Hình Thức Liên Kết Giữa Công Ty Cổ Phần Woodsland Tuyên Quang Và Các Nhóm Hộ Gia Đình Trồng Rừng Theo Tiêu Chuẩn Fsc

Với đặc điểm kinh doanh sản phẩm để xuất khẩu và công suất nhà máy trên

650.000 m3 gỗ/ năm, mỗi năm công ty cần diện tích khai thác tối thiểu 2.500 ha rừng trồng với chu kỳ tối thiểu 7 năm. Gỗ dùng cho sản xuất là gỗ hợp pháp, đã qua sơ chế dạng thanh hoặc xẻ miếng và phải có chứng chỉ FSC. Do vậy, công ty thiết lập hệ thống các xưởng xẻ COC tại các vùng nguyên liệu để thuận tiện trong công tác thu mua và sơ chế gỗ trước khi đưa về công ty để sản xuất. Các xưởng xẻ chỉ thu mua gỗ đoạn thân to, đều, phần còn lại như ngọn, cây nhỏ công ty không thu mua.

Để có nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, công ty đã tạo mối liên kết với các hộ dân trong vùng theo hình thức: công ty không có đất lâm nghiệp, chủ động liên kết với các hộ trồng rừng thông qua Hợp đồng hỗ trợ liên kết. Công ty chịu trách nhiệm toàn bộ chi phí đánh giá xin cấp chứng chỉ rừng, đồng thời tập huấn và hỗ trợ kĩ thuật trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC cho các hộ. Công ty cam kết thu mua GNL có chứng chỉ FSC với giá cao hơn từ 15-20% so với giá GNL trên thị trường tại thời điểm thu mua. Tuy nhiên công ty không liên kết riêng lẻ với từng hộ mà chỉ liên kết với các nhóm hộ thông qua đại diện là Hợp tác xã.

Hộ muốn tham gia liên kết thì điều kiện tiên quyết là 100% đất trồng rừng của hộ phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc phải đảm bảo được tính hợp pháp mà hộ đang sử dụng, không có tranh chấp và có diện tích tối thiểu từ 0,3 ha trở lên. Hộ phải được tập hợp thành các nhóm hộ dưới đại diện là Hợp tác xã trước khi tham gia liên kết và phải cam kết khai thác sau ít nhất 7 năm.

Trên cơ sở hợp tác, hỗ trợ, gắn kết giữa người trồng rừng với cơ sở chế biến, hình thức liên kết đáp ứng được mục tiêu đề ra tại Quyết định số 2810/QĐ- BNN-TCLN ngày 16/7/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt kế hoạch hành động về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2015-2022; Quyết định số 83/QĐ-BNN-TCLN ngày 12/1/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Đề án thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 14/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020.

Liên kết giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang với các HGĐ được thể hiện qua Sơ đồ 4.2.


Sở NN & PTNT; Chính quyền địa phương cấp xã


Công ty chế biến gỗ Woodsland

Hợp tác xã/ Trưởng nhóm

Xưởng xẻ COC (thu mua và sơ chế)

HGĐ...

HGĐ 1

HGĐ 2


Chú thích: Hỗ trợ thủ tục hành chính, kỹ thuật, kết nối Tiêu thụ

Hợp đồng liên kết

Sơ đồ 4.2. Hình thức liên kết giữa Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang và các nhóm hộ gia đình trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC

Trong hình thức này, Sở Nông nghiệp & PTNT và chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện và cơ sở pháp lý, kết nối các bên. Chính quyền địa phương cấp xã cùng với HTX thực hiện tuyên truyền, vận động, cử người tham gia các cuộc họp thôn, xã để quảng bá về liên kết, xúc tiến và phê chuẩn việc thành lập các nhóm hộ.

Hợp tác xã là đơn vị trung gian, vừa đại diện cho các nhóm hộ ký kết hợp tác với công ty vừa giúp công ty chuyển giao khoa học kĩ thuật, hướng dẫn các hộ gia đình trồng rừng theo đúng tiêu chuẩn FSC. Đặc biệt HTX còn giữ vai trò quan trọng trong việc triển khai các thông tin, cơ chế hỗ trợ, vận động và giám sát các hộ dân thực hiện trồng rừng liên kết theo tiêu chuẩn FSC.

Các HGĐ có đất rừng trồng liền nhau tập trung thành các nhóm hộ trên tinh thần tự nguyện, dân chủ. Mỗi một nhóm hộ sẽ cử ra trưởng nhóm. Hình thức liên kết giữa các HGĐ trong nhóm là phi chính thức và thông qua thỏa thuận miệng, không phải đóng bất kỳ khoản phí nào và không có hợp đồng kí kết. Các nhóm hộ được thành lập dưới sự hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn hoạt động của HTX. Sau khi khai thác, hộ bán gỗ cho các xưởng xẻ COC của công ty.

Các xưởng xẻ COC của công ty có vai trò thu mua toàn bộ gỗ có chứng chỉ FSC của hộ, sơ chế gỗ sau khai thác thành các dạng gỗ thanh, gỗ xẻ và cung cấp cho nhà máy sản xuất của công ty để sản xuất sản phẩm ở các khâu tiếp theo.

b. Cơ chế liên kết

Công ty ký Hợp đồng liên kết với các hộ dân thông qua đại diện là Hợp tác xã hoặc Trưởng nhóm. Trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong hình thức liên kết trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC được thể hiện ở Bảng 4.14.

Bảng 4.14. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong hình thức liên kết trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC


Quyền lợi và

nghĩa vụ

Quyền lợi

Trách nhiệm


Các nhóm hộ gia đình

- Được hỗ trợ 100% phí đánh giá, cấp chứng chỉ FSC.

- Được đảm bảo đầu ra sau khai thác với mức giá bán cao hơn giá thị trường.

- Được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, cách thức trồng rừng mới, xóa bỏ hẳn tình trạng trồng tự

phát như trước đây.

- Tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật về trồng rừng theo đúng các tiêu chí của FSC, đảm bảo GNL đạt chứng chỉ FSC.

- Duy trì chu kỳ khai thác tối thiểu 7 năm.

- Ưu tiên bán gỗ cho các xưởng xẻ COC của công ty Woodsland.


Hợp tác xã

- Tiếp nhận tài chính từ công ty và triển khai gói hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng FSC cho các hộ gia đình.

- Được đào tạo kĩ thuật trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC

- Được cung cấp thông tin về nguồn gốc, nơi bán cây giống uy tín để giới thiệu cho các hộ, đồng thời đảm bảo các chứng từ gốc để phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc gỗ.

- Hỗ trợ chuẩn bị hiện trường, hồ sơ trồng rừng của các hộ để phục vụ cho hoạt động đánh giá cấp chứng chỉ.

- Tổng hợp kế hoạch khai thác và đăng ký khai thác rừng hàng năm của các HGĐ trong nhóm.

- Hỗ trợ các HGĐ trong việc bán và khai thác gỗ.

- Cùng với công ty hướng dẫn và giám sát các HGĐ tuân thủ việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng theo

đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn FSC


Công ty chế biến gỗ

- Chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào nguồn GNL nhập khẩu.

- Chấm dứt liên kết nếu hộ vi phạm liên kết như: không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, bán gỗ cho đơn vị thu mua gỗ FSC khác

- Hỗ trợ toàn bộ chi phí thuê chuyên gia đánh giá, khảo sát, cấp chứng chỉ rừng FSC (giá trị 5 năm).

- Kết hợp với HTX, chủ nhóm hộ tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng theo tiêu chuẩn FSC.

- Cam kết thu mua gỗ có chứng chỉ FSC sau khi khai thác với giá cao hơn mức giá thị trường tại thời điểm

khai thác từ 15-20%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Nguồn: Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang (2019)

Như vậy, ở liên kết này các hộ phải tập hợp thành nhóm trước khi liên kết với công ty. Gỗ cung cấp cho công ty là gỗ có yêu cầu cao về mặt chất lượng, có chứng chỉ FSC. Công ty chỉ thu mua gỗ đoạn thân to, tròn đều, có kích thước đủ lớn để xẻ thành dạng thanh, mảnh. Công ty không liên kết với từng hộ mà chỉ liên kết theo nhóm, thông qua tổ chức trung gian là Hợp tác xã. Đây là tác nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp các hộ, trực tiếp theo dõi việc thực hiện trách nhiệm của hộ trong liên kết. Liên kết còn được sự ủng hộ tích cực từ phía tỉnh, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân tham gia liên kết.

4.2.2.2. Kết quả và hiệu quả của liên kết

a. Kết quả thực hiện liên kết

* Kết quả phát triển diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC

Đến hết năm 2019, công ty Woodsland Tuyên Quang đã hỗ trợ cho tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC toàn tỉnh đạt 25.366 ha, trong đó diện tích rừng của các Công ty Lâm nghiệp quản lý là 15.115ha, chiếm 59,6%; của HGĐ quản lý đạt 10.251 ha, chiếm 40,4% (Bảng 4.15). Mặc dù tỷ lệ diện tích rừng đạt chứng chỉ FSC còn khá khiêm tốn so với tổng số diện tích rừng trồng sản xuất (mới đạt tỷ lệ 12,6%), nhưng Tuyên Quang vẫn là một trong những tỉnh có tỉ lệ rừng được cấp chứng chỉ FSC cao trong cả nước, đạt 9,4% trong tổng số rừng được cấp chứng chỉ trong toàn quốc (Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam, 2019).

Bảng 4.15. Kết quả phát triển diện tích rừng trồng có chứng chỉ FSC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang



2015


2016


2017


2018


2019

Loại rừng

Diện

tích (ha)

Tỷ

lệ (%)

Diện

tích (ha)

Tỷ

lệ (%)

Diện

tích (ha)

Tỷ

lệ (%)

Diện

tích (ha)

Tỷ

lệ (%)

Diện

tích (ha)

Tỷ

lệ (%)

1. Rừng trồng SX

182.281

100

183.768

100

187.674

100

190.173

100

201.954

100

2. Rừng có chứng chỉ

FSC


11.642


6,4


14.962


8,1


17.478


9,3


19.787


10,4


25.366


12,6

- Công ty lâm nghiệp

9.307

79,9

10.375

69,3

11.982

68,6

11.982

60,6

15.115

59,6

- Hộ gia đình

2.335

20,1

4.227

28,3

5.496

31,4

7.805

39,4

10.251

40,4

Nguồn: Công ty Cổ phần Woodsland Quang (2020)

* Kết quả tập huấn, triển khai kỹ thuật của công ty

Một trong những khác biệt lớn nhất giữa việc trồng rừng truyền thống và trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC đó là quá trình trồng rừng phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường, xã hội, kinh tế (theo 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí). Để đạt

chứng chỉ FSC, người trồng rừng phải tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc về pháp luật, trách nhiệm với việc sử dụng và sở hữu, mối quan hệ cộng đồng và quyền của người lao động. Rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC là rừng trồng thuần loài. Quy trình trồng và chăm sóc rừng tuân theo đúng yêu cầu kỹ thuật như: không đốt thực bì sau khai thác, không sử dụng thuốc diệt cỏ, vệ sinh rừng trồng thu gom các túi bầu cây giống và bao bì thuốc bảo vệ thực vật để xử lý (Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, 2018). Những yêu cầu về mặt kỹ thuật này rất có lợi trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ hệ sinh thái rừng. Chính vì vậy, tham gia FSC là tham gia xu thế hội nhập bắt buộc hiện nay để phát triển kinh tế rừng và bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.

Do đó, từ khi bắt đầu triển khai chương trình, việc quan trọng nhất mà công ty và các đơn vị chức năng đầu ngành lâm nghiệp của tỉnh đặc biệt quan tâm đó là vận động, hướng dẫn các hộ dân thay đổi phương pháp trồng rừng truyền thống. Thay vào đó là trồng rừng có bài bản, đảm bảo đúng theo quy chuẩn các yêu cầu và bộ tiêu chí mà tổ chức hội đồng quản lý rừng bền vững đã đưa ra. Phương pháp tập huấn “TOT - Training Of Trainers - tập huấn cho người tập huấn” là phương pháp được áp dụng thực hiện. Công ty kết hợp với cán bộ khuyến nông tỉnh, chi cục lâm nghiệp, tập huấn nâng cao năng lực và phương pháp khuyến nông, kỹ thuật thâm canh rừng theo hướng FSC cho cán bộ khuyến nông cấp huyện, xã; người đứng đầu các HTX, trưởng các nhóm hộ. Sau đó, những người này sẽ có trách nhiệm tập huấn lại cho các chủ rừng, đảm bảo tất cả các chủ rừng đều phải được tấp huấn, hiểu biết về chứng chỉ quản lý rừng FSC; các yêu cầu để có chứng chỉ; các nguyên tắc và tiêu chí FSC. Bên cạnh đó, tại các cuộc họp xã, họp thôn, những nguyên tắc sản xuất rừng, hiệu quả từ trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC luôn được lồng ghép và nhấn mạnh. Kết quả tập huấn, triển khai kỹ thuật trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC của Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang hàng năm được thể hiện ở Bảng 4.16.

Bảng 4.16. Tình hình tập huấn, triển khai kỹ thuật trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC của công ty Woodsland giai đoạn 2017-2019


Đối tượng tập huấn

Số lớp

(lớp)

Tỷ lệ tham gia

(%)

1. HTX; khuyến nông xã, trưởng thôn; cán bộ đoàn

thể, hội; xưởng xẻ COC

60

100

2. Trưởng các nhóm hộ, các hợp tác xã viên

146

97,3

3. Các hộ trồng rừng

238

84,5

Nguồn: Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang (2020)

* Kết quả thực hiện cam kết về giá của công ty

Hiện tại, Công ty Cổ phần Woodsland là đơn vị duy nhất thu mua gỗ có chứng chỉ FSC trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Kể từ khi liên kết với các hộ dân tại địa phương, công ty thực hiện chính sách thu mua gỗ có chứng chỉ FSC với giá cao hơn giá thị trường từ 15-20% (Biểu đồ 4.5). Giá thu mua này được niêm yết tại các xưởng xẻ COC và thông báo về các Hợp tác xã.

Biểu đồ 4 5 Diễn biến giá thu mua gỗ có chứng chỉ FSC của Công ty Cổ phần 1

Biểu đồ 4.5. Diễn biến giá thu mua gỗ có chứng chỉ FSC của Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang

Nguồn: Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang (2020)

Mặc dù thực hiện đúng cam kết về giá thu mua cao hơn giá thị trường, nhưng mức giá này chỉ áp dụng cho phần thân gỗ to, tròn đều của cây (có đường kính từ 10cm trở lên). Như vậy, phần còn lại của cây như ngọn hoặc các cây bé, hộ phải tự tìm cách tiêu thụ nơi khác, thường là bán cho xưởng băm dăm và bán với giá thị trường.

* Kết quả thực hiện cam kết về tiêu thụ gỗ sau khai thác của hộ

Các hộ gia đình tham gia liên kết hầu hết đều bán lại gỗ cho công ty sau khai thác, đạt 97,5 % trong tổng số hộ được điều tra (Bảng 4.17). Chỉ có 2 hộ là bán ra thị trường và khai thác trước chu kỳ theo quy định. Qua khảo sát, số hộ này là những hộ mới tham gia liên kết, thuộc diện hộ khó khăn, vì lí do nào đó hộ cần tiền, không đợi được đúng thời điểm theo chu kỳ thống nhất là 7 năm nên khai thác trước và bán cho các xưởng xẻ băm dăm, chấp nhận bán giá thấp hơn so với giá nếu bán cho công ty.

Bảng 4.17. Tình hình tiêu thụ gỗ có chứng chỉ FSC của hộ sau khai thác


Nơi tiêu thụ

Tổng số hộ

(hộ)

Số hộ thực hiện

(hộ)

Tỷ lệ

(%)

Bán gỗ cho công ty

80

78

97,5

Bán gỗ cho thương lái

80

2

2,5

Bán gỗ cho công ty khác

80

0

0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2019)

Như vậy, với mức giá thu mua cao hơn giá thị trường, các hộ liên kết đều bán lại gỗ cho công ty. Tuy nhiên, hiện tại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cũng chỉ có duy nhất Công ty Cổ phần Woodsland là thu mua gỗ có chứng chỉ FSC nên trong tương lai nếu công ty điều chỉnh giá, không thu mua với giá cao hơn thị trường như hiện tại, thì đây sẽ là một thách thức đối với liên kết này.

b. Hiệu quả kinh tế của hình thức liên kết

* Đối với Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang

Việc liên kết với các hộ dân trồng rừng trong vùng đã giúp công ty đảm bảo duy trì và gia tăng đều đặn lượng gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC phục vụ cho quá trình sản xuất. Tỷ lệ đáp ứng đạt 82,4% nhu cầu nguyên liệu của công ty (Bảng 4.18).

Bảng 4.18. Kết quả thu mua gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC của Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang (2015-2019)


Số lượng thu mua (m3)

Mức độ đáp ứng

Năm

Gỗ tròn (m3)

Gỗ xẻ (m3)

Nhu cầu (m3)

Tỉ lệ đáp ứng

(%)

2015

49.000

25.000

160.000

46,3

2016

54.500

35.500

190.000

47,4

2017

94.000

48.000

220.000

64,5

2018

106.500

65.000

235.000

73,0

2019

127.500

78.600

250.000

82,4

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát công ty (2019)

Nhận xét, mặc dù số lượng thu mua nguyên liệu cho sản xuất của công ty đã có sự tăng lên đáng kể qua từng năm, nhưng tỷ lệ đáp ứng nguyên liệu trong vùng vẫn chưa cung cấp đủ 100% nhu cầu nguyên liệu của công ty. Do đó, công ty cần tiếp tục duy trì và tăng cường mối liên kết với các hộ trồng rừng để đáp ứng lâu dài và ổn định nguyên liệu cho sản xuất.

* Đối với hộ gia đình

Để thấy rõ hiệu quả từ việc trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC của các hộ gia đình tham gia liên kết, nghiên cứu tiến hành đánh giá và so sánh kết quả sản xuất kinh doanh trồng rừng giữa giữa 2 nhóm hộ: nhóm hộ trồng rừng thông thường không tham gia liên kết và nhóm hộ trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC có tham gia liên kết. Tại thời điểm điều tra, mức chênh lệch về giá bán gỗ có chứng chỉ FSC cao hơn giá gỗ thường không có FSC là 18%.

Bảng 4.19. Kết quả và hiệu quả sản xuất trồng rừng của hộ liên kết và không liên kết với Công ty Cổ phần Woodsland Tuyên Quang

(tính bình quân trên 1 ha, chu kỳ 7 năm)



Chỉ tiêu


ĐVT

Liên kết (1)

Không

liên kết (2)

So sánh (1 - 2)

(tăng + /giảm -)

1. Mật độ trồng trung bình

cây

2000

2500

-500

2. Sản lượng GNL khai thác

m3

89,7

85,9

3,8

3. Chi phí trồng rừng (IC)

tr. đồng

53,2

48,7

4,5

4. Giá trị sản xuất (GO)

tr. đồng

149,0

112,0

37,0

5. Lao động gia đình (LĐ)

công

57

48

9,0

6. Thu nhập hỗn hợp (MI)

tr. đồng

95,9

63,4

32,5

7. MI/IC

lần

1,8

1,3

0,5

8. MI/LĐ

tr. đồng

1,7

1,3

0,4

9. NPV

tr. đồng

51,4

32,9

18,5

10. IRR

%

24

20

4,0

11. BCR

lần

2,4

1,9

0,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2019)


So sánh kết quả và hiệu quả của hình thức trồng rừng có và không có chứng chỉ FSC giữa hai nhóm hộ tham gia và không tham gia liên kết cho ta thấy được sự chênh lệch về lợi ích bằng tiền mà hình thức liên kết mang lại. Cả hai nhóm hộ đều chủ yếu khai thác rừng trồng từ năm thứ 7 trở đi. Chi phí vào rừng trồng của nhóm hộ liên kết cao hơn nhóm hộ không liên kết 4,5 triệu đồng là do việc trồng rừng theo đúng quy cách, tiêu chuẩn sẽ tốn nhiều công lao động tại khâu trồng và chăm sóc rừng hơn là trồng rừng theo phương thức thông thường. Tuy nhiên, các chỉ tiêu phân tích hiệu quả đều cho thấy hình thức liên kết trồng rừng có FSC đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn, thể hiện rõ nét thông qua chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp cao hơn 32,5 triệu đồng và NPV cao hơn 17,1 triệu đồng (Bảng

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí