Cơ Sở Trách Nhiệm Hình Sự Của Các Tội Xâm Phạm Nghĩa Vụ, Trách Nhiệm Của Quân Nhân


phục vụ trong quân đội là những tội phạm…” là không khoa học. Như vậy, các khái niệm về các tội phạm quân sự được các nhà lập pháp Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga và Liên bang Nga quy định không bảo đảm tính lôgích hình thức giữa quy định tại Phần chung và Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.

Tại Điều 420 Bộ luật hình sự nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1997 cũng chỉ nêu được tội xâm phạm chức trách quân nhân là hành vi vi phạm chức trách gây nguy hại cho lợi ích quân sự quốc gia và chủ thể của các tội xâm phạm chức trách quân nhâ là quân nhân, mà chưa nêu được tính “được quy định trong Bộ luật hình sự” và chưa liệt kê được đầy đủ chủ thể của loại tội phạm này. Mặc dù, tại Chương IX Bộ luật hình sự này lại quy định từng tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (từ Điều 421 đến Điều 448); tại Điều 450 lại nêu “Chương này được áp dụng cho những học viên trong quân đội, binh sỹ, cán bộ, sỹ quan Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa và những học viên, binh sỹ, cán bộ, sỹ quan của bộ đội lực lượng vũ trang và cả những sỹ quan dự bị và những nhân viên khác”[15, tr.71].

Việt Nam tuy theo xu hướng thứ hai (có quy định các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong Bộ luật hình sự nhưng không nêu định nghĩa tội phạm này), nhưng trong khoa học pháp lý hình sự cũng có một số cách định nghĩa khác nhau về các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân. Cách định nghĩa thứ nhất cho rằng, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là loại tội xảy ra trong lĩnh vực hoạt động quân sự của Quân đội [93, tr. 458]. Cách định nghĩa thứ hai cho rằng, “Tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiện của quân nhân được Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Chương XI, do quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được


trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân tự vệ phối thuộc chiến đấu với quân đội, những người khác được quy định thuộc lực lượng vũ trang gây ra và xâm hại đến việc duy trì, củng cố, phát triển trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh của quân đội”[58, tr. 33]. Cách định nghĩa thứ ba cho rằng, “Tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiện của quân nhân là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân [6, tr.21]”. Cách định nghĩa thứ tư cho rằng, “Tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiện của quân nhân là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân”[6, tr.61].

Phân tích các cách định nghĩa nêu trên, chúng tôi thấy:


Cách định nghĩa thứ nhất mới chỉ nêu được lĩnh vực xảy ra các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân mà chưa trả lời được câu hỏi “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là gì? được quy định ở đâu? do ai thực hiện? có lỗi hay không?”. Cách định nghĩa thứ hai cũng chỉ mới nêu được khách thể loại và chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Cách định nghĩa thứ ba tuy có đầy đủ hơn nhưng cũng như cách định nghĩa thứ hai lại không chặt chẽ về thuật ngữ pháp lý vì trong Bộ luật hình sự Việt Nam không có “Tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiện của quân nhân” mà chỉ có “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiện của quân nhân”. Quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự năm 1985 về những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân bao gồm: “Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân đươc trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

quan tự vệ phối thuộc chiến đấu với quân đội, những người khác được quy định là lực lượng vũ trang” là chưa chính xác. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật, thì Lực lượng vũ trang Việt Nam bao gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ [48. tr.12]. Trong đó hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của Công an nhân dân do sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức Công an nhân dân chỉ có thể xâm phạm sức mạnh của Công an nhân dân chứ không thể xâm phạm sức mạnh của Quân đội. Cho nên, nội dung được nêu trong cách định nghĩa thứ hai và thứ ba cũng không bảo đảm chính xác về phạm vi khái niệm. Cách định nghĩa thứ tư cũng không chính xác về thuật ngữ pháp lý vì đó là định nghĩa về “Tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân”, một tội danh không được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành. Mặc dù nội dung đề cập trong khái niệm này là một số dấu hiệu của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân như: hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự thực hiện một cách có lỗi, xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.

Như vậy, trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam chưa có định nghĩa đầy đủ, chính xác và bảo đảm tính lôgích với quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Theo chúng tôi, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là một loại tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Do vậy, khái niệm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân cũng bao gồm các những dấu hiệu chung của khái niệm tội phạm. Nghĩa là các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân cũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên cơ sở pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 8

Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 3


Bộ luật hình sự hiện hành, các quan điểm khoa học về các đặc điểm của tội phạm nói chung [11, tr.297, 21, tr.59, 28, tr.38, 56, tr.5-6, 95, tr.78-84] và của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân nói riêng [7, tr. 13-22, 99, tr. 13-22], chúng tôi cho rằng các dấu hiệu chung của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân bao gồm: các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những hành vi nguy hiểm cho xã hội; các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự; các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện; các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những hành vi có lỗi; các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những hành vi phải chịu hình phạt. Các dấu hiệu nêu trên được thể hiện trong cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Nghiên cứu các dấu hiệu của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (thông qua việc nghiên cứu cấu thành tội phạm sẽ được trình bày ở Tiểu mục 1.2.2), đối chiếu với quy định của Bộ luật hình sự một số nước (đã trình bày ở phần trên) và của Bộ luật hình sự Việt Nam, chúng tôi thấy:

So với các tội phạm được quy định tại các chương khác của Bộ luật hình sự, thì các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân có hai điểm khác nhau cơ bản thể hiện ở hai yếu tố cấu thành tội phạm là khách thể và chủ thể của tội phạm. Khách thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những quan hệ xã hội chỉ tồn tại trong quân đội. Đó là quan hệ giữa đơn vị quân đội với quân nhân trong đơn vị, công dân được trưng tập vào phục vụ trong đơn vị và dân quân, tự vệ phối thuộc với đơn vị trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu; quan hệ giữa các quân nhân với nhau và quan hệ giữa quân nhân với những người không phải là quân nhân trong quá trình phối thuộc chiến đấu, phục vụ chiến đấu, tập trung huấn luyện,


trưng tập vào phục vụ trong quân đội. Chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những người được quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự. Hai yếu tố còn lại là mặt khách quan và mặt chủ quan tuy có một số điểm khác nhau về tính chất và được thể hiện trong từng điều luật quy định về các tội phạm cụ thể nhưng nói chung là giống nhau. Do đó, nếu một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng (hành vi và con người đó) không được quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự năm 1999, thì chỉ có thể dẫn đến một trong hai hậu quả pháp lý sau đây:

Thứ nhất, nếu hành vi đó không đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì đó là hành vi vi phạm kỷ luật được xử lý theo quy định của Điều lệnh quản lý bộ đội.

Thứ hai, nếu hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, thì người thực hiện hành vi đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng được quy định tại các chương khác (không phải là Chương XXIII) Phần các tội phạm Bộ luật hình sự.

Do vậy, có thể kết luận đặc điểm đặc thù của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được thể hiện ở hai yếu tố cấu thành tội phạm là khách thể và chủ thể của tội phạm. Từ cách đặt vấn đề, trên cơ sở phân tích các đấu hiệu của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và các định nghĩa khác nhau về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; chúng tôi nêu khái niệm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân như sau:

Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự, do những người sau đây có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố


ý hoặc vô ý, xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân: quân nhân tại ngũ; quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện; công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội; dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu.

Khái niệm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân nêu trên vừa thể hiện các dấu hiệu chung của khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự vừa thể hiện các dấu hiệu đặc thù (là cơ sở để quy định) các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân thành một nhóm tội phạm riêng, một phần trong thể thống nhất của Bộ luật hình sự Việt Nam.

1.2. cơ sở Trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân

1.2.1. Khái niệm cơ sở trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân

Khi bàn về cơ sở trách nhiệm hình sự, trong khoa học luật hình sự của Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay, về mặt nội dung có các quan điểm coi cơ sở của trách nhiệm hình sự là: lỗi; cấu thành tội phạm; tội phạm; hành vi có các dấu hiệu của cấu thành tội phạm; mối quan hệ nhân quả; việc thực hiện tội phạm- hành vi xử sự trái pháp luật cụ thể của con người; hành vi (bằng hành động hoặc không hành động) nguy hiểm cho xã hội, có tính chất lỗi, trái pháp luật, tức là tội phạm mà các dấu hiệu của nó có trong điều tương ứng của Phần riêng Bộ luật hình sự; khi có cấu thành tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội; việc xác định cấu thành tội phạm trong hành vi của người có tội v.v…[11, tr.628]. Trong khoa học luật hình sự Việt Nam cũng có các quan điểm khác nhau về cơ sở trách nhiệm hình sự. GS. TSKH Đào Trí úc cho rằng, cơ sở của trách nhiệm hình sự là “sự hiện diện của tất cả những dấu hiệu do luật định về tội phạm”[95, tr.43]; PGS. TS. Trần Văn Độ cho rằng, cơ


sở của trách nhiệm hình sự là “tội phạm (tức hành vi nguy hiểm cho xã hội chứa đựng các yếu tố của cấu thành tội phạm)” [18, tr.182]; GS. TS. Đỗ Ngọc Quang cho rằng, cơ sở của trách nhiệm hình sự là “hành vi của một người khi thoả mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong luật hình sự”[40, tr.18]; GS. TS. Nguyễn Ngọc Hoà cho rằng, “cấu thành tội phạm trong luật hình sự được coi là cơ sở pháp lý và sự thoả mãn cấu thành tội phạm là điều kiện cần và đủ của trách nhiệm hình sự”[29, tr.9-10]. Trên cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự hiện hành “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”[45, tr.15]. Từ kết quả của việc phân tích các quan điểm của các nhà khoa học pháp lý hình sự về cơ sở của trách nhiệm hình sự, chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng, tội phạm (tức hành vi nguy hiểm cho xã hội chứa đựng các yếu tố của cấu thành tội phạm) là cơ sở của trách nhiệm hình sự.

Vậy cơ sở trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là gì? Để giải đáp câu hỏi này, chúng tôi đồng tình với GS. TSKH Lê Cảm là về mặt phương pháp luật cần phải hiểu cơ sở trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trên cả ba bình diện: về mặt nội dung (khách quan); về mặt hình thức; và về mặt quy phạm [11, tr.626]. Trong đó:

- Về nội dung, không phải tất cả những hành vi nguy hiểm cho xã hội do quân nhân và những người có nghĩa vụ, trách nhiệm như quân nhân thực hiện mà luật hình sự quy định là tội phạm thì đều là những tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Bởi lẽ, quân nhân vừa có các quyền và nghĩa vụ công dân vừa có nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Cho nên, mặc dù bị luật hình sự quy định là tội phạm nhưng những hành vi nguy hiểm cho xã hội do quân nhân và những người có nghĩa vụ, trách nhiệm như


quân nhân thực hiện xâm phạm nghĩa vụ công dân không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác. Ví dụ:

Hành vi giết người, cướp tài sản, tham ô tài sản, buôn lậu…do quân nhân và những người có nghĩa vụ, trách nhiệm như quân nhân thực hiện là những hành vi xâm phạm nghĩa vụ công dân. Cho nên, những hành vi đó không bị coi là phạm tội cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân mà bị coi là phạm tội giết người, tội cướp tài sản, tội tham ô tài sản, tội buôn lậu…

Còn những hành vi nguy hiểm cho xã hội do quân nhân và những người có nghĩa vụ, trách nhiệm như quân nhân thực hiện xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân mà luật hình sự quy định là tội phạm thì đều là tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Ví dụ:

Hành vi chống mệnh lệnh, đào ngũ, đầu hàng địch…do quân nhân và những người có nghĩa vụ, trách nhiệm như quân nhân thực hiện là những hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Cho nên, những hành vi đó bị coi là phạm tội cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân như tội chống mệnh lệnh, tội đào ngũ, tội đầu hàng địch…

Từ những lập luận nêu trên, về mặt nội dung có thể đưa ra khái niệm cơ sở khách quan của trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân như sau: Cơ sở trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.

- Về mặt hình thức, thì xuất phát từ việc phân tích khái niệm cơ sở hình thức của trách nhiệm hình sự của các nhà khoa học, chúng tôi đồng tình với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022