Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay - 13

Hai là người lập di chúc phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Ba là sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng bị huỷ bỏ.

Bốn là trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Chúng tôi cho rằng, những quy định trên về di chúc miệng là quá sơ sài, đơn giản. Dả dụ như việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc là một quy định bắt buộc đối với di chúc bằng văn bản được quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 656 BLDS 2005 thì đối với di chúc miệng cũng không thấy nêu gì vấn đề này. Mặt khác, khi những người làm chứng ghi lại nội dung di chúc miệng cũng cần tuân theo các quy định của di chúc văn bản (Điều 653 BLDS 2005). Hơn nữa, những người nào được mang di chúc miệng đi chứng nhận, chứng thực hay chỉ người làm chứng và trách nhiệm của họ khi không thực hiện việc đi chứng nhận chứng thực cũng là vấn đề cần quy định.

Theo BLDS Nhật Bản thì quy định rất cụ thể về người viết cũng như người đi chứng nhận, chứng thực di chúc miệng, các căn cứ cơ quan có thẩm quyền xác định di chúc Điều 976. Vì vậy, để việc áp dụng pháp luật được thống nhất chúng tôi đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có hướng dẫn kịp thời về hình thức di chúc này, người viết lại di chúc miệng, trách nhiệm của người mang di chúc miệng đi công chứng, chứng thực...

3.2.4. Tăng cường năng lực lập pháp của Quốc hội

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp trong đó có quyền ban hành các quy phạm pháp luật về thừa kế. Do đó, Quốc hội phải nắm bắt được ý chí nguyện vọng của nhân dân trước những vấn đề mà cuộc sống đang đòi hỏi cần có sự điều chỉnh của pháp luật nói chung và vấn đề thừa kế nói riêng nhằm ban hành, sửa đổi hoặc bổ sung kịp thời những quy định của pháp luật. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

- Trước hết, kiện toàn tổ chức bộ máy chuyên trách giúp Quốc hội trong công tác lập pháp, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản pháp luật và giám sát các hoạt động xây dựng pháp luật của các cơ quan cấp dưới.

- Thứ hai, tăng cường số lượng đại biểu chuyên trách để đại biểu quốc hội có đủ điều kiện tham gia hoạt động lập pháp và kiểm tra, giám sát các hoạt động lập pháp, lập quy. Các đại biểu phải nắm bắt sâu sắc nhiều vấn đề trong đó có vấn đề thừa kế.

- Ba là, cần có cơ chế phù hợp, đặc biệt là bộ máy giúp việc và kinh phí, trang thiết bị để tạo điều kiện cho đại biểu quốc hội thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong đó có pháp luật về thừa kế và thực hiện quyền kiến nghị về luật ra trước Quốc hội,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

- Bốn là, cần trang bị kỹ năng về lập pháp cho đại biểu quốc hội. Mặc dù, đại biểu quốc hội là những nhà hoạt động chính trị nhưng trong sự nghiệp của mình thì việc thực hiện nhiệm vụ lập pháp được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Trong khi đó, không phải bất kỳ ai trở thành đại biểu quốc hội cũng được trang bị kỹ năng này. Do đó, tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng về kỹ năng lập pháp nhằm có đủ phẩm chất và năng lực thực hiện công việc là việc có ý nghĩa quan trọng. Đồng thời, bảo đảm việc cung cấp thông tin cần thiết cho đại biểu quốc hội, thông tin phải đa dạng, nhiều chiều, được cập nhật thường xuyên và có độ tin cậy cao. Đồng thời thường xuyên tạo điều kiện cho các đoàn đại biểu quốc hội sang thăm và làm việc tại nước ngoài nhằm trao đổi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao khả năng chuyên môn của các nhà lập pháp.

Tiếp tục đổi mới cách thức và phạm vi các nội dung thảo luận của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về dự án luật, pháp lệnh cũng như các văn bản pháp luật về thừa kế. Quốc hội chỉ tập trung thảo luận những vấn đề thuộc về đường lối, chính sách, các nội dung cơ bản và những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án luật. Quốc hội tăng thời gian cho hoạt động lập pháp, đồng thời xây dựng cơ chế để phát huy vai trò và trách nhiệm của đại biểu quốc hội chuyên trách, của các cơ quan giúp việc Quốc hội trong hoạt động lập pháp và giám sát.

Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay - 13

Ngoài ra, cũng cần phải tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, quy trình lập pháp, lập quy của chính phủ, hiệu quả văn bản giải thích pháp luật về thừa kế của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao... tăng cường vai trò của cơ quan tổ chức nghiên cứu chuyên ngành trong hoạt động xây dựng PLVTK, hiện đại hoá phương thức và phương tiện xây dựng pháp luật...

Kết luận chương 3

Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của PLVTK cũng như yêu cầu sự nghiệp đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, nhu cầu hội nhập quốc tế hiện nay, việc đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện PLVTK là một yêu cầu tất yếu khách quan. Trên cơ sở định hướng các quan điểm của Đảng, Nhà nước, và thực trạng PLVTK, tác giả phát hiện những quy định pháp luật thiếu tính khái quát, tính đồng bộ, toàn diện và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện PLVTK được nêu ở mục 3.2 chương 3.

Kết luận


Thừa kế là một trong những quan hệ xã hội ra đời và phát triển cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người. Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật và bản thân nó cũng phản ánh phần nào bản chất của chế độ xã hội đó, thậm chí còn phản ánh được tính chất từng giai đoạn trong quá trình phát triển của một chế độ xã hội.

ở Việt Nam, từ khi hình thành cho đến nay, PLVTK luôn được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội qua từng giai đoạn nhất định. PLVTK ở giai đoạn sau thường kế thừa và tiếp tục phát huy những quy định có nội dung tiến bộ của giai đoạn trước, đồng thời bổ sung những quy định mới cho phù hợp với yêu cầu của xã hội lúc bấy giờ. Điều này được minh chứng từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Nhà nước ta luôn bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân. Từ đó đến nay, các quy định PLVTK không ngừng hoàn thiện; mở rộng, phát triển để đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Tuy nhiên, so với sự vận động mạnh mẽ của nền kinh tế đang chuyển đổi và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền. Hiện trạng PLVTK ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cả về mặt nội dung và hình thức. Thế giới luôn vận động và phát triển nên các quy định của PLVTK không thể nào bất biến và mãi mãi trường tồn. Thực tiễn của cuộc sống đang đặt bộ phận pháp luật này trước yêu cầu khách quan phải hoàn thiện.

Để việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về thừa kế đạt kết quả tốt, điều đầu tiên phải đánh giá một cách khách quan những thiếu sót, hạn chế, bất cập trong PLVTK hiện hành. Cần phải quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện PLVTK. Ngoài ra, cũng cần phải biết kế thừa và phát huy những thành quả đã có, những điểm tiến bộ, còn phù hợp đồng thời biết tham khảo có chọn lọc những kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là những nước xây dựng thành công rất sớm bộ phận pháp luật này như nước cộng hoà Pháp, Nhật Bản...

Để thực hiện được mục tiêu trên, đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ. Trước hết cần phải rà soát và hệ thống hoá lại toàn bộ các quy phạm, tìm ra các điểm bất cập để tiếp tục hoàn thiện. Đồng thời, cần sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định về thừa kế thế vị, con sinh ra bằng phương pháp khoa học, các điều kiện

có hiệu lực di chúc... phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Mặt khác, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về các điều khoản chưa rõ ràng, cụ thể để tránh những cách hiểu không đồng bộ, tạo sự thống nhất trong cách giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế xây dựng PLVTK, cũng là một biện pháp hữu hiệu trong quá trình hoàn thiện PLVTK. Tuy nhiên, các giải pháp này không thể hoàn thành trong một sớm một chiều mà phải có một thời gian nhất định, với một lộ trình phù hợp. Hy vọng rằng, với sự nỗ lực của cơ quan xây dựng pháp luật, PLVTK ở Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế, xã hội đất nước.

danh mục tài liệu tham khảo


1. Toan ánh (1998), Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, Nxb Đồng Tháp.

2. Ph.Ăngghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà n- ước, Nxb Sự thật, Hà Nội.

3. Ph.Ăngghen, Tuyển tập, Tập 16, Nxb Sự thật, Hà Nội.

4. Bản thuyết minh về dự thảo Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005).

5. Trần Hữu Biền và TS. Đinh Văn Thanh (1995), Hỏi đáp về pháp luật về thừa kế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 48 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010.

7. Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931 (1988), Nxb Văn hoá.

8. Bộ dân luật Trung Kỳ 1936 (Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ luật).

9. Bộ luật giản yếu (3-10-1883).

10. Bộ luật Sài Gòn năm 1972.

11. Bộ luật Dân sự Nhật Bản (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Bộ luật Dân sự thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Bộ luật Dân sự Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Bộ Quốc triều hình luật 1428 (1991), Nxb Pháp lý, Hà Nội.

16. Bộ Tư pháp (1995), Tài liệu tham khảo cho Ban soạn thảo Bộ luật Dân sự 1995, Bộ luật Dân sự bang Quebec Canada.

17. Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (1998), Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (2001), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 1996-1999 (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Cải cách ruộng đất ở Việt Nam (1968), Nxb Khoa học, Hà Nội.

21. Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam (1968), Nxb Sử học, Hà Nội.

22. Đỗ Văn Chỉnh (10-2006), "Di sản không có người thừa kế hoặc từ chối nhận di sản - vấn đề cần có hướng dẫn", Tạp chí Tòa án nhân dân, (20).

23. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều Hiến chương loại chí, Bản dịch XLII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

24. Chính phủ (1996), Nghị định số 76/CP, ngày 29-11-1996 hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự.

25. Chính phủ (1999), Nghị định về phương thức trả nhà ở số 25/1999/NĐ-CP,

ngày 19-10-1999.

26. Chính phủ (2000), Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X

, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Chế Mỹ Phương Đài (1997), Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự, Luận văn thạc sĩ Luật, Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật.

31. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật Dân sự, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

32. Trần Ngọc Đường (1998), Lý luận chung về nhà nước pháp luật, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (1999), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

34. Giáo trình Luật dân sự (1999), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

35. Giáo trình Luật La Mã (2001), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

36. Giáo trình Luật dân sự (2006), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

37. Giáo trình lý luận chung nhà nước và pháp luật(2006), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

38. T.S Dương Đăng Huệ (2000), Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật, Đại học luật Hà Nội.

39. Trần Thị Huệ (2006), "Một số vấn đề về xác định di sản thừa kế", Tạp chí Tòa án nhân dân, (16), tr.2.

40. Trần Thị Huệ (2006), "Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự của một số nước trên thế giới", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (10), tr.78.

41. Thái Công Khanh (8-2006), "Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện điều 679 Bộ luật Dân sự về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố d- ượng, mẹ kế", Tạp chí Tòa án nhân dân, (16), tr.17.

42. Thái Công Khanh (10-2006), "Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế", Tạp chí Tòa án nhân dân, (20), tr.42.

43. Dã Lan - Nguyễn Đức Dụ (1992), Gia phả, khảo du và thực hành, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

44. Ngô Sỹ Liên (1994), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, 2, 3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

45. Trần Đức Linh (1974), Danh từ pháp luật lược giải, Nxb Khai Trí, Sài Gòn.

46. Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (1980), tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

47. Lịch sử Việt Nam (1971), tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

48. Lịch sử Việt Nam (1971), tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

49. Lịch sử Việt Nam 1954-1965 (1995), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

50. C.Mác - Ph.Ăngghen (1984), Tuyển tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội.

51. C.Mác - Ph.Ăngghen (1986), Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, Nxb Sự thật, Hà Nội.

52. Vũ Văn Mẫn (1970), Cổ luật Việt Nam lược khảo, Nxb Sài Gòn.

53. Vũ Văn Mẫn (1972), Cổ luật Việt Nam thông khảo, Nxb Sự thật, Hà Nội.

54. Vũ Văn Mẫn (1972), Dân luật lược giảng, Quyển I, Khoa Luật Đại học Sài Gòn, Nxb Sài Gòn.

55. Vũ Văn Mẫn (1975), Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử diễn giảng, Quyển I, Tập 1, Nxb Sài Gòn.

56. Nguyễn Hồng Nam (2005), Các điều kiện có hiệu lực của di chúc, Luận văn thạc sĩ Luật, Đại học quốc gia Hà Nội.

57. Pháp lệnh thừa kế, 30-8-1990.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí