Một Số Đánh Giá, Đề Xuất Của Tác Giả

Một là, chủ trương đúng đắn và hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền thành phố Thái Nguyên trong sự nghiệp phát triển giáo dục.

Hai là, thành phố Thái Nguyên đã có nhiều giải pháp để tập trung thực hiện tốt chủ trương “Đảng, Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thu hút và quản lý tốt nguồn vốn xã hội hóa của địa phương, qua đó đã huy động được nhiều nguồn lực để đầu tư cho phát triển giáo dục, đặc biệt là trong việc xây dựng, kiên cố hóa cơ sở vật chất xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị dạy học...

Ba là, thành phố Thái Nguyên thực hiện tốt công tác quản lý từ cơ sở là các trường THCS và Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, kịp thời tham mưu cho các cơ quan cấp trên lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện về giáo dục phổ thông, trong đó có bậc THCS; thường xuyên tự kiểm điểm, rút kinh nghiệm, tham mưu, đề xuất những giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện.

Bốn là, Ngành giáo dục Thành phố và các Trường THCS thành phố đã thực hiện nghiêm các khâu của công tác cán bộ: tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển... nhất quán chủ trương Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; chăm lo thực hiện đẩy đủ chế độ chính sách; có nhiều biện pháp để thu hút được cán bộ, giáo viên giỏi về địa phương công tác; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, cập chuẩn và nâng chuẩn cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao năng lực, trình độ quản lý, giảng dạy truyền tải kiến thức cho học sinh, thu hút được các em tới trường, hăng hái học tập, nâng cao hiệu quả dạy và học…

Năm là, trên cơ sở chỉ đạo của cấp trên, các Trường THCS trên địa bàn thành phố thường xuyên xây dựng kế hoạch công tác, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm sát với tình hình thực tiễn của nhà trường, do đó quản lý tốt đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh; quản lý việc dạy học, phụ đạo phù hợp với từng đối tượng học sinh; phối hợp thực hiện hiệu quả công tác quản lý, giáo

dục giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương đối với việc học tập, rèn luyện của các em học sinh… góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

3.4.2. Một số đánh giá, đề xuất của tác giả

Thực trạng chất lượng giáo dục THCS hiện nay tại thành phố Thái Nguyên có những điểm chung với giáo dục THCS cả nước, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được trong thời gian vừa qua, chất lượng giáo dục chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu đào tạo của con người và nhu cầu phát triển của xã hội. Vấn đề này đã được nhiều chuyên gia, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thừa nhận và nêu ra:

Chương trình quá rộng và quá nặng cùng với chế độ thi cử nặng nề, cộng thêm bệnh thành tích vẫn còn tồn tại và cách quản lí theo kiểu cầm tay, chỉ việc đã gây ra áp lực lớn đối với thầy và trò. Chế độ làm việc của giáo viên căng thẳng, dạy và học ở trường không đủ phải tranh thủ dạy và học thêm một cách tràn lan. Học sinh hầu như không còn thời gian để tự tư duy và tìm hiểu kiến thức, nhiều em do áp lực quá lớn của khối kiến thức nên chỉ có một cách duy nhất là học thuộc lòng để thi. Tình trạng này tạo thành thói quen không tốt cho người học.

Tình trạng học đối phó ngày càng phát triển, nó gây ra những tác hại vô cùng lớn đối với thế hệ trẻ không những khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn thâm nhập vào cuộc sống của các em sau này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Một hệ quả mà chúng ta không lường được là với chương trình học nhồi nhét và thi cử nặng nề đã lấy đi tuổi thơ của thế hệ trẻ và tác động không nhỏ đến sức khỏe, thể chất của học sinh làm ảnh hưởng đến thái độ học tập, làm việc của các em sau này.

Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới, theo nhận thức, trình độ và qua quá trình nghiên cứu về giáo dục bậc THCS của thành phố Thái Nguyên, cá nhân tôi xin đề xuất một số nội dung sau:

Giáo dục trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 2009 - 2017 - 12

Một là, thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ trong việc tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ, giáo viên.

Hai là, thực hiện tốt chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, qua đó yên tâm công tác, đồng thời phòng chống được các hành động, hoạt động tiêu cực khác trong giáo dục.

Ba là, tạo điều kiện học tập, nghiên cứu nâng cao nhận thức, trình độ của đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục trong tình hình mới, công cuộc CNH, HĐH của đất nước, trong thời kì hội nhập, phát triển; tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.

Bốn là, nâng cao nhận thức cho các tổ chức trực thuộc Trường, nhận thức của phụ huynh học sinh để công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường và gia đình, xã hội được hiệu quả, thiết thực.

Năm là, đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với chương trình, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, địa phương và năng lực của học sinh. Trong đó:

- Đối với đội ngũ quản lí giáo dục: Quản lí nhà trường cần đôn đốc giáo viên thường xuyên tự học, tự nghiên cứu, đổi mới từ giáo án đến cách dạy; tăng cường sử dụng giáo án điện tử để thu hút học sinh, làm cho học sinh thực hiện nhiều hơn, tích cực hơn, gây hứng thú học tập cho học sinh. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự tiên phong, gương mẫu của cán bộ quản lí, trách nhiệm nêu gương, nhất là người đứng đầu trong quản lí...

- Đối với giáo viên: Không ngừng nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lí luận chính trị. Nắm bắt đầy đủ, cụ thể mỗi học sinh trong lớp mình giảng dạy để kịp thời nhắc nhở những học sinh có hiện tượng chây lười trong học tập và thay đổi phương pháp giáo dục, dạy học cho phù hợp với các em học sinh; sẵn sàng phụ đạo cho những em học sinh yếu kém theo kế hoạch của nhà trường vạch ra từ đầu năm học; tăng cường phối hợp với phụ huynh học sinh, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để giáo dục học sinh...

Sáu là, giáo dục, tuyên truyền cho học sinh tự xác định động cơ thái độ học tập của bản thân. Học để làm gì? để chiếm lĩnh tri thức của loài người, biến kiến thức đó thành kiến thức của mình; học tập để lập thân, lập nghiệp nhằm phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân và chăm lo cho gia đình. Chiếm lĩnh kiến thức để sau này các em có thể cống hiến, đóng góp công sức của mình xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng đất nước giàu mạnh... Nâng cao ý thức tự giác, chăm chú nghe giảng, chịu khó tìm tòi, luyện tập vận dụng kiến thức và ý trí vươn lên dưới sự hướng dẫn của giáo viên...

Bảy là, học sinh THCS là độ tuổi có nhiều sự thay đổi về tâm, sinh lí do đó bên cạnh việc thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các phong trào, văn bản chỉ đạo của cấp trên để phát triển giáo dục, trang bị kiến thức cho học sinh, Nhà trường THCS cần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác phổ cập giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính... tổ chức các hoạt động giáo dục thiết thực, thu hút đông đảo học sinh tham gia; phối hợp nhịp nhàng với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là gia đình để giáo dục học sinh đúng phương pháp, đúng cách...

Tiểu kết chương 3

Đến năm 2017, thành phố Thái Nguyên có 35 trường THCS công lập và 02 trường Phổ thông cơ sở (01 trường công lập 915 Gia Sàng, 01 trường dân lập - tư thục Nguyễn Trãi) với 444 lớp học. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (máy tính, máy chiếu…), đồ dùng học tập được đầu tư, trang bị do sự phát triển về kinh tế, sự đóng góp tích cực, hiệu quả của công tác xã hội hóa trong phát triển giáo dục. 100% các trường THCS trên địa bàn Thành phố đã không còn phòng học tạm, phòng học cấp 4, đảm bảo được kiên cố hóa và đầy đủ các phòng học nhà cao tầng. Nhà công vụ cho giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, Tỉnh, Thành phố Thái Nguyên chỉ đạo thực hiện tốt các chế độ, chính sách, tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đạt chuẩn, nâng chuẩn. Do đó, đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng. Các trường THCS của Thành phố thực hiện tốt chương trình giáo dục; các phong trào thi đua; hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn; phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục học sinh. Tỷ lệ học sinh giỏi, khá của các trường THCS Thành phố tăng lên từng năm và từng giai đoạn; tỷ lệ học sinh trung bình yếu ngày càng giảm. Xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS Thành phố đạt hạnh kiểm tốt cũng tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ học sinh THCS tốt nghiệp THCS từ 2009-2017 luôn đạt từ 98% trở lên.

Với những kết quả đã đạt được về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đội ngũ giáo viên … đã nâng chất lượng giáo dục của các trường THCS ở Thành phố. Vì vậy, đến năm 2017, đã có 31/37 trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

KẾT LUẬN


Qua nghiên cứu tổng quan về thực trạng giáo dục bậc Trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tiến trình xây dựng và phát triển, mạng lưới trường lớp cấp học THCS thành phố Thái Nguyên từ năm 2009 đến năm 2017 có thể thấy, Các trường THCS được phân bố, dàn trải đều khắp các xã, phường trực thuộc thành phố Thái Nguyên, đảm bảo mỗi xã, phường có ít nhất 01 trường THCS đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn thành phố.

Đề án phát triển giáo dục thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010; 2011-2015; 2016-2020; Đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020... cơ sở vật chất của hệ thống các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ngày càng được củng cố và phát triển. Thành phố đã hoàn toàn xóa bỏ tình trạng học tăng ca, học ghép, phòng học cấp 4. 100% các trường THCS đều được xây dựng khang trang. Bên cạnh đầu tư xây dựng, kiên cố hóa trường học, các trường còn trang bị thiết bị dạy học để đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh. Các trường THCS trên địa bàn thành phố đã có các phòng máy, thư viện và tủ sách giáo khoa dùng chung. 100% tất cả các trường THCS có phòng y tế học đường, tủ thuốc để cấp phát thuốc và dụng cụ y tế để tiến hành các hoạt động sơ cứu khi cần thiết, có cán bộ làm công tác y tế để làm nhiệm vụ theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

Từ năm 2009 đến 2017, ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đang tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục THCS theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo. Hằng năm, các trường tăng cường các hoạt động ngoại khóa, tổ chức tập huấn cho giáo viên cốt cán, thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động, tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông; giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội...

Hằng năm, trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, năm nào học sinh THCS thuộc địa bàn thành phố cũng đạt giải cao; Tỷ lệ huy động trẻ từ 11 đến 14 tuổi vào học THCS đạt 100% kế hoạch đề ra; tỷ lệ học sinh THCS xếp loại hạnh kiểm tốt, đạt học lực khá, giỏi tăng dần theo từng năm học; Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt trên 98%.

Số trường THCS đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh chóng từ 3/27 trường giai đoạn 2001-2005 đã tăng lên 23/29 trường trong giai đoạn 2011-2015 và 31/37 trường trong năm học 2017-2018.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu, điều kiện trong thời kì hội nhập, đặc biệt là sự phát triển của cách mạng khoa học, công nghệ 4.0; đồng thời chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực cho chương trình giáo dục phổ thông mới, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên chỉ đạo các trường đẩy mạnh việc chuẩn hóa năng lực đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên; 100% các trường THCS triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”; Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, công tác thi đua khen thưởng được trú trọng; công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh, công tác phổ biến giáo dục pháp luật được quan tâm, phát triển...

Bên cạnh những kết quả to lớn đã đạt được, hiện nay toàn Ngành đang đứng trước những thách thức đầy khó khăn trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước, do đó, muốn giáo dục phát triển có hiệu quả trong tình hình mới cần phải trú trọng thực hiện theo chủ trương “giáo dục là quốc sách hàng đầu” là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, phát huy mọi nguồn lực của xã hội để phục sự tốt cho sự nghiệp giáo dục. Vì vậy, ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên cần phải tập trung, nỗ lực thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Thái Nguyên (1991), Lịch sử Đảng bộ thành phố Thái Nguyên 1930 - 1975, Thành ủy Thái Nguyên xuất bản.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Thái Nguyên (2002), Lịch sử Đảng bộ thành phố Thái Nguyên 1975 - 2002, Thành ủy Thái Nguyên xuất bản.

3. Ban Thường vụ Thành ủy Thái Nguyên (2018), Báo cáo số 199-BC/TU ngày 12/3/2018, Lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên.

4. Ban Thường vụ Thành ủy Thái Nguyên (2018), Báo cáo số 226-BC/TU ngày 27/4/2018, Lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên.

5. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tại Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X, Phông số 02, Mục lục số 03, Đơn vị bảo quản 109, Lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên.

6. Báo cáo số 01-BC/TU ngày 20/1/1993 của Thành ủy Thái Nguyên, Phông số 02, Mục lục số 06, Đơn vị bảo quản 243, Lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên.

7. Báo cáo số 08-BC/TU ngày 22/8/1994 của Thành ủy Thái Nguyên, Phông số 02, Mục lục số 06, Đơn vị bảo quản 243, Lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên.

8. Báo cáo số 89-BC/TU ngày 10/3/2000 của Thành ủy Thái Nguyên, Phông số 03, Mục lục số 01, Đơn vị bảo quản 253, Lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên.

9. Báo cáo số 04-BC/TU ngày 01/3/2001 của Thành ủy Thái Nguyên, Phông số 03, Mục lục số 03, Đơn vị bảo quản 462, Lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên.

10. Báo cáo số 13-BC/TU ngày 14/1/2002 của Thành ủy Thái Nguyên, Phông số 03, Mục lục số 03, Đơn vị bảo quản 462, Lưu trữ tại Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 02/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí