nhau. Khu vực địa ký có thể là các vùng lãnh thổ trên thị trường nội địa, ở các quốc gia khác trên thị trường nước ngoài. Mục đích của việc phân chia bộ phận theo lãnh thổ là khuyến khích tính chủ động sáng tạo của nhà quản trị tại các khu vực, hiểu biết khu vực và quản trị hiệu quả từng khu vực.
+ Cách thứ năm: phân chia bộ phận theo sản phẩm.
Phân chia bộ phận theo sản phẩm là cách phân chia được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đa ngành. Mỗi ngành kinh doanh là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức. Mỗi bộ phận được giao cho một nhà quản trị chịu trách nhiệm quản lý. Mục tiêu của việc phân chia bộ phận theo sản phẩm là nâng cao hiệu quả quản trị theo ngành hàng sản xuất kinh doanh.
+ Cách thứ sáu: phân chia bộ phận theo khách hàng.
Phân chia bộ phận theo khách hàng được áp dụng ở các doanh nghiệp phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như: người tiêu dùng, người mua hàng phục vụ sản xuất, người mua để bán… Việc phân chia bộ phận theo khách hàng thể hiện mối quan tâm của nhà quản trị đối với đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ. Nhà quản trị phân công phụ trách bộ phận theo khách hàng cụ thể sẽ có điều kiện hiểu biết nhu cầu, mong muốn của khách hàng để phục vụ tốt hơn, có hiệu quả hơn.
Tóm lại, việc phân chia bộ phận trong cơ cấu tổ chức có nhiều cách thức khác nhau, tùy theo loại hình tổ chức, quy mô hoạt động của tổ chức… nhà quản trị có trách nhiệm sẽ nghiên cứu từng cách để vận dụng hoặc phối hợp các cách phù hợp với yêu cầu cơ cấu tổ chức hợp lý.
Phân cấp tổ chức và xác định tầm hạn quản lý:
Căn cứ vào các bộ phận được phân chia, nhà quản trị sẽ phân cấp tổ chức theo tầm hạn quản lý phù hợp. Tầm hạn quản lý là giới hạn về số người mà một nhà quản trị có thể giám sát có hiệu quả.
Tầm hạn quản lý thay đổi theo hoàn cảnh cụ thể, theo từng loại bộ phận trên các cấp trong tổ chức cũng được xác định một cách phù hợp. Trong thực tế, tùy theo cấp bậc cần thiết trong tổ chức (cấp cao, cấp trung gian, cấp cơ sở), khả năng của nhà quản trị, nội dung các công việc cụ thể… nhà quản trị sẽ xác định tầm hạn quản
lý và số lượng cấp bậc phù hợp. Càng nhiều cấp bậc thì chi phí quản lý càng gia tăng, thông tin liên lạc càng phức tạp, việc lập kế hoạch và giám sát, kiểm tra càng khó khăn. Vì vậy, phân cấp tổ chức là cần thiết, nhưng việc xác định bao nhiêu cấp bậc là xuất phát từ nhu cầu và khả năng thực tế trong quản trị.
Phân quyền cho các cấp quản trị: Phân chia quyền hạn được thực hiện
theo các nguyên tắc cơ bản:
+ Quyền hành được giao cho từng nhà quản trị cần phải tương ứng với nhiệm
vụ, tạo điều kiện để họ hoàn thành các kết quả mong muốn (theo mục tiêu).
+ Mỗi cương vị, mỗi bộ phận cần phải được xác định rõ ràng về các kết quả mong muốn, các hoạt động cần thực hiện, các quyền hạn cụ thể và mối quan hệ về quyền lực và thông tin với các bộ phận khác.
+ Khi đã có sự phân quyền và ủy quyền, các quyết định trong phạm vi quyền
hạn thuộc bộ phận phải do nhà quản trị từng cấp ban hành.
+ Cấp trên và cấp dưới trực tiếp liên đới chịu trách nhiệm về các quyền hạn
giao nhận và thực thi trong tổ chức thuộc bộ phận của mình.
+ Quyền hạn và trách nhiệm phải tương xứng ở mỗi cấp quản trị.
Như vậy, về mặt xây dựng cơ cấu tổ chức, sự phân chia quyền hành giữa các cấp là cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện tốt các công việc được phân công. Việc phân chia cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản để quyền hạn được phân chia cho các cấp phù hợp với nhu cầu và khả năng thực hiện. Vấn đề phân quyền trong cơ cấu tổ chức cần được nhà quản trị các ngành, các cấp, các tổ chức cụ thể quan tâm đúng mức trong bối cảnh thực tế ở nước ta hiện nay. Tập quyền và phân quyền là hai thái cực của một vấn đề, tùy tình huống thực tế, mức độ tập quyền và phân quyền cần được vận dụng ở các mức độ phù hợp để việc sử dụng quyền hành có hiệu quả.
Xác định mối quan hệ giữa các cấp, các bộ phận trong cơ cấu tổ chức:
Tổ chức là một thể thống nhất. Các bộ phận, các cấp được phân chia rõ ràng theo chức năng, nhiệm vụ nhưng hoạt động hoàn toàn không độc lập nhau, mà có mối quan hệ trong việc thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức.
Xác định mối quan hệ này chính là thực hiện những nội dung sau:
+ Quan hệ quyền hạn trực tuyến và tham mưu: Quyền hạn trực tuyến là mối quan hệ trong đó cấp trên tiến hành giám sát trực tiếp một cấp dưới theo thứ bậc. Bản chất của mối quan hệ tham mưu là cố vấn, chức năng của những người làm việc trong một ban tham mưu là điều tra khảo sát, nghiên cứu và đưa ra ý kiến tư vấn cho nhà quản trị trực tuyến mà họ có trách nhiệm phải quan hệ. Nhà quản trị trực tuyến và người tham mưu cần hiểu rõ mối quan hệ này để không xảy ra xung đột với nhau trong quá trình làm việc. Trên thực tế, khi xây dựng cơ cấu tổ chức, việc xác định mối quan hệ giữa các cấp, các bộ phận trong quá trình hoạt động rất quan trọng vì nó làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân và bộ phận của tổ chức. Nếu không xác định được mối quan hệ này, hoạt động trong cơ cấu tổ chức sẽ gặp mâu thuẫn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các mục tiêu chung.
Tóm lại, các giải pháp chiến lược, các chính sách của một ngành, một tổ chức cụ thể chỉ có thể thực hiện thuận lợi khi cơ cấu tổ chức được xây dựng hoàn chỉnh và hợp lý.
1.5.2. Chọn lựa đội ngũ nhà quản trị và phương pháp điều khiển có hiệu quả
Đối với một ngành quản lý kinh tế hay một tổ chức kinh doanh cụ thể… điều kiện có thể thực hiện các giải pháp chiến lược kế tiếp liên quan đến con người trong cơ cấu tổ chức.
Con người thuộc mọi cấp bậc trong tổ chức cần được tuyển mộ và lựa chọn
dựa vào hai yếu tố cơ bản: Số lượng, chất lượng (đức và tài).
Con người thuộc cấp quản lý hay nhà quản trị các cấp đóng vai trò rất quan trọng đối với việc nhà quản trị một tổ chức có hiệu quả. Một hành vi sai của người công nhân chỉ ảnh hưởng xấu đến sản phẩm hay dây chuyền sản xuất ra sản phẩm liên quan. Nhưng một hành vi sai của nhà quản trị, nhất là nhà quản trị cấp cao sẽ ảnh hưởng tệ hại đến toàn bộ kết quả hoạt động của tổ chức.
Quản lý là một nghề nghiệp, công việc này là cần thiết nhưng vô cùng rắc rối và căng thẳng. Muốn làm được quản lý tốt con người phải có các tiêu chuẩn cần thiết.
Quản lý là một nghề nghiệp, nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể thực hiện tốt công việc quản lý. Chính vì vậy, trong phạm vi ngành hoặc một tổ chức cụ thể, công việc xác định nhu cầu và lựa chọn người quản lý vô cùng quan trọng. Công việc này liên quan đến trách nhiệm của nhà quản trị cấp cao (bộ phận nhân sự chỉ đóng vai trò hỗ trợ đắc lực).
Như vậy, tiến trình quản trị nhân lực quản lý chịu sự tác động của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của tổ chức. Trong tiến trình này, người có trách nhiệm thực hiện cần chú ý các bước sau đây:
+ Căn cứ vào kế hoạch cơ cấu tổ chức để xác định nhu cầu về số lượng người
quản lý cần thiết ở các bộ phận thuộc các cấp khác nhau.
+ Nhận diện các nguồn cung cấp người quản lý ở bên trong và bên ngoài tổ chức.
+ Xác định các yêu cầu đối với người quản lý: đây là khâu vô cùng quan trọng, được xác định theo các nội dung:
Thứ nhất: Đạo đức nghề nghiệp
Thứ hai: Những kỹ năng cần thiết của người quản lý theo cấp bậc trong tổ chức: Kỹ năng tư duy, kỹ năng quan hệ với con người, kỹ năng kỹ thuật. Tùy theo loại công việc và cấp bậc quản lý cụ thể, yêu cầu về các kỹ năng, tư duy có nội dung và mức độ khác nhau, riêng kỹ năng về quan hệ con người thì như nhau.
Thứ ba: Những đặc điểm cá nhân ở người quản lý yêu cầu này giống nhau ở mọi cấp bậc, mọi bộ phận, chúng bao gồm: Có ước muốn làm công việc quản lý có hiệu quả, có sự đồng cảm trong quan hệ với con người hoặc việc, thẳng thắn và trung thực, biết tích lũy kinh nghiệm trong công việc một cách sáng tạo.
+ Thực hiện việc tuyển mộ, sắp xếp, đào tạo và phát triển, đề bạt. Đây là khâu công việc mang tính kỹ thuật, tùy theo nguồn cung cấp nhân lực ở bên ngoài hoặc bên trong sẽ xác định nội dung thực hiện phù hợp.
Tóm lại: Việc chọn lựa người quản lý các cấp có cơ sở khoa học là yêu cầu cần thiết và vô cùng quan trọng vì hiệu quả công việc của nhà quản trị gắn liền với hiệu quả của tổ chức.
1.5.3. Xây dựng hệ thống kiểm tra
Trong quá trình thiết lập và thực hiện chiến lược, một trong những vấn đề mấu chốt để đảm bảo thực hiện thành công chiến lược đã chọn và hoàn thành các mục tiêu chiến lược. Quá trình kiểm soát chiến lược được đảm bảo thông qua việc sử dụng hệ thống kiểm soát và các công cụ kiểm soát.
Đây là điều kiện thứ ba giúp nhà quản trị các tổ chức có thể thực hiện các giải
pháp chiến lược có hiệu quả tốt.
Một trong những mối quan tâm lớn nhất của các nhà quản lý khi xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp là làm sao đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược đã định. Điều này đòi hỏi phải kiểm tra thường xuyên kiểm tra được thực hiện trước, trong và sau quá trình thực hiện các kế hoạch chiến lược, kế hoạch tác nghiệp, kế hoạch cơ cấu tổ chức, kế hoạch các phương pháp điều khiển…
Các giai đoạn của quá trình kiểm soát, để thực hiện vai trò đánh giá, giám sát và điều chỉnh, quá trình kiểm soát chiến lược được thực hiện qua bốn giai đoạn chủ yếu sau:
- Thiết lập các tiêu chuẩn, chỉ tiêu
- Xây dựng các thước đo và hệ thống giám sát
- So sánh thực tế với mục tiêu
- Đánh giá kết quả và điều chỉnh nếu cần.
Mục tiêu của việc kiểm tra, kiểm soát là đánh giá tính hợp lý và đo lường hiệu quả thực hiện của các loại kế hoạch. Nếu nhà quản trị phát hiện ra các bất hợp lý, các sai lệch so với mục tiêu thì sẽ thực hiện biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Việc kiểm tra cần thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất tùy theo nội dung hoặc hoạt động cần kiểm tra. Kiểm tra cần được thực hiện ở các cấp, các bộ phận trong tổ chức.
Những hình thức cơ bản cần thực hiện là:
+ Kiểm tra các kế hoạch: sau khi xây dựng các loại kế hoạch theo thứ bậc trong tổ chức, nhà quản trị có trách nhiệm tiến hành kiểm tra để xác định tính hợp lý, tính khả thi của các kế hoạch trước khi thực hiện.
+ Kiểm tra tác nghiệp: đây là hình thức kiểm tra quản lý quá trình thực hiện các kế hoạch ở tất cả các bộ phận, các khâu công việc. Việc kiểm tra thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất theo nội dung công việc.
Hai hình thức kiểm tra trên do người trong nội bộ tổ chức tiến hành:
+ Kiểm tra mang tính chiến lược (thanh tra): Hình thức này thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của nhà quản trị cấp cao (Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc…) nhằm kiểm tra toàn diện hoạt động của từng bộ phận như: kế toán tài chính, nhân sự, kỹ thuật, sản xuất…
Để đảm bảo tính khoa học và khách quan, việc kiểm tra này do tổ chức chuyên môn ở bên ngoài thực hiện theo hợp đồng với doanh nghiệp (ví dụ như cơ quan kiểm toán).
Mục tiêu của kiểm tra mang tính chiến lược là đảm bảo hoạt động của tổ chức
lành mạnh, phù hợp với luật pháp, với quy chế…
1.6. Một số định hướng giải pháp chiến lược
Du lịch phát sinh từ khi ngành thủ công tách ra khỏi nông nghiệp. Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, ở nhiều quốc gia du lịch là ngành kinh tế hàng đầu. Trong những năm tới dự đoán du lịch sẽ phát triển theo các xu hướng sau:
1.6.1. Xu hướng phát triển của cầu du lịch.
Sự phát triển của cầu du lịch dự đoán theo 6 xu hướng sau:
- Nhu cầu du lịch ngày càng tăng, du lịch trở thành một tiêu chuẩn đánh giá
mức sống của dân cư.
- Du lịch quốc tế phát triển, phân bố các luồng khách, hướng du lịch thay đổi. Châu Á ngày càng thu hút nhiều khách du lịch, trong khi lượng khách đến châu Âu, châu Mỹ có xu hướng giảm tương đối.
- Cơ cấu chi tiêu của du khách thay đổi theo hướng tỷ trọng chi tiêu cho các dịch vụ cơ bản giảm tương đối, trong lúc tỷ trọng chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung tăng lên.
- Du khách có nhu cầu thay đổi hình thức tổ chức chuyến đi theo hướng tự do hơn, đa dạng hơn.
- Sự hình thành các nhóm du khách theo độ tuổi với các mục đích và nhu cầu khác nhau.
- Du khách có nhu cầu đi du lịch nhiều địa điểm trong một chuyến du lịch.
Những xu thế phát triển cầu du lịch cần phải được nghiên cứu để kịp thời đáp ứng.
1.6.2. Các xu thế phát triển của cung du lịch.
Có nhiều nhân tố chi phối sự phát triển của cung du lịch, trong đó, đặc biệt là sự chi phối của cầu du lịch và sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành. Những năm tới đây dự đoán các xu hướng phát triển cung du lịch như sau:
- Danh mục sản phẩm du lịch được mở rộng, phong phú, có nhiều sản phẩm độc đáo.
- Hệ thống tổ chức bán sản phẩm du lịch cũng phát triển, có nhiều hình thức tổ chức du lịch phù hợp với nhu cầu du lịch đa dạng.
- Vai trò của tuyên truyền quảng cáo trong du lịch ngày càng được nâng cao.
- Ngành du lịch ngày càng được hiện đại hoá trên tất cả các khâu. Xu hướng quốc tế hoá trong phát triển du lịch là tất yếu khách quan. Các quốc gia, các địa phương có xu hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
- Tính thời vụ trong du lịch ngày càng được khắc phục .
Mục tiêu kinh tế - xã hội
Các giải pháp
chiến lược
Hình 1.7: Sơ đồ các yếu tố hình thành chiến lược dịch vụ du lịch
Hệ quan điểm | |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Cơ Bản Của Chiến Lược Phát Triển Dịch Vụ Du Lịch
- Xây Dựng Và Lựa Chọn Chiến Lược Phát Triển Dịch Vụ Du Lịch
- Những Điều Kiện Thực Hiện Chiến Lược Phát Triển Du Lịch Có Hiệu Quả
- Giới Thiệu Tổng Quan Về Khu Di Tích Và Thắng Cảnh Hương Sơn
- Tăng Trưởng Gdp Của Việt Nam Từ Năm 2000 Đến Năm 2010
- Thống Kê Cslt Tại Khu Di Tích - Thắng Cảnh Hương Sơn Tính Đến T12/2011.
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trong chương I, tác giả đã trình bày khái quát lý thuyết về lý luận chiến lược kinh doanh bao gồm các khái niệm cơ bản về chiến lược kinh doanh: nội dung, trình tự và các phương pháp, mô hình xây dựng chiến lược.
Chiến lược trong luận văn này được hiểu là những mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động, phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.
Các căn cứ để hình thành chiến lược trong luận văn này là tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của tổ chức, kết hợp với phân tích môi trường kinh doanh của tổ chức.
Việc lựa chọn chiến lược phải phù hợp với mục tiêu và định hướng chung của nhà nước và đặc thù của từng địa phương.
Quy trình hoạch định chiến lược trong luận văn này sẽ gồm những bước sau:
- Bước 1: Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
- Bước 2: Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp
- Bước 3: Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp
- Bước 4: Xây dựng chiến lược
- Bước 5: Đề xuất các giải pháp và kế hoạch để triển khai thực hiện chiến lược
Các công cụ được sử dụng trong luận văn để hoạch định chiến lược:
- Mô hình PEST nghiên cứu môi trường vĩ mô
- Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter
- Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE và các yếu tố bên trong IFE
- Phân tích SWOT
- Ma trận các tiêu chí GREAT
Những nội dung này sẽ làm cơ sở lý luận cho việc phân tích và đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội ở các chương tiếp theo.