Giải Pháp Mở Rộng Cho Vay Đối Với Dn Và Cn Tại‌


toán, cho vay nông nghiệp nông thôn …: các sản phẩm này đã được ban hành

nhưng chưa có khoản vay nào phát sinh tại Chi nhánh chậm trong quá trình triển khai sản phẩm này.

*/­ Nguyên nhân khách quan

hoăc chi nhánh đang rất


­ Đối với DNNVV thiếu tài sản thế chấp/cầm cố khi vay vốn ngân hàng: Các

DNNV lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính trước hết do bản thân các

DNNVV thiếu tài sản thế chấp ngân hàng. Do vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi có kế hoạch mở rộng sản xuất thì họ lại thiếu vốn để đưa các kế hoạch đó vào thực hiện. Thực tế, danh mục Tài sản thế chấp tại LPB Quảng Ninh nhận ưu tiên thế chấp chủ yếu là tài sản là Bất động sản của chủ doanh nghiệp hoặc của chính doanh nghiệp. Đối với tài sản thế chấp là động sản thì hạn chế nhận do tài sản bị trượt giá nhanh và khó phát mại hơn Bất động sản.

­ DNNVV có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, trang thiết bị, công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu: Phần lớn DNNVV có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất, thuê chuyên gia có trình độ. Mặc dù đã có nỗ lực từ phía chính quyền địa phương xong vẫn còn sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần (doanh nghiệp nhà

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài) trong các lĩnh vực như đất đai, mặt bằng sản xuất, vay vốn tín dụng dẫn đến tình trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất và đổi mới công nghệ.

Mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp và Cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Chi nhánh Quảng Ninh - 10

Năng suất lao động nói chung còn thấp, chất lượng sản phẩm trong nhiều trường hợp chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường. Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang sử dụng trang thiết bị không đồng bộ và hỗn tạp do nhiều nước sản xuất.

­ DNNVV vẫn chưa biết nhiều về sản phẩm cho vay của LPB: Hiện nay, một số doanh nghiệp không biết nhiều về các sản phẩm của ngân hàng nên thiếu chủ động trong việc đề xuất các khoản vay phù hợp với mục đích của doanh


nghiệp. Trong một số

trường hợp, để

có thể

vay vốn,

doanh nghiệp còn làm

những hồ sơ không có thực, sử dụng vốn vay không đúng mục đích.


­ Việc khai báo thông tin của các DNNVV trong quan hệ tín dụng với ngân

hàng vẫn chưa trung thực: Ngân hàng thiếu thông tin đáng tin cậy về doanh

nghiệp đi vay vốn. Thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính hình thức hơn là thực chất. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đôi khi không phản ánh đúng thực lực doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện giảm lợi nhuận để trốn thuế, dẫn đến doanh nghiệp không đủ điều kiện để tiếp cận vốn vay. Hoạt động kinh doanh không phản ánh vào sổ sách kế toán vẫn diễn ra phổ biến. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để thu hồi nợ vay.

­ Một số doanh nghiệp vay sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay.

Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi, hiệu quả. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của cán bộ ngân hàng, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác. Công tác kế toán tài

chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế, tình trạng thu chi

ngoài sổ sách kế toán vẫn còn phổ biến gây khó khăn cho công tác thẩm định tín dụng của ngân hàng thương mại.

­ Trình độ học vấn của lãnh đạo DNNVV còn thấp: Phần lớn cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh dựa

trên kinh nghiệm là chính, chưa được đào tạo qua trường lớp cơ bản nên có

nhiều hạn chế trong công tác quản lý kinh tế, tài chính cũng như ảnh hưởng đến


việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động, kinh doanh. Thông thường chủ doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật và điều hành trực tiếp doanh nghiệp. Những người chủ doanh nghiệp này đi lên từ một công việc sản xuất kinh doanh cụ thể, rất có kinh nghiệm với sản xuất, nhiều trường hợp bắt nguồn từ nghề truyền thống nhiều đời của gia đình. Tuy nhiên, trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp rất yếu kém. Một số trường hợp Giám đốc doanh nghiệp chưa đọc được báo cáo tài chính, họ thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích chính là để chủ động trong việc xuất hóa đơn VAT cho các doanh nghiệp khác khi bán các sản phẩm họ vẫn thường sản xuất. Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.

Trình độ học vấn thấp sẽ hạn chế khả năng lập dự án vay vốn ngân hàng,

khả

năng lập dự

toán thu chi trong kỳ

của doanh nghiệp. Nguyên nhân là các

DNNVV thành lập dựa trên kinh nghiệm chuyên môn của một hoặc vài cá nhân, DNNVV không muốn đào tào nâng cao trình độ vì sợ tốn kém nhưng không mang lại hiệu quả.

­ Trình độ tay nghề của người lao động tại các DNNVV đa số chưa được đào tạo qua trường lớp chuyên nghiệp

Trình độ tay nghề của người lao động trong các doanh nghiệp chưa được quan tâm đào tạo thường xuyên, phần lớn người lao động được truyền dạy nghề thông qua gia đình hoặc các kỹ thuật viên của doanh nghiệp, do vậy tính năng động, sáng tạo trong việc phát huy sáng kiến cải tiến mẫu mã hàng hóa chưa cao, chính vì vậy hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng của DNNVV ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của doanh nghiệp, đến khả năng tiếp


cận nguồn vốn của các ngân hàng. Theo số liệu điều tra thì chỉ có 5,65% doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về tay nghề, kỹ thuật và công nghệ.

­ DNNVV có tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có cao: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

Nguyên nhân là do nguồn vốn ban đầu thành lập doanh nghiệp chủ yếu là của một hoặc vài cá nhân góp vốn, nên nguồn vốn khá thấp, để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, các DNNVV phải chiếm dụng và vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau. Việc tỷ lệ nợ phải trả so với vốn tự có cao đã làm cho khả năng thanh toán của DNNVV thấp ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn

vốn của ngân hàng khi Ngân hàng thẩm định các chỉ số nghiệp để quyết định cho vay hoặc từ chối cấp tín dụng.

tài chính của

doanh

­ Quy định của luật pháp trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng thương mại với DNNVV vẫn chưa thoáng:

Tình trạng hình sự hóa quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp diễn ra phổ biến, nhiều cán bộ tín dụng không dám cho vay do sợ làm trái luật. Việc tự chịu trách nhiệm về quyết định trong việc cho vay, và việc không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng vẫn chưa được thông thoáng. Việc cho phép ngân hàng được cho vay theo phương thức mà pháp luật không cấm, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đặc điểm của doanh nghiệp, nhất là đối với các khoản cho vay lớn không có tài sản thế chấp ngân hàng vẫn không dám cho vay mặc dù có những doanh nghiệp kinh doanh tốt, đạt doanh số và nộp thuế cao.

Quy chế thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quỹ BLTD) đã được ban hành từ ngày 20 tháng 12 năm 2001 theo quyết định số 193/2001/QĐ­TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên cho đến nay tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này ảnh hưởng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV.


­ Sự

can thiệp của Nhà nước vào lãi suất cho vay:

Trong thời gian qua,

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số quy định nhằm hỗ trợ các DNNVV, trong đó có quy định mức lãi suất cho vay tối đa của Ngân hàng thương mại. Mức lãi suất theo các Văn bản này chỉ bằng mức lãi suất huy động đầu vào của Tổ chức tín dụng. Thực tế này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng quan hệ của Ngân hàng và DNNVV vì Ngân hàng cũng là doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu là lợi nhuận tối đa. Việc cho vay không có lợi nhuận sẽ không khuyến khích ngân hàng cho vay đối với các DNNVV.

Tóm li, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những mở rộng tín dụng đối với DN và CN tại LPB Quảng Ninh, luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:

Nêu một số nội dung cơ bản về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu

Tổ chức của LPB Quảng Ninh. Một số thực trạng hoạt động kinh doanh của

LPB Quảng Ninh qua các mảng hoạt động như Dịch vụ Ngân hàng, Kết quả hoạt động.

Huy động vốn, Sử

dụng vốn,

Phân tích thực trạng Mở rộng tín dụng đối với DN và CN tại LPB Quảng Ninh để từ đó rút ra những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng DN và CN tại LPB Quảng Ninh, những hạn chế và nguyên nhân trong quan hệ tín dụng của LPB Ninh đối với DN và CN.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DN VÀ CN TẠI‌

LPB QUẢNG NINH


3.1. Định hướng phát triển của LPB Quảng Ninh và việc mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân.‌

3.1.1. Định hướng chung của LPB‌


Dựa trên cơ

sở nền tảng và thế

mạnh sẵn có,

LPB xác định chiến lược

phấn đấu đến năm 2025 trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam. Với công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, mạng lưới rộng trên


toàn quốc và quốc tế, mang đến cho đối tác và khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích với chi phí hợp lý, chất lượng dịch vụ cao, đến năm 2025 trở thành Tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn Quốc tế. Về chiến lược phát triển, LPB Luôn xây dựng chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn, có tính định hướng dài hạn với chiến lược cạnh tranh, luôn tạo ra sự khác biệt, hướng tới thị trường và khách hàng.

Năm 2020 và những năm tiếp theo hoạt động Ngân hàng được dự báo tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức. Việc tiếp tục phát triển quy mô hoạt động, nâng cao năng lực quản trị điều hành trong bối cảnh thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro với mức độ phức tạp ngày càng tăng cao như hiện nay đòi hỏi LPB phải tập trung phát huy mọi nguồn lực, đồng thời có những giải pháp kịp thời để ứng phó với những biến đổi của nền kinh tế.

Trong công tác tín dụng: LPB đã xác định một số mục tiêu định hướng cho công tác tín dụng như sau:

­ Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2012: 16%, đồng thời thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng toàn hệ thống.

­ Cơ cấu lại danh mục tín dụng theo nhóm ngành hàng mục tiêu, nhóm

khách hàng mục tiêu, hạn chế việc tập trung tín dụng quá lớn vào một số khách hàng, ngành hàng chính phủ không khuyến khích phát triển nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô theo từng giai đoạn và hạn chế rủi ro tín dụng.

­ Đẩy mạnh việc cho vay ngắn hạn để cơ cấu lại tỷ trọng dư nợ tín dụng. Nâng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lên để cần bằng cơ cấu dư nợ nhằm đảm bảo thời hạn sử dụng vốn phù hợp với thời hạn nguồn vốn huy động, đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

­ Đổi mới tác phong giao dịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại hướng đến khách hàng, coi khách hàng là trung tâm, phục vụ tận tụy nhu cầu của khách

hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và chất lượng chăm sóc khách


hàng, thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng, tiện ích tới các đối tượng khách hàng của Chi nhánh.

­ Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị mạng lưới, tiếp tục đẩy

mạnh việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng tại mọi địa bàn trong tỉnh đặc biệt thu hút khách hàng mới tiềm năng tại những địa bàn có phòng giao dịch mới khai trương.

3.1.2. Định hướng của LPB Quảng Ninh trong việc mở rộng cho vay đối với DN và CN‌

Tỉnh Quảng Ninh có vị thế quan trọng trong tam giác kinh tế Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh, nằm trong vị trí chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước, có nhiều tiềm năng về công nghiệp, du lịch, có cơ sở hạ tầng phát triển, giao thông đường bộ, đường biển và có mối quan hệ đặc biệt về kinh tế ­ xã hội với các tỉnh đồng bằng Đông Bắc Bộ và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đặc biệt vùng Cẩm Phả có ngành công nghiệp đang phát triển rất mạnh mẽ chủ yếu là ngành công nghiệp khai thác than (có trữ lượng than chiếm tới ~90% trên toàn quốc). Do đó tại đây tập chung rất nhiều các doanh nghiệp lớn, nhỏ thuộc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh than và theo đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ buôn bán cung cấp các dịch vụ cho việc khai thác than cũng phát triển rất đa dạng. Bên cạnh đó các ngành công nghiệp khác cũng phát triển khá mạnh như: ngành Xi măng, ngành Điện...

Tỉnh Quảng Ninh ngoài sự phát triển các khu Công nghiệp trên thì ngành Du lịch cũng phát triển không kém. Đặc biệt vùng Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long với địa hình bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và hàng trăm hang động kỳ thú bên trong, vì vậy Vịnh Hạ Long đã được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới bởi những giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu về thẩm mỹ và địa chất. Ngoài ra vùng biển Quảng Ninh còn có những hòn đảo đẹp và rất thích hợp để xây dựng những quần thể du lịch, những trung tâm

nghỉ

dưỡng như

các đảo: Hoàng Tân, Tuần Châu, Thẻ

Vàng, Soi Sim, Ngọc

Vừng, Quan Lạn, Ba Mùn, Cái Bầu, Vĩnh Thực...


Như vậy, tiềm năng tự nhiên, xã hội và con người Quảng Ninh đem đến những cơ hội rất thuận lợi để phát triển kinh tế. Để hiện thực hóa điều đó cần chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào tài nguyên hữu hạn, sang nền kinh tế xanh thân thiện với môi trường. Mới đây, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã trình Bộ Chính trị đề án phát triển kinh tế ­ xã hội Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 xin cơ chế đặc thù để phát triển. Mục tiêu của đề án là xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những đầu tầu kinh tế của miền Bắc. Để làm được điều đó phải tích cực chuyển đổi phương thức phát triển, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển từ kinh tế "nâu” chủ yếu dựa vào tài nguyên hữu hạn và nhân công giá

rẻ, sang kinh tế "xanh” bền vững, thân thiện với môi trường, đẩy mạnh phát

triển kinh tế biển.


Qua đó cho thấy Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh có thế mạnh cả về phát triển công nghiệp lẫn du lịch. Với lợi thế sẵn có như đã nêu trên, Quảng Ninh chắc chắn sẽ gặt hái được những kết quả khả quan trong năm 2020 và những năm tiếp theo.

Chiến lược phát triển KT­XH giai đoạn 2011­2020, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam và Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011­ 2020, tầm nhìn đến năm 2050, tiếp tục phát triển công nghiệp với tốc độ cao, tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh như: công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản ­ tăng sản lượng khai thác than bằng phương pháp hầm lò ở độ sâu 300m, khai thác các loại khoáng sản khác như mỏ sét Đông Triều, mỏ đá vôi Phương Nam, quặng angtimon Hải Hà.....; công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm đồ uống tập trung lắp đặt dây chuyền chế biến đồ hộp, nước hoa

quả

tại Hải Hà, xây dựng kho lạnh bảo quản hoa quả

tươi tại huyện Đông

Triều, Tiên Yên, thành phố Hạ Long, thị xã Móng Cái, nâng cấp nhà máy bia, nước giải khát....; công nghiệp cơ khí, luyện kim tiếp tục phát triển và hiện đại

hóa cơ khí mỏ phục vụ ngành than, điện, xi măng, thủy sản, cải tạo đổi mới

thiết bị công nghệ để nâng cao năng lực đóng mới các tàu vận tải đến 5­6 vạn

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 28/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí