của Yuan và Motohashi (2012) cho thấy, ở các công ty cổ phần và công ty tư nhân, việc gia tăng mức độ đòn bẩy sử dụng trong cấu trúc vốn sẽ làm giảm đầu tư của công ty nhưng ở các công ty Nhà nước thì không tồn tại mối tương quan nào giữa đòn bẩy tài chính và đầu tư của công ty. Tuy nhiên, tại Việt Nam, liên quan đến chủ đề này, các nghiên cứu đã thực hiện chỉ mới tập trung vào tác động của việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong cấu trúc vốn đến việc thực hiện quyết định đầu tư, chưa có nghiên cứu nào tập trung vào sự liên kết trong mối quan hệ giữa nợ vay ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư trong các công ty có sự khác biệt về mức độ tăng trưởng, tỷ lệ sở hữu Nhà nước, đặc điểm của các yếu tố quản trị doanh nghiệp và các khoản vay với kỳ hạn khác nhau. Đây chính là khoảng trống trong nghiên cứu chủ đề này ở Việt Nam và là động lực thúc đẩy tác giả thực hiện bài nghiên cứu này để xem xét mối tương quan này xảy ra tại Việt Nam như thế nào và có bị tác động bởi yếu tố sở hữu Nhà nước, cơ hội tăng trưởng của công ty và các
khoản vay với kỳ hạn khác nhau hay không? Tác giả sẽ tiếp tục thực hiện nghiên cứu và trình bày ở các chương sau.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
3.1.1. Tiêu chí phân loại công ty theo tỷ lệ sở hữu Nhà nước
Theo luật doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”. Đây là một quy định khác so với quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 trước đây, quy định: “Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”
Theo quyết định số 58/2016/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước thì tùy ngành nghề, lĩnh vực hoạt động mà Nhà nước nắm giữ tỷ lệ sở hữu nhất định: Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm 103 doanh nghiệp, Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ bao gồm 4 doanh nghiệp, Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ bao gồm 27 doanh nghiệp, Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ bao gồm 106 doanh nghiệp.
Với sự thay đổi về cách định nghĩa “doanh nghiệp Nhà nước” theo luật doanh nghiệp 2014 và cách phân loại doanh nghiệp có vốn Nhà nước như trên, các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên vẫn chịu sự chi phối đáng kể của Nhà nước trong hoạt động của mình so với các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, căn cứ vào lộ trình thực hiện cổ phần hóa của từng loại doanh nghiệp có vốn Nhà nước từ 2016 đến 2020(6), trong bài nghiên cứu này, để đánh giá vai trò của sở hữu Nhà nước trong mối tương quan giữa nợ ngân hàng và việc thực hiện quyết định đầu tư, tác giả chia mẫu nghiên cứu thành 2 nhóm doanh nghiệp tương ứng với mức độ sở hữu Nhà nước, bao gồm: Nhóm 1 là các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và Nhóm 2 là các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ từ 0-50% vốn điều lệ.
3.1.2. Mô tả dữ liệu
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu bảng của các công ty phi tài chính
(6): Theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn nghiên cứu 8 năm từ 2008- 2015.
Về nguồn thu thập dữ liệu nghiên cứu:
Tác giả thu thập dữ liệu báo cáo tài chính đã qua kiểm toán trên các trang web cophieu68.vn và cafef.vn. Trong đó, giá trị thị trường của công ty được lấy bằng giá cuối ngày 31/12 các năm, số liệu về tổng tài sản, tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu, tài sản cố định, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, hàng tồn kho, nợ ngắn hạn được lấy từ bảng cân đối kế toán; số liệu về doanh thu, lợi nhuận sau thuế được lấy từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh; số liệu về khấu hao, chi mua sắm và xây dựng tài sản cố định được lấy từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp; số liệu về giá cổ phiếu, các khoản vay ngân hàng, tỷ lệ sở hữu Nhà nước của công ty được lấy từ các bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Các dữ liệu về đặc điểm của CEO như tuổi CEO, nhiệm kỳ CEO, tỷ lệ cổ phần nắm giữ của CEO, sự độc lập của CEO trong HĐQT được tác giả thu thập từ nhiều nguồn như: trang web của các công ty, bảng thuyết minh báo cáo tài chính các năm, các thông tin về ban quản trị công ty trên trang web cafef.vn…
Về giai đoạn nghiên cứu và tiêu chí chọn mẫu nghiên cứu:
Tác giả chọn giai đoạn nghiên cứu từ 2008 - 2015 vì trong bài nghiên cứu có sử dụng các biến về tỷ lệ đầu tư thuần trên tài sản cố định, tỷ lệ nợ ngân hàng, chỉ số Tobin’Q, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu mà việc tính toán các biến này cần có dữ liệu về tài sản cố định, doanh thu thuần, tổng tài sản của các năm trước đó. Mặt khác, do trước năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phát triển nên việc thu thập dữ liệu bị hạn chế và hiện tại dữ liệu năm 2016 của các công ty chưa được cập nhật đầy đủ.
Tại thời điểm thu thập, bộ dữ liệu gồm 590 công ty đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tuy nhiên, tác giả đã tiến hành loại bỏ một số công ty ra khỏi mẫu nghiên cứu. Việc loại bỏ các công ty ra khỏi mẫu nghiên cứu được tác giả thực hiện theo các tiêu chí: